Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Có Chữa Khỏi Được Không?
-
Ngày đăng:
17/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
285
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày ruột cấp là tình trạng viêm tại niêm mạc đường tiêu hoá. Bệnh có diễn biến nhanh, triệu chứng dữ dội và có thể hết sau 2-4 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu sâu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, cách chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
1. Viêm dạ dày ruột cấp là gì?
Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng viêm cấp xảy ra ở khu vực niêm mạc tiêu hóa. Đây là một bệnh rất phổ biến, chỉ sau các bệnh đường hô hấp. ở những quốc gia đang phát triển, khu vực nhiệt đới với dân số đông, trình độ y tế chưa đảm bảo.
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp đặc trưng bởi tình trạng tiêu chảy và nôn mửa. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp
Hiện nay, 3 nguyên nhân hàng đầu dẫn tới viêm dạ dày ruột cấp đó là do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Trong đó, virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên 70% số ca mắc viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em.
2.1. Viêm dạ dày ruột cấp do virus
Viêm dạ dày ruột do virus gây ra là một nguyên nhân cực kì nguy hiểm. Bởi lẽ khi nhiễm virus không thể bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Những loại virus thường gặp là:
- Norovirus: là nguyên nhân chính dẫn tới viêm dạ dày ruột và gặp phải ở mọi lứa tuổi. Có thể nhiễm virus qua thức ăn, nước uống bẩn hoặc lây từ người sang người. Thời gian ủ bệnh từ 24 giờ – 48 giờ
- Rotavirus: thường gặp ở trẻ nhỏ (người lớn có thể mắc khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh). Thời gian ủ bệnh từ 24 giờ – 72 giờ.
- Astrovirus: lây nhiễm ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 ngày.
- Adenovirus: chủ yếu gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em (< 2 tuổi). Thời gian ủ bệnh từ 3 – 10 ngày.
Ở những bệnh nhân suy giảm chức năng hệ miễn dịch, một số chủng virus khác cũng có thể gây viêm dạ dày ruột cấp như: Cytomegalovirus, Enterovirus.
2.2. Viêm dạ dày ruột cấp do vi khuẩn
Hội chứng viêm dạ dày ruột cấp cũng có thể do vi khuẩn gây ra, bao gồm các vi khuẩn như:
- Campylobacter
- Salmonella
- Shigella
- Escherichia coli (vi khuẩn E.coli)
Các vi khuẩn này tiết độc tố gây viêm niêm mạc từ dạ dày, ruột non tới đại tràng.
Các loại vi khuẩn này chủ yếu lây lan qua đường ăn uống, tiếp xúc tay chân miệng. Chúng có thể được tiêu diệt bằng kháng sinh.
2.3. Viêm dạ dày ruột cấp do ký sinh trùng
Ký sinh trùng gây viêm dạ dày ruột cấp thường rất đa dạng, những loại ký sinh trùng phổ biến được ghi nhận gây ra căn bệnh này như:
- Các loại giun: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim…)
- Các loại sán: sán lá gan, sán chỉ, sán lợn…
- Cùng các sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ khác
Khi ăn phải một số thực phẩm có chứa trứng hoặc ấu trùng của ký sinh trùng, chúng sẽ sinh sôi và phát triển tại dạ dày và đường ruột, từ đó gây nên tình trạng bệnh dạ dày ruột cấp cho nhiều người.
3. Triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp
Triệu chứng điển hình nhất của viêm dạ dày ruột cấp là nôn và tiêu chảy. Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng đi kèm sau:
- Buồn nôn liên tục, nôn
- Tiêu chảy, đi ngoài phân sống
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Đau bụng thành cơn không theo thời gian cố định
- Mất nước và điện giải, tiểu tiện ít
Đối với bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em, các bé thường không biết mô tả triệu chứng bệnh. Bạn có thể căn cứ theo một số dấu hiện sau để chẩn đoán bệnh:
- Trẻ sốt cao trên 38 độ
- Quấy khóc nhiều hơn bình thường
- Rối loạn tiêu hoá kèm theo nôn nhiều
- Đi ngoài bất thường, dính mủ xanh hoặc dính máu
- Tiểu tiện ít (hơn 6 tiếng/lần)
- Môi khô, mắt hõm, da khô
- Chuột rút
- Đau đầu
4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột cấp
Bệnh dạ dày ruột cấp thường xảy ra hơn trong những trường hợp sau:
- Những người có hệ miễn dịch kém: như người già, trẻ nhỏ thường dễ bị tác động bởi những nguy cơ gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
- Khu vực sinh sống kém vệ sinh: Rotavirus, khuẩn E.coli và ký sinh trùng tồn tại trong nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, góp phần làm lây lan căn bệnh này một cách dễ dàng hơn.
- Thói quen vệ sinh kém: không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm dạ dày ruột cấp qua đường tiếp xúc tay chân miệng.
5. Viêm dạ dày ruột cấp có nguy hiểm không?
Thông thường, người bệnh viêm dạ dày ruột cấp có thể tự khỏi sau khoảng 2-4 ngày nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách. Những trường hợp bệnh nặng cần đến gặp các bác sĩ và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra những biến chứng như:
- Mất nước và rối loạn cân bằng điện giải: Đây là biến chứng phổ biến nhất do viêm và sốt cao gây mất nước nhiều. Bệnh nhân cần được bổ sung nước và osezol để cân bằng điện giải.
