Skip to main content

Top 6+ triệu chứng điển hình bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách xử trí

Viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng thường không rõ rệt ở giai đoạn đầu và khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân sẽ gặp các tổ hợp triệu chứng tương đối giống nhau ở giai đoạn tiến triển bệnh. Sau đây là tổng hợp 6 triệu chứng và hướng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trích dẫn từ chuyên trang Y khoa Canada – Facty Health

1. Triệu chứng đầy hơi chướng bụng ợ chua

Đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp nhất. Thường gây tức bụng trên, nóng rát, khiến bệnh nhân khó ăn, mệt mỏi, suy nhược. Một số trường hợp bệnh nhân có thể nôn hoặc buồn nôn.

Ợ chua
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường xuyên bị ợ chua

Nguyên nhân đầy hơi chướng bụng

  • Chủ yếu do vi khuẩn Hp lên men sinh ra khí CO2 và NH3, tạo ra nhiều khí bên trong dạ dày.
  • Căng thẳng, stress kéo dài do viêm loét dạ dày tá tràng khiến dạ dày giảm co bóp. Thức ăn không được chuyển xuống ruột gây đầy hơi khó tiêu.
  • Uống thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày như các thuốc nhóm NSAID, aspirin…

Bệnh nhân cần làm gì khi bị đầy hơi chướng bụng?

Đa số cấc trường hợp đầy hơi trướng bụng đều không đáng lo. Nhưng nếu bạn gặp vấn đề trên hơn 2 lần/tuần hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá.

đầy bụng do viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng gặp triệu chứng đầy bụng

Xem thêm:

2. Viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng khó tiêu

Khó tiêu là tình trạng phổ biến thứ 2 chỉ sau chướng bụng và đầy hơi ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Đây được coi như là hệ quả của việc chướng bụng đầy hơi.

Bệnh nhân nên làm gì để giảm khó tiêu?

  • Tránh các thực phẩm khó tiêu như các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu đạm
  • Tránh ăn quá no, nên chia nhỏ lượng thức ăn của các bữa ăn, ăn nhiều bữa nhỏ
  • Ăn thức ăn mềm như cháo, súp, canh
  • Ăn nhiều rau, chất xơ và vitamin đến từ các loại quả (tuy nhiên nên tránh các quả có vị chua, tránh ăn lúc đói)
  • Sử dụng men tiêu hoá theo tư vấn của dược sĩ
viêm loét dạ dày tá tràng khó tiêu
Triệu chứng khó tiêu rất phổ biến ở bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm khi bị đau dạ dày vùng trên rốn 

3. Đi ngoài phân đen, phân dính máu

Đây là triệu chứng nguy hiểm báo hiệu bạn có thể bị xuất huyết tiêu hoá trong. Đồng nghĩa với tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng đang tiến triển nặng, gây tổn thương và xuất huyết niêm mạc. Triệu chứng khác đi kèm thường là đau quặn, đau tăng khi đói, cảm giác nóng rát như lửa đốt ở vùng thượng vị (trên rốn).

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng phân đen, phân dính máu cần làm gì?

  • Trước tiên hãy giữ bình tĩnh, loại trừ các nguyên nhân gây nhầm lẫn như ăn tiết canh, ăn thức ăn màu đen… (phân dính máu thường có mùi rất khắm và có dịch nhầy, các trường hợp do thức ăn thì không)
  • Đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để chẩn đoán tình trạng xuất huyết niêm mạc dạ dày.
xuất huyết niêm mạc dạ dày
Đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu xuất huyết niêm mạc dạ dày tá tràng

Xem thêm: Viêm xung huyết hang vị dương tính nguy hiểm như thế nào?

4. Triệu chứng mất cảm giác ngon miệng

Vì không thể tiêu hóa thức ăn đã nạp vào cơ thể, cũng như việc thường xuyên bị đầy bụng và buồn nôn, người bệnh sẽ mất cảm giác ăn uống ngon miệng. Ngoài ra, người bị đau dạ dày cũng thường có cảm giác đắng miệng, khó chịu. Lâu ngày sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn.

Bạn nên làm gì?

  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn thức ăn dễ tiêu như rau quả, đạm từ thực vật (tránh rau quả có vị xanh đậm)
  • Tránh đồ ăn gây kích ứng như đồ ăn chua, thức ăn cay nóng
  • Sử dụng men tiêu hoá, các bài tập kích thích ngon miệng
Các thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn
Bệnh nhân nên xây dưng chế độ ăn khoa học

Xem thêm:

5. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng là rối loạn tiêu hóa

Thông thường, dạ dày của chúng ta sẽ co bóp, tiết ra dịch vị để tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Khi xảy ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, sự cân bằng hoạt động dạ dày bị ảnh hưởng. Gây ra nhiều rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, khiến bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy…

Bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tương tự khi bị viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng đầy hơi và ăn không ngon miệng.

rối loạn tiêu hoá
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường bị rối loạn tiêu hoá

6. Sốt dai dẳng

Sốt là tình trạng báo hiệu cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng hoặc viêm. Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, triệu chứng sốt thường có nguyên nhân do viêm, đặc biệt viêm do vi khuẩn Hp.

Bệnh nhân thường sốt 39-40 độ, dai dẳng và không mang tính chất chu kỳ. Triệu chứng sốt do viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm thông thường khác.

Bệnh nhân nên làm gì khi nghi ngờ sốt do viêm loét dạ dày tá tràng ?

  • Theo dõi tần suất và nhiệt độ các lần sốt, uống thuốc hạ sốt theo tư vấn của dược sĩ
  • Loại trừ các trường hợp gây nhầm lẫn như cảm cúm, sốt do viêm bộ phận khác
  • Đi khám bác sĩ nếu tình trạng sốt kéo dài hơn 4 ngày khi đã loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá ràng bị sốt
Bệnh nhân bị đau dạ dày sốt cao có thể bị nhức đầu, sốt, vô cùng mệt mỏi.

Xem thêm: Cẩn thận chứng đau dạ dày kèm theo sốt

7. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Các triệu chứng trên rất thường gặp ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên chúng không có nhiều giá trị trong chẩn đoán xác định và phân biệt bệnh. Đồng thời cũng không có khả năng nhận biết được nguyên nhân gây bệnh. 

Xem thêm: Tổng hợp các cách chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất

Do đó, khi gặp các dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng mô tả như trên. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa nhằm xác định và phân biệt các thể bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, bệnh nhân nên lên kế hoạch cho một chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý bao gồm:

  • Tránh stress, căng thẳng
  • Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua gây kích ứng niêm mạc
  • Tránh các chất kích thích
  • Tránh các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ và đạm động vật
  • Không ăn quá no, nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
  • Thực hiện một chế độ tập luyện và sinh hoạt khoa học
Thói quen ăn uống lành mạnh
Thói quen, chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

 

Loét dạ dày giải phẫu bệnh – Hiểu rõ & hiểu đúng về bệnh

Trong đời sống hiện đại, loét dạ dày và các bệnh liên quan tới nó dần trở nên vô cùng phổ biến. Bởi vậy, hiểu rõ về loét dạ dày giải phẫu bệnh sẽ giúp mọi người có cách phòng chống hiệu quả và tránh gây ra các biến chứng đáng tiếc.

Xem thêm:

1. Loét dạ dày giải phẫu bệnh – Định nghĩa

 loét dạ dày giải phẫu bệnh
Định nghĩa loét dạ dày

Theo giải phẫu bệnh học, loét là một tổn thương mất tổ chức ăn sâu tại chỗ ở một vùng nào đó của da hoặc niêm mạc. Loét dạ dày là tổn thương mất lớp niêm mạc, ăn sâu qua lớp cơ niêm, hạ niêm mạc hoặc xuống tận lớp cơ thành dạ dày.

Vết loét có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào của dạ dày, trong đó:

  • Tá tràng chiếm 95%.
  • Dạ dày chiếm 60%.
  • 25% các trường hợp bị loét ở bờ cong nhỏ dạ dày.

Dạng loét dạ dày phổ biến và thường gặp nhất là loét mạn tính. Loét dạ dày cấp tính cũng có thể xảy ra, nhưng ít hơn và chỉ trong một số điều kiện đặc biệt.

Xem thêm:

2. Đặc điểm dịch tế học của bệnh loét dạ dày

Tỉ lệ bị viêm loét dạ dày ở Việt Nam khá cao
Đặc điểm dịch tế học theo loét dạ dày giải phẫu bệnh

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy:

  • Tỷ lệ người dân Việt Nam bị viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26%.
  • Ở các nước Âu Mĩ, khoảng 5-10% dân số mắc bệnh.
  • Ở các nước đang phát triển, có khoảng 10% mắc bệnh.
  • Con số này vẫn tăng thêm khoảng 0,2% mỗi năm.

Có thể thấy tỉ lệ viêm loét dạ dày ở Việt Nam khá cao. Điều này có thể do thói quen sinh hoạt của người Việt ở thời hiện đại có nhiều thay đổi không lành mạnh. Ngoài ra, người Việt thường rất ngại đi kiểm tra sức khỏe. Do đó, người bệnh có thể có các dấu hiệu sớm của loét dạ dày nhưng không phát hiện ra, không điều trị đúng, chỉ tới khi viêm loét nặng mới đi bệnh viện để khám chữa.

Loét dạ dày là bệnh rất phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở người có độ tuổi trung niên. Các dấu hiệu của căn bệnh này có thể xuất hiện từ lúc trẻ. Loét dạ dày được ví như căn bệnh của nam giới. Ở nữ giới, bệnh thường xảy ra vào độ tuổi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.

Căn bệnh này chỉ có thể điều trị dứt điểm trong một thời gian, sau đó lại tái phát, không có phương pháp điều trị triệt để hoàn toàn. Khi vết loét đã phát triển và chuyển thành dạng mạn tính, việc chữa trị chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và tăng khả năng chuyển sang ung thư dạ dày.

3. Loét dạ dày giải phẫu bệnh học – Nguyên lý chung về cơ chế

Loét dạ dày là bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Do đó, cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe chính là giảm thiểu các yếu tố gây bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Đâu là các nguyên nhân và yếu tố chính gây ra loét dạ dày? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.

3.1. Bệnh sinh

Qua nghiên cứu, người ta đã tìm được rất nhiều yếu tố tạo nên sự phát triển của bệnh. Khi dạ dày có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ gồm sự nguyên vẹn của biểu mô phủ, sự chế nhầy, lớp chất nhầy, vai trò của tuần hoàn, thần kinh và những yếu tố tấn công: acid, pepsin, các yếu tố thần kinh và một số thuốc như Aspirin, Corticoid… thì bệnh rất dễ phát sinh.

Trong môi trường thuận lợi, các yếu tố tấn công có thể tăng lên trong khi yếu tố bảo vệ không tăng, hoặc yếu tố bảo vệ bị giảm sút bất thường. Điều này sẽ dẫn tới mất cân bằng giữa 2 yếu tố, giúp chất tấn công gây loét dạ dày, tá tràng. Loét tá tràng xảy ra chủ yếu do yếu tố tấn công còn loét dạ dày do yếu tố bảo vệ có sự giảm sút.

3.2. Bệnh căn

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, có các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh loét dạ dày như sau:

3.2.1. Acid, pepsin

Acid và Pepsin
Acid và Pepsin

Acid và pepsin dịch vị là 2 yếu tố quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp phân giải thức ăn và protein trong dạ dày. Cũng bởi vậy, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành viêm loét dạ dày.

Không chỉ vậy, trong hội chứng Zollinger-Ellison, acid có mối liên quan trực tiếp với việc hình thành nhiều ổ loét ở dạ dày và tá tràng, do tiết chế quá nhiều gastrin và sản xuất quá nhiều acid chlohydric.

Tuy nhiên không phải trường hợp loét dạ dày tá tràng nào cũng là do acid. Có một số chất khác cũng có thể gây ra loét dạ dày. Caffeine, tiêu biểu trong cà phê, có thể làm giảm glucose máu, từ đó làm tăng dịch vị dạ dày. Histamine trong máu cũng làm tăng tiết dịch vị. Vì vậy, khi histamin tăng bất thường như khi bị bỏng thì khả năng  bị loét dạ dày cấp cũng tăng.

3.2.2. Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)

Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Trong quá trình theo dõi loét dạ dày giải phẫu bệnh học người ta đã phát hiện ra tác hại của Helicobacter Pylori, một xoắn khuẩn Gram âm, trong bệnh sinh của viêm và loét dạ dày tá tràng, nhất là trong loét tá tràng tái phát.

HP sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng sẽ đi tới dạ dày và chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, Hp sẽ sinh trưởng, phát triển và đồng thời tiết ra một số hợp chất có hại, gây kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường. Chúng cũng làm mỏng đi lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lúc này, kết hợp cả 2 yếu tố, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

Một con số khác đáng báo động là tỷ lệ người dân Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP chiếm khoảng 70% dân số. Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan trong môi trường, đặc biệt là những phạm vi nhỏ và hẹp như gia đình, cơ quan công sở, trường học, bệnh viện,…

3.2.3. Yếu tố tinh thần

Căng thẳng
Người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ cao mắc các bệnh về dạ dày

Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn. Khi bị căng thẳng, hệ thần kinh bị ức chế, sẽ gia tăng tín hiệu kích thích dạ dày tiết thêm acid HCl, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Trên thực tế, có những trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng do căng thẳng. Tuy nhiên, sau khi hết căng thẳng hoặc giải tỏa được các lo lắng thì các triệu chứng giảm hẳn.

Nếu bị căng thẳng mà không thể giải tỏa hoặc không thể cân bằng lại cuộc sống, việc viêm loét dạ dày chắc chắn sẽ xảy ra.

