Skip to main content

Sinh lý bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

  • Ngày đăng:

    11/02/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    176

Trong số các bệnh về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Vậy bạn đã viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Nguyên nhân do đâu, triệu chứng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu sinh lý bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong bài viết này nhé.

Xem thêm:

1. Sinh lý bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

1.1. Định nghĩa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Theo các chuyên gia y tế viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng xuất hiện các vết loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Là bệnh mạn tính ( bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian phát bệnh ít nhất 3 tháng), diễn biến có tính chu kì (cơn đau có tính chất chu kì, loét dạ dày đau khi no, loét tá tràng đau khi đói, đau khi thay đổi thời tiết).

Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng

1.2. Cơ chế bệnh sinh viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng đó chính là sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các yếu tố tấn công

  • Acid dịch vị (HCl): HCl sẽ bào mòn niêm mạc, gây tổn thương trực tiếp tới niêm mạc dạ dày và tá tràng
  • Pepsin: Đây là một enzym thủy phân protein, nó có thể thủy phân chất nhầy – chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori: Vi khuẩn này tiết ra một số enzym, các enzym này phân hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng
  • Thuốc NSAIDs: đây là nhóm thuốc giảm đau, chống viêm phi Steroid, nhóm thuốc này ức chế enzym COX, dẫn tới giảm tổng hợp prostaglandin – chất trung gian hóa học gây viêm, giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra một số thuốc trong nhóm này còn có tính acid yếu (Aspirin) có khả năng bào mòn trực tiếp niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc Corticoid: đây là nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Khi dùng thuốc này với liều cao và dài ngày sẽ dẫn tới giảm tổng hợp prostaglandin đồng thời kích thích tăng tiết acid, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Chất kích thích: thường xuyên sử dụng thuốc lá, cafe, rượu, bia
vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng
Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng

Các yếu tổ bảo vệ

  • Muối kiềm bicarbonat: chất này có trong dịch tụy, có tác dụng trung hòa acid
  • Lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng

Khi các yếu tố tấn công tăng lên, các yếu tố bảo vệ giảm xuống sẽ dẫn tới loét dạ dày tá tràng.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Người đang bị stress: điều này sẽ khiến cơ thể tăng tiết hormon cortisol (cơ chế gây loét tương tự thuốc Corticoid)
  • Người có nhóm máu O: những người này có kháng nguyên Lewis, có ái lực cao với vi khuẩn HP
  • Người mắc hội chứng Zolliger – Ellison: hội chứng u đầu tụy, kích thích các tế bào viền tăng tiết acid (HCl)
  • Xơ gan: giảm phân hủy Histamin (Histamin là một chất kích thích tế bào viền tiết acid)
Căng thẳng stress kéo dài
Người căng thẳng stress kéo dài có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày tá tràng

Đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh, cần có một chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng.

1.3. Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Theo Giáo trình sinh lý bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của Đại học Dược Hà Nội, các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chia làm 2 nhóm chính bao gồm:

Đau vùng thượng vị

Đau vùng trên rốn và dưới xương ức, đây là triệu chứng phổ biến, thường gặp nhất với đặc điểm:

  • Đau âm ỉ, nóng rát: do tăng tiết acid gây bỏng niêm mạc dạ dày
  • Đối với loét dạ dày: đau khi ăn no, do dạ dày co bóp, thức ăn va chạm vào ổ viêm gây đau
  • Đối với loét tá tràng: đau khi đói, do khi đó, lỗ môn vị mở, dịch dạ dày di chuyển xuống tá tràng, tiếp xúc với ổ loét gây đau
  • Đau khi thay đổi thời tiết: khi thay đổi thời tiết, sức đề kháng của cơ thể suy yếu, là điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển, gây loét dạ dày.
Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là nhóm triệu chứng cơ bản nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Rối loạn tiêu hóa

