Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không? [GIẢI – ĐÁP]
-
Ngày đăng:
04/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
212
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống. Chi tiết viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Cách chữa ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây
1. Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?
Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, do màng lót bên trong cùng của dạ dày hay bị bào mòn, gây nên các ổ loét nghiêm trọng.
Bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng đây không phải là điều dễ dàng. Bởi việc việc đầu tiên muốn chữa khỏi bệnh là phải tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả như ý muốn.
Chi tiết muốn chữa khỏi bệnh thì cách chữa trị như sau:
1.1. Tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày
Để biết được viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không thì việc đầu tiên là cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả. Cùng xác định nguyên nhân chính gây nên loét dạ dày:
- Vi khuẩn HP – Helicobacter pylori: Loại vi khuẩn này sinh sống và tồn tại trong dạ dày và gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho vùng niêm mạc.
- Stress: Khi bị stress, các acid hydrochloric và pepsin trong dạ dày sẽ kích thích tăng tiết khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày cũng bị thương tổn, từ đó hình thành các ổ loét trong dạ dày.
- Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, ăn quá nhiều muối, sử dụng bia rượu…, làm kích thích acid dịch vị tiết ra nhiều quá mức cần thiết, đồng thời nó cũng có thể làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc.
- Khi bạn bỏ bữa lượng acid tiết ra không được sử dụng sẽ tích tụ lại, làm tăng nồng độ acid trong dạ dày và dẫn tới viêm loét dạ dày.
- Thức khuya cũng là nguyên nhân kích thích sự hoạt động của các acid dịch vị, tạo thành các ổ loét trên vùng niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm NSAID: Sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau với liều lượng cao, liên tục sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến thành niêm mạc bị tổn thương gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
1.2 Lựa chọn đúng phương pháp điều trị bệnh
Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không cũng phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh. Sau khi tìm hiểu được chính xác nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được các bác chỉ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để có những hướng điều trị riêng.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ cần làm xét nghiệm kiểm tra sự có mặt của khuẩn HP trong dạ dày. Nếu kết quả xét nghiệm là HP dương tính thì người bệnh nhất định phải sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Kháng sinh sẽ được kê kèm một số thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc giảm tiết acid khác.
+) Phác đồ điều trị khuẩn HP 3 loại thuốc
Sử dụng phối hợp 3 thuốc: PPI (Ức chế bơm Proton) + Amoxicillin + Clarithromycin
Thời gian điều trị: Điều trị liên tục tối thiểu trong 10 ngày, có thể kéo dài tới 14 ngày
Liều dùng :
- Uống thuốc PPI (Ức chế bơm Proton) ngày 2 lần, uống 30 phút trước mỗi bữa ăn.
- Uống kháng sinh Amoxicillin hàm lượng 1000mg/lần x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Uống kháng sinh Clarithromycin hàm lượng 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
+) Phác đồ điều trị khuẩn HP với 4 loại thuốc có Có Bismuth
Sử dụng phối hợp 4 thuốc: PPI (Ức chế bơm Proton) + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazol
Thời gian điều trị: Phác đồ điều trị tối thiểu trong 10 ngày, có thể kéo dài 14 ngày
Liều lượng điều trị:
- Uống thuốc PPI (Ức chế bơm Proton) ngày 2 lần, uống 30 phút trước mỗi bữa ăn.
- Uống thuốc Bismuth hàm lượng 120mg, ngày 4 lần, uống trước bữa ăn.
- Uống Tetracyclin hàm lượng 500mg, ngày 4 lần. Uống khi no, sau ăn 30 phút.
- Uống Metronidazol hàm lượng 500mg, ngày 2 lần. Uống khi no, sau ăn 30 phút.
Với trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do lối sống thiếu khoa học, xét nghiệm HP âm tính, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, các bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc tây như
- Thuốc giúp trung hòa acid trong dạ dày như Gastropulgit, phosphalugel. hay các loại Thuốc chính để giảm tiết acid dịch vị, bao gồm
- Thuốc ức chế thụ thể H2 của histamin bao gồm Famotidine, cimetidin, nizatidine và ranitidine.
- Thuốc ức chế bơm proton thuốc có tác dụng ức chế tế bào viền tiết HCL Omeprazol, lansoprazol, pantoprazol, Rabeprazol …
- Nhóm thuốc tạo màng bọc: Bismuth hay CBS, Silicate Al, Silicate Mg, Sucralfate, Misoprostol, Rebamipide, Mucosta,…
Trên đây chỉ là một số nhóm thuốc dùng để điều trị đau dạ dày hiệu quả. Để biết thêm về liều lượng, cách dùng, bạn cần đến xin tư vấn của các bác sĩ để việc điều trị hiệu quả và chính xác.