3.2.4. Yếu tố ăn uống

Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn
Thói quen sử dụng các loại thức ăn

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày cụ thể:

Thói quen ăn uống không khoa học: Thói quen như vừa ăn vừa xem điện thoại, ăn quá khuya, ăn quá no, chỉ ăn khi đói,…  khiến dạ dày làm việc quá sức, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, acid trong dạ dày được tiết ra nhiều hơn, lâu dần sẽ làm ăn mòn các tế bào niêm mạc dạ dày. Trong thời gian dài, vùng niêm mạc dạ dày tổn thương sẽ hình thành các vết loét, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Sử dụng các chất kích thích: Cánh mày râu thường hay hút thuốc nhưng không biết rằng trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, gan, hệ miễn dịch và dạ dày. Chất nicotin trong thuốc lá kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol, chất gây loét dạ dày, tá tràng. Các đồ uống có cồn khác như rượu, bia kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị, lâu dần gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và các bệnh khác về gan, thận,…

Ăn những thức ăn không có lợi cho dạ dày: Ăn uống quá nhiều thức ăn không lành mạnh, đồ ăn nhanh, đồ chua cay quá mức, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn mặn quá nhiều muối,…. đều có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm:

3.2.5. Các thuốc kháng viêm không chứa Steroid NSAIDs

Lạm dụng thuốc kháng sinh
Lạm dụng thuốc kháng sinh

Loét dạ dày giải phẫu bệnh chỉ ra rằng NSAIDs là loại thuốc kháng viêm không chứa Steroid, thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương, khớp, thoái hóa khớp,… Các thuốc này có công dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt cho cơ thể. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không chứa Steroid vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, suy gan và tim mạch.

3.2.6. Yếu tố di truyền

Theo các nghiên cứu, người có nhóm máu O dễ mắc các bệnh về dạ dày hơn các nhóm máu khác, Nguyên nhân nằm ở việc người có nhóm máu O sản xuất ra nhiều acid Hydrocloric hơn, dễ gây ra loét dạ dày, tá tràng, hơn hết niêm mạc dạ dày của người có nhóm máu O thường dễ gắn chặt với vi khuẩn Hp, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Cũng theo những nghiên cứu, người bị loét dạ dày có ông bà, cha mẹ bị viêm loét dạ dày lên đến 60%. Trong niêm mạc dạ dày của những người này có số lượng tế bào thành cao gấp 1,5-2 lần so với người thông thường.

4. Hình thái học của loét dạ dày

Loét dạ dày có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong dạ dày. Tùy vào mức độ và vị trí mà hình thái của vết loét có thể khác nhau đôi chút. Loét dạ dày cấp tính hay loét mạn tính đều nguy hiểm, tuy nhiên hình thái của chúng khác nhau, dẫn tới những ảnh hưởng khác nhau lên sức khỏe.

4.1. Loét cấp

Loét dạ dày cấp tính có thể được chia thành các dạng nhỏ hơn để dễ dàng xác định và điều trị hơn.

4.1.1. Đại thể

Hình ảnh vết loét
Hình ảnh vết loét

Vết loét có thể gặp ở bất kì vị trí nào của dạ dày, có thể 1 hoặc nhiều ổ nhỏ khắp dạ dày. Các vết loét thường nhỏ dưới 1cm, hình tròn, ít khi ăn sâu qua niêm mạc. Đáy ổ loét có màu nâu xám do máu chảy ra.

4.1.2. Vi thể

Loét cấp tính do yếu tố stress gây những tổn thương diễn ra rất nhanh. Trong các vết loét, chất hoại tử chứa máu và chất nhầy hòa lẫn được phủ dưới đáy ổ loét, bên dưới lớp phủ thường diễn ra tình trạng phù nề, xung huyết. Nếu không chữa trị kịp thời, ổ loét hình thành các hạt mỏng do nghèo tế bào sống. Lớp niêm mạc xung quanh ổ loét cũng bị phù nề, tình trạng viêm có thể có hoặc không.

4.2. Loét mạn

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, các vết loét dạ dày mạn tính cũng có thể được chia nhỏ thành dạng đại thể và dạng vi thể.

4.2.1. Đại thể

Các vết loét mạn tĩnh
Các vết loét mạn tĩnh

Nghiên cứu cho thấy, loét mạn tính thường gặp ở tá tràng hơn dạ dày với tỉ lệ 3/1. Với loét tá tràng, thường gặp ở đoạn sát môn vị, thành sau tá tràng thường ít bị tổn thương hơn thành trước. Với loét dạ dày, vết loét thường xuất hiện ở bờ cong nhỏ, tiếp giáp với thân vị và hang vị, thành trước dạ dày và bờ cong lớn thường ít khi xảy ra trường hợp loét.

Các vết loét mạn tính thường có hình tròn, bầu dục, niêm mạc bìa ổ loét có thể nhỏ dần về phía lòng ổ loét, các nếp nhăn của niêm mạc thường có xu hướng quy tụ về phía lòng ổ loét. Với những vết loét hình thành sau nhiều năm, rìa niêm mạc có thể gồ ca một chút, bờ thẳng đứng, loét có hình cốc, rắn chắc do xơ phát triển và đây là những loét ác tính.

Những loét cũ qua nhiều năm với những giai đoạn hoại tử và xơ hóa sẽ hình thành vết loét trai. Đây là vết loét rông, sâu, bờ thẳng đứng, đáy nhẵn, màu trắng, loét sâu đến lớp cơ hoặc thủng thanh mạc, dính vào tụy, mạc nối gây chảy máu, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Kích thước một ổ loét mạn tính:

  •  Bé hơn 0,3 cm thường là vết chợt
  • Lớn hơn 0,6 cm là loét thực sự.
  • 50% ổ loét <2 cm, 75% ổ loét <3 cm
  • Lớn hơn 4 cm thường loét ác tính ung thư hoá

4.2.2 Vi thể

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, một ổ loét thường có 4 lớp:

  • Lớp hoại tử: Mảnh vụn tế bào, tơ huyết và bạch cầu thoái hóa
  • Lớp hoại tử tơ huyết: Là lớp đặc trưng của ổ loét, có nhiều tơ huyết, bạch cầu thoái hóa, là lớp đặc trưng thường xuất hiện trong các ổ loét.
  • Lớp mô hạt: Tế bào sợi non, sợi tạo keo có rất nhiều, mạch máu tân tạo, các tế bào viêm.
  • Lớp xơ hóa: Nhiều tế bào sợi, mạch máu thành dày,

4.3. Zolinger – Elison

Đây là một loại loét đặc biệt, không giống với loại loét thông thường. Loét thường rất nhiều ổ, có khi đến hàng trăm ổ loét nhỏ, rải rác ở nhiều vị trí khác nhau, nguyên nhân thường gặp là do sự tiết gastrin.

5. Loét dạ dày giải phẫu bệnh – Liên hệ lâm sàng

Tới đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự nguy hiểm của loét dạ dày rồi. Vậy làm thế nào để nhận biết được bản thân có bệnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

5.1. Triệu chứng

Loét dạ dày triệu chứng ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng nhiều người mắc phải khi bị loét dạ dày

Người bị loét dạ dày, tá tràng thường gặp các triệu chứng sau:

  • Cơn đau diễn ra theo chu kỳ, kéo dài từng đợt, thường đau sau khi ăn. Tùy theo tình trạng và vị trí của ổ loét mà cơn đau kéo dài 2-3 tiếng hoặc 10-15 phút.
  • Thường hay bị ợ chua, trào ngược, nấc cụt, chướng hơi, táo bón,…
  • Đưa tay dò cơ bụng khi đau có thể cảm nhận được tình trạng co cứng cơ bụng vùng thượng vị, ấn vào thấy đau hơn. Sau khi dứt cơn đau không thấy tình trạng nào khác.

Xem thêm: 9 triệu chứng điển hình khi bị viêm loét dạ dày

5.2. Chẩn đoán

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, chụp X quang dạ dày, tá tràng hoặc nội soi dạ dày bằng ống soi mềm rất có giá trị để chẩn đoán. Qua phương pháp này có thể phát hiện 98% các vết loét tồn tại trong dạ dày.

5.3 Biến chứng

Biến chứng loét dạ dày
Loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Loét dạ dày khi không được điều trị có thể biến chứng khá nguy hiểm như:

  • Chảy máu dạ dày tá tràng: Là biến chứng hay gặp, nhất là loét tá tràng, lâu ngày khiến người bệnh bị thiếu máu.
  • Thủng ổ loét: Thường xảy ra khi các vết loét tồn tại lâu năm hoặc do người bệnh còn trẻ mà bị loét cấp.
  • Hẹp môn vị: Niêm mạc xung quanh ổ loét bị co kéo gây hình ảnh dạ dày hai túi hay đồng hồ cát
  • Ung thư hoá: Loét tá tràng không có ung thư hóa. Tuy nhiên, loét dạ dày dù bất kỳ vị trí nào cũng nên cảnh giác, các vị trí loét bờ cong nhỏ và loét môn vị là đáng lo ngại hơn cả. Nếu không điều trị sớm, ung thư có thể di căn đến các khu vực khác của dạ dày hoặc buồng trứng, phổi, gan, xương, não,…

Xem thêm:  Cảnh báo 4 biến chứng nguy hiểm khi bị viêm loét dạ dày

5.4. Điều trị

Nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong rất tốt cho những người bị đau dạ dày

Khi bị loét dạ dày, tá tràng, người bệnh có thể điều trị theo các cách sau:

  • Uống thuốc trung hòa acid hoặc thuốc ức chế bài tiết để làm giảm acid pepsin.
  • Uống các thuốc tạo màng che phủ niêm mạc dạ dày, tái sinh tế bào niêm mạc bị tổn thương.
  • Uống thuốc diệt trừ vi khuẩn Hp giai đoạn đầu, hạn chế khả năng phát triển thành ung thư.
  • Sử dụng các biện pháp dân gian: uống nghệ và mật ong,…

Xem thêm: 17 cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

Bài viết trên cho cái nhìn sơ lược về bệnh loét dạ dày giải phẫu bệnh. Từ đó, người bệnh có phương pháp phòng ngừa loét dạ dày và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Thông tin tổng quan về bệnh viêm dạ dày âm tính với Hp

Viêm dạ dày âm tính với Hp là mắc bệnh hay không mắc bệnh là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Để giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !

Xem thêm:

1. Viêm dạ dày âm tính với hp là gì ?

Viêm dạ dày âm tính
Kết quả âm tính với Hp tức là viêm dạ dày do nguyên nhân khác

Khi các dấu hiệu lâm sàng đều cho thấy bạn đang bị viêm loét dạ dày tá tràng, các bác sĩ sẽ yêu cần bạn làm thêm một số xét nghiệm chuyên khoa để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Và một xét nghiệm không thể thiếu đó chính là xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp trong dịch dạ dày. Và chính xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết mình âm tính hay dương tính với H.pylori. Theo đó:

Kết quả âm tính với Hp: Nghĩa là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn H.pylori đã được loại bỏ, cơ thể bạn trong thời điểm hiện tại không có vi khuẩn Hp và chứng viêm loét dạ dày tá tràng của bạn là do một nguyên nhân khác gây ra.

Kết quả viêm dương tính với Hp: Cơ thể bạn đang bị nhiễm vi khuẩn H.pylori, chúng là nguyên nhân chính gây nên những vết viêm loét, những cơn đau khó chịu cho dạ dày, tá tràng của bạn và bạn cần phải được điều trị ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.

2. Các phương pháp xét nghiệm điển hình nhất

Hiện nay có 4 phương pháp để xác định bạn có bị viêm dạ dày âm tính với Hp hay không, mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, các bác sĩ sẽ cân nhắc theo điều kiện thực tế để quyết định nên lựa chọn phương pháp xét nghiệm nào là tối ưu nhất.

2.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp lấy máu trên cơ thể người bị bệnh để đem xét nghiệm tìm kháng thể kháng Hp tồn tại trong máu.

Nguyên tắc của phương pháp: Khi cơ thể bạn nhiễm khuẩn Hp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự động sản sinh ra một loại kháng thể kháng Hp. Loại kháng thể này tồn tại trong máu và theo máu đi khắp cơ thể, do đó nếu kết quả xét nghiệm máu tìm ra có loại kháng thể kháng Hp sẽ có thể kết luận được cơ thể bạn dương tính với Hp.

Thực hiện: Bệnh nhân được nhân viên y tế tiến hành lấy máu và đem đi xét nghiệm tìm và đo nồng độ kháng thể lgG trong máu bằng máy xét nghiệm tự động.

Kết quả: Kết quả xét nghiệm máu thường có sau 24 giờ. Kết quả là dương tính với Hp nếu các KTV tìm và đo được nồng độ của kháng thể lgG trong máu và ngược lại

Ưu điểm: Xét nghiệm máu cho kết quả nhanh, rẻ tiền, độ nhạy cao, không gây đau đớn cho bệnh nhân

Nhược điểm: Không đánh giá được mức độ tổn thương của dạ dày, có thể cho kết quả dương tính giả.  Xét nghiệm máu tìm Hp thường chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt

2.2. Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm hơi thở
Xét nghiệm hơi thở để xác đinh bạn có bị viêm dạ dày âm tính với Hp hay không 

Xét nghiệm hơi thở hay test hơi thở Ure là phương pháp xét nghiệm tìm Hp.

Cách tiến hành: 

  • Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân thổi khí từ trong phổi vào trong túi lấy mẫu xét nghiệm
  • Nhanh chóng cho bệnh nhân uống một viên thuốc ure có gắn đồng vị C13 với 100ml nước ngay sau khi bệnh nhân thổi khí. Nhắc bệnh nhân uống thuốc khi bụng đói, nuốt chửng viên thuốc, không nhai, cắn nát hay làm vỡ viên thuốc
  • Để bệnh nhân nằm nghiêng sang trái 5 phút sau đó ngồi yên trong 15 phút
  • Cho bệnh nhân thổi khí vào túi lấy mẫu thứ 2
  • Mang 2 túi mẫu đi xét nghiệm bằng máy quang phổ kế

Nguyên tắc thực hiện: Vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ tạo ra một loại enzyme Urease, enzyme này sẽ phân hủy Ure trong viên thuốc thành amoniac và khí cacbonic. Lượng khí cacbonic này kết hợp với C13 được hấp thụ vào trong máu và đào thải qua phổi. Vì thế, khi đo nồng độ khí CO2 trong túi mẫu có thể xác định được bạn có bị viêm dạ dày âm tính với Hp hay không.

Kết quả: Kết quả xét nghiệm test hơi thở thường có sau vài giờ. Tại Việt Nam, ngưỡng Hp âm tính cho cả C13 và C14 là 4/1000. Nếu kết quả test cho kết quả vượt ngưỡng 4/1000 tức là bệnh nhân dương tính với Hp và ngược lại, nếu dưới ngưỡng 4/1000 sẽ có kết quả âm tính với Hp.

