Skip to main content

TOP 10 TRIỆU CHỨNG CÓ VI KHUẨN HP VÀ CÁCH XỬ TRÍ !!

Vi khuẩn Hp (Helicobarter pylori) là một loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày phổ biến. Hơn 70% dân số bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng chỉ số ít người trong số đó phát bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết các triệu chứng có vi khuẩn Hp cũng như cách xử trí khi bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Xem thêm: 

1. Top 10 triệu chứng có vi khuẩn HP

Hơn 70% dân số có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số đó tiến triển thành các bệnh dạ dày. Do vậy, vi khuẩn Hp dạ dày có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây ra triệu chứng gì. Chúng ta chỉ phát hiện ra vi khuẩn Hp khi chúng gây ra các triệu chứng liên quan đến các bệnh dạ dày như: đau bụng trước bữa ăn, ợ hơi, đầy bụng…

Sau đây là 10 triệu chứng có vi khuẩn Hp điển hình nhất:

  • 1. Ợ hơi, ợ nóng
  • 2. Đau bụng vùng thượng vị, thường gặp ở thời điểm trước bữa ăn
  • 3. Chướng bụng
  • 4. Buồn nôn 
  • 5. Có thể sốt nhẹ
  • 6. Chán ăn, ăn mất cảm giác ngon miệng 
  • 7. Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • 8. Rối loạn tiêu hoá (Có thể là tiêu chảy hoặc táo bón)
  • 9. Nôn hoặc buồn nôn
  • 10. Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
đau bụng do nhiễm vi khuẩn Hp
Đau bụng vùng thượng vị là một trong những triệu chứng có HP
Hình ảnh vi khuẩn Hp
Hình ảnh vi khuẩn Hp phát triển dưới lớp lót dạ dày

Xem thêm:

2. Khi nào nên đi gặp bác sĩ khi có các biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu nghi ngờ các triệu chứng có vi khuẩn Hp kéo dài dai dẳng. Đặc biệt khi gặp các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội kéo dài dai dẳng
  • Cảm giác khó nuốt khi ăn, chán ăn kéo dài
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
  • Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp và thiếu máu

Các biểu hiện nhiễm Hp gây đi ngoài phân đen và nôn ra máu là những triệu chứng có vi khuẩn Hp nguy hiểm nhất. Nếu gặp các dấu hiệu này, rất có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày giai đoạn xung huyết hoặc chảy máu niêm mạc dạ dày.

Để xác định rõ nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa và nội soi để tìm vi khuẩn Hp.

Bác sĩ khám bệnh
Nên đi khám bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu nhiễm khuẩn Hp nặng

3. Chẩn đoán các triệu chứng có vi khuẩn Hp

Để chẩn đoán các dấu hiệu nhiễm khuẩn Hp, bác sĩ phải thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Khi bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại chúng. Các kháng thể này có trong máu và được phát hiện bằng các loại máy xét nghiệm.
  • Test hơi thở: Vi khuẩn Hp giải phóng ra khí urea có thể được phát hiện qua hơi thở. Phương pháp này dễ thực hiện và chi phí rẻ.
  • Xét nghiệm phân: Nếu bạn nhiễm vi khuẩn Hp, chúng sẽ theo phân thải ra ngoài. Do đó có thể xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Hp.
  • Nội soi tìm vi khuẩn Hp: Các bác sĩ sẽ thực hiện nội soi để xác định ổ viêm dạ dày. Chứng minh biểu hiện có vi khuẩn Hp bằng việc lấy một mảnh niêm mạc dạ dày và đưa đi xét nghiệm. Phương pháp này rất chính xác nhưng khó thực hiện và chi phí cao.
Test hơi thở
Test hơi thở để xác định các triệu chứng có Hp

Xem thêm:

4. Các yếu tố nguy cơ gây ra biểu hiện nhiễm khuẩn Hp

Đa số các bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp từ thời thơ ấu, một số khác bị lây nhiễm qua đường tiêu hoá. Sau đây là một sốyeeus tố  nguy cơ cao gây nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Sống trong môi trường đông đúc, trật chội
  • Nguồn nước không đảm bảo
  • Trong nhà có người thân bị nhiễm vi khuẩn Hp
  • Ăn đồ ăn chưa được nấu chín kỹ

5. Biến chứng của khi nhiễm vi khuẩn Hp

Chỉ 10% trong số những người nhiễm vi khuẩn Hp có tiến triển thành các bệnh dạ dày. Một số biến chứng thường gặp sau khi phát hiện các triệu chứng có Hp là:

  • Loét dạ dày do Hp: Vi khuẩn Hp làm hỏng lớp nhẩy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid dịch vị gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Viêm niêm mạc dạ dày: Đây là triệu chứng nhẹ hơn loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Viêm dạ dày có thể tiến triển nặng thành xuất huyết dạ dày và loét dạ dày do Hp.
  • Ung thư dạ dày: Một số ít bệnh nhân bị ung thư dạ dày sau khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do vi khuẩn Hp gây nên.

Xem thêm:

6. Làm gì khi gặp triệu chứng có vi khuẩn Hp

6.1. Dùng thuốc điều trị vi khuẩn Hp

Bạn cần dùng kháng sinh để điều trị vi khuẩn Hp, ngoài ra cần kết hợp một số thuốc bảo vệ niêm mạc và giảm tiết acid dịch vị. Dưới đây là một ví dụ về phối hợp thuốc trong điều trị nhiễm khuẩn Hp:

Kháng sinh tiêu diệt Hp
Cần phối hợp kháng sinh để loại bỏ các triệu chứng có Hp

6.2. Ăn gì để diệt vi khuẩn hp

Khi phát hiện các triệu chứng có vi khuẩn Hp, bạn nên thực hiện theo chế độ ăn như sau:

  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp…
  • Người bị Hp dạ dày nên kiêng ăn các loại ăn thức ăn cay nóng
  • Không sử dụng các loại thức ăn quá chua
  • Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá
  • Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải xanh…
  • Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no
  • Không nhịn ăn sáng
  • Dùng các thực phẩm hỗ trợ giảm acid dịch vị như sữa, bánh mì
  • Hạn chế căng thẳng stress để giảm nguy cơ viêm dạ dày do Hp

Xem thêm chi tiết :

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn 10 triệu chứng có vi khuẩn Hp điển hình nhất và cách xử trí. Để xác định chắc chắn mình có bị nhiễm Hp hay không, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp với tình trạng và mức độ bệnh. Chúc bạn điều trị nhiễm khuẩn Hp thành công!

Vi Khuẩn HP Có Lây Không? Cách Phát Hiện & Phòng Tránh HP

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) là một loại vi khuẩn cứng đầu gây ra nhiều bệnh dạ dày. Chúng có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhưng rất dễ tái phát do có nhiều con đường lây lan phổ biến.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Vi khuẩn HP có lây không, lây qua đường nào và cách phòng tránh nhiễm khuẩn HP”.

Xem thêm: 

1. Vi khuẩn Hp có lây không?

vi khuẩn HP
Vi khuẩn Hp dạ dày có lây không là thắc mắc của nhiều người 

Để trả lời cho câu hỏi vi khuẩn Hp có lây không bạn nên hiểu rõ về mức độ nguy hiểm mà loại vi khuẩn này gây ra.

Vi khuẩn Helicobacter Pypori (Hp) là một xoắn khuẩn Gram âm, có khả năng sinh sống trong môi trường acid dịch vị. Hp tiết nội độc tố làm phá huỷ lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và gây viêm loét dạ dày.

Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn Hp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp dễ dàng lây qua nhiều con đường khác nhau. Bệnh nhân nhiễm Hp do tiếp xúc với dịch vị dạ dày, dịch nước bọt mang vi khuẩn của người bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân phát tán mầm bệnh vi khuẩn Hp trong cộng đồng. Chính vì vậy bạn cần nắm rõ về cơ chế lây lan và các con đường lây lan của vi khuẩn Hp để có biện pháp phòng tránh tốt nhất.

2. Vi khuẩn HP lây qua con đường nào

Vi khuẩn Hp dạ dày lây lan nhanh chóng thông qua con đường tiêu hoá, tiếp xúc răng miệng, tiếp xúc thức ăn. Cụ thể vi khuẩn Hp dễ lây qua các con đường sau:

2.1. Vi khuẩn Hp dễ lây qua đường miệng – miệng

Tiếp xúc miệng - miệng
Hôn nhau khiến vi khuẩn hp dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là con đường dễ dàng lây lan vi khuẩn Hp nhất.

Vi khuẩn HP dạ dày lây nhiễm qua đường miệng – miệng nghĩa là khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch bao tử của người nhiễm loại vi khuẩn này.

Các trường hợp cụ thể như hôn nhau, mớm thức ăn, dùng chung chén đũa, chấm chung nước chấm,… đều mang lại nguy cơ lây nhiễm HP thông qua đường miệng – miệng.

2.2. Vi khuẩn Hp lây qua đường dạ dày – miệng

Ợ hơi, ợ chua
Vi khuẩn Hp có lây gián tiếp qua ợ hơi, hắt hơi

Ợ chua là triệu chứng phổ biến nhất của viêm dạ dày có Hp. Việc ợ chua cũng là tác nhân đưa vi khuẩn Hp lên khoang miệng, có trong nước bọt của người bệnh.

Khi người bệnh hắt xì hoặc thở mạnh, những người tiếp xúc quá gần, hít phải luồng không khí này cũng hoàn toàn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP.

Con đường lây lan vi khuẩn Hp này không phổ biến bằng đường miệng – miệng.

2.3. Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường phân – miệng

Vi khuẩn HP lây qua đường phân
Vi khuẩn HP lây qua đường phân – miệng

Không chỉ sinh sống duy nhất ở môi trường dạ dày, vi khuẩn HP còn có thể  được thải ra ngoài qua các chất rắn và phân tán rộng rãi ra môi trường xung quanh.

Đặc biệt, vi khuẩn Hp phát tán qua nguồn nước không đảm bảo.

Lúc này, chúng hoàn toàn có thể xâm nhập vào một cơ thể mới nếu người này có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ tái sống, thức ăn không hợp vệ sinh bày bán ở vỉa hè, không rửa tay trước khi ăn…

Ở vùng sâu vùng xa, điều kiện vệ sinh nguồn đất, nguồn nước kém là cơ hội để vi khuẩn Hp lây lan nhanh qua đường phân -miệng.

Nếu bạn đang băn khoăn vi khuẩn HP có lây không, hãy nên cẩn thận hơn trong việc ăn uống, giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh sau tiếp xúc với đất và các vật dùng dính đất.

2.4. Vi khuẩn Hp lây qua đường dạ dày – dạ dày

nội soi dạ dày
Lây nhiễm do thăm khám tại cơ sở kém chất lượng

Trường hợp lây bệnh thông qua đường dạ dày – dạ dày thường xảy ra tại các cơ sở y tế không đảm bảo và những bác sĩ kém chuyên nghiệp.

Sau khi nội soi cho người bị nhiễm vi khuẩn HP, nếu các thiết bị nội soi như đầu dò không được khử trùng đúng cách mà tiếp tục đem đi sử dụng cho bệnh nhân sau hoàn toàn khỏe mạnh.

Đây chính là con đường tiềm ẩn nguy cơ bị lây nhiễm HP của người này cực kỳ cao.

Vì thế, cơ sở y tế, bệnh viện và các bác sĩ luôn phải nhớ kỹ quy trình tiệt trùng các thiết bị y tế thật đúng cách nếu thiết bị đó có thể tái sử dụng nhiều lần.

2.5. Các con đường lây lan khác

Ngoài những con đường lây nhiễm trên, vi khuẩn HP còn có thể xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua những con đường khác nữa.

Thông thường một nhà nếu có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ mắc bệnh của các thành viên còn lại cũng sẽ rất cao.

Bạn cũng rất có thể nhiễm vi khuẩn HP qua thú cưng trong nhà hoặc qua những món ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn tái sống chứa sẵn mầm bệnh dễ gây nên các căn bệnh dạ dày nguy hiểm.

Với 5 đường lây nhiễm vi khuẩn Hp ở trên chắc chắn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vi khuẩn HP có lây không. Câu trả lời rõ ràng là có, chính vì thế bạn nên đặc biệt cảnh giác với vi khuẩn Hp.

Xem chi tiết:

3. Làm sao để biết bị lây nhiễm vi khuẩn HP ?

Test hơi thở
Vi khuẩn HP có dễ lây không và làm sao biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP?

Người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng rõ ràng. Để xác định nhiễm vi khuẩn Hp hay không, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa nhằm xác định chính xác vi khuẩn Hp.

  • Nội soi: Khi nội soi, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò vào trong dạ dày. Thông qua đầu dò, bác sĩ sẽ lẫy mẫu niêm mạc để thực hiện các xét nghiệm xác định Hp như test clo, nuôi cấy, soi vi khuẩn.
  • Test hơi thở: Nếu đang nghi ngờ vi khuẩn Hp có lây không, bạn có thể yêu cầu bác sỹ sử dụng phương pháp test hơi thở để xác định chính xác. Nồng độ CO2 trong hơi thở có liên quan đến lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp trong phân: Các chuyên viên y tế sẽ tiến hành tìm kiếm những protein lạ (kháng nguyên) có sự liên quan mật thiết đến vi khuẩn HP ở trong chất thải của người được xét nghiệm. Từ đó, các bác sĩ sẽ biết được liệu bạn có đang bị lây nhiễm vi khuẩn HP hay không.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu: Sau khi lấy máu, các chuyên viên y tế sẽ tiến hành phân tích các thành phần trong máu và xác định xem có những kháng thể với vi khuẩn Hp hay không.

Những biện pháp vừa nêu trên sẽ chỉ giúp người bệnh biết chính xác liệu mình có nhiễm vi khuẩn HP chứ không tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc bị lây lan.

Xem thêm:

4. Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp

Rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Ngoài vấn đề vi khuẩn HP có lây không bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau để phòng ngừa vi khuẩn HP có thể lây lan như sau:

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, rửa tay trước khi ăn
  • Dọn dẹp nhà cửa luôn thoáng mát, vệ sinh, sử dụng những biện pháp diệt ruồi muỗi côn trùng để tránh nhiễm bệnh
  • Đảm bảo vệ sinh, tráng nước sôi cho chén bát, đũa muỗng dùng tại nhà
  • Hạn chế tối đa việc ăn ở những quán ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc chất lượng thực phẩm
  • Hạn chế hoặc bỏ hẳn thói quen ăn đồ tái sống, tiết canh,…
  • Chế biến thức ăn thật kỹ càng, ăn chín uống sôi.
  • Không sử dụng chung đụng những đồ dùng cá nhân hoặc đồ dùng ăn uống như chén đũa, muỗng, ly uống nước,…
  • Phải đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ
  • Tuyệt đối không sử dụng chung đũa muỗng, không gắp thức ăn cho nhau, không chấm chung nước chấm
  • Người lớn không nên hôn hít, mớm thức ăn cho trẻ nhỏ
  • Sử dụng Nano curcumin là tinh chất nghệ – curcumin quý giá được sản xuất theo công nghệ nano với kích thước siêu nhỏ, độ hòa tan và hấp thụ tuyệt vời sẽ giúp bảo vệ dạ dày hiệu quả.

Xem thêm:

Qua những thông tin cụ thể trên, chắc chắn ai cũng đã biết vi khuẩn HP có lây không. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình, đến bệnh viện thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường, nhất là các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

 

TOP 11 nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng chính xác nhất

Viêm dạ dày tá tràng là một trong những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, chúng ta buộc phải hiểu rõ 11 nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng chính xác nhất dưới dây. Các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm:

1. Viêm dạ dày tá tràng là gì? 

Viêm dạ dà tá tràng
Bệnh viêm dạ dà tá tràng

Để tìm ra nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng thì trước tiên cần tìm hiểu viêm dạ dày tá tràng là gì. Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương nặng với những vết viêm loét, xung huyết do pepsin và axit dịch vị kích thích.

Khi đó, lớp màng lót phía trong cùng bị bào mòn và những lớp cuối cùng của thành ruột cũng sẽ lộ hẳn ra, tổn thương và gây đau. Viêm dạ dày tá tràng có hai loại: Viêm dạ dày tá tràng cấp tính và viêm dạ dày tá tràng mạn tính:

  • Viêm dạ dày tá tràng cấp tính là tình trạng viêm dạ dày tá tràng mang tính chất tạm thời có thể đi kèm với xuất huyết niêm mạc. Đây là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc của dạ dày .
  • Viêm dạ dày tá tràng mạn tính là tình trạng viêm lớp niêm mạc của dạ dày tá tràng. Tình trạng này diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian kéo dài và đây chính là tình trạng bệnh nặng của viêm dạ dày tá tràng cấp tính. 

Vậy để biết được vì sao lại bị bệnh viêm dạ dày tá tràng, bạn hãy đọc phần tiếp theo để hiểu rõ những nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm dạ dày tá tràng.

2. Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng cấp tính 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau cùng dẫn đến viêm dạ dày tá tràng cấp tính, người bệnh cần hiểu rõ để xác định đúng nguyên nhân bị bệnh. Có thể nhóm các nguyên nhân này thành 2 nhóm lớn như sau. 

