Giải đáp thắc mắc vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không?
-
Ngày đăng:
26/02/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
353
Nội dung bài viết
ToggleBạn đang chữa trị hoặc đang chăm sóc người bị nhiễm HP? Bạn lo lắng không biết vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không? Liệu những người xung quanh có bị lây bệnh hay không? Hãy bớt lo lắng và cùng giải tỏa nỗi những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không?
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây nên các bệnh về đường ruột và tiêu hoá như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Vi khuẩn này sống nhiều ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và thuộc nhóm vi khuẩn ưa sống trong môi trường acid…
Theo GS.TS.Bác sĩ Đào Văn Phan, Hp không lây qua hơi thở. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HP tồn tại chính trong dạ dày và có thể có mặt trong toàn bộ đường tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không tồn tại và sinh sống trong đường thở của con người. Vì vậy, HP không thể có mặt trong hơi thở của người bệnh và phát tán ra ngoài.
Mặc dù vậy, do HP tồn tại trong toàn bộ độ dài của hệ tiêu hóa, nước bọt của người bệnh có thể có chứa vi khuẩn HP. Nếu tiếp xúc hoặc giao tiếp gần với bệnh nhân, bạn có thể bị dính các giọt nước bọt này và hoàn toàn có khả năng bị nhiễm khuẩn HP.
Xem thêm:
2. Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua đường nào?
HP tồn tại trong hệ tiêu hóa. Do đó, những con đường khiến dịch trong hệ tiêu hóa phát tán ra ngoài sẽ là cánh cửa để HP lây lan.
Đường miệng – miệng:
Vi khuẩn Hp có nhiều trong khoang miệng, nước bọt và cả cao răng của người bệnh. Do đó, bạn có thể bị lây bệnh từ người này nếu dùng chung đồ dùng sinh hoạt như bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp…
Việc người lớn nhai và mớm cơm cho trẻ nhỏ cũng khiến HP lây từ người lớn qua cho trẻ.
Đường phân – miệng:
Hp có thể theo phân đào thải ra ngoài. Do đó, nếu không vệ sinh tay kỹ càng sau khi đi vệ sinh, khuẩn Hp sẽ bám lại trên tay và dễ dàng lây lan cho người khác khi chế biến đồ uống, thức ăn…
Không xử lý chất thải đúng cách, để ruồi muỗi tiếp xúc với phân rồi đậu vào thức ăn cũng là một trong những lý do khiến HP lây lan.
Đường dạ dày – dạ dày:
Trong quá trình làm nội soi dạ dày, khuẩn HP có thể bám vào dụng cụ nội soi. Nếu dụng cụ y tế sau đó không được vệ sinh kỹ thì những người bệnh tiếp theo hoàn toàn có thể bị lây nhiễm.
3. Biểu hiện lây nhiễm vi khuẩn Hp
Hãy nắm vững những biểu hiện dưới đây để có thể phát hiện sớm vi khuẩn HP và điều trị kịp thời.
- Đau nhức hoặc nóng rát ở bụng: cảm thấy bụng đau rát bất thường và tần suất diễn ra thường xuyên hơn thông thường.
- Đau bụng khi đói: Khi đói bụng, bụng đau âm ỉ và nhiều người thường lầm tưởng đó với bệnh dạ dày thông thường và bỏ qua.
- Buồn nôn: Dù chưa ăn gì hoặc đã ăn vừa đủ vẫn luôn cảm thấy buồn nôn và cảm thấy khó chịu trong bụng chỉ muốn tống thức ăn ra ngoài.
- Ăn mất ngon: Bạn không còn cảm thấy ngon miệng dù đó là những món mình thích, trước mỗi bữa ăn thường chán nản và ăn rất ít.
- Thường xuyên ợ: Tần suất ợ chua nhiều hơn và bản cảm thấy có chịu cả ngày.
- Đầy hơi: Dù ăn rất ít và các thực phẩm không quá dầu mỡ nhưng vẫn cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và cảm giác đầy hơi duy trì rất lâu.
Xem thêm chi tiết:
- Top 10 triệu chứng có vi khuẩn HP bạn cần cảnh giác
- Làm gì khi bị nhiễm HP dương tính?
- Vi khuẩn HP dương tính sẽ gây ung thư?
Tham khảo tại Chuyên trang thông tin Y khoa – Mayo Clinic, Hoa Kỳ.
4. Cách phòng lây nhiễm vi khuẩn Hp
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, bên cạnh việc nắm rõ các biểu hiện của bệnh để phát hiện kịp thời, bạn nên học cách chủ động phòng tránh bệnh.
Đối với vi khuẩn dễ lây như Hp, bạn cần lưu ý những phương pháp phòng bệnh sau:
Rửa tay sạch sẽ
Hình thành thói quen rửa tay thường xuyên hơn, nhất là sau khi tiếp xúc với nhiều đồ vật ngoài đường, vui chơi với động vật và sau khi đi vệ sinh. Bạn nên sử dụng xà phòng tiệt trùng để tiêu diệt vi khuẩn thay vì chỉ dùng nước thông thường.
Ăn chín uống sôi
Đối với những người có tiền sử mắc bệnh đau dạ dày trước đó, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm sống như rau sống, gỏi, sushi… để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HP. Hãy ăn chín uống sôi để đảm bảo tiêu diệt khuẩn HP trong đồ ăn.
Không tiếp xúc với người bệnh
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi trò chuyện nên mang khẩu trang để tránh việc nước bọt người này văng trúng bạn. Không sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người bệnh.
Khám bệnh định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để biết bạn có mắc bệnh hay không.Có nhiều trường hợp, người nhiễm vi khuẩn Hp không hề biết bản thân đang mắc bệnh vì biểu hiện không rõ ràng. Chỉ thông qua những buổi khám sức khoẻ như thế này, bạn mới có cơ hội kiểm tra xem liệu mình có đang mang mầm bệnh hay không.
Xem thêm:
Giờ thì chắc bạn đã trả lời được câu hỏi vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không rồi chứ? Hãy sử dụng những kiến thức trên đây để quan tâm đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh nhiều hơn.