Ưu điểm: Cho kết quả với độ chính xác cao, có kết quả nhanh, không gây đau đớn và phù hợp với nhiều đối tượng.

Nhược điểm: Phương pháp đắt tiền và không xác định được mức độ tổn thương của vết loét.

2.3. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân là một loại xét nghiệm sử dụng phân của bệnh nhân để làm vật mẫu để tìm kháng nguyên Hp có lẫn trong phân.

Cách tiến hành:

  • Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân lấy mẫu phân tại nhà hoặc tại nơi xét nghiệm vào túi đựng mẫu xét nghiệm chuyên dụng để tránh nhiễm khuẩn. 
  • Không để nước tiểu lẫn vào phân, mẫu lấy xong phải đem đi xét nghiệm ngay hoặc phải được bảo quản lạnh, tránh để phân tiếp xúc với các loại tã giấy của trẻ để tránh làm sai kết quả xét nghiệm
  • Có thể lấy phân trực tiếp từ trực tràng
  • Lấy một phần nhỏ trong mẫu phân vào trong ống nghiệm, thêm hóa chất xét nghiệm, chất tạo màu trước khi tiến hành xét nghiệm
  • Có 2 phương pháp xét nghiệm phân hay được sử dụng: test nhanh tìm kháng nguyên Hp (Antigen – Ag) bằng phương pháp sắc ký miễn dịch hoặc phương pháp miễn dịch tự động như hóa phát quang điện hay miễn dịch huỳnh quang…

Nguyên tắc: Vi khuẩn Hp có thể được thải trừ qua phân của người bệnh, vì vậy ta có thể lấy mẫu phân để làm xét nghiệm viêm dạ dày âm tính có âm tính với HP không.

Kết quả: Kết thúc quá trình xét nghiệm, nếu mẫu phân trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh dương ta có thể kết luận được vi khuẩn Hp có tồn tại trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm thường có sau 1 – 4 ngày.

Ưu điểm: Xét nghiệm phân cho kết quả có độ chính xác cao, dễ thực hiện, rẻ tiền.

Nhược điểm:  Thời gian cho kết quả khá lâu, khó lấy mẫu và mất vệ sinh.

2.4. Sinh thiết dạ dày

Sinh thiết dạ dày
Sinh thiết dạ dày

Phương pháp sinh thiết dạ dày được thực hiện bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ gần vết loét dạ dày ra bên ngoài sau khi kết thúc quá trình nội soi dạ dày. 

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm trên giường và được tiêm thuốc mê hoặc xịt thuốc gây tê tùy theo bệnh nhân lựa chọn phương pháp nội soi
  • Các bác sĩ sẽ đặt một thiết bị bảo vệ răng vào miệng bệnh nhân và sử dụng một ống nội soi nhỏ đưa qua miệng bệnh nhân, qua thực quản và xuống dạ dày. Đầu ống nội soi có gắn một camera nhỏ và thiết bị lấy mẫu sinh thiết.
  • Các hình ảnh của thực quản và dạ dày mà camera ghi lại được sẽ truyền về một màn hình lớn giúp bác sĩ xác định được vị trí cũng như mức độ tổn thương của vết loét.
  • Kết thúc quá trình nội soi, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô dạ dày ở khu vực xung quanh vết loét để nuôi cấy mô hoặc sinh thiết mô bệnh học để tìm Hp
  • Với sinh thiết mô bệnh học, mẫu bệnh phẩm được quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra sự hiện diện của Hp
  • Nếu sử dụng phương pháp nuôi cấy mô, mẫu sinh thiết sẽ được đưa vào môi trường nuôi cấy đặc biệt để vi khuẩn Hp được nhân lên.

Kết quả:  Bệnh nhân được kết luận viêm dạ dày âm tính với Hp khi trên mẫu sinh thiết không có sự hiện diện của vi khuẩn Hp. Các kết quả sinh thiết thường có kết quả sau một vài ngày hoặc có thể lên đến 10 ngày.

Nhược điểm: Phương pháp khá phức tạp gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân và tốn thời gian.

Ưu điểm: Xét nghiệm toàn diện, không chỉ giúp tìm ra vi khuẩn Hp mà còn có thể đánh giá chính xác mức độ tổn thương và tình trạng hiện tại của bệnh nhân.

Lưu ý quan trọng trước khi tiến hành xét nghiệm tìm H.pylori:

  • Ngừng sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất 4 tuần và thuốc dạ dày ít nhất 2 tuần
  • Thông báo cho bác sĩ biết những bệnh lý mình đang mắc phải và các loại thuốc mình đang sử dụng
  • Bệnh nhân cần nhịn ăn, nhịn uống (chỉ uống nước lọc )ít nhất là 6h và không uống nước trước khi nội soi 2 giờ
  • Không sử dụng những loại thức ăn khó tiêu hóa, thức ăn cứng, nhiều chất xơ, các loại đồ uống có màu vào tối hôm trước khi nội soi
  • Thực hiện chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

3. Viêm dạ dày âm tính – Khi nào thì cần tiến hành xét nghiệm ?

Viêm loét dạ dày Hp dương tính
Trường hợp nên đi xét nghiệm viêm loét dạ dày

Xét nghiệm Hp được chỉ định thưc hiện khi:

  • Cơ thể bạn xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như đau âm ỉ vùng thượng vị có kèm theo nóng rát, đau dữ dội khi đói, đau khi về đêm gần sáng, ợ hơi ợ chua liên tục, buồn nôn/nôn….Xét nghiệm Hp để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm loét dạ dày để có phác đồ điều trị phù hợp và chính xác nhất
  • Sau khi kết thúc quá trình điều trị viêm dạ dày Hp sau 4 – 6 tuần, bệnh nhân cần phải được xét nghiệm tìm Hp để biết chính xác vi khuẩn Hp đã được tiêu diệt hết chưa, phác đồ điều trị có phù hợp không hay cần sử dụng một phác đồ điều trị khác.

4. Một số bệnh dạ dày có thể gặp do bị nhiễm khuẩn Hp

Biến chứng ung thư dạ dày
Biến chứng ung thư dạ dày

Nhắc đến vi khuẩn H.pylori mọi người thường nghĩ ngay đến bệnh viêm loét dạ dày, nhưng trên thực tế, chúng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những căn bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm khác như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
  • Thủng dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Ung thư dạ dày

5. Làm gì sau khi xét nghiệm viêm dạ dày âm tính với khuẩn Hp

Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý

Theo thực tế lâm sàng, ngoài nhiễm khuẩn Hp thì viêm loét dạ dày còn có thể do việc lạm dụng sử dụng thuốc NSAIDs hoặc có thể do căng thẳng stress, do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ khoa học, do nhiễm khuẩn, hay một số ít trường hợp do hội chứng Zollinger – Ellison hay có khối u trong dạ dày tá tràng hoặc lá lách.

Quá trình điều trị viêm dạ dày âm tính do những nguyên nhân ở trên sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc điều trị viêm dạ dày dương tính với Hp, bao gồm:

  • Điều trị tích cực bằng các loại thuốc dạ dày như: thuốc kháng acid, thuốc ức chế Histamin H2, thuốc ức chế bơm proton PPI, hay các nhóm thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý, loại bỏ những thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng xấu đến dạ dày như thức khuya, lười vận động…
  • Xây dựng chế độ, thực đơn ăn uống lành mạnh và cân đối giúp giảm áp lực cho dạ dày như không uống rượu bia và chất kích thích, không ăn những thực phẩm tăng tiết acid, có vị chua, đồ ăn cay nóng, ăn chín uống sôi…
  • Luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái vui vẻ, tránh lo âu căng thẳng, stress
  • Bệnh nhân nhớ kiên trì và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, tái khám đúng hẹn.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Nano curcumin giúp chống viêm, giảm đau, làm lành vết loét dạ dày, giảm tiết acid giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tái tạo niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn Hp… Sản phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyên dùng.

Viêm dạ dày âm tính với Hp là một kết quả tốt và việc điều trị bệnh viêm dạ dày của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Hãy thay đổi những những thói quen xấu và kiên trì thực hiện những thói quen mới tốt, lành mạnh và khoa học hơn để đảm bảo một sức khỏe toàn diện cho bạn và những người thân yêu.   

Mối Quan Hệ Giữa Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Và Vi Khuẩn HP

Viêm loét dạ dày tá tràng do HP là tình trạng niêm mạc dạ dày tá tràng bị viêm loét do HP gây nên. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra

Viêm loét dạ dày tá tràng Hp
Viêm dạ dày tá tràng dương tính với HP

Viêm loét dạ dày tá tràng HP là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng bên trong dạ dày, tá tràng xuất hiện những vết viêm loét trên bề mặt đồng thời xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn H.pylori.

Khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra cần được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm để tránh bệnh tái phát thành mãn tính khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chi tiết sẽ được viết dưới đây.

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra

Hầu hết người bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây nên có các triệu chứng sau:

2.1 Đau bụng

Đau âm ỉ vùng thượng vị và kèm theo cảm giác nóng rát vùng thượng vị, các cơn đau có thể lan ra đằng sau lưng. Cơn đau tuỳ thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ bệnh

2.2 Đầy hơi, khó tiêu

Sự hoạt động của vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ sản sinh ra khí và sẽ làm cho bạn có cảm giác khó chịu ở bụng, bụng đầy chướng

2.3 Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Khi có quá nhiều khí bên trong dạ dày cơ thể bạn sẽ có hiện tượng ợ hơi để giải phóng khí dư thừa giúp giảm áp lực cho dạ dày.

2.4 Buồn nôn, nôn

Sự khó chịu trong dạ dày kết hợp với những triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, thậm chí có thể gây nôn mửa.

2.5 Hôi miệng

Không chỉ tồn tại trong dạ dày, Hp có thể cư trú trong khoang miệng của bệnh nhân. Các chất khí có gốc lưu huỳnh do H.pylori sinh ra kết hợp với hơi thở của bạn sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu

2.6 Nôn ra máu

Những triệu chứng báo động đỏ như nôn dữ dội, nôn ra máu đỏ tươi hoặc có màu như bã cà phê, đi ngoài phân đen, khó thở chóng mặt, đau bụng dữ dội, có thể ngất xỉu…bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

2.7 Cơ thể suy nhược

Giảm cân
Cân nặng bị giảm sút

Những cơn đau, cảm giác đầy hơi khó tiêu, ợ…sẽ làm bạn mất đi cảm giác ngon miệng, chán ăn, ăn nhanh no. Lâu ngày dẫn đến tình trạng bị giảm cân không mong muốn, cơ thể thiếu chất, mệt mỏi suy nhược, mất ngủ, sốt cao 39 – 40 độ C…

3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do HP

Khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng bám chắc vào thành niêm mạc dạ dày đồng thời thâm nhập sâu vào niêm mạc từ đó tiết ra ngoại độc tố viêm loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn HP có khả năng lây qua đường tiêu hoá, bao gồm các nguyên nhân dưới đây:

  • Lây qua đường miệng miệng: Vi khuẩn HP tồn tại ở khoang miệng và có thể lây lan qua việc sử dụng chung bát đúa, đồ ăn, chấm chung nước chấm…
  • Lây qua đường phân miệng: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân, các loại rau thuỷ canh, rau được bón phân tươi vì vậy có thể dễ dàng lây ra ngoài cộng đồng.
  • Lây qua đường dạ dày – miệng: Các dụng cụ y tế như nội soi dạ dày, dụng cụ tai mũi họng nếu sử dụng chung thì rất dễ là nguồn lây bệnh từ người này sang người khác

4. Xét nghiệm nào xác định vi khuẩn HP

Bằng những triệu chứng lâm sàng không thể xác định được viêm loét dạ dày tá tràng do HP gây ra hay không. Để có thể xác định chính xác, bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa sau:

4.1. Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là một phương pháp xét nghiệm xâm lấn can thiệp sâu vào bên trong cơ thể.

Cơ chế nội soi: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi chuyên dụng để xâm nhập vào dạ dày qua ống thực quản. Trên đầu ống nội soi sẽ gắn một camera nhỏ giúp truyền hình ảnh của ống thực quản, dạ dày, tá tràng lên trên một màn hình lớn. Từ những hình ảnh thu được các bác sĩ có thể xác định được mức độ tổn thương dạ dày tá tràng, vị trí tổn thương từ đó có thể kết luận dạ dày có Hp hay không. 

Thời gianTest nhanh Urease cũng cho kết quả sau 5 – 10 phút thử test. Nhưng nếu bạn thực hiện nuôi cấy mô hay sinh thiết mô bệnh học, thời gian biết kết quả sẽ lâu hơn, có thể lên đến 10 ngày.

Ưu điểm: Phương pháp nội soi cho kết quả rất nhanh, kết thúc nội soi là bạn đã có ngay kết quả.

Kết luận là dương tính với Hp khi:

  • Kết quả test nhanh Urease dung dịch test chuyển sang màu hồng
  • Kết quả nuôi cấy hay sinh thiết phát hiện có vi khuẩn Hp

4.2. Xét nghiệm máu

Việc lấy máu xét nghiệm để  xác định bạn có bị viêm loét dạ dày tá tràng Hp hay không.

Thời gian: Kết quả xét nghiệm máu thường có sau 24h kể từ khi làm xét nghiệm.

Nhược điểm: Phương pháp xét nghiệm máu để tìm Hp thường cho kết quả không chính xác vì thế chúng ít được sử dụng, trừ khi không còn phương pháp xét nghiệm nào khác để sử dụng.

4.3. Test hơi thở Ure

Phương pháp chuẩn đoán Urê trong hơi thở
Phương pháp chuẩn đoán Urê trong hơi thở

Test hơi thở Ure là phương pháp xét nghiệm “vàng” để tìm HP.

Ưu điểm: Dễ làm, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, độ chính xác cao đến 88%, không gây đau và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.

Cơ chế thực hiện: Bệnh nhân từ từ thổi hơi từ phổi vào túi  lấy mẫu. Sau đó ngay lập tức uống viên thuốc chứa ure gắn đồng vị C13 với 100ml nước. Bệnh nhân nằm nghiêng sang trái 5 phút, sau đó ngồi yên trong 15 phút. Sau 20, bệnh nhân thở tiếp vào túi thứ 2. Mang 2 túi mẫu đi xét nghiệm bằng máy quang phổ kế. Kết quả sẽ được đọc sau vài giờ. Do Hp phân hủy Ure thành CO2 nên ta có thể dựa vào lượng khí CO2 bệnh nhân thở ra để xác định được mức độ nhiễm H.pylori

*Lưu ý:  Uống thuốc khi bụng đói, không nhai, hay làm nát viên thuốc

4.4. Xét nghiệm phân tìm Hp

Vi khuẩn H.pylori được bài tiết qua phân, vì vậy, xét nghiệm phân để tìm kháng nguyên của vi khuẩn Hp lẫn trong phân cũng là một cách hay được sử dụng.

Cách thực hiện: Bệnh nhân có thể lấy mẫu phân trước ở nhà hoặc ngay tại nơi xét nghiệm và đựng trong dụng cụ đựng mẫu xét nghiệm chuyên dụng để tránh nhiễm khuẩn. Mẫu phân cần được bảo quản lạnh nếu chưa đem xét nghiệm ngay. Sau đó, nhân viên xét nghiệm sẽ lấy mẫu, thêm hóa chất và chất tạo màu vào và xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Thời gian: Xét nghiệm viêm loét dạ dày tá tràng Hp bằng phương pháp xét phân sẽ có kết quả sau 1 – 4 ngày.

Kết quả: Bệnh nhân dương tính với Hp khi mẫu phân đem làm xét nghiệm có hiện tượng chuyển sang màu xanh dương.

*Lưu ý:

  • Nhịn ăn uống từ 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm
  • Tốt nhất là ăn tối trước 7h và sau thời gian đó người bệnh không nên ăn gì.
  • Ngừng sử dụng kháng sinh trên 4 tuần
  • Ngừng sử dụng các loại thuốc dạ dày trên 2 tuần

5. Phác đồ điều trị vi khuẩnHP mới nhất của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dưới đây được cập nhật theo Bộ Y Tế trong điều trị nhiễm khuẩn HP. Tùy theo mức độ bị bệnh

+) Phác đồ điều thị 3 thuốc

Đối tượng điều trị: Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng nhiễm HP ở mức độ nhẹ

Thời gian điều trị: 10-14 ngày

Thuốc sử dụng:

  • Trường hợp 1: Amoxicillin, Clarithromycin (hoặc Metronidazole), PPI (các thuốc dùng 2 lần/ngày). Có thể dùng thêm bismuth tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp 2: Amoxicillin, Levofloxacin và PPI (các thuốc dùng 2 lần/ngày).
  • Trường hợp 3: Amoxicillin, Levofloxacin, PPI và Bismuth.

Lưu ý: Phác đồ này ít sử dụng cho người Việt Nam do bị kháng Metronidazole rất cao. Có thể dùng cho bệnh nhân dị ứng với Penicilin

+) Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng HP 4 thuốc

Đối tượng điều trị: Các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày HP ở mức độ vừa

Thời gian điều trị: 10-14 ngày

Thuốc sử dụng: PPI, Amoxicillin, Clarithromycin (hoặc Tetracyclin), Metronidazole (hoặc Tinidazole). Có thể thêm Bismuth theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý: Có thể gây ra đa kháng thuốc ở vi khuẩn HP do kết hợp nhiều thuốc. Phác đồ này đã khắc phục được nhược điểm của phác đồ 3 thuốc

Kết quả điều trị

Phác đồ điều trị trên có khả năng ngăn ngừa tái phát mắc bệnh. Để điều trị hiệu quả và không gây tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thêm thuốc hay giảm liều khi tình trạng bệnh bị giảm khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

6. Các biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP

Viêm loét dạ dày tá tràng – Hp là một căn bệnh nguy hiểm, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Dưới sự tấn công của Hp cộng với acid dịch vị các vết loét lan rộng ra làm vỡ mạch máu và gây xuất huyết.
  • Hẹp hậu môn vị: Khi các ổ loét ở gần môn vị ngày càng mở rộng, có thể xơ chai gây biến dạng và chít hẹp môn vị và làm cản trở thức ăn đi xuống ruột.
  • Thủng dạ dày: Các vết loét không chỉ mở rộng về kích thước mà chúng còn có thể viêm sâu vào bên trong, phá hủy lớp niêm mạc, thanh mạc và cuối cùng phá hủy lớp lót dạ dày, tá tràng gây thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Những vết viêm loét do Hp gây ra gây viêm teo niêm mạc mãn tính và gây nên những tổn thương tiền ung thư, các tế bào trong dạ dày phát triển mất kiểm soát có thể tạo thành các khối u trong dạ dày và lan rộng ra xung quanh

7. Cách phòng viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP

Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng do HP gây ra hiệu quả nhất chính là hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Bạn và gia đình cần chú ý thực hiện theo những điều dưới đây:

  • Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống, hạn chế gắp thức ăn cho nhau, không chấm chung nước chấm…
  • Hạn chế ăn uống tại những quán vỉa hè ven đường không đảm bảo vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống trong gia đình.
  • Các vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng là nguồn trung gian lây nhiễm Hp, vì thế bạn cần tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cho chúng.
  • Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh, sau khi lao động nặng hoặc từ ngoài đường về nhà.
  • Lựa chọn cho gia đình những nguồn thực phẩm sạch, an toàn, sơ chế kỹ trước khi chế biến, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, các món gỏi, nộm, các món tái…
  • Khi đi khám chữa bệnh cần chú ý chọn những nơi đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh, không sử dụng chung dụng cụ y tế với những bệnh nhân khác.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm chống lại vi khuẩn H.pylori như: tỏi, gừng, nghệ, sữa chua, các loại quả giàu chất chống oxy hóa như: quả việt quất, dâu, nho…

Trên dây là các thông tin cần biết về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng HP. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Chúc bạn và người than luôn khoẻ mạnh!

Viêm loét dạ dày HP dương tính – Bạn đã mắc bệnh?

Viêm loét dạ dày HP dương tính là tình trạng có một hay nhiều ổ loét ở dạ dày được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây.

Xem thêm:

1. Viêm loét dạ dày Hp dương tính là gì ?

 Viêm loét dạ dày HP dương tính
Viêm loét dạ dày dương tính với HP có nghĩa là bạn đã mắc bệnh

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày bị bào mòn dẫn đến loét ở phần niêm mạc dạ dày.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như:

  • Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý
  • Do lạm dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID (ibuprofen, aspirin….) hoặc các loại thuốc chống viêm.
  • Do dùng rượu, bia, hút thuốc lá trong thời gian dài
  • Do vi khuẩn H.pylori.

Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn H.Pylori gây nên. Dương tính với vi khuẩn HP có thể dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính lâu nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể xảy ra nhiều biến chứng như hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày và nặng nhất là gây ung thư dạ dày…. Vậy nguyên nhân nào lây nhiễm HP gây bệnh viêm loét dạ dày, mời các bạn đọc phần tiếp theo

2. Nguyên nhân lây nhiễm HP gây viêm loét dạ dày

Dùng chung bát đũa
Dùng chung bát đũa

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày HP dương tính. Loại khẩun này thâm nhập và tiết ra độc tố gây viêm loét dạ dày. Đây là loại khuẩn có khả năng lây nhiễm rất mạnh. Loại khuẩn này chủ yếu lây nhiễm qua các con đường sau:

  • Đường miệng – miệng: lây lan qua việc gắp thức ăn chungg, dùng chung nước chấm, bát, đũa, lây qua đồ dùng sinh hoạt dùng chung
  • Đường dạ dày – miệng: lây nhiễm chủ yếu qua y tế. Các dụng cụ y tế xét nghiệm, nội soi nếu không tiệt trùng, hoặc sử dụng chung hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người có vi khuẩn hp sang người khoẻ mạnh
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP đào thải qua phân vì vậy nếu đi vệ sinh xong không rửa tay có thể lây lan ra cộng đồng, người thân.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Người bị ợ hơi, ơi chua có dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng
Bị loét dạ dày do HP gây nên có dấu hiệu ợ hơi, ở chua

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày HP dương tính thường có các biểu hiện sau:

  • Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn: Vi khuẩn HP gây nên bệnh viêm loét dạ dày khiến dư thừa acid dịch vị dẫn đến khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Có thể từng cơn hoặc kéo dài tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh
  • Đau vùng thượng vị: Khi bị viêm loét dạ dày do HP gây nên dẫn đến người bệnh cảm thấy đau bụng. Ban đầu cơn đau thường xảy ra khi đói, khi tình trạng bệnh nặng hơn có thể đau cả lúc đói lẫn lúc no.
  • Đầy hơi, chướng bụng: khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây nên thì chức năng hệ tiêu hoá sẽ bị yếu đi làm cho thức ăn vào dạ dày không tiêu hoá được dẫn đến chướng bụng, đầy hơi
  • Giảm cân đột ngột: Chính vì thức ăn không tiêu hoá được dẫn đến cảm giác chán ăn, không muốn ăn, dẫn đến giảm cân.

4. Xét nghiệm nào xác định viêm loét dạy dương tính với HP

Để xác định viêm loét dạ dày HP dương tính hay không, các bác sĩ chắc chắn cần phải làm các xét nghiệm cần thiết. Xét nghiệm máu, hơi thở, phân, sinh thiết dạ dày,… là những thí nghiệm thường được thực hiện nhất.

Các phương pháp xét nghiệm dưới đây được tham khảo từ trang trang Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận  tại Hoa Kỳ).

4.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong việc chẩn đoán bệnh rất phổ biến trong y học. Sử dụng phương pháp này để xét nghiệm người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP trong máu không.

Cơ chế: Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP thì hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể đối với vi khuẩn HP. Các kháng thể này có trong máu và phát hiện thông qua xét nghiệm máu

Ưu điểm: Phương pháp này thực hiện khá đơn giản và cho kết quả nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Thường ít được sử dụng trong xét nghiệm khuẩn HP vì loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong các môi trường khác nhau. Nếu chỉ xét nghiệm máu không thì khó có thể phát hiện, dẫn đến có thể kết quả xét nghiệm âm tính trong khi người bệnh đã bị nhiễm HP. Như vậy người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc không phù hợp và không thể điều trị dứt điểm bệnh được.
  • Vi khuẩn HP có thể bị tiêu diệt hết, tuy nhiên những kháng thể của nó có thể tồn tại trong môi trường máu đến vài năm sau đó. Do đó khi xét nghiệm máu sẽ vẫn cho kết quả dương tính dù người bệnh không còn vi khuẩn trong cơ thể.

4.2. Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm hơi thở
Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm viêm loét dạ dày HP dương tính hay không bằng việc test hơi thở hay Urea Breath Test là phương pháp có độ chính xác cao, không xâm lấn vào dạ dày nên rất khuyến khích được sử dụng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Phân loại: Có hai dạng thiết bị test hơi thở đó là test hơi thở sử dụng bóng (dụng cụ test có hình quả bóng) và test hơi thở sử dụng thẻ (dụng cụ test có hình giống thẻ ATM).

Cơ chế xét nghiệm: Đầu tiên bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống 1 viên thuốc. Đây là loại thuốc chuyên biệt dùng có xét nghiệm khuẩn Hp bằng hơi thở có chứa Ure gắn đồng vị phóng xạ 13C hoặc 14C. Người bệnh sẽ đợi khoảng 20 phút rồi thở vào thiết bị . Sau đó, các bác sĩ sẽ đem mẫu hơi thở thu thập được  tiến hành đo và xác định khuẩn Hp có tồn tại trong hơi thở không.

Kết quả: Có 2 trường hợp xảy ra

  • Nếu đồng vị cacbon được phát hiện trong hơi thở, kết luận tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày, cho xét nghiệm dương tính.
  • Nếu không tìm thấy đồng vị cacbon, kết luận không có sự xuất hiện của vi khuẩn HP, cho xét nghiệm âm tính.

Ưu điểm: Cho độ chính xác cao lên tới hơn 95%, lại an toàn cho người bệnh nên rất được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán khuẩn HP

Chi tiết: Test vi khuẩn HP bằng hơi thở chính xác nhất như thế nào?

4.3. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân

Vi khuẩn HP thể tồn tại trong phân và lây qua người qua đường phân – miệng. Vì vậy xét nghiệm phân để chẩn đoán viêm loét dạ dày HP dương tính  hay không cũng là phương đáp được sử dụng nhiều.

Cơ chế xét nghiệm: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ dựa trên sự thay đổi của màu phân khi cho phản ứng miễn dịch với huỳnh quang để xác nhận bệnh.

Kết quả: Có 2 trường hợp xảy ra

  • Nếu phân có màu xanh, kết luận tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm dương tính
  • Nếu phân không có màu xanh, kết luận không có mặt vi khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm âm tính

Ưu điểm: Xét nghiệm khuẩn HP bằng cách xét nghiệm phân có độ chính xác cao, chi phí hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người.

Nhược điểm: Phương pháp này khá mất thời gian và việc lấy phân người bệnh có thể liên quan đến một số vấn đề vệ sinh nên nhiều người còn ngại thực hiện cũng như không sử dụng cho những người đã có dấu hiệu bệnh trở nặng.

4.4. Sinh thiết dạ dày

Sinh thiết dạ dày
Phương pháp sinh thiết dạ dày

Sinh thiết dạ dày hay nói cách khác là nội soi dạ dày. Phương pháp này vừa giúp bác sĩ xác nhận bệnh nhân có bị viêm loét dạ dày HP dương tính không, đồng thời chẩn đoán chính xác được tình trạng nhiễm khuẩn trong dạ dày và có thể đánh giá được mức độ và vị trí tổn thương một cách chính xác.

Cơ chế xét nghiệm: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày qua ống thực quản và xem xét tình trạng dạ dày trên màn hình máy tính. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kim sinh thiết lấy một mảnh sinh thiết quanh vị trí dạ dày bị có tổn thương dạ dày ra ngoài rồi làm xét nghiệm. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm Clo Test hoặc thực hiện nuôi cấy vi khuẩn hoặc ngâm nó vào một dung dịch đặc biệt rồi quan sát sự thay đổi.

Kết quả: Có 2 trường hợp xảy ra

  • Nếu dụng dịch chuyển sang màu hồng, kết luận tồn tại khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm dương tính
  • Nếu dung dịch không chuyển màu hồng, kết luận không có khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm âm tính.

Ưu điểm: Chuẩn đoán được chính xác được tình trạng nhiễm bệnh, xét nghiệm khuẩn HP bằng các nội soi dạ dày sẽ chỉ tốn khoảng vài chục phút là cho ra kết quả.

Nhược điểm: Không sử dụng phương pháp này cho người bị  rối loạn đông máu, cầm máu.

5. Viêm loét dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không?

Biến chứng viêm loét dạ dày
Biến chứng viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày dương tính với HP là căn bệnh rất nguy hiểm. Đầu tiên nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe tinh thần của mỗi người. Những cơn đau bụng sẽ hành hạ người bệnh khiến họ không thể đủ sức làm việc thật tốt. Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn vì hay bị ợ chua, khó tiêu, chướng bụng nên ăn không ngon. Dần dần cơ thể trở nên xanh xao, thiếu sức sống, cân nặng giảm sút.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng của viêm loét dạ dày vô cùng nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Xuất huyết tiêu hoá.
  • Thậm chí, khuẩn HP còn có thể gây ra ung thư dạ dày.

Chính vì thế, khi đang nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh bạn cần đi đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm khuẩn HP để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chủ quan có thể gây chết người

6. Khi nào thì cần tiến hành xét nghiệm HP

Trường hợp nên xét nghiệm vi khuẩn HP
Những trường hợp nên xét nghiệm vi khuẩn HP

Khi bạn phát hiện mình có dấu hiệu sau, bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra viêm loét dạ dày HP dương tính hay không:

  • Đã từng bị viêm loét dạ dày nhưng trước đó chưa làm xét nghiệm vi khuẩn HP.
  • Cảm giác đắng miệng, khó nuốt.
  • Da xanh nhợt.
  • Thường xuyên xuất hiện triệu chứng nôn, nôn khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
  • Bệnh nhân có người nhà có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày.
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Thương ợ chua, khó tiêu, đầy bụng.

Các dấu hiệu khi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể dường như là không, và chỉ khi phát bệnh nặng thì người bệnh mới biết. Lúc này thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn, và người bệnh sẽ bị tổn thương về tinh thần và sức khỏe nhiều hơn.

Để đảm bảo sức khoẻ hơn, bạn có thể thiết lập lịch trình 6 tháng khám bệnh một lần.Tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.

7. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày Hp mới nhất bộ y tế

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP

Khi phát hiện bạn bị nhiễm khuẩn HP dương tính gây viêm loét dạ dày, bạn cần phải tuân thủ phác đồ điều trị để tiêu diệt vi khuẩn HP do bác sĩ đưa ra. Dưới đây là 3 phác đồ điều trị khuẩn HP thường được sử dụng nhất với khả năng tiêu diệt từ 80-95% khuẩn HP.

7.1 Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính 3 thuốc

  • Phác đồ 3 thuốc chuẩn ban đầu: PPI  thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng giảm tiết acid dịch vị và 2 loại kháng sinh.
  • Thời gian sử dụng từ 10-14 ngày.
  • PPI: ức chế bơm Proton giảm acid dịch vị, thường dùng là omeprazol 01 viên 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần
  • Clarithromycin 500mg/lần ngày 2 lần

7.2 Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày dương tính HP 4 thuốc

  • PPI: 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần
  • Metronidazole 500mg/ lần ngày 2 lần
  • Phác đồ 4 thuốc áp dụng khi phác đồ 3 thuốc chuẩn thất bại hay trước đó đã dùng kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin).
  • Thời gian sử dụng thuốc là từ 10-14 ngày.
  • PPI ngày 2 lần
  • Tinidazole hay Metronidazole 500mg/ lần ngày 2 lần
  • Bismuth 120mg/4 viên/ ngày chia 2 lần

7.3 Phác đồ điều trị nối tiếp

  • PPI: 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần
  • Clarithromycin 500mg/lần ngày 2 lần
  • Metronidazole 500mg/ lần ngày 2 lần
  • Phác đồ điều trị HP nối tiếp
  • 5 ngày đầu : PPI+Amoxicillin
  • 5 ngày tiếp theo: PPI+Clarithromycin+Tinidazole

Tuy nhiên hiện nay các phác đồ kháng sinh có hiệu quả ngày càng giảm do tình trạng lây nhiễm, kháng thuốc và hiện tượng tái nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Vì vậy để điều trị căn bệnh viêm loét dạ dày do khuẩn HP gây nên thành công, ngoài việc thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì cần phải có biện pháp phòng ngừa đúng cách để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn này vào dạ dày.

Xem thêm: Điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi hoàn toàn? – Thời gian chính xác nhất

8. Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

Rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP

Để hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày HP dương tính, bạn cần:

  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các thực phẩm tái sống
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
  • Không ăn chung bát đũa hay uống chung ly
  • Tránh mớm đồ ăn cho trẻ
  • Hạn chế ăn những quán không hợp vệ sinh
  • Thường xuyên dọn dẹp, giữ sạch sẽ nơi ở, đặc biệt là nhà bếp và nhà vệ sinh
  • Mỗi gia đình nên có nhà vệ sinh, không nên phóng uế bừa bãi.
  • Không sử dụng các nguồn nước từ sông hồ ao suối bẩn vì đây là môi trường và vi khuẩn HP thường hay sống nhất.
  • Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP hay có tiền sử bị ung thư dạ dày thì những người còn lại cũng nên đi xét nghiệm khuẩn HP.

Nói chung, ung thư dạ dày còn có thể do một số nguyên nhân khác, tuy nhiên khuẩn HP vẫn là một trong những nguyên nhân nguy hiểm cần được lưu tâm tới. Phòng tránh vi khuẩn HP sẽ làm hạn chế khả năng bạn bị viêm loét dạ dày hơn.

Xem thêm: 

*Lưu ý:  

  • Nano Curcumin được chiết xuất Curcumin từ củ nghệ tươi có hoạt tính nổi bật, vừa chống oxy hóa, kháng viêm, kích thích tái tạo tế bào và tiêu diệt 65 chủng vi khuẩn HP.
  • Ngoài ra, Nano Curcumin không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe nên bạn có thể sử dụng Nano Curcumin lâu dài giúp hỗ trợ phòng và ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP an toàn và hiệu quả.

Viêm loét dạ dày HP dương tính gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện có các biểu hiện bệnh bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời để có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Gửi mẹ bỉm sữa 1 năm trước: “Xin lỗi vì đã từng để bản thân xấu xí tồi tệ”

Xin lỗi tôi của một năm trước, vì đã bỏ bê bản thân và tự cho mình nghĩa vụ phải hy sinh quá nhiều. Xin lỗi chính tôi vì đã không tự yêu thương lấy bản thân mình, để rồi kết quả chính mình là người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Nếu biết trước sẽ có ngày này, bản thân đã chủ động sớm hơn. Để khi sinh xong, con không khát sữa mẹ, và mẹ thì không lo lắng đến trầm cảm, u uất vì tất bật học cách chăm sóc con, học cách chấp nhận một cơ thể đã từng dứt ruột gan để sinh ra một sinh linh giờ trở nên yếu ớt, rệu rã và thiếu sức sống. Sự hối hận nhất là đã khép mình lại, ôm trọn riêng mình những suy nghĩ tự ti tủi hờn, chấp nhận sự thờ ơ và chê bai từ chính chồng mình…

Sinh con là sự đánh đổi lớn nhất trong cuộc đời người mẹ…

Một năm về trước là quãng thời gian mình vừa sinh, vừa mê man trong niềm hạnh phúc đón con gái đầu lòng chào đời vừa kiệt sức vì tác dụng của thuốc gây tê. Một ngày sau, mình choàng tỉnh dậy vì một cơn đau quặn thắt ở vùng bụng do thuốc gây tê hết tác dụng, đó cũng là lúc mình nhận ra trên cơ thể tự lúc nào đã xuất hiện một vết rạch vừa dài vừa sâu trên bụng. “Quả bóng” bụng căng tròn vài ngày trước đó nay xẹp lại, rúm ró chằng chịt những vết rạn da, chùng da thâm đen xấu xí. 

Lần đầu tiên sinh con, mặc dù đã chuẩn bị trước tâm lý, nhưng bản thân mình vẫn bị “sốc” trước những thay đổi chóng mặt của cơ thể sau khi sinh. Khỏi phải nói chắc các chị em cũng biết được, sau sinh, cơ thể mình thừa cân, tăng cân không kiểm soát vì phải ăn nhiều đồ bồi bổ đề có sữa cho con. Cả người sờ đâu cũng thấy những “bối” mỡ lèo nhèo, ẩn mình thật sâu phía dưới làn da nứt rạn chằng chịt và đen sạm đi. Mình tăng 7 cân trong sự ngỡ ngàng đến dằn vặt. 

Sinh con là sự đánh đổi lớn nhất trong cuộc đời của mẹ

Thấu hiểu là điều mà phụ nữ cần nhất lúc này…

Trên mặt mình xuất hiện lốm đốm những vết nám, tàn nhang. Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, rã rời, vết mổ lâu lành, phải kiêng khem rất kỹ vì chỉ cần lơ là một chút thôi là có khả năng viêm nhiễm. Sốt ruột nên mình cũng đã thử tìm hiểu nhiều cách thức phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh, từ các phương pháp dân gian như ăn nghệ, uống nghệ tươi cho đến những phương thuốc “xách tay” đắt đỏ từ nước ngoài. Nhưng tất cả đều không mấy khả quan. Uống nghệ nhiều thì nóng trong, bất tiện mà “giã” thuốc ngoại sức khỏe chưa cải thiện thì cũng hết cả tiền bỉm sữa cho con. Đã vậy, mình lại còn “vớ” phải ông chồng vô tâm, thi thoảng vừa đùa vừa chê khiến mình tủi thân vô cùng. Thậm chí có khoảng thời gian mình bị trầm cảm, chán nản, không muốn tiếp xúc với ai, kể cả với chồng. Mình chỉ quanh quẩn ở nhà ôm con, thi thoảng đi qua trộm liếc mình trong gương mà thở dài thườn thượt, vô phương cứu chữa!

Việc thức đêm chăm con khiến bệnh đau dạ dày của mình lại tái phát, sức khỏe đi xuống. Ăn uống không được ngon miệng, cơ thể hấp thụ kém cộng thêm việc phải uống một số loại thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng vết mổ khiến chất lượng sữa không đảm bảo, mình không dám cho bé bú mẹ nhiều, xót xa vô cùng. 

Mình từ nhẫn nhịn đến cam chịu. Chỉ biết rằng khi đã làm vợ, làm mẹ thì xấu xí một chút cũng không sao, miễn là lo cho chồng con chu đáo. Nhưng đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, thời gian kiêng cữ, đầu tắt mặt tối chăm con cũng là lúc mình phát hiện chồng nhắn tin với một người phụ nữ cùng cơ quan. Vừa đau đớn vừa tủi hờn, mình gần như phát điên, ngay lập tức viết đơn ly hôn. Nhưng anh quỳ gối xin tha thứ, nói rằng mọi chuyện cũng mới chỉ chớm nở chứ chưa có gì. Anh nói là do dạo này mình khó tính, hay cáu gắt lại xa cách chồng nên anh mới trót ham vui. Nhiều đêm mình thức trắng, đầu óc trống rỗng chẳng nghĩ nổi điều gì. Nhìn lại mình trong gương, có lẽ chồng mình đúng thật. Tại sao sinh con xong lại không được phép xinh đẹp như trước đây. Có rất nhiều mẹ sau sinh vẫn có thể trẻ đẹp, lấy lại vóc dáng và tự tin như thời còn son mà.

Tinh chất Nano curcumin –  giữ trọn làn da, thắp lửa yêu thương

Sáng ngủ dậy sớm, mình chuẩn bị cơm nước cho chồng, dặn chồng trông con 1 buổi rồi gặp một chị bạn thân đang làm bác sĩ chuyên khoa sản tại bệnh viện đại học Y Hà Nội nhờ tư vấn. Ngồi tỉ tê một hồi chị vừa xót xa vừa trách mình tại sao không gọi cho chị sớm hơn. Chị giới thiệu cho mình sản phẩm mà chính chị cũng đã từng sử dụng là CumarGold – Curmagel, sản phẩm chăm sóc sức khỏe sau sinh hiệu quả. CumarGold được bào chế dưới dạng viên nang và CumarGel dùng để bôi ngoài da. Theo lời bác sĩ khuyên thì mình nên sử dụng kết hợp trong uống ngoài bôi để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Chẳng biết bấu víu vào đâu nữa nên mình quyết định tin tưởng vào chị bạn và bắt đầu sử dụng sản phẩm trong 3 tháng đầu tiên. Về nhà tìm hiểu kỹ hơn, mình biết rằng bộ đôi CumarGold dạng viên nang và CurmaGold Gel dạng bôi ngoài đều có thành phần chính là nanocurcumin, trong đó, tinh nghệ nano là phiên bản nâng cấp từ hoạt chất curcumin có trong củ nghệ vàng, dược bào chế với kích thước nano siêu nhỏ (50-70 nm), để tăng cường sinh khả dụng (tăng độ hấp thu và hiệu quả tác dụng) gấp 80 lần so với tinh chất Curcumin thông thường. Các nhà khoa học trên thế giới cũng đã nghiên cứu tường tận về cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học để khẳng định những đặc tính ưu việt của nano curcumin đối với phụ nữ sau sinh. Ở đây có thể kể đến: nano curcumin giúp giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, giúp vết mổ vết cắt tầng sinh môn tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo. Ngoài ra, CumarGold Gel còn có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các sắc tố melanin tận sâu dưới da đồng thời làm mờ nám, tàn nhang từ bên ngoài do phối hợp thêm tinh chất Lô Hội, Việt Quất và vitamin E giúp bạn nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp trắng sáng, căng bóng của làn da.

Dù trong hoàn cảnh nào hãy làm đẹp mỗi ngày bạn nhé

Mình kiên trì sử dụng sản phẩm 2 tháng liền. Hết là lại phi một mạch ra nhà thuốc gần nhà để mua, sản phẩm không hề “hiếm có khó tìm”, ngược lại rất phổ biến với nhiều mẹ bỉm sữa mà đến giờ mình mới để ý tới. Thật sự đây đúng là “cứu tinh” của cuộc đời mình. Sau khi trải qua rất nhiều biện pháp khác nhau, rẻ có, đắt có thì bộ đôi CumarGold & CumarGol Gel vẫn là sản phẩm hiệu quả nhất đối với mình. Do cải tiến về kích thước siêu nhỏ giúp khắc phục được nhược điểm gây nóng, không bất tiện khi sử dụng và cũng chẳng lôi thôi lếch thếch như những lần mình uống nghệ tươi hay đắp mặt nạ tinh bột nghệ. 