  • Ợ hơi: do acid dịch vị phản ứng với bicarbonat do tụy tiết ra, sinh ra khí CO2 (HCO3- + H+ = CO2 + H2O)
  • Ợ chua: thức ăn ứ đọng trong dạ dày sẽ tăng cường quá trình lên men, từ đó dẫn tới tình trạng ợ chua.
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ăn không ngon miệng
  • Có thể gặp tình trạng tiêu chảy, táo bón
rối loạn tiêu hoá do viêm loét dạ dày tá tràng
Người bệnh thường gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hoá do viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu một người bình thường mà gặp phải các triệu chứng ở trên, thì đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Xem thêm: 4 phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất

2. Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

2.1 Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc (điều trị nội khoa)

Cơ chế điều trị bằng thuốc là sử dụng 2 kháng sinh diệt vi khuẩn Hp, kết hợp với 1 thuốc giảm tiết acid (có thể là thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng H2, thuốc bao vết loét,..)

Bạn có thể tham khảo 1 trong 3 phác đồ sau:

Phác đồ 1:

Amoxycillin 1000mg + Clarythromycin 500mg, mỗi ngày dùng 2 lần, Nexium mỗi ngày dùng 4 lần, mỗi lần dùng 1 viên 200mg (dùng trong các bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Phác đồ 2:

Clarythromycin 500mg + Metronidazol 500mg, mỗi ngày dùng 2 lần, Omeprazol mỗi ngày 1 lần, mỗi lần dùng 1 viên 20mg.

Phác đồ 3:

Tetracylin 500mg + Metronidazol 500 mg, mỗi ngày dùng 2 lần, Bismuth: mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 2 viên 120mg, dùng trước bữa ăn.

Đơn thuốc viêm dạ dày tá tràng
Đơn thuốc viêm dạ dày tá tràng theo Phác đồ 1

Bạn cần áp dụng phác đồ điều trị này trong 6 – 8 tuần, sau đó đến các cơ sở y tế kiểm tra tình trạng bệnh, để có những phác đồ điều trị phù hợp hơn.

Chú ý:

Không được lạm dụng kháng sinh đề phòng tình trạng vi khuẩn HP cũng như 1 số vi khuẩn khác ở đường tiêu hóa có thể kháng thuốc. Điều này khiến cho quá trình tiêu diệt các loại vi khuẩn này càng khó khăn hơn.

Bệnh nhân chỉ được dùng kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý sử dụng kháng sinh, không tự ý dừng liều kháng sinh trong quá trình điều trị.

Xem thêm:

2.2. Phẫu thuật (điều trị ngoại khoa)

Bắt buộc phải điều trị ngoại khoa khi bệnh nhân bị thủng ổ loét, có thể phải áp dụng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

  • Đối với trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa: chỉ điều trị ngoại khoa khi dùng thuốc không có kết quả.
  • Đối với trường hợp biến chứng là ung thư dạ dày, chỉ phẫu thuật khi ở giai đoạn đầu.
  • Đối với giai đoạn muộn, cần kết hợp với xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày trong trương hợp viêm loét dạ dày tá tràng gây thủng dạ dày

3. Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

  • Thay đổi chế độ ăn: một số loại thức ăn có chứa acid (cam, chanh, bưởi, quất,..), đồ ăn cay, nóng sẽ dẫn tới tình trạng loét dạ dày. Vì vậy cần loại bỏ các loại thức ăn này ra khỏi thực đơn ăn uống
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt:
  • Không làm dụng thuốc NSAIDs, Corticoid
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá
  • Thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, giảm stress
  • Nên ăn chậm, nhai kĩ, cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn
chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Xây dựng chế độ ăn uống không khoa học để phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Xem thêm: Top 9 cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không dùng thuốc

Kết luận

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về sinh lý bệnh loét dạ dày tá tràng, cũng như các cách để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Đừng quên chia sẻ bài viết này với bạn bè của bạn nhé.

Tham khảo tại chuyên trang Y tế Sức khoẻ Healthline.com 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x