1.3 Chữa khỏi dứt điểm viêm loét dạ dày tá tràng trong bao lâu
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân mà thời gian điều trị của mỗi người sẽ khác nhau.
Thông thường đối với những người bị viêm loét dạ dày ở cấp độ nhẹ, sau khi sử dụng thuốc từ 6 – 8 tuần sẽ chữa khỏi tận gốc bệnh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không có triệu chứng của loét dạ dày, tá tràng không có nghĩa là đã khỏi bệnh. Vì vậy sau 6 – 8 tuần dù không còn triệu chứng, bạn vẫn phải đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh.
Đối với bệnh nhân đã bị loét dạ dày tá tràng cấp độ nặng thời gian điều trị sẽ dài hơn từ 4 – 8 tháng, mỗi phác đồ dùng thuốc kéo dài khoảng 8 tuần, sau 8 tuần bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh, sau đó bác sĩ sẽ kê cho bạn phác đồ sử dụng mới hiệu quả hơn.
Để bệnh loét dạ dày tá tràng nhanh được chữa khỏi, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, một chế độ ăn hợp lý. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết phần này ở ngay dưới đây.
2. Các cách giúp nhanh chữa khỏi viêm loét dạ dày tá tràng
2.1 Xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ phần nào giúp bạn xóa tan nỗi lo viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không. Theo đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ có ảnh hưởng tốt đến việc điều trị viêm loét dạ dày.
- Nện ăn chậm, nhai kỹ, ưu tiên các thực phẩm có mỏng, mềm để bạn chế sự co bóp và tiết ra các acid dịch vị.
- Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho dạ dày như các loại ngũ cốc, sữa, mật ong, nghệ, chuối, cá hồi, trứng… vì ít béo, cơ thể dễ hấp thu, chứa các chất kháng khuẩn kháng viêm làm lành vết loét nhanh chóng hơn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng vì sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị làm ổ loét tổn thương nhiều hơn. Các thực phẩm mà người bệnh cần tránh như rượu, bia, thuốc lá, đồ chiên, mì cay, ớt, gà chiên…
2.2 Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
Để có thể chữa trị hoàn toàn chứng viêm loét dạ dày cũng như phòng tránh căn bệnh này cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và điều độ như
- Đi ngủ trước 11 giờ
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh, các thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là ăn sáng
- Thường xuyên tập thể dục, rèn luyện thể thao
2.3 Một số mẹo dân gian chữa dứt điểm loét dạ dày
+) Tinh bột nghệ:
Trong tinh bột nghệ chứa thành phần chính là Curcumin có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP và nhanh lành vết loét. Bạn có thể sử dụng trực tiếp tinh bột nghệ hoặc trộn nghệ nghề với mật ong để dùng.
Thời gian dùng: Nên dùng cách xa bữa ăn. Khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn. Mỗi lần dùng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ.
+) Lá mơ nông
Theo đông y, lá mơ nông có tác dụng diệt khuẩn gần như kháng sinh. Vì thế sử dụng lá mơ nông có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Cách dùng: Rửa sạch lá mơ nông, sau đó giã lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống khoảng 50ml nước (tương đương với 2 chén nhỏ)
+) Mật ong
Mật ong có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và giúp nhanh lành vết loét.
Cách dùng: Pha loãng mật ong vào nước ấm. Dùng 2 lần một ngày, vào buổi tốt trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi đã ăn sáng.
+) Lá bạc hà
Lá bạc hà có tác dụng giảm đau dạ dày do các cơn co thắt, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp thức ăn nhanh được tiêu hóa và hấp thu, từ đó làm giảm gánh nặng cho dạ dày.
Cách sử dụng: Bạn cần ăn khoảng 3 – 5 lá bạn hà trước mỗi bữa ăn, sau một thời gian triệu chứng bệnh của bạn sẽ được cải thiện rõ ràng
*Lưu ý: Bạn có thể sử dụng Nano Curcumin với những hoạt chất Curcumin trong củ nghệ tươi, có khả năng tiêu diệt tới 65 chủng khuẩn HP và tan trong nước lên đến 80% giúp cho quá trình hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Sản phẩm giúp giảm loét, chống viêm và tăng cường khả năng tái tạo làm lành vết thương từ đó giúp bảo vệ dạ dày một cách tối ưu nhất.
Trên đây là lời đáp cho thắc mắc viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được phần nào cách chữa loét dạ dày. Chúc các bạn luôn khoẻ mạnh!
>> Tìm hiểu thêm: