Skip to main content

Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? [HỎI – ĐÁP]

  • Ngày đăng:

    06/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    300
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì vậy, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị viêm dạ dày tá tràng hiệu quả. Vậy người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì và kiêng gì? Nên uống gì? Thực đơn và chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày tá tràng thế nào khoa học và tốt? Hãy để CumarGold giúp bạn tìm hiểu câu trả lời!

1. Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? kiêng ăn dưa muối
Viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì? Dưa muối là một trong các thực phẩm kiêng hàng đầu của bệnh dạ dày

Một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ hỗ trợ việc điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng rất tích cực trong đó việc tránh những thực phẩm không tốt cho dạ dày sẽ giúp viêm dạ dày tá tràng của bạn bình phục nhanh hơn. Vậy viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

1.1. Thức ăn quá chua

Loét dạ dày nên kiêng gì? Đầu tiên phải nhắc tới đó là đồ chua. Thức ăn quá chua có chứa rất nhiều acid, acid từ các loại thực phẩm này sẽ hiệp đồng với acid dịch vị để làm trầm trọng thêm tình trạng loét dạ dày của bạn.

Các loại thực phẩm chua mà các bạn nên tránh gồm có bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua (như chanh, cam, bưởi), sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt…

1.2. Thức ăn nguội chế biến sẵn

Khi ăn các loại thức ăn chế biến sẵn sẽ khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, từ đó khiến hệ tiêu hoá phải làm việc nhiều hơn, dạ dày phải co bóp nhiều hơn. Ngoài ra các loại thức ăn chế biến sẵn còn chứa hàm lượng lớn acid cyanhhydric gây hại cho dạ dày.

Các loại thức ăn chế biến sẵn mà các bạn nên tránh gồm có: giăm bông, lạp xưởng, xúc xích, thịt hộp…

1.3. Thực phẩm chiên xào, rán, nướng

Các thực phẩm rán, chiên xào thường chứa nhiều dầu mỡ, vì vậy chúng rất khó được hấp thu, có thể gây tình trạng đầy bụng. Đặc biệt đối với những người đã bị loét dạ dày, hệ tiêu hóa kém hoạt động, thì rất dễ bị đầy bụng khi ăn những loại thực phẩm này.

Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? Kiêng đồ chiên xào
Người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế ăn đồ chiên xào

1.4. Thức ăn quá lạnh

Theo đông y, loét dạ dày là một triệu chứng của bệnh hư hàn, chính vì vậy những người bị loét dạ dày thường sẽ rất sợ lạnh. Khi ăn các thức ăn quá lạnh như kem, nước đá, đồ đông lạnh… sẽ làm cho các vết loét lâu lành hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.

1.5. Thức ăn sống, không hợp vệ sinh

Nhưng loại thức ăn sống, không hợp vệ sinh có thể chức các loại vi khuẩn, kí sinh trùng. Khi ăn các loại thực phẩm này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Những người đã bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa vốn đã bị tổn thương, khi ăn những loại thực phẩm này sẽ khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn.

1.6. Thức ăn cứng, dai

Không nên ăn thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng…Vì đây là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

1.7.  Thức ăn giàu đạm

Đạm (protein) được xem là chất đệm tạm thời đề trung hòa các chất tiết của dạ dày, nhưng nó cũng kích thích sự tiết pepsin. Pepsin là một enzym thủy phân protein, chính vì vậy enzym này cũng có thể thủy phân cả lớp màng nhày bảo vê niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên bạn cũng không nên loại bỏ đạm hoàn toàn khỏi bữa ăn, bạn nên ăn đạm khoảng 2 – 3 bữa 1 tuần là tốt nhất.

1.8. Gia vị cay

Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn cay sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn bị đau dạ dày chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng bao gồm: bột ớt, ớt đỏ, hạt tiêu, mù tạc… Bởi vì những loại thực phẩm cay này có thể gây sưng, phù, làm cho tình trạng viêm, loét trở nên nặng hơn.

1.9. Muối

Các nghiên cứu cho thấy muối kích thích dạ dày, ruột. Sử dụng nhiều muối có nguy cơ cao bị mắc bệnh loét dạ dày .Vì vậy nên hạn chế muối. Không chỉ gây nên các bệnh dạ dày, muối còn là căn nguyên của nhiều bệnh khác như sỏi thận, cao huyết áp…

2. Viêm loét dạ dày tá tràng không nên uống gì?

Bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? Nên tránh rượu bia
Bị viêm loét dạ dày không nên uống gì? Nên tránh cà phê, rượu bia
Không chỉ là vấn đề viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì mà những thức uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bị viêm dạ dày tá tràng không nên uống những thức uống sau:

2.1. Đồ uống các đồ uống có vị chua

Cũng giống như các loại thức ăn có tính chưa, các loại đồ uống này có chứa nhiều acid và làm cho tình trạng vết loét trở nên trầm trọng hơn. Các loại đồ uống mà người bị loét dạ dày cần tránh bao gồm: nước chanh, nước mơ, nước dứa…

2.2. Trà, cà phê

Cà phê và các thức uống có cà phê đều kích thích tăng tiết acid, hư hại niêm mạc dạ dày vì vậy, ngưng trà, cà phê là thái độ khôn ngoan đối với bệnh nhân bị loét dạ dày.