Chỉ trong vòng 2 tháng, mình cảm nhận được sức khỏe của mình dần ổn định, tinh thần cũng tốt hơn lên. Mình ăn ngon, ngủ tốt, chứng đau dạ dày giảm cả về mức độ lẫn tần suất. Điều tuyệt vời là từ ngày dùng sản phẩm thì sữa về nhiều, mình tha hồ cho bé bú sữa mẹ mà không lo lắng tới chất lượng sữa bị ảnh hưởng như khi phải dùng kháng sinh. Kỳ diệu là lớp mỡ “lèo nhèo” ngày nào cũng đã giảm đi đáng kể. Khỏi phải nói, mình mừng… rớt nước mắt. 

Sản phẩm càng hiệu quả bao nhiêu lại càng khiến mình tự trách bản thân bấy nhiêu. Trách vì trong gần 1 năm qua đã không chịu tìm hiểu để biết tới CumarGold & CumarGold Gel sớm hơn để cuộc hôn nhân gần 2 năm có nguy cơ tan vỡ chỉ vì mình đã bỏ bê bản thân quá nhiều. Mình hiểu rằng, đã là phụ nữ, xinh đẹp và tự tin là hai điều cần thiết. Không cần quá lộng lẫy, nhưng phải khỏe từ sâu bên trong, biết chăm chút và yêu thương bản thân thì mới xứng đáng được người khác thương yêu.

Viêm loét dạ dày ở trẻ em – Cảnh báo 6 dấu hiệu

Trong thời gian gần đây, tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em đang trở nên ngày càng phổ biến hơn. Điều này rất nguy hiểm bởi bệnh ở trẻ em thường khó phát hiện và khó điều trị hơn. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy trẻ đã mắc bệnh? Cần lưu ý những vấn đề gì? Mời bạn đọc cùng tìm kiếm câu trả lời trong những kiến thức hữu ích dưới đây nhé !

Xem thêm:

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

Khi bị viêm loét dạ dày, trẻ thường gặp phải các triệu chứng sau:

1.1. Đau bụng tái diễn quanh vùng rốn

Đau vùng bụng quanh rốn
Trẻ bị đau vùng bụng quanh rốn

Triệu chứng khá rõ ràng cho thấy bé đã bị viêm loét dạ dày là bé thường bị đau bụng quanh vùng rốn, cả ban ngày và về đêm. Các cơn đau thường xuất hiện trước hoặc sau bữa ăn, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút ở các khu vực quanh rốn (người lớn cơn đau thường nằm vùng thượng vị).

Với trẻ nhỏ thường có giun sán nên rất nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng đây là đơn đau do giun sán, nên cho bé uống sai thuốc mà không đi khám bác sĩ. Có đến hơn 60% số trẻ nhập viện vì viêm loét dạ dày nặng nhưng cha mẹ đều không phát hiện ra và cho rằng bé bị đau bụng lâu ngày như vậy là do giun sán. Điều này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé nên phụ huynh cần hết sức lưu ý.

1.2. Đau thượng vị, lâm râm, âm ỉ

Với các bé lớn hơn, khoảng trên 10 tuổi, cơn đau sẽ xuất hiện tại vùng thượng vị (trên rốn). Cơn đau kéo dài âm ỉ, lâm râm, đôi khi có cảm giác đau dữ dội, bỏng rát, xuất hiện cả khi về đêm khiến bé không ngủ được.

Các cơn đau có thể kéo dài từ vài chục phút đến hàng giờ đồng hồ, lặp đi lặp lại trong vài tuần hoặc vài tháng nếu không điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và sức khoẻ của các bé rất nhiều.

1.4. Viêm loét dạ dày ở trẻ em có biểu hiện chán ăn

Khi bé bị viêm dạ dày thường có triệu chứng ợ chua, buồn nôn, chướng bụng nên sinh ra chán ăn. Ngoài ra, các cơn đau kéo dài nhiều ngày đến trước mỗi bữa ăn cũng khiến cơ thể bé mệt mỏi và không muốn ăn. Triệu chứng này cũng thường xảy ra với các bé nhỏ.

1.3. Nôn và buồn nôn

Do phản ứng phúc mạc khi dạ dày bị thủng, bé sẽ cảm thấy chướng bụng, buồn nôn hoặc có thể nôn sau khi ăn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ thường gặp ở các bé nhỏ dưới 2 tuổi mà thôi.

Xem thêm:  Bị đau dạ dày buồn nôn liệu có nguy hiểm không ?

1.5. Suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng

Viêm loét dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mỗi người, nhất là với các bé khi mà sức đề kháng còn yếu, các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện như người lớn. Chính vì thế, viêm loét dạ dày ở trẻ em có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.

Các cơn đau kéo dài khiến bé sinh ra mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, khả năng tiêu hoá kém bé trông xanh xao, thiếu sức sống. Một số bé còn có tình trạng xuất huyết khiến cơ thể giảm sút nghiêm trọng, thậm chí là suy dinh dưỡng.

1.6. Nôn ra máu, đại tiện ra máu khi bệnh đã nặng

Trẻ bị viêm loét dạ dày sẽ dễ bị thiếu máu do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài trong niêm mạc và dưới niêm mạc làm các vết loét được mở rộng hơn.

Các biểu hiện của xuất hiện đường tiêu hoá như nôn ra máu, đi đại tiện ra máu, hút dịch dạ dày có máu…. Đây là những triệu chứng thường không có ở người lớn mà chỉ có ở trẻ em. Chính vì vậy, nếu xuất hiện các hiện tượng này, phụ huynh nên cho bé nhập viện ngay lập tức để có thể điều trị kịp thời.

Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm khi gặp tình trạng đau dạ dày nôn ra máu

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ

Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, chính vì thế phụ huynh cần phải xác định chính xác nguyên nhân để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

2.1. Viêm loét dạ dày ở trẻ em do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu ở trẻ. Theo nghiên cứu, có đến 90% các bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày đều tìm thấy khuẩn này trong vùng niêm mạc dạ dày. Khuẩn HP tồn tại trong môi trường acid trong dạ dày bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid. Lượng acid tiết ra nhiều khiến vùng niêm mạc bị tổn thương dẫn đến viêm loét.

Khuẩn HP có thường tồn tại trong các vùng nước bị nhiễm bẩn. Nó có thể tồn tại trong nước và cả trong môi trường không khí và phân. Có 3 con đường có thể lây nhiễm khuẩn HP đó là:

  • Đường miệng – miệng
  • Đường phân – miệng
  • Lây nhiễm qua việc sử dụng chung các dụng cụ y khoa với người bệnh.

Xem thêm: Những con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

2.2. Do stress do học hành

Áp lực học hành
Do áp lực học hành

Viêm loét dạ dày ở trẻ em có thể do áp lực học hành bởi do lịch học dày đặc cùng kỳ vọng của phụ huynh khiến bé vô cùng mệt mỏi, áp lực và căng thẳng. Khi thần kinh căng thẳng sẽ kích thích dạ dày tăng tiết nhiều acid HCl – nguyên nhân hàng đầu gây tổn lại vùng niêm mạc và viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, việc căng thẳng thẳng stress có thể khiến bé mất ngủ, chán ăn, đau bụng và phải sử dụng một số loại thuốc an thần, giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc này cũng gây ảnh hưởng khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

2.3. Chế độ ăn uống không hợp lý

Viêm loét dạ dày ở trẻ em do chế độ ăn không hợp lý:

  • Thường xuyên ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ: Phụ huynh thường có thói quen chiều con nên cho bé ăn các loại thức ăn nhanh yêu thích như gà rán, nước ngọt, xúc xích chiên. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này lại chứa nhiều dầu mỡ và các chất béo nhân tạo không tốt cho dạ dày và sức khỏe của bé. Bởi chúng có nhiều muối, khó tiêu hoá, gây nhiều gánh nặng cho dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Thói quen ăn uống không tốt: Vừa ăn vừa xem tivi, đọc sách, chơi game, nghịch điện thoại,…. sẽ khiến bé ăn nhanh, nhai không kỹ dẫn tới tiêu hoá chậm hơn khi xuống dạ dày. Dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều acid hỗ trợ cho việc co bóp và tiêu hoá những thức ăn này.  Lượng acid tiết ra nhiều trong dạ dày chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ.

2.4. Ăn uống và sinh hoạt không đúng giờ giấc

Trẻ thường xuyên thức khuya
Trẻ thường xuyên thức khuya

Dạ dày sẽ hình thành một cơ chế tự động để tiết ra các acid tiêu hóa thức ăn theo những giờ cố định. Việc ăn uống và sinh hoạt không đúng giờ sẽ khiến xảy ra tình trạng lượng acid tiết ra không có thức ăn để tiêu hoá.

Đồng thời, chứng mất ngủ cũng khiến dạ dày kích thích tiết ra acid HCL gây ảnh hưởng đến vùng niêm mạc. Vì vậy, cần hết sức chú ý việc sinh hoạt đúng giờ giấc tạo thành thói quen cho trẻ nhỏ..

3. Viêm loét dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không ?

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đến trẻ nhỏ. Đầu tiên, nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các bé. Các cơn đau có thể kéo đến bất chợt khiến bé ăn không ngon, không thể vui chơi hay học tập. Cơn đau đến về đêm khiến bé mất ngủ, cơ thể xanh xao, gầy gò thiếu sức sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể bị xuất huyết, nôn ra máu, đại tiện ra máu vô cùng nguy hiểm.

Về lâu về dài, nó sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất của bé. Bé có thể bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, cơ thể bé nhỏ hơn so với các bạn đồng trang lớn. Thậm chí với một số trường hợp, viêm loét dạ dày còn có thể gây ra ung thư dạ dày khi ở tuổi lớn hơn. Nói chung, đây là căn bệnh nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý đề phòng cho trẻ.

Xem thêm: Giải đáp chi tiết thắc mắc bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không ?

4. Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị viêm loét dạ dày ?

Viêm loét dạ dày ở trẻ em, cha mẹ chú ý những điều sau đây:

4.1. Những thực phẩm nên bổ sung

Phụ huynh nên cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá, nhất là với những trẻ nhỏ dưới 10 tuổi vì lúc này các cơ quan chức năng trong cơ thể còn chưa được phát triển hoàn thiện. Một số thực phẩm mà phụ huynh nên tăng cường cho bé ăn như:

  • Thịt nạc
  • Trái cây
  • Rau xanh
  • Trứng
  • Sữa và chế phẩm từ sữa

Đây đều là các thực phẩm tốt cho dạ dày, đồng thời hỗ trợ phát triển trí não và chiều cao cho bé hiệu quả. Một lưu ý thêm cho phụ huynh là nên cho bé ăn các đồ đã được nấu chín, hợp vệ sinh, hạn chế sử dụng các thực phẩm tái sống để đảm bảo hệ tiêu hoá hoạt động tốt nhất.

Xem thêm: Top 26 loại thực phẩm mẹ nên bổ sung khi bé bị mắc bệnh về dạ dày

4.2. Những loại thực phẩm nên tránh

Viêm loét dạ dày ở trẻ em mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó,cũng nên hạn chế cho bé sử dụng một số thực phẩm như

  • Các loại nước ngọt có ga
  • Các loại thức ăn nhanh như gà rán, bánh mì
  • Không vừa ăn vừa uống
  • Các loại rau muối chua dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
  • Một số gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
  • Các chất kích thích như: Cà phê, nước chè đặc, rượu, bia.
  • Thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày: Lạp xưởng, xúc xích; thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi, thịt sụn.

Xem thêm: 16 loại thực phẩm bé nên kiêng khi bị mắc bệnh về dạ dày

4.4. Thói quen ăn uống khoa học

Đảm bảo giấc ngủ cho bé
Đảm bảo giấc ngủ cho bé

Những thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em :

  • Thói quen ăn uống: Nên hình thành thói quen cho bé từ lúc nhỏ như ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế việc vừa ăn vừa xem Tv hay làm một việc gì khác.
  • Không bắt ép trẻ ăn: Phụ huynh không nên dồn ép bé ăn quá nhiều mà nên chia ra nhiều bữa nhỏ giúo bé dễ tiêu hóa.
  •  Chia nhỏ bữa ăn: Với các bé nhỏ tuổi nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, cho bé ăn đủ, không nên no quá.
  • Thức ăn nên được xảy nhỏ: Đối với các bé dưới 2 tuổi mẹ có thể nghiền nhỏ hoặc xay nhỏ các loại rau, cháo, thịt nấu loãng cho bé ăn.
  • Đảm bảo giờ ăn, ngủ hợp lý: Việc đảm bảo cho bé giờ giấc ăn uống và ngủ hợp lý sẽ tạo thành thói quen tốt cho sức khỏe và thể chất của bé.

Xem thêm: Bé 2 tuổi bị đau dạ dày – Nguyên nhân khiến các bà mẹ giật mình

4.1. Thăm khám viêm loét dạ dày ở trẻ em

Khi bé có các triệu chứng bị viêm loét dạ dày như đau bụng thường xuyên, chán ăn, sụt cân phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh. Có rất nhiều phụ huynh thường chủ quan với các bệnh ở trẻ nhỏ mà thường tự phỏng đoán và tự mua thuốc cho bé uống ở nhà. Như vậy càng gây nguy hiểm và tăng khả năng viêm loét cao hơn.

Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé mỗi ngày, tránh đợi đến khi bé xuất hiện các biến chứng của bệnh như nôn ra máu mới đưa bé đi khám thì bệnh đã khá nặng và nguy hiểm rồi.

Xem thêm:  Top 15 địa chỉ thăm khám đau dạ dày uy tín trên cả nước hiện nay

Viêm loét dạ dày ở trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của mỗi bé. Chính vì thế, phụ huynh cần lưu ý để có thể phòng bệnh cho trẻ một cách tốt nhất, khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh cần đưa bé để các cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

 

Tìm hiểu ngay những sai lầm trầm trọng sau, nếu không muốn viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần.

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến đã không còn xa lạ với người dân Việt. Tuy nhiên gần đây tình trạng các ca lâm sàng cho thấy số người bệnh  đau dạ dày bị tái nhiễm đang ngày càng gia tăng. Đánh giá về vấn đề này PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ chuyên khoa Nội Tiêu hóa cho biết:” Một trong những nguyên nhân thúc đẩy bệnh tái nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần chính là do những sai lầm nghiêm trọng trong cách điều trị từ người bệnh”. Vậy đâu là lý do khiến bệnh chữa mãi không khỏi và đứng trước vấn đề này chúng ta phải giải quyết ra sao?

Chuyên gia nói gì về thực trạng tái nhiễm bệnh lý thường gặp hiện nay ?

Theo một tạp chí y học Thế giới cho biết có đến hơn 70% người bệnh  mắc viêm loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Hp bị tái nhiễm lại trong thời gian rất ngắn. Trao đổi về chủ đề trên TS Thu Hồ đã cho biết có rất nhiều trường hợp đến bệnh viện với tình trạng bệnh dạ dày lại tái lại mà chưa hiểu nguyên nhân vì sao, chỉ ra được những sai lầm nghiêm trọng trong cách điều trị ngăn ngừa sự lây lan và tái nhiễm đau dạ dày từ người bệnh

Không tuân thủ trong điều trị: Cũng giống như nhiều bệnh lý khác, việc điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP cần có sự phối hợp nhiều thuốc từ kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton và nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên chính sự phối hợp nhiều thuốc như vậy, đặc biệt là việc dùng kháng sinh sẽ xuất hiện nhiều các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đắng miệng, buồn nôn khiến người bệnh thường bỏ dở ngay khi triệu chứng của cơn đau giảm bớt mà không cần tuân thủ đơn thuốc từ bác sĩ. Chính điều này càng khiến vi khuẩn HP kháng lại kháng sinh sử dụng, làm tăng nguy cơ tái phát và sẽ càng khó điều trị ở lần sau hơn rất nhiều.

Thói quen ăn uống không lành mạnh: Có rất nhiều người mặc dù đã điều trị thành công vi khuẩn HP tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau lại tái khám tại bệnh viện mà không hề biết tại sao mình lại bị tái lại. Tuy nhiên có một thực tế là vi khuẩn HP lại có khả năng lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau, trong đó đặc biệt là đường miệng – miệng, nếu trong gia đình có người viêm dạ dày có vi khuẩn HP thì đến 80 đến 90 % các thành viên còn lại sẽ bị lây nhiễm, đặc biệt với thói quen dùng chung các vật dụng trong gia đình. 

Tự ý áp dụng các mẹo dân gian: Rất nhiều người không tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ mà chủ yếu nghe theo lời mách mà tự ý áp dụng sử dụng các loại lá cây, thuốc viên cổ truyền…Tuy nhiên chúng đều chưa có cơ sở khoa học đầy đủ, chứng minh tác dụng trên người bệnh. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ áp dụng các mẹo chữa trị nào. 

Không tuân thủ điều trị là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng tái phát

Khốn đốn 7 năm vì viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần 

Nhắc đến chuỗi ngày dai dẳng cùng cơn đau dạ dày hành hạ, cô Bình – xóm Trung – Bích Thủy – Hồng Quang, Thanh Miện, Hải Dương đã chia sẻ lại cả một chặng đường dài 7 năm viêm loét dạ dày của mình.

Cô cho biết:” Giai đoạn đầu, cơn đau dạ dày cũng chỉ thoáng qua, không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng càng về sau, bệnh tình càng nặng thêm. Những cơn đau chèn ép ngay phần thượng vị, hơi nóng bỏng rát kéo lên cả thực quản khiến cô khó chịu lắm cháu à. Đã vậy ăn uống còn chẳng thiết tha gì nên cân nặng giảm nhanh lắm”

Người ta nói có bệnh thì vái tứ phương mà, nên cô Bình cũng tìm kiếm đủ các phương pháp từ Tây y đến Đông y ai mách bảo gì là dùng thứ đó. Thế nhưng biện pháp nào cũng vậy, chỉ cải thiện được một thời gian là bệnh tình của cô lại tái phát, những lần đầu tần suất còn ít nhưng giờ thì dăm bữa nửa tháng tái phát một lần. 

Cô cũng là người khá cẩn thận đối với sức khỏe, từ khi biết đến bệnh cô kiêng khem đủ thứ. Sau đó, cô có nghe mấy chị xem hội phụ nữ mách dùng nước sắc chuối hột phơi khô uống sẽ khỏi dạ dày. Thế là cô cũng mua về làm theo nhưng hết buồng chuối này đến buồng chuối kia mà đâu vẫn hoàn đấy cháu ạ. Kéo đi kéo lại cũng rất nhiều năm rồi. Chẳng nhẽ cô phải sống chung với nó suốt đời?”

Tình cờ trong một lần nghe đài cô Bình biết đến thành phần có trong nghệ giúp giảm các cơn đau dạ dày tái tạo làm lành toàn bộ phần niêm mạc bên trong giúp vết thương mau lành từ đó giúp ngăn chặn được khả năng tái phát. Tuy nhiên để phát huy được hiệu quả triệt để, giảm độ nóng của nghệ người bệnh nên lựa chọn sản phẩm đã được cải tiến từ công nghệ Nano. Biết được ưu điểm nổi trội từ thảo dược Việt, cô Bình đã liên lạc và tìm đến nhà thuốc gần nhà để mua sản phẩm. Sau khi được Dược sĩ tư vấn khuyên cô nên sử dụng sản phẩm CumarGold ứng dụng công nghệ Nano đầu tiên, độc quyền trực tiếp từ Viện Hàn Lâm hơn nữa vì là ra đời sớm nhất nên sản phẩm đã được kiểm chứng trên hàng triệu người bệnh sử dụng. 

Chấm dứt 10 năm tái phát viêm loét dạ dày từ cô Bình

Đúng là như những gì mà dược sĩ tư vấn, cô Bình sử dụng 4 viên mỗi ngày, chỉ sau tuần đầu tiên cô thấy triệu chứng giảm hẳn. Cô chia sẻ: ”uống viên CumarGold tôi thấy người giảm hẳn mệt mỏi ăn ngon ngủ ngon, bụng không còn xuất hiện những cơn đau lăn tăn như trước nữa. Kết thúc liệu trình đến nay đã 6 tháng rồi mà bụng dạ tôi vẫn êm, chưa hề có dấu hiệu tái phát nào cả”. 

Như gặp thầy gặp thuốc, biết được sản phẩm hiệu quả cô Bình rất mong chia sẻ của mình có thể giúp được nhiều người bệnh đang gặp phải những cơn đau dạ dày cấp hành hạ, vì thế mỗi lần tham gia văn nghệ của thôn, cô Bình đều giới thiệu và chia sẻ đến với mọi người sản phẩm CumarGold mà mình đã sử dụng vì những công dụng tuyệt vời mà sản phẩm mang lại.

CumarGold là sản phẩm chuyên biệt tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ Nano curcumin đầu tiên trong chế phẩm giúp giảm nhanh các tác nhân gây đau dạ dày, tá tràng, làm lành nhanh vết loét, ngăn ngừa nguy cơ tái phát về sau. Sản phẩm liên tiếp 4 năm liền đạt top 10 Thương hiệu Việt Nam tin dùng, với hơn 95 % người dùng hiệu quả giúp giảm rõ rệt viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị, trào ngược dạ dày thực quản….Nếu bạn cũng đang gặp phải những vấn đề khó chịu về đường tiêu hóa này hãy liên hệ ngay qua tổng đài 1800 1796 để được tư vấn chi tiết. 

Phân tích chi tiết về viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh phổ biến ở nước ta, đặc biệt ở nam giới sau 35 tuổi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học, những xu hướng mới nhất trong chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.

Xem thêm:

1. Định nghĩa viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (vùng đầu ruột non) xuất hiện những ổ loét gây tổn thương và đau đớn cho dạ dày. Theo bệnh học, ổ loét được định nghĩa là “những tổn thương mất niêm mạc, đã phá huỷ qua cơ niêm xuống hạ niêm mạc hoặc sâu hơn”.

Các vết loét ở tá tràng thường chiếm khoảng 95% tổng số ca bị viêm loét dạ dày tá tràng, ở dạ dày chiếm 60%, còn vết loét ở khu vực bờ cong nhỏ dạ dày thường chỉ chiếm khoảng 25% các trường hợp mà thôi.

Xem thêm:

Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng

2. Thực trạng bệnh

Theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày hiện nay chiếm khoảng 1,5% dân số. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ước tính khoảng 10%, mỗi năm có xu hướng tăng thêm khoảng 0,2%.

Theo Medscape, những năm gần đây xu hướng bệnh viêm loét dạ dày tại Việt Nam đang có xu hướng không ngừng tăng cao chiếm đến 26% dân số, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh gấp 4 lần nữ giới, đặc biệt nam giới dưới 40 tuổi.

tỷ lệ mắc viêm dạ dày tá tràng tại Việt Nam
Medscape – tỷ lệ mắc viêm dạ dày tá tràng tại Việt Nam

Xem thêm: Tổng hợp những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng ai cũng gặp và cách chữa trị

3. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện nay viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học được gây nên do 2 yếu tố chính đó là:

Do yếu tố di truyền:

  • Theo thống kê, có tới 25 – 50% những người mắc viêm loét dạ dày tá tràng có người thân từng mắc hoặc đang mắc viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Nếu sinh đôi cùng trứng mà có 1 trong 2 người bị mắc bệnh, thì tỷ lệ mắc bệnh của người còn lại tăng thêm 50%.
  • Những người có nhóm máu O có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn: nhưng người có nhóm máu này dễ bị nhiễm vi khuẩn Hp hơn những người bình thường (Hp là vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng).

mẫu máu nhóm máu O
Người có nhóm máu O có tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn

Do yếu tố bên ngoài:

  • Hút thuốc lá: theo các chuyên gia y tế, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành các vết loét. Đối với người đang điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Đối với những người đã khỏi bệnh có thể tái phát bệnh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm phi Steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này có khả năng ức chế enzym Cyclo-Oxygenase. Từ đó giảm tổng hợp chất trung gian hóa học gây viêm Prostaglandin (PG), giảm tiết chất nhầy (chất nhầy là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày).
  • Sử dụng thuốc Corticoid: Khi làm dụng nhóm thuốc này cũng dẫn tới tình trạng loét dạ dày tá tràng do làm giảm tổng hợp PG, đồng thời tăng tiết acid dịch vị.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Đây là một loại xoắn khuẩn có môi trường sống là dạ dày. Vi khuẩn hp có thể di chuyển trong môi trường chứa nhiều chất nhầy và phá hủy lớp chất nhầy, tạo điều kiện thuận lợi để acid dịch vị tấn công niêm mạc dạ dày.
  • Căng thẳng, stress: tâm lý bực bội, căng thẳng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng loét dạ dày tá tràng do làm tăng tiết hormon Cortisol (cơ chế gây loét giống với nhóm thuốc Corticoid).

Lạm dụng thuốc giảm đau
Cần tránh lạm dụng thuốc giảm đau để giảm viêm loét dạ dày tá tràng

4. Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng là sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng.

Các yếu tố tấn công bao gồm:

  • Acid dịch vị: Sự khuếch tán của ion H+ vào niêm mạc dạ dày dẫn tới tình trạng phù nề, bào mòn niêm mạc dạ dày.
  • Pepsin: Pepsin là một enzym thủy phân protein. Có thể làm thay đổi cấu trúc của lớp chất nhầy. Từ đó acid dịch vị dễ tấn công niêm mạc dạ dày hơn.

Các yếu tố bảo vệ bao gồm:

  • Bicarbonat (HCO3-): Chất này được tụy tiết ra, giúp trung hòa acid dịch vị (HCO3- + H+ = H2O + CO2).
  • Lớp chất nhầy: Lớp chất nhầy bao phủ bề mặt ống tiêu hóa giúp ngăn ngừa các yếu tố tấn công tiếp xúc với niêm mạc ống tiêu hóa.
  • Mạch máu ở thành dạ dày: các dòng máu mang chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng và duy trì pH ổn định (vận chuyển H+ đi và vận chuyển bicarbonat tới), ngăn ngừa tình trạng acid tăng quá cao, gây loét.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số bài giảng viêm loét dạ dày tá tràng, slide viêm loét dạ dày tá tràng, sách bệnh học, để hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh.

Lớp niêm mạc thực quản bị viêm loét
Lớp chất nhầy niêm mạc bị tổn thương gây viêm loét dạ dày tá tràng

5. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Triệu chứng thường gặp của bệnh, theo giáo trình bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng gồm có:

Đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức)

  • Đau âm ỉ, cồn cào, nóng rát, không đau quằn quại, dữ dội.
  • Đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, đau có tình chất chu kì
  • Đối với loét dạ dày: đau khi ăn no, càng ăn no càng đau
  • Đối với loét tá tràng: đau khi đói (cách bữa ăn khoảng 4 tiếng)

Rối loạn tiêu hóa:

  • Ợ hơi và ợ chua: cảm nhân được mùi tanh sắt rỉ ở miệng.
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Ăn không ngon miệng, đầy bụng, thường xuyên cảm thấy no, gầy sút cân.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Nếu bệnh nhân bị viêm dạ dày đại tràng (loét dạ dày tá tràng kết hợp với viêm đại tràng) có thể có thêm 1 số triệu chứng như: đau ở vùng quanh rốn, sốt,…

các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Các triệu chứng chính của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

5. Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Nếu bệnh nhân không được điều kịp thời, đúng phác đồ, viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị: bệnh nhân cảm thấy đau bụng, nôn mửa, đồng thời trong dịch nôn có thể chứa thức ăn của ngày hôm trước chưa được tiêu hóa.
  • Thủng dạ dày: Bệnh nhân cảm thấy đau bụng dữ dội, biến chứng này rất nguy hiểm, cần được can thiệp ngoại khoa ngay, nếu không có thể dẫn tới tử vong.
  • Xuất huyết tiêu hóa: là hiện tượng máu chảy vào lòng ống tiêu hóa, bệnh nhân có biểu hiện nôn ra máu (đỏ tươi hoặc đen). Đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu.
  • Ung thư: đối với trường hợp này, nếu phát hiện sớm có thể điều trị ngoại khoa (cắt dạ dày). Nếu đã có di căn thì điều trị cực kì phức tạp, thường là kết hợp hóa trị và xạ trị.