- Phản ứng viêm lan truyền: Lúc này cơ thể có thể bị viêm ở một số bộ phận khác do vi khuẩn lan truyền. Ví dụ: viêm khớp, viêm da, viêm kết mạc… Tuy vậy, các biến chứng này thường hiếm gặp.
- Hội chứng ruột kích thích: Gây ra những phản ứng kích thích lan truyền, rối loạn tiêu hoá và kích thích ống tiêu hoá.
- Mất khả năng dung nạp lactose: Viêm dạ dày ruột cấp gây mất cân bằng hệ men đường ruột, trong đó có men tiêu hoá lactose. Triệu chứng là bệnh nhân có thể bị nôn, đi ngoài sau khi uống sữa do trong sữa có nhiều lactose.
- Suy dinh dưỡng: Nếu để bệnh viêm dạ dày ruột cấp tiến triển kéo dài sẽ gây giảm dung nạp chất dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng
6. Cách điều trị viêm dạ dạ dày ruột cấp
6.1 Uống nhiều nước
- Uống ít nhất 200ml nước sau mỗi lần bị tiêu chảy
- Không nên uống nước ngọt, nước có ga, nó sẽ làm tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn
- Nếu có hiện tượng nôn ói xảy ra thì hãy đợi sau 5-10 phút mới uống nước, uống một cách chậm rãi mỗi ngậm nước trong khoảng 2-3 phút.
Trường hợp, bệnh nhân mất quá nhiều nước, bác sĩ sẽ bù dịch đường uống hoặc truyền tĩnh mạch
6.2 Chế độ ăn uống khoa học
- Hãy ăn sớm nhất khi có thể, không nên bỏ bữa và uống nước đủ.
- Tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Không bỏ bữa, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, bánh mì
6.3 Sử dụng thuốc
Cách 1: Thuốc chống tiêu chảy
Các thuốc chống tiêu chảy có hiệu quả bao gồm:
- Loperamide 4 mg đường uống ban đầu, tiếp theo là 2 mg đường uống cho mỗi lần tiêu chảy tiếp theo (tối đa 6 liều/ngày hoặc 16 mg/ngày)
- Diphenoxylate 2,5 đến 5 mg 3 lần/ngày hoặc 4 lần/ ngày dạng viên hoặc dạng lỏng
Cách 2: Thuốc chống nôn
Nếu bệnh nhân buồn nôn và nôn ở mức độ nặng có thể sử dụng thuốc chống nôn.
Các thuốc dùng cho người lớn bao gồm prochlorperazine 5 đến 10 mg tiêm tĩnh mạch, hoặc liều 25 mg/ngày và promethazine 12,5 đến 25 mg tiêm bắp 3 hoặc 4 lần/ ngày, hoặc 25 đến 50 mg/ngày.
Cách 3: Thuốc kháng sinh
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chỉ định loại kháng sinh phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn.
7. Viêm dạ dày ruột nên ăn gì?
Chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp bằng chế độ ăn hợp lý là một sự lựa chọn thông minh. Một số lưu ý trong chế độ ăn cho bệnh nhân như sau:
- Nên ăn thức ăn mềm: Các thức ăn như cháo, súp, canh… sẽ phù hợp với bệnh nhân.
- Tránh đồ ăn gây kích ứng: Các đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ, các loại quả quá chua… có thể làm xấu tình trạng bệnh.
- Bổ sung vitamin: Các vitamin, đặc biệt là vitamin C và chất xơ mịn có trong cam, táo, chuối… có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch chống lại virus gây viêm dạ dày ruột.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn: Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và ruột, giảm các triệu chứng viêm và khó tiêu.
- Bổ sung vi khuẩn có lợi: Sữa chua, men tiêu hoá có thể được sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ để tái tạo hệ cân bằng vi sinh đường ruột.
>> Tìm hiểu thêm: Người chiến thắng viêm loét dạ dày sau 20 năm vất vả (Chia sẻ)
8. Phòng bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Để phòng tránh nguy cơ mắc phải viêm dạ dày cấp, chúng ta nên lưu ý những điều sau:
- Trước khi xử lý thực phẩm, trước bữa ăn hoặc sau khi chạm vào các vật nuôi cần lưu ý rửa tay sạch bằng xà phòng chuyên dụng.
- Khi chế biến thức ăn nên dùng thớt riêng cho thịt sống và những thực phẩm đã nấu chín, rửa rau và trái cây thật kỹ trước khi dùng.
- Nên có biện pháp cách ly, tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gần gũi với người đang bị viêm dạ dày ruột cấp.
- Chú ý sử dụng nguồn nước sạch, khi đi du lịch nên dùng nước đóng chai để đảm bảo an toàn.
- Tránh sử dụng những món ăn như thịt, cá sống, tiết canh,… để phòng ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật gây viêm dạ dày ruột cấp tính.
- Luôn giữ vệ sinh thật sạch nhà cửa, đặc biệt là tại nhà bếp và phòng tắm.
- Tại Việt Nam, bạn có thể dùng vaccin phòng nhiễm Rotavirus cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, giúp phòng bệnh viêm dạ dày ruột cấp một cách hiệu quả, an toàn.
>> Tìm hiểu thêm:
- Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
- Viêm Dạ Dày Ruột Nên Ăn Gì? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]
- CumarGold – giải pháp giúp hỗ trợ trong điều trị đau dạ dày, viêm dạ dày
Nếu phát hiện cơ thể có những triệu chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm dạ dày ruột cấp thì nên nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Bệnh dạ dày ruột cấp cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nên bạn đừng chủ quan nhé. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!