2.3. Rượu

Rượu có chứa trên 40% cồn có thể gây tổn thương trực tiếp lớp tế bào bảo vệ mặt trong của dạ dày. Lời khuyên chung cho câu hỏi viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì là nên hạn chế rượu, đặc biệt là không uống lúc bụng đói và không sử dụng những loại rượu có nồng độ cao.

2.4. Nước giải khát có ga

Với những bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng nếu uống nhiều nước có ga rất dễ dẫn tới tình trạng đầy hơi, chứng bụng. Đặc biệt đối với người có hệ tiêu hóa kém như những người bị loét dạ dày tá tràng.

3. Viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Bệnh nhân cần biết rằng không có loại thực phẩm nào có thể làm các cơn đau dạ dày biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu sử dụng phù hợp, chúng có thể sẽ giúp giảm tiết axit, giảm yếu tố tấn công gây ra bệnh. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ă:

3.1 Thức ăn giúp giảm lượng axit dạ dày

Đây là nhóm thức ăn có thể hỗ trợ giảm tiết axit, làm giảm nguy cơ viêm xung huyết dạ dày:

Gừng

Gừng có tính kiềm, giúp trung hòa bớt axit và chống viêm, làm giảm kích ứng tại niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể ngâm gừng với mật ong để dùng dần hoặc dùng một ly trà gừng mỗi khi cảm thấy đau dạ dày.

Bánh mì

Bánh mì có tác dụng như một miếng bông thấm, hút bớt axit trong dạ dày, từ đó mà làm giảm lượng axit và giảm kích thích lên thành dạ dày (axit trong dạ dày là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày)

Rau xanh

Rau xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể làm dịu niêm mạc hang vị dạ dày, đồng thời làm trung hòa bớt axit hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không ăn rau quá già và có nhiều xơ khó tiêu, gây tổn thương tới dạ dày.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng có tính kiềm, có thể trung hòa bớt axit dịch vị dư thừa trong dạ dày, từ đó giảm được yếu tốt tấn công niêm mạc gây loét dạ dày. Lòng trắng trứng tốt nhất nên ăn theo kiểu luộc hoặc hấp, không nên ăn kiểu chiên hay rán.

Hải sản

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể chế biến hải sản theo kiểu hấp, luộc hoặc chiên ít
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể chế biến hải sản theo kiểu hấp, luộc hoặc chiên ít

Hải sản chứa nhiều chất béo không no, rất tốt cho sức khỏe nói chung và cho dạ dày nói riêng. Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể chế biến hải sản theo kiểu hấp, luộc hoặc chiên ít dầu là tốt nhất. Nên ăn hải sản chín, không ăn sống, ăn gỏi.

Nước chanh loãng và mật ong

Chanh tuy có tính axit nhưng khi sử dụng với lượng nhỏ có thể mang lại hiệu quả tốt. Bạn có thể pha chanh loãng với mật ong và nước ấm, để tạo ra thức uống chống viêm và chống oxy hóa rất tốt.

Quả ít chua

Những loại quả ít chua như đu đủ chín, dưa hấu, chuối chín, quả bơ… đều có khả năng giảm tiết axit dạ dày – nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày.

Thịt nạc

Thịt nạc là thực phẩm rất dễ tiêu, đồng thời có chứa nhiều protetin, giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày. Ta nên chế biến thịt nạc ở dạng mềm như luộc, xay nhuyễn, nấu thành cháo, súp…như vậy sẽ khiến bạn dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.

3.2 Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày

Đây là nhóm thực phẩm có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, có khả năng bao phủ vết loét, giúp cho thương tổn sớm hồi phục. Những thực phẩm bạn nên ăn gồm có:

Cháo, súp

Người bệnh có thể thử súp nấu từ bột năng, thịt gà, rau củ hoặc các loại nấm. Cháo và súp còn rất giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa, không gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên rất phù hợp cho những người bị đau dạ dày và khó tiêu.

Sữa tách béo

Sữa tách béo sẽ làm một lớp đệm bao phủ niêm mạc dạ dày, làm dịu cơn đau rát gây ra khi các vết viêm loét tiếp xúc với axit và dịch vị.

Nghệ

Nghệ có chứa thành phần curcumin – chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Giúp làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày, giúp các vết loét nhanh lành hơn, giúp tái tạo niêm mạc dạ dày dày.

3.3. Thực phẩm giúp chống viêm loét dạ dày

Thực phẩm chống viêm loét có thể giúp làm giảm tình trạng viêm trong dạ dày, từ đó mà giảm đau và thúc đẩy làm lành các vết loét nhanh hơn. Những thực phẩm bạn nên ăn gồm có:

Thực phẩm chứa tinh dầu

Các loại rau củ chứa tinh dầu như gừng, bạc hà, cây đinh hương… đã được chứng minh là có khả năng kháng lại khuẩn HP. Vì vậy, chúng có thể giảm tác hại của tình trạng viêm xung huyết gây ra do loại vi khuẩn này.

Trà và mật ong

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên sử dụng trà và mật ong
Trà và mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, giúp các ổ viêm trong dạ dày nhanh khỏi

Trà và mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, giúp các ổ viêm trong dạ dày nhanh khỏi và các vết loét nhanh liền hơn. Trà mật ong cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp bệnh nhân viêm loét dạ dày mau chóng hồi phục.

Chiết xuất tỏi

Tỏi sở hữu khả năng kháng khuẩn rất lợi hại, có khả năng làm giảm những triệu chứng của viêm hang vị, viêm dạ dày. Bạn có thể ăn tỏi sống, dùng tỏi làm gia vị, hoặc sử dụng chiết xuất hydrosol tỏi nếu không thích mùi hôi loại củ này.

3.4 Thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá

Các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa thường là những thực phẩm lên men, có chứa nhiều lợi khuẩn và axit yếu giúp kích thích việc tiêu hóa. Người bệnh nên dùng 1 lượng nhỏ thực phẩm này mỗi ngày kèm theo các bữa ăn để giúp tiêu hóa tốt hơn. Những thực phẩm bạn nên ăn gồm có:

Sữa chua, sữa chua uống

Sữa chua có axit lactic và nhiều loại lợi khuẩn được hình thành từ quá trình lên men, giúp tiêu hóa diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Kim chi

Kim chi có chứa nhiều loại rau củ lên men khác nhau như củ cải, cải thảo… Cũng giống như sữa chua. Kim chi cũng chứa nhiều loại men, giúp tiêu hóa thức ăn, từ đó giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, dạ dày phải co bóp ít hơn

Các loại men vi sinh

Trong các loại men tiêu hóa và men vi sinh có chứa các loại vi khuẩn có lợi, giúp tái tạo lại hệ cân bằng đường ruột, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn.

Xem thêm:

4. Thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Bạn có thể tham khảo mẫu thực đơn dưới đây để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

4.1 Thực đơn 1

Bữa sáng: Cháo thịt băm (300ml)

Bữa trưa: 

  • Cơm (150g gạo)
  • Thịt băm sốt cà chua (40g)
  • Trứng tráng (40g) 
  • Bí xanh luộc (200g)
  • Bữa phụ: Thanh long (200g)

Bữa tối: 

  • Cơm (150g gạo) 
  • Thịt nạc vai băm viên hấp (40g) 
  • Cá trôi kho nhừ (50g)
  • Rau cải xào thái nhỏ (200g)

4.2 Thực đơn 2

Bữa sáng: 

  • Cháo đậu xanh (300ml)
  • Trứng gà (1 quả)

Bữa trưa: 

  • Cơm (150g gạo)
  • Thịt luộc 100g
  • Bắp cải nấu tôm (250ml)
  • Bữa phụ: Dưa hấu (200g)

Bữa tối: 

  • Cơm (150g gạo)
  • Đậu nấu cà rốt thịt bò

5. Lưu ý về chế độ cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, phân biệt rạch ròi những loại thực phẩm tốt và thức ăn gây hại, người bệnh cũng nên lưu ý tới những điều sau:

  • Hãy chú ý tới cân nặng của bản thân: nên điều tiết lượng thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu để bản thân mắc phải bệnh béo phì thì tình trạng viêm loét dạ dày có thể sẽ còn nặng hơn.
  • Không nên ăn quá nhiều trong một bữa: nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, cách đều nhau để làm giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày và giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
  • Không nằm ngay sau khi vừa ăn cơm: điều này sẽ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, cũng là một căn nguyên gây loét dạ dày.
  • Nâng cao đầu khi ngủ: cách này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.
  • Chỉ sử dụng thuốc đúng theo đơn mà bác sĩ đã kê: tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng, đặc biệt là các thuốc giảm đau, chống viêm, vì chúng là căn nguyên hàng đầu gây loét dạ dày.
  • Bỏ thuốc lá và rượu bia: chúng không chỉ gây loét dạ dày mà chúng còn là căn nguyên của nhiều bệnh khác như viêm phổi, xơ gan, tim mạch…

>> Tìm hiểu thêm:

Trên đây CumarGold đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì và kiêng gì” rồi. Bạn đọc nên tuân chủ theo chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và nguồn thực phẩm chất lượng để bệnh dạ dày có thể được chữa khỏi nhanh. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x