2.1 Những yếu tố bên trong cơ thể (yếu tố nội sinh)

Bệnh viêm dạ dày tá tràng cấp tính có thể phát sinh do một số yếu tố nội sinh trong cơ thể: 

Bị viêm dạ dày tá tràng có thể do nguyên nhân bên trong cơ thể
Những yếu tố trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày tá tràng

Do các độc tố từ vi khuẩn, virus:

Nếu người bệnh bị tấn công bởi những loại vi khuẩn, virus có khả năng xâm nhập qua đường miệng và cư tàn phá các lớp niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra những chất độc gây viêm đồng thời bào mòn những lớp nhầy có chức năng bảo vệ dạ dày. Do đó, gây nên tình trạng viêm dạ dày cấp tính.

Xuất hiện thứ phát sau khi mắc một số bệnh:

Bệnh viêm dạ dày cấp tính cũng có thể xuất hiện sau khi người bệnh mắc một số loại bệnh như sởi, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thương hàn, bạch cầu, viêm ruột thừa,…

Bệnh sinh ra do tác động của các vi khuẩn gây bệnh hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau không có steroid,…

Dị ứng:

Một số loại thức ăn như tôm, sò, ốc,… có thể rất nhạy cảm với cơ địa của một số người và gây ra những biểu hiện, nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng cấp tính.

Xem thêm:

2.2 Những yếu tố bên ngoài cơ thể (yếu tố ngoại sinh): 

Bên cạnh các yếu tố nội sinh, các yếu tố bên ngoài cơ thể cũng có thể gây ra bệnh viêm dạ dày tá tràng. 

2.2.1 Helicobacter Pylori (Hp) gây ra bệnh về dạ dày

Nguyên nhân bị viêm dạ dày tá tràng là bởi vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP gây nên các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter Pylori là loại xoắn khuẩn Gram âm chuyên sinh sống và tàn phá tại khu vực dạ dày.

Khi đến dạ dày, vi khuẩn Helicobacter Pylori sẽ nhanh chóng có được điều kiện môi trường thích hợp để phát triển và tiết ra những độc tố tàn phá khu vực dạ dày gây nên các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là viêm dạ dày tá tràng.

2.2.2 Ăn uống không đúng cách là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng

Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng cấp tính có thể phát xuất từ ăn uống, đặc biệt là vì các thực phẩm mà chúng ta thường xuyên ăn mỗi ngày.

Những món ăn có vị cay, chua, thức ăn có nhiều axit như me, chùm ruột, xoài xanh, giấm,… các loại đồ uống có chất kích thích như bia rượu, cà phê,… đều có thể gây nên cảm giác cồn cào, khó chịu cho dạ dày do chúng làm thay đổi môi trường axit trong dạ dày khiến bạn bị viêm dạ dày cấp tính.

2.2.3 Thuốc không được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc kháng sinh sai cũng là nguyên nhân bị viêm dạ dày tá tràng
Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi cũng là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh bừa bãi cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn viêm dạ dày cấp tính.

Những loại thuốc như thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid (NSAID), các thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, các nhóm kháng sinh quinin, sulfamid, reserpin, cortancyl, phenylbutazone, digitalin,… nếu sử dụng không theo chỉ định thường xuyên sẽ là nguyên nhân viêm dạ dày. 

Xem thêm: Thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng – Tác dụng & Cách dùng

2.2.4 Dị vật gây nguy hiểm đến dạ dày

Những dị vật đi từ đường miệng vào dạ dày có thể tạo ra những thương tổn gây viêm loét và làm hại đến niêm mạc dạ dày, giảm chức năng của dạ dày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn.

3. Nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng mạn tính 

Viêm dạ dày tá tràng mãn tính gây ra bởi nhiều lý do. Một vài nguyên nhân tương đồng với nguyên gây viêm dạ dày cấp tính và một số nguyên nhân chỉ có thể gây ra viêm loét mạn tính. 

3.1 Helicobacter Pylori (Hp)

Helicobacter Pylori (Hp) là loại vi khuẩn nguy hiểm vì chúng là nguyên nhân viêm dạ dày. Sự cư trú của vi khuẩn Hp khiến môi trường axit ở dạ dày không ổn định vì chúng có khả năng tiết ra một số chất kích thích dạ dày, khiến nồng độ axit dạ dày luôn trong tình trạng bị dư thừa, lâu dài dẫn đến tình trạng viêm dạ dày tá tràng mãn tính.

Bên cạnh đó, loại virus này còn có thể làm suy yếu chức năng  bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc dạ dày gây nên bệnh dạ dày mạn tính.

Xem thêm: Vi khuẩn HP là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3.2 Lạm dụng các thuốc lá, chất kích thích

Sử dụng chất kích thích có thể là nguyên nhân bị viêm dạ dày tá tràng
Lạm dụng chất kích thích rất có hại cho sức khoẻ

Các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,… không chỉ rất hại cho sức khỏe mà chúng còn có thể là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng mãn tính.

Chúng có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng, điển hình như Nicotine có thể kích thích tăng tiết cortisol. Cortisol sẽ gây tiết axit HCl và pepsin quá mức – hai chất này sẽ tiến hành phá hủy, ăn mòn niêm mạc dạ dày khiến dạ dày bị yếu dần dẫn tới viêm loét.

Ngoài ra, nicotine còn ức chế sự tổng hợp của Prostaglandin, đây là một chất tồn tại với tác dụng sửa chữa, bảo vệ niêm mạc dạ dày luôn khỏe mạnh. 

3.3 Sử dụng thuốc bừa bãi là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng

Như đã nhắc đến ở trên, việc sử dụng bừa bãi những loại thuốc kháng sinh như thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, thuốc aspirin, các thuốc giảm đau hạ sốt, quinin, sulfamid, reserpin, cortancyl, phenylbutazone,… có thể gây viêm dạ dày cấp tính và cũng hoàn toàn có thể gây viêm dạ dày mãn tính. 

Mặc dù những nhóm thuốc này có công dụng ức chế các tác nhân gây viêm hiệu quả, nhưng đồng thời chúng cũng sẽ ức chế luôn cả enzyme COX2 – Enzyme có tác dụng tổng hợp prostaglandins để bảo vệ, sửa chữa và duy trì các chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày.

Sử dụng thuốc kháng sinh dài không theo chỉ định mang lại nguy cơ phá hủy tất cả các yếu tố bảo vệ khiến dạ dày không được khỏe mạnh.

3.4 Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh 

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh gây ra bệnh viêm dạ dày tá tràng
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh sẽ

Những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như ăn nhanh, nhai không kỹ, để bụng quá đói hoặc quá no, bỏ bữa, vừa ăn vừa xem TV, bấm điện thoại,… khiến cho dạ dày mệt mỏi vì lúc nào cũng phải làm việc quá mức, quá trình tiêu hóa không diễn ra thuận lợi khiến thức ăn bị ứ đọng và dạ dày buộc phải tiết ra nhiều axit hơn để tiêu hóa.

Chính việc này sẽ khiến những niêm mạc dạ dày bị bào mòn gây viêm loét và là nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng mãn tính.

Xem thêm:

3.5 Do nhiễm khuẩn

Cơ thể nhiễm khuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những loại virus, vi khuẩn tấn công cơ thể, nhất là những loại virus có khả năng tiết ra chất độc gây ảnh hưởng đến dạ dày

3.6 Yếu tố tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật

Tâm lý thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài sẽ khiến cơ thể gia tăng Cortisol. Chính chất Cortisol này sẽ kích thích axit tại niêm mạc dạ dày tăng nhanh quá mức.

Yếu tố tâm lý không thoải mái, thường xuyên căng thẳng sẽ khơi gợi kích thích nhiều tác nhân chống đối lại dạ dày và thực hiện các hành vi tàn phá dạ dày, bào mòn niêm mạc gây viêm loét dạ dày.

3.7 Dị ứng, miễn dịch 

Sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân khiến cơ thể rất yếu ớt, dễ bị virus, vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể gây viêm loét dạ dày. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích mọi người nên thường xuyên vận động cơ thể, ăn uống lành mạnh đủ chất để tăng cường sức đề kháng, hạn chế dị ứng.

Trên đây là những nguyên nhân viêm dạ dày tá tràng bạn nên biết và hiểu rõ để có những cách điều trị, phòng ngừa bệnh thích hợp nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh nhé. 

Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? 5 biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

Viêm dạ dày tá tràng ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội và trở thành nỗi lo ở mọi lứa tuổi. Vậy viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, nó có ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để có lời giải đáp nhé.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu bệnh viêm dạ dày tá tràng

Trước khi tìm hiểu viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, bạn cần hiểu về khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng bệnh.

Viêm dạ dày tá tràng là căn bệnh khiến niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị thương tổn nặng nề. Khi đó, phần màng lót bên trong cùng của phần tá tràng hay dạ dày bắt đầu bị bào mòn khiến cho các lớp dưới thành ruột bị lộ hẳn ra.

Có thể chia viêm dạ dày tá tràng ra làm hai loại: viêm dạ dày tá tràng cấp tính và viêm dạ dày tá tràng mạn tính.

Những triệu chứng rất thường gặp của bệnh viêm dạ dày tá tràng:

  • Ngủ không ngon
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng khó chịu
  • Đau bụng ở vùng thượng vị lúc âm ỉ lúc dữ dội
  • Buồn nôn và nôn
  • Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa

Xem thêm: Top 8 điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng

Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày tá tràng:

  • Thường xuyên stress, căng thẳng mệt mỏi, làm việc quá sức
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi không có sự chỉ định của bác sĩ
  • Nhiễm vi khuẩn HP – loại vi khuẩn chuyên trú ngụ và tàn phá phần dạ dày
  • Có lối sống, thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia thuốc lá

Biến chứng viêm loét dạ dày
Biến chứng viêm loét dạ dày

2. Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày tá tràng nếu được phát hiện sớm và có cách điều trị đúng đắn, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và hoàn toàn có thể chữa khỏi một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý đến sức khỏe, chủ quan với những triệu chứng bất thường trên cơ thể, viêm dạ dày tá tràng sẽ dần biến thành mạn tính, khó chữa trị dứt điểm. Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh như:

Xem thêm:

2.1 Loét dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày tá tràng giai đoạn đầu không nguy hiểm lắm, nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng dạ dày bị loét, thương tổn nặng do ổ viêm đã tồn tại quá lâu.

Loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên phải chịu nhiều phiền toái cũng như đau đớn trong cuộc sống. Xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đau vùng trên rốn
  • Cảm giác nôn nao khó chịu
  • Không thể hấp thu mọi chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Biến chứng loét dạ dày tá tràng
Biến chứng loét dạ dày tá tràng

2.2 Hẹp môn vị dạ dày

Hẹp môn vị dạ dày thường xuất hiện các khối u, phù nề to nơi niêm mạc dạ dày. Chúng bó chặt môn vị và lòng dạ dày, khiến thức ăn không thể đi qua và làm rối loạn quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân chính gây hẹp môn vị dạ dày vì chúng khiến các vết viêm loét, tổn thương tại khu vực này thêm nặng nề khiến tình trạng hẹp môn vị ngày càng nghiêm trọng hơn.

Người bị hẹp môn vị sẽ nhận thấy các triệu chứng như :

  • Suy nhược
  • Mệt mỏi
  • Mắt trũng da xanh
  • Đau bụng
  • Nôn mửa,…

2.3 Xuất huyết tiêu hoá trên

Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không phải kể đến xuất huyết tiêu hóa – biến chứng ảnh hưởng nhiều sức khỏe người bệnh. Viêm dạ dày tá tràng khiến niêm mạc bị tổn thương. Những tổn thương này càng lâu sẽ càng nặng hơn, tạo nên sức ép khiến các mạch máu xung quanh vỡ ra và đi vào khu vực đường ống dẫn tiêu hóa gây ra xuất huyết tiêu hóa.

Triệu chứng của bệnh :

  • Đi tiêu hoặc nôn ra máu
  • Phân đen
  • Chóng mặt mệt mỏi, suy nhược cơ thể đi kèm đau bụng.

Bệnh gây mất máu nhiều nên nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

2.4 Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là tình trạng thành dạ dày xuất hiện một hoặc nhiều lỗ rò thông với khoang bụng.

Một trong những nguyên nhân gây thủng dạ dày là tình trạng viêm dạ dày tá tràng quá lâu, thành dạ dày bị bào mòn nên rất dễ dẫn đến tình trạng thủng. Dạ dày bị vỡ gây ra những cơn đau co thắt gồng cứng bụng, dữ dội như bị dao đâm.

2.5 Ung thư dạ dày

Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, bạn cần biết biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày – có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Ung thư dạ dày ban đầu có thể xuất hiện ở một phần nhỏ của dạ dày sau đó lan ra khắp dạ dày và đến cả những bộ phận khác như gan, thực quản,…

Nếu không chữa trị viêm dạ dày tá tràng trong một thời gian quá dài khiến sức khỏe suy yếu nghiêm trọng thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày sẽ khá cao. Người bị ung thư dạ dày sẽ thường xuyên thấy:

  • Đau bụng dữ dội
  • Đại tiện ra máu
  • Khó nuốt
  • Sụt cân bất thường,…

Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Biến chứng ung thư
Biến chứng ung thư

3. Cách phòng ngừa sự nguy hiểm từ bệnh viêm dạ dày tá tràng

Bổ sung thêm các nhóm vitamin cho người bệnh
Bổ sung thêm các nhóm vitamin cho người bệnh

Để có thể phòng ngừa những nguy cơ xấu gây ra do bệnh viêm dạ dày tá tràng, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Tái khám đúng hẹn: Mặc dù đã được điều trị hoàn toàn, nhưng bạn vẫn rất nên tái khám đúng hẹn để kiểm tra tình hình sức khỏe toàn diện và theo dõi bệnh tình trên cơ thể.
  • Tránh bị stress, căng thẳng hay mệt mỏi, làm việc quá sức: Vì chúng sẽ làm cơ thể bị suy nhược, sức đề kháng yếu ớt, axit dạ dày không ổn định là yếu tố cực kỳ bất lợi cho sự khỏe mạnh của dạ dày.
  • Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: Người mắc các căn bệnh dạ dày nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, (cháo, soup,…), có khả năng ổn định axit dạ dày (bắp cải, mật ong,…).
  • Tránh những thực phẩm quá chua, cay, nhiều axit ( cam, chanh, me, xoài xanh,…), thực phẩm cứng, khó tiêu, nhiều dầu mỡ,…
  • Cần bổ sung vitamin: để bảo vệ dạ dày khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng hỗ trợ cơ thể mau lành bệnh hơn:
    • vitamin A (cà rốt, cà chua, bí đỏ,…)
    • Vitamin D (cá hồi, cá trích, cá ngừ, dầu gan cá,…)
    • Vitamin K (Cải xanh, bắp cải, măng tây,…)
    • Vitamin B12 (ngũ cốc nguyên hạt, trứng,…)
    • Acid folic (đậu bắp, các loại đậu, bông cải xanh…)
    • Canxi (tôm, cua, đậu trắng, cá mòi….)
    • Fe (lòng đỏ trứng, gà tây, các loại hạt,…)
    • Zn (hạnh nhân, thịt gà, sữa chua,…)
  • Tránh các chất kích thích: vấn đề cực kỳ quan trọng vì những chất này hoàn toàn không tốt cho cơ thể nói chung lẫn dạ dày nói riêng.
  • Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau: khi không có sự chỉ định từ bác sĩ vì điều này có thể làm rối loạn môi trường axit trong dạ dày khiến các căn bệnh về dạ dày xuất hiện nhanh chóng.
  • Vận động phù hợp mỗi ngày: để giúp cơ thể thêm phần khỏe mạnh, tránh vận động quá mức gây suy nhược cơ thể
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ: sẽ giúp cơ thể được cân bằng và hồi phục, chống chọi với các loại bệnh hiệu quả hơn
  • Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress,… để không ảnh hưởng đến việc tiết axit quá mức từ cơ thể tại khu vực dạ dày.
  • Bổ sung thêm các sản phẩm thảo dược: hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày như nano curcumin chiết xuất từ nghệ vàng. Nano curcumin là chế phẩm từ nghệ có độ tan, khả năng hấp thụ, độ tinh khiết và độ an toàn cao nhất. Do đó, sử dụng nano curcumin mang tới hiệu quả vượt trội hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho người bệnh.

Xem thêm:

Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nhưng hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe, phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách cũng như tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị từ các bác sĩ thì viêm dạ dày tá tràng hoàn toàn không thể đe dọa tới sức khỏe của bạn.

9 Dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng chính xác nhất

Nắm rõ 9 dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng rõ ràng và chính xác nhất dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất có thể, ngăn ngừa mọi nguy cơ biến chứng nguy hiểm thành thủng dạ dày hay ung thư. Cùng dành 5 phút để tìm hiểu nhé. 

Xem thêm:

1. Viêm dạ dày tá tràng là gì?

Bệnh viêm dạ dày tá tràng
Bệnh viêm dạ dày tá tràng

Đau dạ dày – viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Khi bị viêm dạ dày tá tràng, lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn tổn thương viêm và loét.

Những tổn thương này xuất hiện khi lớp niêm mạc của dạ dày – tá tràng bị bào mòn, đôi khi loét sâu tới lớp cơ rất nguy hiểm. Bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể chia làm hai loại là viêm dạ dày tá tràng cấp và mạn

2. 9 Dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng

Các dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày tá tràng thường ít có biểu hiện và chưa rõ ràng. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp nhất khi bị viêm dạ dày tá tràng:

2.1 Đau bụng vùng trên rốn

Đau bụng vùng trên rốn là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Đau vùng thượng vị là dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng thường gặp

Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) là dấu hiệu thường gặp phải ở những người bị viêm dạ dày tá tràng. Những cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 2- 3 tiếng. Một số trường hợp cơn đau còn lan ra sau lưng nhất là vào lúc nửa đêm cho tới sáng, khiến người bệnh rất khó chịu. 

Tình trạng đau vùng thượng vị thường âm ỉ, đau tức bụng thậm chí đau quặn từng cơn. Những cơn đau do loét dạ dày thường có tính chu kỳ và thường xuyên lặp lại. Mỗi lần đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Cơn đau vùng thượng vị sẽ rõ hơn khi uống rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ… 

2.2 Cảm giác nặng bụng, chướng bụng

Cảm giác nặng bụng, chướng bụng cũng là một trong số những dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng thường gặp phải. Cảm giác nặng bụng, chướng bụng xuất hiện là do dạ dày bị tổn thương khiến hoạt động tiêu hóa chậm lại. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi ăn gây ra sự khó chịu cho người bệnh

2.3 Ợ hơi, ợ chua

Người bị ợ hơi, ơi chua có dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng
Tình trạng ợ hơi, ở chua thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu viêm dạ dày tá tráng

Nguyên nhân của tình trạng này là do chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng triệu chứng thường kém hơn so với những người bình thường, khiến thức ăn khó tiêu hóa. Lúc này, để giảm áp lực, dạ dày sẽ đẩy lượng hơi ra ngoài qua đường miệng.

Ợ hơi, ợ chua thường xảy ra sau khi ăn no. Các bạn có thể nghe cảm nhận ngay  thấy như có vật gì đó khó chịu vướng víu tại những âm thanh đặc biệt phát ra từ trong bụng, thực quản và họng.

2.4 Buồn nôn hoặc nôn nhiều

Chức năng tiêu hóa của những người bị viêm dạ dày tá tràng thường kém hơn so với những người bình thường. Do vậy người bị viêm dạ dày tá tràng triệu chứng luôn thấy đầy hơi chướng bụng và theo sau đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều, nhất là sau khi ăn no. Sau khi nôn xong người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau bụng hơn. 

Khi nôn ra hết thức ăn, người bệnh sẽ nôn ra dịch chua, có nhiều trường hợp còn nôn ra cả máu. Đối với những trường hợp bị là loét tá tràng người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn ngay cả khi bụng đói. 

Xem thêm: Đau dạ dày (Đau bao tử) kèm buồn nôn xử lý thế nào?

2.5 Miệng hôi, cảm giác đắng miệng

Hôi miệng là một trong những dấu hiệu của người bị viêm loét dạ dày tá tràng
Người bị viêm dạ dày tá tràng thường có dấu hiệu bị hôi miệng, hơi thở có mùi

Dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng là khi người bệnh sẽ có dấu hiệu hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu, cảm giác đắng miệng, đặc biệt dấu hiệu này càng rõ ràng hơn vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, lưỡi của người bệnh có thể hơi to, chảy máu nướu răng. 

Xem thêm: Đau dạ dày đắng miệng

2.6 Có thể bị tiêu chảy

Ở những người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng, chức năng tiêu hóa thường không ổn định chính vì thế người bệnh dễ bị tiêu chảy. Ngay khi ăn những đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh người bệnh sẽ bị đau bụng âm ỉ và cùng với đó là tình trạng đi ngoài.

2.7 Ăn không ngon miệng

Người có dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng thường đau sau khi ăn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu cùng với đó là cảm giác chua miệng sau khi ợ hơi, ợ chua. Chính vì thế, người bệnh thường mất cảm giác ngon miệng, ăn không ngon miệng khi bị viêm dạ dày tá tràng. 

2.8 Có thể mất ngủ

Mất ngủ là dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường xuyên bị mất ngủ

Khi bị viêm dạ dày tá tràng người bệnh cũng có thể bị mất ngủ. Nguyên nhân là do những cơn đau bụng vào đêm và sáng cùng với đó là tình trạng đầy hơi, khó tiêu sẽ khiến người bệnh rất dễ mất ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc không sao ngủ được.

2.9 Có thể sốt 39 – 40 độ C (khi bị viêm dạ dày tá tràng cấp tính)

Sốt chính là triệu chứng phản vệ của cơ thể khi có một bộ phận nào đó bị tổn thương và viêm nhiễm. Với những trường hợp có dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng cấp tính người bệnh có thể bị sốt cao tới 39- 40 độ rất nguy hiểm, toàn thân nóng, cơ thể rã rời. Sốt cao trong thời gian dài gây mất nước nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới co giật. 

Lúc này người nhà bệnh nhân nên đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời, tránh để lâu sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc. 

Xem thêm: Cẩn thận khi bị đau dạ dày khi sốt 

3. Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày tá tràng?

Bệnh viêm dạ dày tá tràng không ngoại trừ bất kỳ ai. Chính vì thế các bạn cần chủ động phòng tránh để có thể giảm thiểu tối đa những dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng. Dưới đây là cách phòng tránh bệnh mà các bạn cần lưu ý:

Ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya

Phòng tránh viêm dạ dày tá tràng bằng cách đi ngủ sớm
Thay đổi thói quen ngủ sớm sẽ khiến cho dạ dày – tá tràng được nghỉ ngơi

Việc duy trì thói quen ngủ nghỉ hợp lý là cách giúp bạn chủ động phòng bệnh viêm dạ dày tá tràng. Thói quen ngủ đủ giấc và ngủ sớm sẽ giúp dạ dày – tá tràng được nghỉ ngơi, giảm tiết acid dịch vị dạ dày làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày- tá tràng gây nên bệnh viêm dạ dày tá tràng

Hạn chế căng thẳng mệt mỏi kéo dài

Áp lực trong công việc và cuộc sống hàng ngày khiến bạn luôn trong tình trạng stress. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày khiến cho dạ dày- tá tràng bị tổn thương từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Chính vì thế để có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả các bạn luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Tập thể dục phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng
Tập thể dục giúp giảm căng thẳng đẩy lùi bệnh tật nhanh hơn

Việc luyện tập thể dục thể thể thao thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại mà còn giúp đẩy lùi bệnh tật nhanh hơn.

Đặc biệt việc thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp giảm căng thẳng – một trong những dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau khiến niêm mạc dạ dày và một số bộ phận khác trong đường tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng

Xem thêm: Thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng – Tác dụng & cách dùng

Xây dựng cho mình thói quen ăn uống khoa học hợp lý

Để có thể phòng ngừa bệnh viêm dạ dày tá tràng hiệu quả các bạn cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống khoa học hợp lý. Trong khẩu phần ăn hàng ngày các bạn cần bổ sung đầy đủ nhưng dưỡng chất cần thiết, hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chua, cay, nóng để làm giảm acid dịch vị dạ dày, hạn chế tổn thương dạ dày

Ngoài việc áp biện pháp phòng bệnh nêu trên các bạn cũng có thể sử dụng thêm nano curcumin để bảo vệ sức khỏe. Trong số các chế phẩm từ nghệ, nano curcumin chính là sản phẩm có dược tính mạnh, hiệu quả và an toàn nhất. 

Sử dụng nghệ nano curcumin cho người bị viêm dạ dày tá tràng
Nghệ nano curcumin rất tốt cho người bị viêm dạ dày tá tràng

Nhờ có công nghệ nano hóa, nano curcumin được tối ưu hóa cả độ tan và khả năng hấp thu, gấp 40 lần so với curcumin thường. Hiệu quả mà viên nang nano cucurmin giúp chống viêm loét, chống oxy hóa, tiêu diệt khuẩn HP, tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày và nâng cao sức khỏe nói chung. 

Trên đây là 9 dấu hiệu viêm dạ dày tá tràng chính xác nhất giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để có thể chủ động phát hiện bệnh sớm. Bệnh viêm dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như các bạn phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? 15 loại thực phẩm thiết yếu

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi được những triệu chứng viêm loét dạ dày nhanh chóng. Vậy viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay 15 loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn dưới đây nhé.

Xem thêm:

1. Những điều cần biết về viêm dạ dày tá tràng

Trước khi tìm hiểu viêm dạ dày và tá tràng nên ăn gì, bạn cần biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có kế hoạch ăn uống hợp lý nhất.

Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc ở dạ dày và tá tràng bị tổn thương. Lúc này, lớp màng lót ở dạ dày và tá tràng sẽ bị bào mòn, khiến các lớp dưới thành ruột bị lộ ra ngoài. Bệnh này được chia thành hai loại là viêm dạ dày tá tràng cấp tính và viêm dạ dày mạn tính.

Một số nguyên nhân gây ra viêm dạ dày tá tràng:

  • Người bệnh có thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn không đủ bữa, ăn trái bữa…
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori – HP.
  • Do sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
  • Thường xuyên phải chịu đựng những cơn stress, mệt mỏi kéo dài.

Triệu chứng của viêm dạ dày tá tràng:

  • Thường xuyên bị ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
  • Có cảm giác đau rát ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn).
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc…

Xem thêm: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng bạn nên quan tâm

Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng

2. Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Đối với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, các món ăn được nấu chín kỹ, dễ tiêu và đủ chất dinh dưỡng cần được đặc biệt ưu tiên. Các món ăn có khả năng thấm hút bớt dịch vị và acid thừa cũng là một lựa chọn cần thiết.

2.1 Cơm – thực phẩm tốt cho dạ dày

Tác dụng của cơm đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Cơm có tính mềm, dễ tiêu, đồng thời không khiến dạ dày tiết ra nhiều acid gây viêm loét.
  • Hấp thụ các chất lỏng trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy.

Cách dùng: Người bệnh dùng gạo nấu cơm và ăn trong các bữa chính. Nên nẫu cơm chín mềm, tránh ăn cơm cứng

Lưu ý: 

  • Một số món ăn có tính chất tương tự như cơm là xôi, cháo, bánh chưng, khoai… cũng nằm trong danh sách viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì
  • Một số loại thực phẩm khô có lượng chất xơ cao như gạo lứt hoặc đậu cũng khá tốt nhưng có thể gây khó tiêu. Do đó khi ăn, bạn nên nấu chín kỹ và nhai kỹ để giúp chúng dễ tiêu hơn.

2.2 Bánh mì – thực phẩm không thể thiếu với người bệnh

Tác dụng của bánh mỳ:

  • Bánh mì là món ăn thuộc nhóm đường bột, ít chất béo, tiêu hóa dễ dàng.
  • Giúp thấm hút dịch acid thừa, giảm chứng ợ hơi, nóng bụng

Cách dùng: Bạn có thể sử dụng bánh mì ăn sáng hoặc ăn khi các triệu chứng nóng bụng phát tác

Lưu ý: Không nên dùng chung bánh mì với nhiều bơ và mứt, các món ăn nhiều chất béo và đường này khá khó tiêu và có thể khiến dạ dày bị kích ứng.

Xem thêm: Tác dụng của bánh mỳ đối với người bị đau dạ dày

2.3 Nên ăn súp/ cháo

Tác dụng của súp/ cháo:

  • Súp hay cháo đều là những món ăn đã được ninh nhừ, khi ăn sẽ rất nhẹ nhàng, không tạo áp lực cho dạ dày.
  • Ngoài ra, lượng nước nhiều trong súp hay canh còn có tác dụng làm loãng nồng độ acid bên trong dạ dày, rất có lợi cho việc tiêu hóa.

Cách dùng: Bạn có thể nấu cháo, súp ăn vào bữa chính hoặc bữa phụ.

Xem thêm: 14 loại cháo cực tốt cho người đau dạ dày

2.4 Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? Nên ăn chuối

Đây là loại thực phẩm đứng hàng đầu trong số các món ăn thân thiện với dạ dày.

Tác dụng của chuối:

  • Chuối có khả năng trung hòa nồng độ acid cao trong dịch dạ dày, từ đó giúp giảm viêm.
  • Thành phần chất xơ hòa tan pectin trong chuối rất có lợi với những người bị tiêu chảy hay táo bón.
  • Hàm lượng kali và đường bột cao trong chuối cũng dễ được chuyển hóa thành năng lượng.

Cách dùng:

  • Với chuối chín bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, nước ép
  • Chuối xanh: Nấu canh, hoặc làm các món kho tùy khẩu vị

Lưu ý: Không nên ăn chuối lúc đói sẽ gây ra

Xem thêm: Cách ăn chuối đúng cách khi bị đau dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt

2.5 Nước ép hoa quả

Tác dụng của nước ép hoa quả:

  • Nước ép hoa quả dạng lỏng nên rất dễ tiêu, hoàn toàn không gây áp lực cho dạ dày đang thương tổn.
  • Thành phần của nước ép cũng khá giàu chất xơ hòa tan pectin, có thể thúc đẩy hoạt động đường ruột, ngừa các chứng tiêu chảy hay táo bón.

Cách dùng: Rửa sạch hoa quả, cắt thành miếng nhỏ, cho vào máy say hoặc máy ép lấy nước.

Lưu ý:

  • Sau khi được ép ra, ban chỉ nên uống ngay sau khi làm xong, càng để lâu nước ép sẽ bị giảm chất lượng
  • Nên uống vào nửa cuối ngày hoặc sau khi đi tập thể thao sẽ giúp tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất

Xem thêm:

2.6 Nước dừa là chất dinh dưỡng tốt cho dạ dày

Tác dụng của nước dừa:

  • Nước dừa rất giàu điện giải natri, canxi và kali, có thể bổ sung các thiếu hụt khi người bệnh ăn uống kém.
  • Đồng thời, các chất này sẽ bù đắp lại dưỡng chất cho cơ thể nếu người bệnh bị nôn ói, tiêu chảy kéo dài.

Lưu ý: Nên uống nước dừa ngay sau khi được lấy ra từ quả dừa

Xem thêm: Người bị đau dạ dày có nên uống nước dừa không?

2.7 Các loại trà thảo dược

Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt cho quá trình điều trị? Bạn đừng bỏ qua các loại trà thảo dược này nhé.

Tác dụng của trà thảo dược đối với người bệnh:

  • Thành phần của đa số loại trà thảo dược không chứa caffeine, có thể giúp người bệnh điều hòa tiêu hóa, ngừa các chứng đầy bụng, khó chịu.
  • Bạn có thể chọn lựa trà hoa cúc để cải thiện viêm nhiễm, trà cam thảo để giúp vết loét mau lành hoặc trà bạc hà để giảm các cơn co thắt ở đường tiêu hóa một cách mau chóng.

Xem thêm: 8 loại trà người bị đau dạ dày nên uống

2.8 Gừng là thực phẩm tốt cho dạ dày

Tác dụng của Gừng tươi:

  • Gừng sẽ giúp bạn cải thiện chức năng tiêu hóa
  • Làm giảm các triệu chứng đau đớn ở dạ dày gây khó tiêu.

Cách dùng: Bạn có thể dùng gừng như một loại gia vị thêm vào các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng gừng để làm trà gừng thơm ngon.

Chi tiết: 8 cách chữa đau dạ dày hiệu quả bằng gừng

2.9 Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? Nên ăn nghệ và mật ong

Hỗn hợp nghệ và mật ong là bài thuốc đông y rất được tin tưởng trong việc điều trị các chứng bệnh tiêu hóa nói chung và viêm loét dạ dày – tá tràng nói riêng.

Tác dụng của nghệ và mật ong:

  • Nghệ có chứa chất curcumin – giúp dạ dày giảm tiết acid, kiềm hóa độ acid trong dịch vị, chống viêm…
  • Mật ong sẽ điều hòa nồng độ acid trong dạ dày, giúp dạ dày không bị kích ứng.

Cách dùng: Hòa tinh bột nghệ với mật ong, nước ấm và uống trước bữa ăn 30p

Nếu như không muốn sử dụng tinh bột nghệ thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm Tinh nghệ Nano Curcumin. Đây là sản phẩm tinh bột nghệ được điều chế bằng công nghệ nano tạo ra những phân tử curcumin cực kỳ nhỏ – dễ dàng được hấp thụ để phòng ngừa lão hóa da và chữa trị nhiều bệnh lý khác.

Chi tiết: Cách sử dụng tinh bột nghệ và mật ong hiệu quả 

2.10 Đậu bắp

Viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung đậu bắp vào thực đơn hàng ngày.

Tác dụng của đậu bắp:

  • Đậu bắp chứa nhiều vitamin E, B, C và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.
  • Đặc biệt thì chất nhầy trong đậu bắp chính là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin. Những chất này có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày vô cùng hiệu quả.

Cách dùng: Bạn có thể ăn đậu bắp bằng cách luộc hoặc nấu canh, xào với thịt bò, vv…

Lưu ý: Nên chọn đậu non hoặc đầu vừa, không nên ăn đậu già nhé.

2.11 Sữa, trứng

Tác dụng của sữa, trứng: Sữa và trứng có rất nhiều protein, có thể giúp vết thương lành một cách tự nhiên, phòng chống nhiễm trùng.

Cách dùng: Ta có thể uống sữa hằng ngày và cũng như chế biến trứng thành những món ăn thơm ngon.

Chi tiết: Đau dạ dày có nên uống sữa đậu nành không?

2.12 Khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa

Tác dụng: Trong thành phần của khoai lang có nhiều vitamin A, B6, C, beta carotene, potassium… Đây đều là những chất tốt trong việc kiểm soát nồng độ acid dạ dày.

Lưu ý: Tuy nhiên thì người bệnh chỉ nên ăn khoảng 100g khoai lang mỗi ngày chứ không nên ăn quá nhiều.

Xem thêm: Chi tiết tác dụng khoai lang đối với đau dạ dày

Khoai lang giúp nhuận tràng, có lợi cho dạ dày
Khoai lang giúp nhuận tràng, có lợi cho dạ dày

2.13 Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các loại rau xanh

Tác dụng của rau xanh: Các loại rau củ màu xanh đậm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B, K, canxi, magie… bổ sung dưỡng chất thiếu hụt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày, tá tràng.

Cách dùng: Chế biến xào nấu, ăn vào các bữa chính hoặc bữa phụ. Các loại rau nên dùng là rau bina, súp lơ, rau cải xoăn, diếp xoăn…

Xem thêm: Top 20 loại rau người bị đau dạ dày nên ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

2.14 Thực phẩm chứa protein ít chất béo

Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, làm lành các vết loét? Đó là nhóm thực phẩm protein ít chất béo

Công dụng: Protein trong nhóm thực phẩm này sẽ được chuyển hóa để thay thế tế bào, lấp đầy sẹo do viêm loét trong dạ dày tá tràng. Một số loại thực phẩm tiêu biểu của nhóm này là trứng, sữa tươi ít béo, thịt ức gà, tôm, cá…

Cách dùng: Chế biến thực phẩm: xào, nấu, hấp… Tùy khẩu vị của người sử dụng

2.15 Ngũ cốc hỗ trợ điều trị bệnh

Tác dụng: Tinh bột trong ngũ cốc sẽ giúp làm dịu acid trong dạ dày, đồng thời bao bọc vết loét lại, giúp chúng lành nhanh chóng. Các loại ngũ cốc nên dùng là yến mạch, lúa mì, hạt kê, hạt sen, các loại đậu…

Cách dùng: Nấu cháo, nấu cơm, làm chè… sử dụng làm bữa ăn phụ hoặc chính

Xem thêm: Top 16 nhóm thực phẩm người đau dạ dày không nên ăn

Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
Các loại ngũ cốc rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày

3. Tham khảo thực đơn mẫu hàng ngày cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Dưới đây là một số món ăn và cách lên thực đơn mà bạn có thể tham khảo để giúp tình trạng bệnh loét dạ dày tá tràng chóng thuyên giảm hơn.

Giờ ăn

Thứ 2 + 5

Thứ 3 + 6 + CN

Thứ 4 + 7

7h

Cháo thịt băm

Gạo 30g

Thịt băm 20g

Sữa tươi có đường 200ml

Phở thịt băm

Bánh phở 150g

Thịt nạc băm 20g

Bánh mì 1 cái

Sữa tươi có đường 100ml

Cơm nát (gạo 150g)

11h

Cơm nát (gạo 150g)

Thịt băm sốt cà chua 40g

Trứng tráng 40g

Dầu ăn 10g

Bí xanh luộc 200g

Nước luộc bí

Cơm nát (gạo 150g)

Cá quả hấp gừng hành 70g

Đậu phụ om cà chua

(Đậu phụ 50g, cà chua 50g)

Su su luộc 200g

Thịt nạc vai 40g

Trứng gà 40g kho với thịt

Rau cải trắng thái nhỏ xào 200g

Dầu ăn 10g

14h

Thanh long 200g

Dưa hấu 200g

Hồng xiêm 200g

18h

Cơm nát (gạo 150g)

Thịt nạc vai băm viên hấp 40g

Cá trôi kho nhừ 50g

Rau cải xào thái nhỏ 200g

Canh rau

Cơm nát (gạo 150g)

Thịt gà rang băm nhỏ 100g

Bí đỏ xào 200g

Dầu ăn 10g

Bánh phở 150g

Cơm nát (gạo 150g)

Thịt bò thái nhỏ kho nhừ 40g

Tôm biển 40g rang bóc vỏ

Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ (khoai tây 180g, cà rốt 50g)

Các bạn vừa được điểm qua một số nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe để giải đáp thắc mắc viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì. Hãy thực hành thực đơn vừa được chia sẻ ở trên để đẩy lùi căn bệnh khó chịu này nhé.

Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không? [GIẢI – ĐÁP]

Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống. Chi tiết viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Cách chữa ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây

1. Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không
Loét dạ dày có chữa được không là thắc mắc của nhiều người 

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, do màng lót bên trong cùng của dạ dày hay bị bào mòn, gây nên các ổ loét nghiêm trọng.

Bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng đây không phải là điều dễ dàng. Bởi việc việc đầu tiên muốn chữa khỏi bệnh là phải tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả như ý muốn.

Chi tiết muốn chữa khỏi bệnh thì cách chữa trị như sau:

1.1. Tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Để biết được viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không thì việc đầu tiên là cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả. Cùng xác định nguyên nhân chính gây nên loét dạ dày:

  • Vi khuẩn HP –  Helicobacter pylori: Loại vi khuẩn này sinh sống và tồn tại trong dạ dày và gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho vùng niêm mạc.
  • Stress: Khi bị stress, các acid hydrochloric và pepsin trong dạ dày sẽ kích thích tăng tiết khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày cũng bị thương tổn, từ đó hình thành các ổ loét trong dạ dày.
  • Chế độ ăn uốngThường xuyên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, ăn quá nhiều muối, sử dụng bia rượu…, làm kích thích acid dịch vị tiết ra nhiều quá mức cần thiết, đồng thời nó cũng có thể làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc.
  • Khi bạn bỏ bữa lượng acid tiết ra không được sử dụng sẽ tích tụ lại, làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và dẫn tới viêm loét dạ dày.
  • Thức khuya cũng là nguyên nhân kích thích sự hoạt động của các acid dịch vị, tạo thành các ổ loét trên vùng niêm mạc dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm NSAIDSử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau với liều lượng cao, liên tục sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến thành niêm mạc bị tổn thương gây viêm loét dạ dày – tá tràng.

1.2 Lựa chọn đúng phương pháp điều trị bệnh

Phác đồ 3 thuốc và 4 thuốc
Phác đồ 3 thuốc và 4 thuốc điều trị vi khuẩn HP

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không cũng phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh. Sau khi tìm hiểu được chính xác nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được các bác chỉ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để có những hướng điều trị riêng.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ cần làm xét nghiệm kiểm tra sự có mặt của khuẩn HP trong dạ dày. Nếu kết quả xét nghiệm là HP dương tính thì người bệnh nhất định phải sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Kháng sinh sẽ được kê kèm một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc giảm tiết acid khác.

+) Phác đồ điều trị khuẩn HP 3 loại thuốc

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không thì phải kết hợp Clarithromycin với PPI và Amoxicillin 
Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không thì phải kết hợp Clarithromycin với PPI và Amoxicillin

Sử dụng phối hợp 3 thuốc: PPI (Ức chế bơm Proton) + Amoxicillin + Clarithromycin

Thời gian điều trị: Điều trị liên tục tối thiểu trong 10 ngày, có thể kéo dài tới 14 ngày

Liều dùng :

  • Uống thuốc PPI (Ức chế bơm Proton) ngày 2 lần, uống 30 phút trước mỗi bữa ăn.
  • Uống kháng sinh Amoxicillin hàm lượng 1000mg/lần x 2 lần/ngày, sau ăn.
  • Uống kháng sinh Clarithromycin hàm lượng 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

+) Phác đồ điều trị khuẩn HP với 4 loại thuốc có Có Bismuth 

Sử dụng phối hợp 4 thuốc: PPI (Ức chế bơm Proton) + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazol

Thời gian điều trị: Phác đồ điều trị tối thiểu trong 10 ngày, có thể kéo dài 14 ngày

Liều lượng điều trị:

  • Uống thuốc PPI (Ức chế bơm Proton) ngày 2 lần, uống 30 phút trước mỗi bữa ăn.
  • Uống thuốc Bismuth hàm lượng 120mg, ngày 4 lần, uống trước bữa ăn.
  • Uống Tetracyclin hàm lượng 500mg, ngày 4 lần. Uống khi no, sau ăn 30 phút.
  • Uống Metronidazol hàm lượng 500mg, ngày 2 lần. Uống khi no, sau ăn 30 phút.

Với trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do lối sống thiếu khoa học, xét nghiệm HP âm tính, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, các bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc tây như

  • Thuốc giúp trung hòa acid trong dạ dày như Gastropulgit, phosphalugel. hay các loại Thuốc chính để giảm tiết acid dịch vị, bao gồm
  • Thuốc ức chế thụ thể H2 của histamin bao gồm Famotidine, cimetidin, nizatidine và ranitidine.
  • Thuốc ức chế bơm proton thuốc có tác dụng ức chế tế bào viền tiết HCL Omeprazol, lansoprazol,  pantoprazol, Rabeprazol …
  • Nhóm thuốc tạo màng bọc: Bismuth hay CBS, Silicate Al, Silicate Mg, Sucralfate, Misoprostol, Rebamipide, Mucosta,…

Trên đây chỉ là một số nhóm thuốc dùng để điều trị đau dạ dày hiệu quả. Để biết thêm về liều lượng, cách dùng, bạn cần đến xin tư vấn của các bác sĩ để việc điều trị hiệu quả và chính xác.

1.3 Chữa khỏi dứt điểm viêm loét dạ dày tá tràng trong bao lâu

Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà thời gian điều trị của mỗi người sẽ khác nhau.

Thông thường đối với những người bị viêm loét dạ dày ở cấp độ nhẹ, sau khi sử dụng thuốc từ 6 – 8 tuần sẽ chữa khỏi tận gốc bệnh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không có triệu chứng của loét dạ dày, tá tràng không có nghĩa là đã khỏi bệnh. Vì vậy sau 6 – 8 tuần dù không còn triệu chứng, bạn vẫn phải đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh.

Đối với bệnh nhân đã bị loét dạ dày tá tràng cấp độ nặng thời gian điều trị sẽ dài hơn từ 4 – 8 tháng, mỗi phác đồ dùng thuốc kéo dài khoảng 8 tuần, sau 8 tuần bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh, sau đó bác sĩ sẽ kê cho bạn phác đồ sử dụng mới hiệu quả hơn.

Để bệnh loét dạ dày tá tràng nhanh được chữa khỏi, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, một chế độ ăn hợp lý. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết phần này ở ngay dưới đây.

2. Các cách giúp nhanh chữa khỏi viêm loét dạ dày tá tràng

2.1 Xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý
Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ phần nào giúp bạn xóa tan nỗi lo viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không. Theo đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ có ảnh hưởng tốt đến việc điều trị viêm loét dạ dày.

  • Nện ăn chậm, nhai kỹ, ưu tiên các thực phẩm có mỏng, mềm để bạn chế sự co bóp và tiết ra các acid dịch vị.
  • Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho dạ dày như các loại ngũ cốc, sữa, mật ong, nghệ, chuối, cá hồi, trứng… vì ít béo, cơ thể dễ hấp thu, chứa các chất kháng khuẩn kháng viêm làm lành vết loét nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng vì sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị làm ổ loét tổn thương nhiều hơn. Các thực phẩm mà người bệnh cần tránh như rượu, bia, thuốc lá, đồ chiên, mì cay, ớt, gà chiên…

2.2 Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Để có thể chữa trị hoàn toàn chứng viêm loét dạ dày cũng như phòng tránh căn bệnh này cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và điều độ như

  • Đi ngủ trước 11 giờ
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh, các thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là ăn sáng
  • Thường xuyên tập thể dục, rèn luyện thể thao

2.3 Một số mẹo dân gian chữa dứt điểm loét dạ dày

 +) Tinh bột nghệ:

Trong tinh bột nghệ chứa thành phần chính là Curcumin có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP và nhanh lành vết loét. Bạn có thể sử dụng trực tiếp tinh bột nghệ hoặc trộn nghệ nghề với mật ong để dùng.

Tinh bột nghệ giúp chữa dứt điểm loét dạ dày
Tinh bột nghệ chữa dứt điểm loét dạ dày

Thời gian dùng: Nên dùng cách xa bữa ăn. Khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn. Mỗi lần dùng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ.

+) Lá mơ nông

Theo đông y, lá mơ nông có tác dụng diệt khuẩn gần như kháng sinh. Vì thế sử dụng lá mơ nông có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Cách dùng: Rửa sạch lá mơ nông, sau đó giã lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống khoảng 50ml nước (tương đương với 2 chén nhỏ)

+) Mật ong

Mật ong có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và giúp nhanh lành vết loét.

Cách dùng: Pha loãng mật ong vào nước ấm. Dùng 2 lần một ngày, vào buổi tốt trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi đã ăn sáng.

+) Lá bạc hà

Lá bạc hà có tác dụng giảm đau dạ dày do các cơn co thắt, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp thức ăn nhanh được tiêu hóa và hấp thu, từ đó làm giảm gánh nặng cho dạ dày.

Cách sử dụng: Bạn cần ăn khoảng 3 – 5 lá bạn hà trước mỗi bữa ăn, sau một thời gian triệu chứng bệnh của bạn sẽ được cải thiện rõ ràng

*Lưu ý: Bạn có thể sử dụng Nano Curcumin với những hoạt chất Curcumin trong củ nghệ tươi, có khả năng tiêu diệt tới 65 chủng khuẩn HP và tan trong nước lên đến 80% giúp cho quá trình hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Sản phẩm giúp giảm loét, chống viêm và tăng cường khả năng tái tạo làm lành vết thương từ đó giúp bảo vệ dạ dày một cách tối ưu nhất.

Trên đây là lời đáp cho thắc mắc viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được phần nào cách chữa loét dạ dày. Chúc các bạn luôn khoẻ mạnh!

>> Tìm hiểu thêm:

Tư vấn viêm loét dạ dày nên uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng!

Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì? Amoxicillin, Omeprazole hay Bismuth. Trên thực tế, có rất nhiều loạn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khác nhau, cách phối hợp các thuốc và công dụng của các nhóm thuốc cũng rất đa dạng.

Điều này có thể làm gặp khó khăn trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ 4 nhóm thuốc chính trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nhé.

Xem thêm:

Nội dung bài viết

1. Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

1.1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Trước khi tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì bạn nên hiểu rõ về căn bệnh này. Theo đó, viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa mà rất nhiều người gặp phải.

Vì một nguyên nhân nào đó, lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy.

Lớp niêm mạc bị tổn thương, xuất hiện những vết viêm loét. Đồng thời lộ ra những lớp bên dưới thành dạ dày, tá tràng.

Những vết loét nếu không được điều trị sớm và dứt điểm có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.

Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày tá tràng

Xem thêm: 9 triệu chứng nguy hiểm khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

1.2. Nguyên tắc dùng thuốc và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên tắc điều trị
Nhớ rõ 6 nguyên tắc dùng thuốc và điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên tắc thứ nhất

Điều trị càng sớm càng tốt, đi khám và điều trị sớm cũng sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, quá trình điều trị nhanh hơn.

Điều trị dứt điểm tránh được những biến chứng, ít đau đớn hơn và ít tốn kém hơn.

Nguyên tắc thứ hai

Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, điều trị theo nguyên nhân gây bệnh và theo đúng phác đồ và thuốc điều trị của bác sĩ.

Các phác đồ đưa ra dựa trên tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên tắc thứ ba

Giảm các yếu tố tấn công và tăng cường yếu tố bảo vệ. Khi xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và hướng dẫn bệnh nhân ăn uống sinh hoạt sẽ dựa theo nguyên tắc này.

  • Giảm đi các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày như acid dịch vị, men tiêu hoá pepsin
  • Tăng cường bảo vệ niêm mạc bằng cách tăng cường bổ sung lớp chất nhầy mucin bảo vệ bên ngoài, uống các thuốc bảo vệ niêm mạc

Nguyên tắc thứ bốn

Nếu dạ dày bị nhiễm khuẩn Hp, quá trình điều trị bắt buộc phải phối hợp cùng lúc hai loại thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

Việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân theo những nguyên tắc riêng và chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.

Nguyên tắc thứ năm

Kết hợp việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày để ngăn không cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng quay trở lại.

Nguyên tắc thứ sáu

Kiên trì dùng thuốc điều trị. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh khá đặc biệt, quá trình điều trị dài, phức tạp thậm chí có thể phải thực hiện điều trị 2, 3 lần mới có thể khỏi.

2. Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì ?

Amoxicillin, Omeprazole, Famotidine là những thuốc cơ bản điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên còn rất nhiều thuốc khác có tác dụng tương tự hoặc ít tác dụng phụ hơn được sử dụng.

Có thể chia các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thành 4 nhóm như sau:

2.1. Thuốc kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nhiễm Hp

Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuản HP
Thuốc kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP

Phần lớn nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn H.pylori (HP). Nếu không được điều trị kịp thời, Hp có thể dẫn đến thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Tác dụng

Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn H.pylori trong dạ dày, loại bỏ nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn.

Cơ chế tác dụng

Vi khuẩn Hp là một vi khuẩn Gram âm. Do đó, những kháng sinh được sử dụng có những tác động bất lợi lên vi khuẩn Gram âm.

  • Có thể là ức chế quá trình tổng hợp protein, ức chế chuyển hóa từ đó kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Có thể ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, ức chế tổng hợp ADN, ARN tế bào khiến vi khuẩn không thể nhân lên từ đó có thể tiêu diệt vi khuẩn.

Phác đồ điều trị Hp

Thường phối hợp sử dụng đồng thời 2 loại kháng sinh để giúp tăng hiệu lực và hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh.

Một số kháng sinh hay sử dụng: Amoxicillin, Tetraxyclin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol, Levofloxacin

Thời điểm uống: Uống sau bữa ăn 30 phút, không uống cùng với thuốc ức chế tiết acid (sẽ phân tích ở phần sau).

Tần suất sử dụng: Uống 2 lần/ ngày, sử dụng liên tục trong 10 – 14 ngày theo đơn của bác sĩ

Nhược điểm

Nếu người dùng không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tự ý dùng thuốc, tự ý tăng hoặc giảm liều sẽ gây kháng kháng sinh. Theo thống kê, chỉ có 34,5% bệnh nhân được điều trị khỏi thành công với phác đồ đầu tiên phần lớn bệnh nhân phải điều trị tới phác đồ thứ 2 thậm chí là thứ 3 mới khỏi do tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng.

Ưu điểm

Đây là những kháng sinh phổ rộng có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng, có độ nhạy cao và chỉ số an toàn lớn.

Tác dụng phụ

  • Một số tác dụng bất lợi có thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày như: Buồn nôn, nôn, phát ban, mề đay mẩn ngứa, đau đầu, tiêu chảy…là những triệu chứng thường gặp.
  • Ngoài ra, khi có những triệu chứng nặng hơn như chảy máu bất thường, dị ứng da nặng, phát ban nổi mề đay nhiều….thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Tham khảo: Hiệu quả điều trị của các loại kháng sinh với viêm loét dạ dày tá tràng nhiễm Hp – Trích trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed)

2.2. Thuốc kháng acid điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Việc tăng tiết acid của dạ dày làm tăng yếu tố tấn công thành niêm mạc.

Kết hợp với các yếu tố thuận lợi như dùng đồ ăn cay nóng, nhiễm khuẩn Hp sẽ làm gia tăng tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó giảm lượng acid trong dạ dày là một hướng chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Thuốc trung hòa Acid
Thuốc trung hòa Acid chữa viêm loét dạ dày tá tràng- Ảnh minh họa

Tác dụng

Thông qua việc làm giảm acid dịch vị, nhóm thuốc này có tác dụng chống lại tác nhân tấn công là acid dịch vị gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Cơ chế tác động

Các thuốc antacid thường chứa hydroxyd nhôm hoặc hydroxyd magie khi vào dạ dày có phản ứng với HCl tạo thành muối nhôm (magie) clorua và nước, từ đó giúp trung hòa acid dịch vị, giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.

Nhôm hoặc magie có tác dụng với phosphat trong cơ thể tạo thành nhôm(magie)phosphat không tan trong ruột và thải trừ ra ngoài qua phân. Thuốc không hấp thụ vào máu nên không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.

Thuốc có tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào trong máu nên thời gian tác dụng ngắn.

Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, giảm triệu chứng tức thì, không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách sử dụng thuốc kháng acid

Một số loại thuốc hay sử dụng: Maalox, Yumangel, Gastropulgite, Phosphalugel

Thời điểm sử dụng: Uống sau bữa ăn 1 – 2 giờ, sử dụng trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng đau.

Tần suất sử dụng: Sử dụng nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ, sử dụng tối đa 4 – 6 lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ưu điểm

Tác dụng nhanh, cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng chỉ sau 15 – 20 phút.

Nhược điểm

Thời gian tác dụng ngắn, không sử dụng thuốc dài ngày, thường sử dụng thuốc trong 5 – 7 ngày tối đa là 1 tháng. Sử dụng dài ngày sẽ làm cơ thể thiếu acid, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đặc biệt là vitamin nhóm B và sắt

Tác dụng phụ

  • Làm tiêu hao phosphate trong cơ thể khiến người dùng bị mệt mỏi, chán ăn, mất cân bằng điện giải.
  • Thuốc có chứa magie hydroxyd có tác dụng nhuận tràng, sử dụng lâu có thể gây tiêu chảy. Không sử dụng cho người bệnh thận.
  • Thuốc chứa nhôm hydroxyd có tác dụng làm săn niêm mạc nên có thể gây táo bón nếu sử dụng dài ngày
  • Thuốc bicacbonate hay cacbonat có khả năng nhiễm kiềm toàn thân, làm tăng tiết gastrin, khiến dạ dày tiết ra nhiều acid HCl hơn. Nếu sử dụng dài ngày có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.
  • Thuốc trung hòa acid có thể làm giảm hấp thu một số loại kháng sinh.

Tham khảo danh sách các thuốc trung hoà acid dịch vị phổ biến trên chuyên trang Thông tin Y khoa WebMD.

2.3. Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì ngoài thuốc kháng sinh và thuốc trung hoà acid? Bạn có biết, dạ dày tăng tiết acid gây ra viêm loét dạ dày tá tràng? Do vậy giảm tiết acid là một hướng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Khác với nhóm thuốc trung hoà acid chỉ có tác dụng làm giảm lượng acid đã tiết ra, đôi khi có thể gây phụ thuộc thuốc, kích thích tăng tiết nhiều acid hơn.

Nhóm thuốc này ức chế tiết acid ngay từ hệ thống bơm aicd tại niêm mạc dạ dày, qua đó có tác dụng điều trị nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Nhóm thuốc này chia làm 2 loại:

2.3.1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Hộp thuốc Omeprazole
Omeprazole là thuốc thông dụng trong chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng

Tác dụng

Ức chế đặc hiệu và không phục hồi bơm proton (bơm acid tại niêm mạc dạ dày). Qua đó có tác dụng giảm đau và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Cơ chế tác động

Thuốc sau khi qua dạ dày sẽ được phóng thích tại ruột non và hấp thu vào máu. PPI có hoạt tính liên kết không thuận nghịch với bơm proton( H+/K+/ATPase) ở tế bào viền niêm mạc dạ dày từ đó ngăn cản sự bài xuất các ion H+ tạo acid HCl dịch vị trong 10 – 14 giờ. Tác dụng ức chế hoạt động của bơm proton đạt hiệu quả cao nhất sau khoảng 5 ngày.

Cách sử dụng thuốc nhóm PPI

Một số thuốc hay sử dụng: Nexium, Pantoloc, Lomax, Pariet, Omeprazol…

Thời điểm sử dụng: Uống trước bữa ăn 30 phút.

Tần suất sử dụng: Thời gian tác dụng kéo dài nên chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày. Một số trường hợp nặng có thể sử dụng 2 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Ưu điểm

Thời gian bắt đầu tác dụng nhanh, khá an toàn, dễ hấp thụ, thời gian tác dụng kéo dài, sinh khả dụng cao trên 35% khi uống liều duy nhất và có thể tăng lên trên 60% khi sử dụng các liều tiếp theo.

Nhược điểm

Không có tác dụng ức chế toàn bộ bơm proton, vẫn còn ¼ số bơm proton vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi sử dụng PPI liều cao. Không sử dụng thuốc dài ngày vì có thể gây phụ thuộc thuốc và rối loạn tiết acid dịch vị.

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hóa hoa mắt, chóng mặt, loạn nhịp tim, đau đầu, đau khớp, nổi ban…là những tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng PPI. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương hoặc giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Tham khảo danh sách thuốc ức chế bơm proton (PPI) trên chuyên trang Thông tin thuốc Drugs.com

2.3.2. Nhóm thuốc kháng Histamin H2 giảm tiết acid dịch vị dạ dày

Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng ức chế thụ thể Histamin H2, ức chế tiết acid dịch vị

Tác dụng

Giảm tiết acid dịch vị, giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày tá tràng, tạo điều kiện làm liền các vết loét.

Cơ chế tác động

Thuốc hấp thu vào cơ thể sẽ gây ức chế cạnh tranh với các histamin tại các thụ thể histamin H2 của các tế bào viền ở dạ dày. Đây là các thụ thể kích thích tiết acid dịch vị dạ dày. Các thụ thể H2 bị ức chế sẽ làm giảm sản xuất acid dạ dày. Qua đó giảm yếu tố tấn công làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Một số thuốc hay sử dụng: Ranitidin, Ranitidine, Zantac, Famotidin…

Thời điểm sử dụng và liều dùng: 2 viên x 2 lần/ngày. Chia 2 lần sáng tối sau bữa ăn

Ưu điểm

Là thuốc điều trị nguyên nhân và có thể điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhược điểm

Thời gian tác dụng ngắn, phải uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, cimetidin còn có tương tác với nhiều loại thuốc nên cần xem xét kỹ trước khi phối hợp sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ mà thuốc gây ra như tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, tăng men gan nhe, rối loạn nhịp tim, phát ban, đau cơ…Sử dụng thuốc trên 8 tuần có thể gây hiện tượng vú to ở nam giới, tiết sữa ở nữ, gây liệt dương, rối loạn cơ quan tạo máu, giảm bạch cầu, rối loạn tinh thần ở người cao tuổi… Các thuốc kháng H2 đời sau như Nizatidine, Famotidine ít tác dụng phụ hơn những thuốc kháng H2 đời đầu.

Tham khảo từ chuyên trang Thông tin Y khoa Healthline.com

2.4. Thuốc tạo màng bọc bao phủ niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc lớp nhầy bảo vệ của dạ dày bị mỏng đi làm giảm yếu tố bảo vệ dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, Bismuth là nhóm thuốc làm tăng yếu tố bảo vệ đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Hộp thuốc bismuth
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách tạo màng bao bảo vệ niêm mạc dạ dày

Tác dụng

Tạo ra lớp màng bọc bào phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng không bị acid dịch vị, các nội độc tố của vi khuẩn Hp tấn công và kích thích sản xuất Protaglandin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng tại chỗ.

Cơ chế tác động

Thuốc sau khi đưa vào trong cơ thể sẽ tạo thành một phức hợp với các chất có trong cơ thể. Tạo thành một hàng rào chắn ngăn cản sự tấn công của acid dịch vị, ngăn cản sự hoạt động của men pepsin, tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Có thể tiêu diệt Hp (hợp chất Bismuth).

Một số loại thuốc hay sử dụng: Subcitrate, Gellux, Sucralfat, Bismuth, Trymo, Bistin

Cách sử dụng

  • Với Bismuth, Silicate Al, Silicate Mg: Sử dụng 120mg/ lần x 4 lần/ ngày. Dùng tối đa 30 ngày
  • Sucralfate sử dụng trước khi ăn, 1g/ lần x 3 – 4 lần/ ngày
  • Prostaglandin: Sử dụng trong khi ăn và trước khi đi ngủ, 400mg/ lần x 2 lần/ ngày
  • Thuốc có thể phối hợp cùng kháng sinh và PPI trong phác đồ điều trj vi khuẩn Hp.

Ưu điểm

Thuốc có tác dụng như một màng bảo vệ tự nhiên, tương tự màng nhầy của dạ dày. Giúp bảo vệ dạ dày khỏi các yếu tố tấn công gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Thuốc không ảnh hưởng đến quá trình tiết acid tự nhiên, có tác dụng giảm đau nhanh và không gây phụ thuộc thuốc.

Nhược điểm

Có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác nên cần uống xa các thuốc khác ít nhất 2 giờ

Tác dụng phụ

  • Nhóm Sucralfate gây rối loạn tiêu hóa, phát ban, mẩn ngứa, hạ huyết áp…
  • Nhóm Bismuth gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, loạn dưỡng xương, đen vòm họng, nôn, đi ngoài phân đen…

Tham khảo từ chuyên trang Thông tin thuốc Drugs.com

2.5. Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì – Sử dụng bài thuốc dân gian

Để tăng hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và làm giảm những tác dụng phụ của thuốc Tây y, bạn có thể sử dụng thêm những bài thuốc dân gian dùng song song với đơn thuốc của bác sĩ.

2.5.1. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ củ nghệ vàng

Bột nghệ và mật ong
Bột nghệ và mật ong có thể dùng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Công dụng của cụ nghệ vàng: Củ nghệ vàng có chứa Curcumin khi kết hợp của nghệ và mật ong có tác dụng rất tích cực đến sức khỏe dạ dày. Sự kết hợp đồng thời của hai loại kháng viêm có trong nghệ và mật ong sẽ giúp các vết loét bớt sưng phù nề, nhanh liền sẹo hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Tinh bột nghệ nguyên chất 120g
  • Mật ong nguyên chất 60g

Cách thực hiện:

  • Cân đủ tinh bột nghệ và đổ ra một chiếc bát
  • Từ từ thêm mật ong vào, trộn đều cho đến khi thành một khối bột nhuyễn không dính tay
  • Xúc một thìa bột nhỏ và viên tròn thành từng viên nghệ nhỏ khoảng 5g
  • Cất vào hũ thủy tinh sạch, đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần
  • Bạn có thể làm nhiều hơn công thức, chú ý tỷ lệ 1 mật ong : 2 bột nghệ

Cách sử dụng:

  • Uống trước bữa ăn 20 – 30 phút
  • Với bệnh nhân nặng: Uống 3 – 5 viên/ lần x 3 lần/ ngày, dùng liên tục 40 ngày
  • Với bệnh nhân nhẹ hơn: Uống 3 viên/ lần x 3 lần/ ngày, dùng liên tục 5 – 10 ngày
  • Không sử dụng quá nhiều tinh bột nghệ cùng một lúc có thể tạo gánh nặng cho dạ dày và làm bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nghệ tươi cho thêm vào các món thịt cá, nghệ tươi ngâm mật ong uống. Pha nước tinh bột nghệ uống hàng ngày… cũng sẽ giúp hỗ trợ giảm đau do viêm loét dạ dày tá tràng, nâng cao sức khỏe dạ dày.

*Lưu ý:

Ngoài ra, nếu đang phân vân viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì thì bạn có thể sử dụng Nano curcumin.Chúng có độ tan trong nước cao hơn 7500 lần so với curcumin có trong nghệ thông thường.

Cùng nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn nghệ tươi và tinh bột nghệ giúp bạn cải thiện tình sức khỏe và rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.

2.5.2. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ mật ong

Mật ong kết hợp tỏi
Mật ong kết hợp tỏi là bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Công dụng của mật ong:

  • Mật ong mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đồng thời cũng là một vị thuốc quý. Nếu bạn đang bị chứng viêm loét dạ dày tá tràng làm phiền, hãy sử dụng mật ong để làm dịu cơn đau.
  • Bạn có thể sử dụng một mình mật ong pha với nước ấm để làm dịu cơn đau, hoặc có thể kết hợp với trứng gà, chuối hột xanh, tỏi, quế…để tăng gấp đôi hiệu quả.
  • Tỏi kết hợp với mật ong có tác dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng hữu hiệu bởi trong tỏi là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, kháng acid.
  • Mật ong giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giúp vết loét dạ dày nhanh lành hơn, kháng khuẩn tốt, giảm tiết acid dịch vị.

Từ những công dụng trên chắc chắn bài thuốc Đông Y từ mật ong sẽ là một gợi ý tuyệt vời khi đang băn khoăn viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tỏi ta 100g
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Tỏi ta bóc vỏ, giã dập và cho vào lọ thủy tinh sạch
  • Thêm từ từ mật ong vào trong lọ thủy tinh đến khi ngập hết tỏi
  • Đảo đều và đậy nắp lại ngâm hỗn hợp

Cách sử dụng:

  • Có thể sử dụng hỗn hợp mật ong – tỏi sau khi ngâm 15 – 20 phút. Nhưng tốt nhất là sử dụng sau khi ngâm 2 – 3 ngày
  • Sử dụng 1 – 2 thìa cà phê mật ong tỏi/ ngày vào buổi sáng

Xem thêm: 7 cách sử dụng tinh bột nghệ và mật ong điều trị bệnh đau dạ dày

2.5.3. Bài thuốc từ lá mơ lông

Lá mơ
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ lá mơ

Công dụng của lá mơ: Nếu đang băn khoăn viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì thì bạn không nên bỏ qua bài thuốc Đông Y từ lá mơ.

  • Lá mơ lông hay còn được gọi là lá mơ thường được sử dụng như một loại rau gia vị và là một vị thuốc Nam giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ phong hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm giảm sưng và làm lành vết loét dạ dày.
  • Với những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng giai đoạn nhẹ, lá mơ lông có thể nhanh chóng làm dịu các cơn đau cũng như những triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn…

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá mơ lông tươi 200g
  • Nước lọc 100ml

Cách thực hiện:

  • Chọn những lá mơ bánh tẻ, đem rửa thật sạch dưới vòi nước, để ráo
  • Cho lá mơ lông vào cối xay, thêm 100ml nước lọc và xay nhuyễn
  • Lọc lấy nước cốt

Cách sử dụng:

  • Phần nước cốt thu được bạn chia làm 2 phần để uống trong ngày
  • Sử dụng trước mỗi bữa ăn sáng và tối
  • Sử dụng liên tục trong vài tuần sẽ thấy sự khác biệt

3. Kết hợp thảo dược hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Theo BSCKII Nguyễn Ngọc Lưu Phương – Trưởng Khoa Nội soi – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: “Để đẩy lùi viêm loét dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ tái phát người bệnh cần phải giải quyết được đồng thời cả 3 yếu tố: giảm các yếu tố tấn công (acid dịch vị, vi khuẩn HP, các yếu tố gây viêm), tăng các yếu tố bảo vệ (lớp chất nhày Mucin, Bicarbonat) và đẩy nhanh phục hồi vết loét. Việc sử dụng các thuốc Tây chỉ cho tác dụng giảm nhanh cơn đau tạm thời mà không hồi phục, tái tạo niêm mạc đã bị tổn thương. Vì vậy cần có 1 giải pháp tác động lâu dài, giải quyết được cả 3 yếu tố trên. Và hiện nay, CumarGold New đã làm được điều đó.

CumarGold New chứa Nano Curcumin và chiết xuất gừng chuẩn hóa, Piperine chiết xuất từ hạt tiêu đen,… đạt chất lượng tương đương với chế phẩm của Mỹ. CumarGold New đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm vào ngày 28/3/2019. với hiệu quả vượt trội:

  • Chống viêm mạnh, phục hồi nhanh tổn thương viêm loét.
  • Bao vết loét, tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Làm lành vết loét, ngăn ngừa tái phát và biến chứng nguy hiểm.

CumarGold New được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính và không tác dụng phụ.

Hàng nghìn dược sĩ và khách hàng đã tin tưởng sản phẩm CumarGold New suốt gần 10 năm qua:

CumarGold New có bán tại hơn 10.000 nhà thuốc trên cả nước.

Hơn 1,5 triệu người bệnh đã tin tưởng và sử dụng CumarGold New cho tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Anh Quách Trí Dũng: “Tôi đã từng sử dụng rất nhiều sản phẩm, kể cả thuốc tây nhưng không thấy được hiệu quả rõ rệt. Từ khi tin dùng CumarGold New tôi cảm nhận rõ những thay đổi trọng bệnh viêm hang vị có khuẩn hp của mình. Các triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi dần mất đi, tôi ăn uống ngon miệng hơn, tinh thần thoải mái hơn.”

Anh Đặng Xuân Phước (Bắc Giang) – Viêm loét dạ dày 23 năm: “Đau tới mức mà mình cảm thấy không cần giàu nghèo gì nữa, chỉ cần sức khoẻ. Tới khi gặp được CumarGold New, cuộc sống của mình đã cải thiện.[…] Anh chị em cố gắng nên dùng, thứ nhất nó tốt cho sức khoẻ, thứ 2 nó phù hợp với túi tiền của mọi người dân”.

Chị Trần Thị Phương, Đồng Tháp: “Từ ngày uống CumarGold New, tôi không còn đau rát, ợ hơi, ợ chua nữa. Tôi ăn uống không cần kiêng khem luôn nên giờ khỏe mạnh lắm, lại tăng cân nữa.” 

Chị Nguyễn Thị Thìn (Hiệu trưởng Tiểu học Quản Thắng – Thanh Hoá) – Viêm trợt dạ dày: Bản thân tôi cảm thấy sản phẩm có những thành phần mà tôi không cảm thấy nghi ngờ, và khi sử dụng tôi còn thấy hiệu quả nữa nên tôi quyết định sử dụng lâu dài dù không còn đau dạ dày nữa. Sử dụng lâu dài không những bảo vệ dạ dày, hỗ trợ phòng ngừa ung thư mà còn trẻ ra mà nước da còn đẹp hơn nên nhiều giáo viên đau dạ dày ở trường cũng dùng theo tôi”.

  

Cô Hồ Thị Thuý Lang ở Tp.Hồ Chí Minh: “Tôi đã từng điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP suốt từ năm 2015 nhưng bệnh cứ tái đi tái lại không dứt. Chỉ đến khi được giới thiệu sử dụng CumarGold New tôi mới thực sự thấy được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể mình. Đều đặn liều lượng 6 viên/ngày, tôi ăn uống ngon miệng hơn, không còn cảm giác ợ hay đầy bụng sau khi ăn, những cơn đau dạ dày cũng giảm rõ rệt.”

CumarGold New được Bộ Y tế cấp phép và có mặt tại 10.000 nhà thuốc trên cả nước.

So sánh chất lượng của CumarGold New so với các sản phẩm khác trên thị trường

CumarGold New là thành tựu nghiên cứu kết hợp giữa các thành phần Nano Curcumin cùng Chiết xuất Gừng chuẩn hóa mang lại tác dụng vượt trội cho bệnh nhân dạ dày. Thông qua thực tế sử dụng của hơn 1,5 triệu người bệnh trong gần 10 năm, CumarGold New chứng minh giải quyết hiệu quả tới 90% các vấn đề của bệnh dạ dày. Cùng với đó đã có hơn 300 dược sĩ tại Việt Nam dành lời khen ngợi cũng như đánh giá cao về hiệu quả của sản phẩm. 

Các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đại học Quốc gia, Bệnh viện 103, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những nghiên cứu và xác nhận về hiệu quả trong việc ức chế vi khuẩn Hp, loại bỏ căn bệnh dạ dày của CumarGold. Cụ thể:  

  • Đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả gấp 40 LẦN phương pháp thông thường tại Bệnh viện 108
  • Đã được xác nhận hấp thu và phát huy hiệu quả trên 95%, không gây độc khi sử dụng liều cao hay dùng trong thời gian dài tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Nano Curcumin trong CumarGold New được Viện Hàn Lâm chứng minh có thể chống lại 65 chủng vi khuẩn HP.
  • Được Bộ y tế xác nhận về hiệu quả giảm đau nhanh, làm lành niêm mạc dạ dày.
  • Giảm nhanh các triệu chứng đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua,… 
  • Không gây tác dụng phụ, an toàn với trẻ em trên 2 tuổi và phụ nữ sau sinh

Biểu đồ thống kê quá trình cải thiện triệu chứng khi dùng CumarGold New
Biểu đồ thống kê quá trình cải thiện triệu chứng khi dùng CumarGold New

Lựa chọn CumarGold New ngay hôm nay cho sức khỏe dạ dày của bạn và tham gia chương trình ưu đãi cực lớn từ nhãn hàng – với mỗi hộp CumarGold New quý khách sẽ tích được 1 điểm, đủ 8 điểm nhận ngay một hộp miễn phí.

Đến ngay nhà thuốc gần nhất để được dược sĩ chuyên môn tư vấn và mua sản phẩm chính hãng!

 

2 mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng

Không phải ai cũng được xem mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng thực tế của bệnh nhân. Bởi từ những mẫu bệnh án thực tế này sẽ cho biết chính xác nguyên nhân, biểu hiện gây nên bệnh của từng người. Cùng tham khảo 2 mẫu bệnh án thực tế dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

A. Mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng số 1

Thông tin của bệnh nhân:

  • Họ và tên: Phạm Hồng H – Nữ 35 tuổi
  • Nghề nghiệp: Nhân viên phòng QA
  • Quê quán: Đồng Gia – Kim Thành – Hải Dương
  • Ngày vào viện: 11/3/2019
  • Ngày làm bệnh án: 13/3/2019
  • Chẩn đoán: Viêm loét dạ dày tá tràng

I. Bác sĩ hỏi bệnh

Dưới đây là chi tiết quá trình thăm khám của mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng:

1. Lý do vào viện

Bệnh nhân đau bụng dữ dội và bị ngất

2. Bệnh sử của bệnh nhân viêm loét dạ dày

  • Trước khi nhập viện 3 tuần, bệnh nhân đau âm ỉ vùng thượng vị cả ngày, đau mạnh hơn vào tầm 3, 4 giờ sáng và lúc 5, 6 giờ chiều
  • Bệnh nhân có ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, người mệt mỏi, chán ăn, không bị sút cân
  • Rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân sệt không đóng khuôn khoảng 2 – 3 hôm xen kẽ với 3 – 4 hôm táo bón, có ngày đi ngoài 2 – 3 lần, có hôm không đi
  • Bệnh nhân có sử dụng Omeprazol 20mg vào lúc 6h sáng trước ăn sáng được 2 tuần
  • 3 ngày nay những cơn đau tăng lên, người mệt mỏi, hay bị hoa mắt chóng mặt, bị ngất xỉu
  • Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương trong trạng thái tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đau âm ỉ vùng thượng vị, có ợ nóng
  • Dấu hiệu sinh tồn:
    • Mạch: 75 lần/ phút, HA 115/85 mmHg
    • Cân nặng: 62kg, chiều cao: 158cm, BMI: 19,6
    • Nhiệt độ: 37 độ C, nhịp tim 20 lần/ phút

Biểu hiện đau bụng âm ỉ, ợ hơi khó tiêu
Biểu hiện đau bụng âm ỉ, ợ hơi khó tiêu( Hình ảnh minh họa)

3. Tiền sử bệnh của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày

  • Gia đình: Không có ai mắc bệnh
  • Bản thân: Có tiền sử viêm dạ dày cách đây 1 năm. Bệnh nhân uống thuốc theo đơn bác sĩ khoảng 2 tháng đến khi hết bệnh thì ngừng thuốc, không đi khám lại.

II. Quá trình khám bệnh của bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng

1. Khám bệnh toàn thân

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được khám bệnh toàn thân để biết được tình hình sức khoẻ tổng quát. Dưới đây là chi tiết phần khám bệnh toàn thân.

  • Bệnh nhân nhập viện trong trạng thái tỉnh táo, tiếp xúc tốt
  • Da và niêm mạc nhợt nhạt
  • Không sốt, không phù, người mệt mỏi
  • Hạch ngoại vi không sưng đau, không sờ thấy tuyến giáp
  • Thể trạng trung bình BMI 19,6
  • Huyết áp 110/75 mmHg

2. Khám tuần hoàn

Sau khi khám bệnh toàn thân, bệnh nhân sẽ được khám bệnh tuần hoàn để biết chi tiết về:

  • Mỏm tim đập ở liên sườn V, giữa đòn trái
  • Tiếng T1, T2 rõ tần số 78 lần/ phút, không âm thổi
  • Không có tiếng tim bệnh lý

3. Hô hấp

Tiếp theo bệnh nhân sẽ được khám hô hấp ngay sau khi khám tuần hoàn:

  • Lồng ngực cân đối di động theo nhịp thở
  • Rung thanh đều hai bên
  • Phổi không ran

4. Khám về tiêu hoá

Dưới đây là kết quả khám về tiêu hoá của bệnh nhân loét dạ dày trong mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng số 1:

  • Bụng mềm, di động theo nhịp thở
  • Gõ vang vùng thượng vị
  • Ấn điểm thượng vị, điểm môn vị tá tràng không đau
  • Không tuần hoàn bàng hệ
  • Có vết mổ đẻ

5. Khám tiết niệu

  • Bệnh nhân đi tiểu ít, không tiểu buốt tiểu rắt
  • Hai hố thắt lưng không đầy
  • Ấn điểm niệu quản trên, giữa không đau
  • Rung thận (-), bập bềnh thận (-)

6. Khám thần kinh

  • Không yếu, liệt chi
  • Không có dấu hiệu thần kinh khu trú, 12 đôi dây thần kinh sọ não hiện không có dấu hiệu bệnh lý

7. Các cơ quan khác

  • Đồng tử hai bên đều, phản xạ ánh sáng tốt, không bị cận thị
  • Amidan không viêm, không sưng đau

8. Kết quả các xét nghiệm đã làm

Dưới đây là kết quả những xét nghiệm của mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng của chị H:

 8.1. Kết quả xét nghiệm máu:

Công thức máu:

  • HC: 3,5T/l
  • HST: 148 g/l
  • HCT: 39.5%
  • BC: 7,65 G/l
  • N: 58,4%
  • TC: 190 G/l
  • Đông máu: Tỷ lệ Prothrombin: 120%

Sinh hóa máu:

  • Ure: 3,9 mmol/l
  • Glucose: 5,3 mmol/l
  • Creatinin 70 mmol/l
  • Albumin 74umol/l
  • HDL: 1,07 mmol/l
  • LDL: 3,8 mmol/l
  • AST: 52 u/l
  • ALT: 27 u/l
  • CRP: 0,3 mg/dl
  • Fibbrinogen: 4,12 g/l
  • Định lượng Ferritine máu: 17 mg/dl

Điện giải đồ:

  • Na+: 139
  • K+: 2,7
  • Cl-: 100
  • Ca++: 1,8
  • VSV:
  • HBsAg (-)
  • Anti HCV (-)
  • Anti HIV (-)

8.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • XQ tim phổi: Bóng tim không to, tăng sáng phế trường phổi
  • Siêu âm ổ bụng: Buồng trứng trái có nang nhỏ 2mm
  • Nội soi dạ dày: Viêm niêm mạc hang vị dạ dày, hang vị có nhiều vết trợt, vết loét có kích thước 1 x 1,5cm, có 2 vết viêm sưng, xung huyết mức độ vừa.

Hình ảnh viêm niêm mạc dạ dày
Hình ảnh viêm niêm mạc dạ dày thực tế từ mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng

III. Kết luận của bác sỹ

1. Tóm tắt mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh nhân nữ 35 tuổi nhập viện ngày 11/03/2019 vì đau bụng dữ dội kèm theo ngất. Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày tá tràng Hp âm tính cách đây 1 năm có điều trị thuốc theo đơn bác sĩ 2 tháng, hết thuốc không đi tái khám lại.

Bệnh diễn biến với những triệu chứng sau:

  • Đau vùng thượng vị có tính chất chu kỳ:
    • Đau âm ỉ vùng thượng vị cả ngày, đôi lúc có cảm giác nóng rát, cơn đau tăng lên khi đói và vào 3,4 giờ sáng, cơn đau lan ra phía sau lưng
    • Những cơn tăng lên khi đói, giảm sau ăn
    • Hiện tại: thượng vị đau âm ỉ, điểm môn vị – tá tràng không đau
  • Rối loạn tiêu hóa:
    • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
    • Chán ăn, có cảm giác buồn nôn
    • Đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài 2 – 3 lần/ ngày, có hôm không đi ngoài
  • Hệ tiết niệu: Đi tiểu ít, nước tiểu trong, màu vàng
  • Suy nhược thần kinh: Mất ngủ, người mệt mỏi
  • Nội soi dạ dày tá tràng: Viêm niêm mạc hang vị dạ dày, có xung huyết nhẹ
  • Các xét nghiệm: Điện giải đồ, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang tim phổi đều bình thường, Test nhanh HBsAg (-), HIV (-). Bệnh nhân thiếu máu mức độ trung bình, thiếu canxi
  • Tiền sử bản thân: Đã có tiền sử viêm dạ dày
  • Hiện tại: Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân giảm đau vùng thượng vị, ăn uống bình thường, đại tiểu tiện bình thường, không buồn nôn, không nôn ra máu. Huyết áp 120/ 80 mmHg, mạch 80 lần/ phút.

2. Chẩn đoán

Thiếu máu, viêm niêm mạc hang vị dạ dày có xung huyết nhẹ

3. Hướng xử lý

  • Nội soi đại tràng để loại trừ bệnh viêm đại tràng
  • Kiểm tra vi khuẩn H.pylori

Hướng điều trị:

Điều trị toàn diện

  • Cân đối thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý, tránh để căng thẳng quá mức, không thức khuya, không bỏ bữa
  • Kiêng rượu bia hoàn toàn, không sử dụng cà phê, nước chè đặc, không hút thuốc lá
  • Không bỏ bữa, ăn đúng bữa, tăng cường sử dụng những loại thức ăn mềm, nhiều chất lỏng để dạ dày dễ tiêu hóa. Hạn chế những món ăn khó tiêu, kích thích dạ dày, những thực phẩm tăng tiết acid, thức ăn cay nóng, đồ  ăn cứng, khó tiêu hóa…
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B đặc biệt là B9, acid folic và canxi như hạt dinh dưỡng hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, macca, hạt hướng dương, bông cải xanh, đu đủ, măng tây, bơ, đậu bắp, súp lơ, lòng đỏ trứng…
  • Điều trị bằng thuốc Tây y: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian

Đơn thuốc

  • Omeprazol 200mg x 2 viên, sáng 1 – chiều 1 sau ăn
  • Gellux 15g x 3 gói, uống 1 gói trước mỗi bữa ăn 30 phút
  • Tardyferon B9 x 1 viên uống sau ăn 1 giờ
  • Vitamin 3B x 4 viên, sáng 2 – chiều 2 sau ăn.
  • Briozcal x 2 viên, sáng 1 – trưa 1 sau ăn, không uống thuốc sau 15 giờ

Trên đây là một trong những mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng của bệnh nhân. Tiếp theo mời các bạn tham khảo mẫu bệnh án số 2 dưới đây.

B. Mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng số 2

Thông tin của bệnh nhân:

  • Họ và tên: Lên Quang V – Nam 45 tuổi
  • Nghề nghiệp: Nhân viên kinh doanh
  • Quê quán: Lưu Kiếm – Thủy Nguyên – Hải Phòng
  • Ngày vào viện: 17/02/2019
  • Ngày làm bệnh án: 19/02/2019
  • Chẩn đoán: Viêm loét dạ dày tá tràng

I. Bác sĩ hỏi bệnh

Những thông tin ban đầu về bệnh sử:

1. Lý do vào viện

Bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn ra máu

2. Bệnh sử của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày

  • Bệnh nhân được chẩn đoán loét dạ dày – tá tràng,  Hp (-) tại bệnh viện đại học Y Hải Phòng vào năm 2014. Bệnh nhân uống thuốc theo đơn trong 3 tháng, đi tái khám lại 2 lần sau đó dừng điều trị.
  • Bệnh tái phát hàng năm vào mùa đông đặc biệt là dịp trước tết, thường kéo dài khoảng 1 tháng. Bệnh nhân tự mua thuốc điều trị tại nhà theo đơn thuốc cũ.
  • Khoảng 5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu có những dấu hiệu đau thượng vị âm ỉ, ợ chua, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân chưa sử dụng thuốc
  • Bệnh nhân đi khám khi thấy người mệt mỏi, các cơn đau dữ dội hơn và có hiện tượng nôn ra máu cách ngày nhập viện 1 ngày
  • Dấu hiệu sinh tồn:
    • Mạch: 90 lần/ phút, HA 120/85 mmHg
    • Cân nặng: 80 kg, chiều cao: 172 cm, BMI: 23,2
    • Nhiệt độ: 37,3 độ C, nhịp tim 18 lần/ phút

3. Tiền sử bệnh của bệnh nhân viêm loét dạ dày

  • Gia đình: Không có ai mắc bệnh
  • Bản thân: Có tiền sử viêm dạ dày cách đây 5 năm. Do tính chất công việc, bệnh nhân ăn uống thất thường, hay sử dụng bia rượu, trong thời gian này có bị stress do công việc

II. Quá trình khám bệnh của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày 

Chi tiết quy trình khám bệnh của mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng số 2:

1. Toàn thân

  • Bệnh nhân nhập viện trong trạng thái tỉnh táo, tiếp xúc tốt
  • Da và niêm mạc bình thường
  • Không sốt, không phù, người mệt mỏi
  • Hạch ngoại vi không sưng đau, không sờ thấy tuyến giáp
  • Thể trạng trung bình BMI 23,2
  • Huyết áp 120/85 mmHg

2. Tuần hoàn

  • Mỏm tim đập ở liên sườn V, giữa đòn trái
  • Tiếng T1, T2 rõ,  không âm thổi, nhịp tim 82 lần/ phút
  • Không có tiếng tim bệnh lý

3. Hô hấp

  • Lồng ngực cân đối di động theo nhịp thở
  • Rung thanh đều hai bên
  • Phổi không ran

4. Tiêu hoá

  • Bụng mềm, không có tuần hoàn bàng hệ
  • Gõ vang vùng thượng vị
  • Ấn điểm thượng vị, điểm môn vị tá tràng không đau
  • Lan, lách sờ không thấy
  • Có sẹo mổ

5. Tiết niệu

  • Bệnh nhân đi tiểu bình thường, không tiểu buốt tiểu rắt
  • Ấn điểm niệu quản trên, giữa không đau
  • Rung thận (-), bập bềnh thận (-), chạm thận (-)

6. Thần kinh

  • Không yếu, liệt chi
  • Không có dấu hiệu thần kinh khư trú, 12 đôi dây thần kinh sọ não hiện không có dấu hiệu bệnh lý

7. Các cơ quan khác

  • Đồng tử hai bên đều, phản xạ ánh sáng tốt, không bị cận thị
  • Amidan không viêm, không sưng đau

8. Kết quả các xét nghiệm đã làm

Xét nghiệm máu cho bệnh nhân  bị đau dạ dày
Kết quả xét nghiệm máu của mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng số 2

8.1.  Xét nghiệm máu

Công thức máu:

  • HC: 4.8T/l
  • HST: 148 g/l
  • HCT: 42,5%
  • BC: 7,78 G/l
  • N: 60,4%
  • TC: 215 G/l
  • Đông máu: Tỷ lệ Prothrombin: 120%

Sinh hóa máu:

  • Ure: 4.0 mmol/l
  • Glucose: 5,1 mmol/l
  • Creatinin 77 umol/l
  • Albumin 44,1 g/l
  • Protein : 75 g/l
  • HDL: 1,07 mmol/l
  • LDL: 3,8 mmol/l
  • AST: 40 u/l
  • ALT: 37 u/l
  • CRP: 0,3 mg/dl
  • Bilirubin tp 9 micromol/l
  • Bilirubin tt 3 micromol/l

Điện giải đồ:

  • Na+: 144
  • K+: 3.0
  • Cl-: 109
  • Ca++: 2,5
  • VSV:
  • HBsAg (-)
  • Anti HCV (-)
  • Anti HIV (-)
  • AFP: 2,35 ng/ml

8.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • XQ tim phổi: Không có tổn thương
  • Siêu âm ổ bụng: Ổ bụng không có tổn thương
  • Nội soi dạ dày: Bờ cong nhỏ có ổ loét kích thước 1,5 x 2cm và 1 x 1,5cm, miệng vết loét rộng, vết loét ăn sâu xuống thành dạ dày. Quanh miệng vết loét có phản ứng viêm, có xuất huyết nhẹ. Phun hỗn hợp dung dịch urea và đỏ phenol vào ổ loét thấy ổ loét chuyển thành màu đỏ => dương tính với Hp.

>> Tìm hiểu thêm:

III. Kết luận của mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng số 2

1. Tóm tắt bệnh án

Bệnh nhân nam 45 tuổi nhập viện ngày 17/02/2019 vì đau bụng dữ dội có nôn ra máu. Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng Hp âm tính từ năm 2014.

Bệnh diễn biến với những triệu chứng sau:

  • Đau vùng thượng vị có tính chất chu kỳ:
    • Đau âm ỉ, có lúc đau dữ dội thành từng cơn, đau lan ra phía sau lưng
    • Đau theo giờ nhất định: sau bữa ăn 4 – 6 giờ, đau khi bụng đói
    • Xuất hiện hàng năm, mỗi năm khoảng 3 – 4 tuần
    • Hiện tại: thượng vị không đau, điểm môn vị – tá tràng không đau
  • Rối loạn tiêu hóa:
    • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
    • Đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón có xen kẽ nhau
  • Suy nhược thần kinh: Mất ngủ, cáu gắt, stress
  • Nội soi dạ dày tá tràng: Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày tiến triển, có xuất huyết, dương tính với vi khuẩn Hp
  • Các xét nghiệm: Sinh hóa, điện giải đồ, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang tim phổi đều bình thường, Test nhanh HBsAg (-), HIV (-). Có thiếu máu nhẹ
  • Tiền sử bản thân: Tính chất công việc căng thẳng, hay uống rượu bia, ăn uống không đúng giờ
  • Hiện tại: Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân giảm đau vùng thượng vị, ăn uống bình thường, đại tiểu tiện bình thường, không buồn nôn, không nôn ra máu. Huyết áp 120/ 80 mmHg, mạch 80 lần/ phút.

2. Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày tiến triển dương tính với Hp

3. Hướng xử lý viêm loét dạ dày

Sau khi điều trị hết đợt kháng sinh, tiến hành nội soi lại để kiểm tra tình trạng của ổ loét

Hướng điều trị:

  • Điều trị toàn diện
    • Cân đối thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý, tránh để căng thẳng quá mức, không thức khuya, không bỏ bữa
    • Kiêng rượu bia hoàn toàn, không sử dụng cà phê, nước chè đặc, không hút thuốc lá
    • Không bỏ bữa, ăn đúng bữa, tăng cường sử dụng những loại thức ăn mềm, nhiều chất lỏng để dạ dày dễ tiêu hóa. Hạn chế những món ăn khó tiêu, kích thích dạ dày, những thực phẩm tăng tiết acid, thức ăn cay nóng, đồ  ăn cứng, khó tiêu hóa…
    • Điều trị bằng thuốc Tây y: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian
  • Đơn thuốc
    • Amoxicillin 500mg x 4 viên, sáng 2 – chiều 2 sau ăn. Dùng 14 ngày, điều trị thêm 8 ngày nữa
    • Clarithromycin 500mg x 2 viên, sáng 1 – chiều 1 sau ăn. Dùng 14 ngày
    • Rabeprazol 20mg x 2 viên, sáng 1 – chiều 1 sử dụng sau ăn 1 giờ
    • Pepsane x 3 gói, uống trước mỗi bữa ăn 30 phút
    • Vitamin 3B x 4 viên, sáng 2 – chiều 2 sau ăn.
    • Sulpiride 200mg x 2 viên, sáng 1 – tối 1 dùng sau ăn

Lưu ý: Tất cả những thông tin trên bệnh án chỉ mang tính chất tham khảo ngẫu nhiên của 2 bệnh nhân khác nhau. Bạn không nên tự ý sử dụng đơn thuốc đó cho bản thân mình hoặc giới thiệu cho người khác để tránh tiền mất tật mang.

>> Tìm hiểu thêm:

Trên đây là hai mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng khá đầy đủ và chi tiết. Bạn hãy tham khảo và nắm rõ quy trình khám bệnh để thuận lợi khi đi khám, làm xét nghiệm. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng thực sự trở thành “căn bệnh quốc dân” và là mối quan tâm của rất nhiều người. Vậy đâu là giải pháp tối ưu nhất cho việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng? Hãy cùng CumarGold tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Những điều cần biết về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 

1.1 Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Định nghĩa viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày, tá tràng (phần ruột non tiếp giáp với dạ dày) bị tổn thương, sinh ra những vết viêm loét và lộ ra những lớp bên dưới thành dạ dày hoặc thành ruột, gây nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

Những vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày tá tràng có thể do tăng tiết của acid dịch vị dạ dày hoặc do sự phá hủy của những vi khuẩn đang cư trú bên trong dạ dày. Các vết viêm loét trên dạ dày thường nhiều gấp 4 lần trên tá tràng.

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Bệnh hay gặp ở người già nhưng hiện tại bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đang có xu hướng trẻ hóa.

1.2 Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

  • Các cơn đau vùng thượng vị: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất mà ai cũng gặp phải. Những cơn đau âm ỉ dai dẳng vùng thượng vị kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu, cơn đau có thể lan ra phía sau lưng, cơn đau thường kéo dài vài phút thậm chí vài giờ, chúng sẽ hết khi bạn ăn no hoặc uống thuốc kháng acid.
  • Ợ hơi, ợ chua, một số người có thể xuất hiện ợ nóng nếu có trào ngược dạ dày thực quản
  • Đầy bụng khó tiêu
  • Buồn nôn, nôn
  • Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, phân rắn như phân dê…
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân, mệt mỏi, mất ngủ…

Trong những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Sốt cao 39 – 40 độ C
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc dịch nôn có màu như bã cà phê
  • Đi ngoài phân đen hoặc ra máu tươi
  • Người mệt mỏi, hay bị hoa mắt, chóng mặt, có thể bị ngất

Khi bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay lập tức.

Xem thêm: TOP 8 điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng TRIỆU CHỨNG

1.3 Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Do nhiễm khuẩn vi khuẩn H.pylori.
  • Thường xuyên sử dụng, làm dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Số ít bệnh nhân bị hội chứng Zollinger – Ellison hay có khối u trong dạ dày tá tràng hoặc lá lách

Ngoài ra, còn cần phải kể đến một số những yếu tố nguy cơ cao sau:

  • Các yếu tố thuộc về tâm lý như căng thẳng, stress, các sang chấn về tâm lý… trong xã hội hiện đại đây là yếu tố có nguy cơ cao nhất .
  • Các thói quen xấu trong ăn uống như bỏ bữa,, ăn quá khuya, sử dụng thức ăn cay nóng, uống rượu bia…
  • Các thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, lười vận động, không cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi…
  • Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích
  • Nhiễm khuẩn dạ dày: Ngoài vi khuẩn Hp, dạ dày của bạn cũng có thể nhiễm khuẩn từ một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm tai mũi họng…
  • Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố cần được quan tâm

2. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Để quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả cao và nhanh chóng, bạn cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất

Điều trị càng sớm càng tốt. Ngay từ khi thấy những triệu chứng khó chịu đầu tiên, bạn cần đi khám và điều trị dứt điểm sớm, không được chủ quan đợi đến khi bệnh nặng, nó không chỉ khiến bạn mệt mỏi khó chịu mà còn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, có thể gây biến chứng nguy hiểm, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Nguyên tắc thứ hai

Điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian, không bỏ thuốc, không tự ý đổi thuốc, không tự ý sử dụng thuốc.

Nguyên tắc thứ ba

Giảm các yếu tố tấn công. Thực hiện các biện pháp giúp giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày xuống mức thấp nhất, cản trở việc giải phóng chất gây viêm prostaglandin… bằng cách sử dụng thuốc ức chế hoặc trung hòa acid

Nguyên tắc thứ bốn

Tăng cường các yếu tố bảo vệ. Tăng cường bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, tăng tiết chất nhầy Mucin bảo vệ niêm mạc.

Nguyên tắc thứ năm

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do Hp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.

Nguyên tắc thứ sáu

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, cần kết hợp thay đổi và kiên trì thực hiện những thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, luôn giữ tinh thần vui vẻ tránh stress…để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có kết quả tốt hơn, nhanh hơn, ngừa bệnh tái phát trở lại.

Nguyên tắc thứ bảy

Kiên trì điều trị. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là cả một quá trình dài và phức tạp, vì thế để bệnh có thể điều trị dứt điểm, tránh tái phát bạn cần phải kiên trì điều trị, kiên trì duy trì những thói quen tốt cho dạ dày cả trong và sau điều trị

Nguyên tắc thứ tám

Tái khám định kỳ đúng hẹn. Đây là một nguyên tắc mà rất nhiều bệnh nhân bỏ qua khi đã hết bệnh, và đó là một sai lầm. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ biết bệnh tiến triển theo chiều hướng tốt hay xấu để có những thay đổi phù hợp hơn.

Và đặc biệt, với những bệnh nhân dương tính với Hp, tái khám là điều vô cùng cần thiết để bác sĩ có thể biết chắc chắn rằng bạn đã âm tính với Hp hay chưa, có cần phải thay đổi phác đồ điều trị khác không…

3. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị từ nguyên nhân là cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất. Bạn nên thực hiện theo những điều dưới đây:

3.1 Thay đổi lối sống sinh hoạt giúp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt

Có rất nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, làm quá trình điều trị chậm lại, làm tăng nguy cơ bệnh tái phát lại nhiều lần. Nếu bạn đang có những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên, bạn nên thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày của bản thân và gia đình bạn theo hướng tích cực và lành mạnh hơn.

  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày. Ngủ sớm, dậy sớm, nên đi ngủ trước 23 giờ, hạn chế thức khuya.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày hoặc tối thiểu 3 lần/ ngày. Bạn nên lựa chọn những môn thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của mình. 
  • Cân đối thời gian cho các hoạt động trong ngày, ngoài thời gian làm việc bạn cần giành thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Thực hiện và duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng

3.2 Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần phải thay đổi chế độ ăn uống 

Chế độ ăn uống và những món ăn, những loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày có thể quyết định đến sức khỏe dạ dày của bạn.

3.2.1 Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn những thực phẩm gì?

Những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên tăng cường sử dụng những nhóm thức ăn, thực phẩm sau để giảm áp lực cho dạ dày

  • Thức ăn dạng lỏng, mềm: Thực phẩm được chế biến thái nhỏ, nấu kỹ, mềm, nấu ở dạng lỏng, nhiều nước như cháo, súp, các món hầm…sẽ rất tốt cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, giảm áp lực lên dạ dày, dạ dày không phải co bóp làm việc nhiều.
  • Nhóm thực phẩm chứa tinh bột: Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, tinh bột còn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm nồng độ acid có trong dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều bánh mỳ, cơm, bột sắn, bánh quy…, hạn chế những loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, khoai tây vì chúng làm tăng tiết acid dạ dày sau khi tiêu hóa.
  • Nhóm thực phẩm giàu protein: Cũng như tinh bột, protein là một nhóm thực phẩm quan trọng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, protein đặc biệt là những loại protein dễ tiêu hóa, ít chất béo là nguồn nguyên liệu tốt và cần thiết để làm lành những vết viêm loét, tái tạo niêm mạc và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các loại thịt gia cầm như gà, vịt cá, sữa tách béo, sữa chua…là nguồn protein vàng cho bạn. Chú ý cân bằng giữa 2 nguồn protein động vật và thực vật.
  • Nhóm thực phẩm giàu flavonoid: Các chất chống oxy hóa trong nhóm thực phẩm này sẽ nhanh chóng làm liền các vết viêm loét, khôi phục lại lớp niêm mạc, ngăn ngừa sự quay trở lại của các vết loét. Quả việt quất, trà xanh, anh đào, ớt chuông…là những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa rất tốt để bảo vệ sức khỏe dạ dày của bạn.
  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Để tránh rối loạn tiêu hóa và giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, đừng quên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, chất xơ giúp giảm acid dịch vị, giảm đau, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi khó tiêu, ngăn ngừa vết loét tiến triển… Các loại rau đặc biệt là những loại rau có màu xanh đậm, rau họ cải như cải bắp, cải xoắn, rau bina, súp lơ… là nguồn chất xơ rất tốt với những bệnh nhân viêm loét dạ dày. 

3.2.2 Viêm loét dạ dày tá tràng cần hạn chế những thực phẩm gì?

Nếu bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm sau: 

Thực phẩm người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn
Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Các loại đồ uống có cồn như rượu bia, cà phê, đồ uống có gas: Những chất có trong các loại đồ uống này như ethanol, cafein, khí CO2 sẽ gây những ảnh hưởng xấu trực tiếp đến dạ dày của bạn.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích
  • Thức ăn có nhiều gia vị cay nóng như hạt tiêu, mù tạt, tương ớt sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày nhiều hơn, là các vết loét có xu hướng lan rộng hơn
  • Đồ ăn sống hoặc chưa chế biến chín có thể là một nguồn lây nhiễm vi khuẩn H.pylori và nhiều loại vi khuẩn khác có hại cho hệ tiêu hóa
  • Những đồ ăn chế biến lạnh như kem, thực phẩm ướp lạnh, những đồ ăn mới từ trong tủ lạnh lấy ra…có thể làm tăng kích ứng niêm mạc, các vết loét bị tổn thương nặng hơn
  • Không ăn quá nhiều chất xơ để tránh tạo thêm gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa, 
  • Không sử dụng những món ăn cứng, khó tiêu hóa sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn
  • Các loại thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày
  • Hạn chế những thực phẩm có nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán sẽ kích thích co thắt dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây đầy hơi khó tiêu
  • Hạn chế sử dụng những đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp
  • Những loại thực phẩm chứa acid cyanhydric: Khi sử dụng một số loại thực phẩm như su su, măng tươi, củ sắn tươi (khoai mì), acid cyanhydric có trong các loại thực phẩm này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, khiến dạ dày khó chịu hơn
  • Tránh ăn các loại nấm: Trong nấm có chứa amatina phalloides chưa phân hủy, chúng là một loại độc tố khiến cho các vết loét trong dạ dày lan rộng và sâu hơn thậm chí có thể làm hình thành thêm những vết loét mới. 

3.3 Loại bỏ stress khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Stress là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây viêm loét dạ dày tá tràng sau nhiễm khuẩn H.pylori và sử dụng thuốc NSAIDs. Hoạt động của hệ tiêu hóa được chỉ huy bởi hệ thống thần kinh ruột (dây thần kinh số X) có liên hệ với thần kinh trung ương.

Khi cơ thể bạn gặp phải những căng thẳng, stress, hệ thần kinh trung ương kích hoạt phản ứng “bay hoặc chiến đấu” sẽ làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng tiết acid dịch vị đồng thời có thể gây viêm, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Không phải căng thẳng, stress sẽ gây viêm loét dạ dày tá tràng, hầu hết chúng chỉ gây những ảnh hưởng khó chịu lên hệ tiêu hóa của bạn, nhưng nếu sự khó chịu này diễn ra trong một thời gian dài, chắc chắn các vết loét sẽ xuất hiện.

Vì thế, để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và ngăn không cho bệnh tái phát nhiều lần, việc bạn cần làm là giải quyết những mối lo âu gây căng thẳng stress, giữ tinh thần thoải mái vui vẻ 

3.4 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc kháng sinh

Viêm loét dạ dày tá tràng dương tính với Hp bắt buộc phải điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh là một loại thuốc đặc biệt và vô cùng nhạy cảm, việc sử dụng chúng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ một cách nghiêm ngặt để điều trị và tiêu diệt hết vi khuẩn H.pylori trong cơ thể và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng kháng kháng sinh.

Một số nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng kháng sinh:

  • Uống thuốc đúng thời điểm ghi trong đơn. Hầu hết, với những bệnh ở đường tiêu hóa kháng sinh thường được chỉ định uống vào lúc đói hoặc xa bữa ăn để có hiệu quả tốt nhất
  • Sử dụng đúng liều lượng cho một lần sử dụng, không được tự ý giảm liều hoặc giảm liều ngay sau ít ngày sử dụng vì thuốc sẽ không phát huy được hết tác dụng đồng thời còn làm tăng tình trạng kháng thuốc
  • Sử dụng đủ thời gian quay định. Khi sử dụng kháng sinh bắt buộc bạn phải sử dụng đủ liều quy định, không nên bỏ thuốc khi thấy hết bệnh.
  • Chú ý theo dõi tác dụng phụ của thuốc, những phản ứng dị ứng hay những biến chứng khác của thuốc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.

3.5 Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị chính và chủ yếu với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

3.5.1 Thuốc giảm tác động của quá trình phá huỷ

Đây là những loại thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng, chúng gồm các loại thuốc sau:

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc tây y điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Sử dụng thuốc ức chế bơm proton

Tác dụng:

  • Ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton
  • Giảm đau và các triệu chứng khó chịu khác nhanh chóng và hiệu quả
  • Tỷ lệ liền sẹo cao

Một số biệt dược thuộc nhóm PPI thường gặp: Nexium, Pantoloc, Lomax, Pariet, Omeprazol …

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Bệnh nhân sử dụng PPI thường gặp một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, hoa mắt, chóng mặt, loạn nhịp tim, hạ huyết áp…
  • Thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương nếu sử dụng trong thời gian dài.

Thuốc ức chế thụ thể Histamin H2

Tác dụng: 

  • Giảm tiết acid dịch vị
  • Giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu

Một số biệt dược thuộc nhóm kháng Histamin H2 thường gặp: Ranitidin, Ranitidine, Zantac, Famotidin

Tác dụng phụ:

  • Các thuốc kháng Histamin H2 có thể gây ra một số tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương như hoa mắt chóng mặt, rối loạn tiêu hóa  như tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, rối loạn nhịp tim, đau cơ, đau khớp…
  • Sử dụng thuốc trên 8 tuần có thể kháng androgen gây vú to ở nam giới, tăng tiết prolactin gây hiện tượng tiết sữa ở nữ, gây liệt dương, rối loạn cơ quan tạo máu, giảm bạch cầu…

Nhóm thuốc trung hòa acid

Tác dụng: 

  • Trung hòa acid dịch vị, tăng pH dạ dày
  • Ức chế sự hoạt động của men tiêu hóa pepsin 
  • Tăng cường tác dụng của lớp chất  nhầy mucin, tái tạo niêm mạc dạ dày
  • Giảm đau và giảm các triệu chứng khó chịu

Một số biệt dược thuộc nhóm thuốc trung hòa acid thường gặp: Maalox, Yumangel, Gastropulgite, Phosphalugel

Nhược điểm: Chỉ có tác dụng trong thời gian rất ngắn (3 giờ)

Tác dụng phụ:

  • Làm tiêu hao phosphate trong cơ thể khiến người dùng bị mệt mỏi, chán ăn
  • Thuốc có chứa magie hydroxit có tác dụng nhuận tràng gây tiêu chảy nếu sử dụng lâu. Không sử dụng cho người bệnh thận.
  • Thuốc chứa nhôm hydroxit có tác dụng làm săn niêm mạc, nếu sử dụng dài ngày sẽ gây táo bón
  • Thuốc bicacbonat, canxi cacbonat có khả năng nhiễm kiềm toàn thân, làm tăng tiết gastrin, khiến dạ dày tiết ra nhiều acid HCl hơn nếu sử dụng dài ngày.
  • Thuốc trung hòa acid có thể làm giảm hấp thu một số loại kháng sinh.

3.5.2 Thuốc tăng bảo vệ niêm mạc

Thuốc tăng bảo vệ niêm mạc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Sử dụng thuốc tăng bảo vệ niêm mạc

Thuốc tăng bảo vệ niêm mạc được chia thành:

  • Nhóm Sucralfat (Aluminium sucrose sulfat)
  • Nhóm hợp chất Bismuth

Đây là nhóm thuốc có tác dụng:

  • Giúp tạo một lớp hàng rào bảo vệ dạ dày
  • Tăng pH trong dạ dày
  • Kích thích sản xuất Prostaglandin tại chỗ

Một số biệt dược của nhóm thuốc tăng bảo vệ niêm mạc hay được sử dụng: Subcitrate, Gellux, Sucralfat, Bismuth, Trymo, Bistin 

Tác dụng phụ:

  • Nhóm Sucralfat thường gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, hạ huyết áp, ngứa ngáy…
  • Nhóm Hợp chất Bismuth gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, loạn dưỡng xương, đen vòm họng, gây nôn, buồn nôn, đi ngoài phân đen

3.5.3 Thuốc điều trị HP

Nhóm thuốc điều trị Hp là nhóm thuốc được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn Hp với thuốc sử dụng chính là những loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gram âm và có tác dụng tốt trên hệ tiêu hóa. Thuốc điều trị Hp là sự  kết hợp của những loại thuốc sau:

  • Kháng sinh và hợp chất Bismuth
  • 2 nhóm kháng sinh và PPI
  • 2 nhóm kháng sinh, PPI và Bismuth
  • 2 nhóm kháng sinh, PPI hoặc kháng H2 kết hợp với kháng sinh phổ rộng

Thông thường, để điều trị Hp thường hay sử dụng hai phác đồ sau:

Phác đồ 3 thuốc: 2 kháng sinh – 1 PPI sử dụng trong 10 – 14 ngày

  • Amoxicillin 1g/ lần x 2 lần/ ngày
  • Clarithromycin 500mg/ lần x 2 lần/ ngày
  • Omeprazol hoặc Esomeprazol 20mg/ lần x 2 lần/ ngày

Trong đó:

  • Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm Penicillin có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Clarithromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid là một kháng sinh an toàn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp
  • Omeprazol, Esomeprazol là những thuốc ức chế bơm proton PPI có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng khó chịu, ức chế bơm proton và làm liền sẹo vết loét. Có thể sử dụng những dược chất khác cũng thuộc nhóm PPI

Phác đồ 4 thuốc:  2 kháng sinh – 1 PPI – 1 Bismuth. Phác đồ 4 thuốc được sử dụng khi phác đồ điều trị 3 thuốc thất bại

  • Metronidazole 500mg/ lần x 2 lần/ ngày
  • Amoxicillin 1g/ lần x 2 lần/ ngày
  • PPI 20mg/ lần x 2 lần/ ngày trước ăn
  • Bismuth 60mg/ lần x 2 lần/ ngày

Trong đó:

  • Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm Penicillin có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Metronidazole là kháng sinh có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng
  • PPI có tác dụng giảm đau, giảm triệu chứng khó chịu, ức chế bơm proton và làm liền sẹo vết loét. 
  • Hợp chất Bismuth có tác dụng giúp tạo một lớp hàng rào bảo vệ dạ dày, tăng pH, sản xuất Prostaglandin tại chỗ, tiêu diệt vi khuẩn Hp

Có rất nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị Hp, tùy theo tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có những điều chỉnh kháng sinh cho phù hợp nhất. 

3.6 Thuốc đông y

Bên cạnh thuốc Tây y, các loại thuốc Đông y đặc biệt là những loại dược liệu tự nhiên quen thuộc trong đời sống cũng được rất nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị giảm đau dạ dày

3.6.1 Nghệ vàng

Để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc Đông y, loại dược liệu đầu tiên mọi người nghĩ đến đó chính là củ nghệ vàng. Nghệ vàng có vị cay đắng tính ôn quy kinh can và tỳ. Trong nghệ có chứa rất nhiều tinh dầu, protein, đường, vitamin và khoáng chất, và đặc biệt là curcumin có tác dụng rất tốt cho sức khỏe

Có rất nhiều cách chế biến nghệ để làm thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng như: nghệ tươi ngâm mật ong, tinh bột nghệ mật ong… Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một bài thuốc cổ vô cùng hiệu quả từ củ nghệ vàng 

Nghệ vàng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Sử dụng nghệ vàng, sắn dây, chuối chát

Nguyên liệu:

  • Nghệ tươi: 10 củ
  • Chuối xanh còn chát: 5 quả
  • Củ sắn dây: 5 củ vừa

Thực hiện:

  • Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch để ráo, thái lát mỏng phơi khô
  • Xay nghệ thành bột mịn và cất vào lọ bảo quản
  • Sắn dây rửa sạch, đem nghiền, lọc và phơi khô thành bột bảo quản trong lọ kín
  • Chuối xanh rửa sạch, thái lát phơi khô và nghiền thành bột, bảo quản trong lọ kín
  • Sử dụng 2 thìa cà phê bột nghệ : 1 thìa cà phê bột chuối chát : 1 thìa cà phê bột sắn dây : 100ml nước ấm
  • Uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn trưa và ăn tối 30 phút
  • Sử dụng 2 tháng là chứng viêm loét dạ dày tá tràng của bạn khỏi hẳn.

Lưu ý:

  • Không sử dụng nghệ cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc bị rong kinh
  • Khi sử dụng nghệ mật ong, không nên sử dụng quá nhiều chất xơ để tránh tạo thành khối bã làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
  • Bạn có thể chuyển sang sử dụng Nano curcumin để thuận tiện hơn cho việc sử dụng, tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

3.6.2 Nha đam

Không chỉ có tác dụng làm đẹp, những lá nha đam còn có thể được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất tốt. Trong phần gel trong của lá lô hội có chứa aloectin B có tác dụng làm lành vết loét dạ dày hiệu quả.

Có rất nhiều cách để bạn sử dụng nha đam chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đơn giản nhất là sử dụng trực tiếp nước ép từ phần gel trong, sử dụng nha đam với mật ong hoặc bài thuốc dưới đây:

Nguyên liệu:

  • Lá nha đam 2 lá 
  • Tinh bột nghệ 20g
  • Dạ cẩm 20g
  • Cam thảo 6g

Thực hiện:

  • Lá nha đam rửa sạch, gọt bỏ hết phần lá xanh chỉ để lại phần gel trắng trong, ngâm và rửa sạch nhớt
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc thuốc với 3 bát nước, đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ đun tiếp 5 – 7 phút
  • Uống nước 3 lần/ ngày, uống trước khi ăn 10 phút
  • Sử dụng bài thuốc đều đặn trong 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

Lưu ý:

  • Không sử dụng khi bệnh nhân đang bị tiêu chảy
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai
  • Không sử dụng quá 400ml gel/ ngày
  • Nếu bị kích ứng hay khó chịu thì ngưng sử dụng ngay lập tức

3.7 Thực phẩm chức năng

Sử dụng thực phẩm chức năng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Sử dụng thực phẩm chức năng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng điều trị chủ yếu bằng thuốc Tây y, tuy nhiên nếu được sự đồng ý của bác sĩ, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hơn, an toàn và hiệu quả hơn.

Sử dụng thực phẩm chức năng chữa viêm loét dạ dày có rất nhiều ưu điểm:

  • Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên an toàn với người sử dụng, không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.
  • Vừa có tác dụng ngăn chặn tiến triển của bệnh, vừa làm giảm các triệu chứng 
  • Hạn chế bệnh tái phát, ngăn ngừa biến chứng
  • Ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào trong bào chế nguyên liệu giúp phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ điều trị, tăng sinh khả dụng lên nhiều lần
  • Các loại thực phẩm chức năng có tác dụng toàn diện lên cơ thể bạn, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Hiện nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đều có đưa Nano curcumin vào trong thành phần của mình để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị. Chính nhờ kích thước siêu phân tử, các tác dụng tuyệt vời của Curcumin trong nghệ vàng được phát huy tối đa.

Tác dụng của Nano curcumin:

  • Chống viêm, làm lành vết loét nhanh chóng
  • Giảm tiết acid dịch vị, tăng sản sinh chất nhầy mucin, tái tạo niêm mạc dạ dày
  • Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp
  • Giúp ngăn tái phát, ngừa biến chứng nguy hiểm
  • Có tác dụng với những tế bào ung thư, ức chế sự phát triển tế bào ung thư, giảm những tác động có hại sau quá trình hóa trị xạ trị, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe bệnh nhân

Trên thị trường hiện nay, bạn có thể tìm thấy rất nhiều những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Nano curcumin của nhiều công ty dược khác nhau. Chất lượng của mỗi sản phẩm sẽ phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, công thức bào chế, các kết quả thử nghiệm lâm sàng và quan trọng nhất chính là nguồn Nano curcumin chất lượng. CumarGold là một sản phẩm chất lượng hội tụ đủ cả 4 yếu tố trên:

  • CumarGold có sự kết hợp Piperine và Nano curcumin, giúp tăng hấp thu curcumin vào cơ thể, tăng sinh khả dụng lên đến 95%, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, tăng hiệu quả chống viêm giảm đau và ngăn ngừa những biến chứng bất lợi
  • CumarGold được chuyển giao công nghệ từ công trình nghiên cứu về nano curcumin của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hiện nay, CumarGold hiện là sản phẩm duy nhất có dữ liệu khoa học bài bản cùng với dữ liệu lâm sàng của hàng trăm nghìn khách hàng đã sử dụng sản phẩm.
  • Nguồn Nano curcumin đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn của, đảm bảo về 3 tiêu chí: kích thước đồng đều từ 50 – 70 nm, hàm lượng curcumin trong hạt nano trên 20% và độ hòa tan cao gấp 7500 lần. CumarGold tự hào là sản phẩm bảo vệ sức khỏe sử dụng Nano curcumin đầu tiên và chính hãng tại Việt Nam.

Nếu bạn đang đi tìm một loại thực phẩm chức năng có Nano curcumin, CumarGold là lựa chọn số 1 của bạn.

Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh rất đặc biệt, bệnh có thể điều trị khỏi nhưng lại rất hay tái phát, thậm chí tái phát nhiều lần và trở thành bệnh mãn tính. Nếu bạn hỏi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có khó không? Tôi nghĩ, chính bạn sẽ là người quyết định câu trả lời và bạn biết chính xác mình sẽ phải làm gì ngay bây giờ.

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x