Hẹp môn vị
Biến chứng hẹp môn vị do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

6 Cách chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

6.1. Chẩn đoán xác định viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng trong chẩn đoán bao gồm:

a. Chẩn đoán lâm sàng

  • Đau bụng vùng thượng vị (trên rốn)
  • Cơn đau có tính chất chu kỳ, thường đau lúc đói và về đêm
  • Người bệnh có thể kèm theo ợ chua, ợ hơi và chướng bụng

b. Chẩn đoán cận lâm sàng

Nội soi đường tiêu hoá để chẩn đoán triệu chứng bệnh học của viêm loét dạ dày tá tràng được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất. Phương pháp này được dùng tại các bệnh viện nhiều hơn thay vì phương pháp chụp X quang dạ dày. Các tiêu chí chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học bằng xét nghiệm nội soi bao gồm:

  • Hình ảnh nội soi của ổ loét: Vị trí loét, số lượng ổ loét, hình dạng và màu sắc vết loét. đáy ổ loét, niêm mạc xung quanh ổ loét.
  • Ổ loét có vi khuẩn HP hay không (sinh thiết xét nghiệm vi khuẩn HP)
  • Sinh thiết cạnh ổ loét để xét nghiệm yếu tố gây ung thư

hình ảnh minh hoạt về nội soi dạ dày tá tràng
Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp nội soi

Nội soi chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học có thể xác định cụ thể các giai đoạn bệnh, bao gồm:

  • Giai đoạn hoạt động: ổ loét hình tròn hoặc ovan, kích thước ổ loét <1cm, bờ vết loét phù nề màu hơi vàng, lục hoặc hơi trắng. Đáy vết loét có giả mạc trắng hoặc nhìn thấy mạch.
  • Giai đoạn lành ổ loét: ổ loét có dấu hiệu xung huyết từ bên ngoài vào trung tâm ổ loét, sợi huyết phủ đầy đáy ổ loét, đáy ổ loét màu hơi đỏ, bờ ổ loét gờ lên.
  • Giai đoạn liền sẹo: niêm mạc vết loét bị teo lại, nếp niêm mạc co lại vào trung tâm tạo thành sẹo.

6.2. Chẩn đoán các biến chứng bệnh học của viêm loét dạ dày tá tràng

a. Bệnh học xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày tá tràng

  • Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân có thể nôn dính máu tươi, đi ngoài phân đen. Thiếu máu, nội soi thấy vết xuất huyết…
  • Cách điều trị: điều trị nội khoa bằng cách truyền máu trong trường hợp cấp, dùng các thuốc giảm tiết acid (ức chế histamin H2, PPI, antacid). Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại thì phải thực hiện phẫu thuật.

b. Biến chứng thủng dạ dày tá tràng

  • Triệu chứng lâm sàng: đau bụng dữ dội, loạn nhịp tim, ra mồ hôi, co cứng thành bụng
  • Cách điều trị: Bệnh nhân phải được cấp cứu phẫu thuật khâu lỗ thủng. Trong trường hợp không khâu được lỗ thủng hoặc có dấu hiệu ung thư thì phải cắt dạ dày.

c. Biến chứng rò vào các tạng xung quanh

  • Triệu chứng lâm sàng: có thể phát hiện ra việc thủng rõ bằng chụp X quang có uống thuốc cản quang.
  • Cách điều trị: Bệnh nhân buộc phải phẫu thuật để ngăn tình trạng rò vào các tạng xung quanh.

d. Biến chứng hẹp môn vị

  • Triệu chứng lâm sàng: người bệnh thường xuyên bị chướng bụng, hay nôn ra thức ăn cũ không tiêu được, bụng óc ách đặc biệt vào buổi sáng, ăn không tiêu.
  • Cách điều trị: nội soi nong lỗ hẹp trong trường hợp bệnh lành tính. Phẫu thuật trong trường hợp nong thất bại hoặc có dấu hiệu ung thư.

Xem thêm:

Xem thêm: Chưa viêm dạ dày tá tràng bằng các phương thuốc nam hiệu quả

Viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học
Viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học

Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

7. Bệnh học điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Mục tiêu trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học là làm giảm các cơn đau, liền vết loét và phòng ngừa các biến chứng. Cụ thể là loại bỏ loại bỏ các tác nhân gây loét và dùng thuốc chống loét.

Tham khảo thông tin từ chuyên trang Y khoa Mayo Clinic – Hoa Kỳ.

Xem thêm: 5 Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

7.1. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Không kết hợp các thuốc có cùng cơ chế tác dụng, không dùng các thuốc có tính acid khi phối hợp với các thuốc điều trị PUD. Chủ yếu điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Chỉ điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) khi điều trị nội khoa không có tác dụng.
  • Nếu nghi ngờ ung thư: cần nội soi sinh thiết lại sau 1 tháng, nếu không đỡ thì cần điều trị ngoại khoa.
  • Thời gian điều trị: mỗi đợt điều trị kéo dài từ 1 – 2 tháng, tuy nhiên có thể kéo dài hơn tùy vào tình trạng của bệnh nhân.
  • Sau 2 tháng điều trị, nếu tình trạng không thuyên giảm, cần nội soi nhuộm màu, siêu âm nội soi để kiểm tra lại. Nếu nghi ngờ ung thư hoặc ung thư thì cần điều trị ngoại khoa.

7.2. Thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

7.2.1. Thuốc trung hòa acid dịch vị dạ dày

Nhóm thuốc này là các thuốc có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid của dịch vị dạ dày bao gồm các thuốc có chứa nhôm hydroxit, canxi hydroxit, magie hydroxit. Nhóm thuốc này không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết dịch vị và pepsin. Cách dùng: dùng 1 – 3 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ, dùng khi cảm thấy đau.

Thuốc antacid
Antacid là thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

7.2.2. Histamin H2

Đây là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị lâu dài trong viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học. Các loại thường dùng hiện nay:

  • Cimetidin 800mg: dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Ranitidin 300mg: dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Famotidin 40mg: dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Nizatadin 300mg: dùng đường uống

Ưu điểm: an toàn, tiết kiệm chi phí (giá thành rẻ), tuy nhiên nhóm thuốc này có tác dụng yếu hơn nhóm thuốc ức chế bơm proton.

Hộp thuốc Famotidin
Famotidin thuộc nhóm thuốc ức chế histamin H2

7.2.3. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Trong điều trị bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng, đây là nhóm thuốc ức chế acid dịch vị mạnh nhất hiện nay. Một số thuốc thường gặp:

  • Omeprazol: dạng viên 20mg, viên 40mg hoặc dạng ống 40mg
  • Esomeprazol: dang viên 20mg, viên 40mg hoặc dạng ống 40mg
  • Lansoprazol: dạng viên 30mg
  • Rabeprazol: dạng viên 10mg , viên 20mg hoặc dạng ống 20mg
  • Pantoprazol: dạng viên 20mg, 40mg hoặc dạng ống 40mg

thuốc Omeprazole
Omeprazole là một thuốc PPI điển hình dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

7.2.4. Thuốc bảo vệ niêm mạch dạ dày

3 loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được thường được dùng là:

  • Sucralfat: bảo vệ tế bào bao bọc vết loét, ngăn cản sự khuếch tán ngược của ion H+ (yếu tố chính của acid dịch vị), ức chế pepsin và thúc đẩy quá trình hấp thu muối mật: phòng ngừa các cơn loét cấp tính và làm liền các vết loét ở dạ dày và tá tràng. Thời gian tốt nhất để dùng là khoảng 30 phút – 1 tiếng trước khi ăn.
  • Bismuth: bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng khỏi các acid dịch vị (kích thích tạo chất nhầy, NaHCO3, phức hợp licoprotein bao lấy chỗ loét). Ngoài ra Bismuth còn có tác dụng diệt vi khuẩn HP.
  • Misoprostol: bảo vệ tế niêm mạc dạ dày – tá tràng khỏi acid dịch vị (kích thích tạo chất nhầy, NaHCO3) và làm tăng lượng máu tới niêm mạc dạ dày. Liều dùng: 400mcg – 800mcg/ngày. Tuy nhiên thuốc này ít dùng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học do có nhiều tác dụng phụ.

hộp thuốc bismuth
Bismuth là thuốc tiêu biểu của nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

7.2.5. Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh học viêm loét dạ dày tá tràng. Dưới đây là một số kháng sinh thường dùng:

  • Amoxicillin: kháng thuốc ít
  • Metronidazol/tinidazol: kháng thuốc nhiều
  • Clarithromycin
  • Bismuth: còn có tác dụng bao vết loét
  • Furazolidon: ít dùng ở nước ta
  • Nhóm Fluoroquinolones: thường dùng Levofloxacin

Kháng sinh tiêu diệt Hp
Cần phối hợp kháng sinh để loại bỏ các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng có Hp

7.3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP

Tham khảo theo Phác đồ được Sở Y Tế Sơn La cập nhật theo Bộ Y Tế trong điều trị nhiễm khuẩn Hp, có thể dùng trong viêm xung huyết hang vị dạ dày dương tính Hp tuỳ theo mức độ bệnh.

a. Metronidazol + Tetracyclin + Bismuth dùng trong 2 tuần

  • Pepto Bismuth: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Metronidazol 250mg: mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
  • Tetracyclin 250mg: mỗi ngày uống 2 lần , mỗi lần 2 viên
  • Kết hợp với thuốc kháng H2 trong 4 tuần hoặc ức chế bơm proton trong 4 – 6 tuần
  • Chú ý: Phác đồ này không dùng cho người dưới 18 tuổi

b. Amoxicillin + Clarithromycin + PPI dùng trong 10 hoặc 14 ngày

  • Amoxicillin 500mg: mỗi ngày 2 lần, ,mỗi lần 2 viên
  • Clarithromycin 500mg: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
  • PPI: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên

c. Levofloxacin + Amoxicillin + PPI dùng trong 10 ngày

  • PPI: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
  • Levofloxacin 500mg: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên
  • Amoxicillin 500mg: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên

Đơn thuốc viêm loét dạ dày đại tràng
Đơn thuốc viêm loét dạ dày đại tràng có sử dụng kháng sinh điều trị Helicobacter Pylori (HP)

7.4. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa đối với viêm loét dạ dày tá tràng chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa (đã điều trị nội khoa thất bại), nếu vết loét lành tính: khâu vết thủng, nếu vết loét ác tính (ung thư) cần cắt bỏ
  • Thủng dạ dày – tá tràng: cần được điều trị ngoại khoa ngay nếu không bệnh nhân có thể tử vong
  • Hẹp môn vị: người bệnh không ăn uống được, nôn nhiều
  • Ung thư

Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về viêm loét dạ dày tá tràng bệnh học, qua đó giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để phòng tránh bệnh tốt hơn. Chúc bạn mau chữa khỏi bệnh nhé.

Viêm dạ dày hp nên ăn gì để diệt hoàn toàn vi khuẩn hp

Viêm dạ dày hp nên ăn gì để tiêu diệt H.pylori tận gốc giúp ngăn chặn tình trạng viêm ở dạ dày. Dưới đây là 14 loại thực phẩm giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm dạ dày do HP gây nên

Xem thêm:

Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là một trong số những nguyên nhân gây viêm dạ dày HP

Viêm dạ dày Hp là tình trạng viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP gây nên. Khi bị nhiễm viêm dạ dày HP người bệnh thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ tại vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua gây nóng rát thượng vị, nôn và buồn nôn.

Trong đó ăn uống là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bị viêm dạ dày HP gây nên. Vậy viêm dạ dày HP nên ăn gì để ngăn ngừa viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây nên. Cùng tìm hiểu các loại thực phẩm người bị viêm dạ dày HP nên ăn ngay dưới đây.

THỰC PHẨM TẠI SAO NÊN ĂN
1. Tỏi Viêm dạ dày Hp nên ăn tỏi bởi tỏi là là một trong những gia vị có nguồn gốc từ những chất có gốc lưu huỳnh có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh vì vậy khi ăn tỏi thì sẽ làm vi khuẩn HP không có nơi trú ngụ, giúp giảm triệu chứng viêm dạ dày như: đầy hơi, khó tiêu đồng thời hạn chế nguy cơ biến dẫn đến biến chứng thành ung thư dạ dày

Ngoài ra trong tỏi rất giàu chất allicin – một chất có khả năng ức chế hoạt động của khuẩn HP và có tác dụng rất tốt trong việc đào thải vi khuẩn trong quá trình điều trị bằng thuốc

Bạn hãy ăn thử một nhanh tỏi sau đó dần dần tăng số lượng tỏi để bao tử thích ứng từ từ

2. Hành tây

Khi bị viêm dạ dày do Hp gây nên thì nên ăn hành tây. Bởi bhất Quercetin có trong hành tây là một chất kháng và giúp giảm đến 25% nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Ngoài ra khi bổ sung hành tây thường xuyên hành tây sẽ làm vi khuẩn HP mất nơi trú ẩn, ngoài ra còn làm giảm bớt các cơn đau do viêm dạ dày, loét dạ dày gây nên.

Viêm dạ dày HP nên ăn gì? Các bạn có thể bổ sung hành tây vào các salad yêu thích hoặc các món ăn hàng ngày

2. Gừng Theo một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI: Hợp chất phenolic có trong gừng gọi là gingerol có tác dụng chống lại H.pylori. Sử dụng gừng hàng ngày giúp ức chế sự phát triển vi khuẩn HP, đặc biệt là các chủng Cag A+ (chủng gây ung thư dạ dày)

Ngoài ra, loại gia vị này có tác dụng kháng khuẩn tốt, đồng thời còn giảm viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và bảo vệ dịch nhầy dạ dày hiệu quả.

Khi bị viêm dạ dày Hp thì bạn có thể uống

  • Một ly trà gừng ấm sẽ rất tốt giúp giữ ấm vùng bụng
  • Hoặc có thể thêm gừng vào các món ăn yêu thích hoặc nhai một lát gừng trực tiếp cũng rất tốt cho các bệnh lý viêm dạ dày
3. Nghệ Theo NCBI trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ thì hoạt chất curcumin có trong nghệ có khả năng điều hoà miễn dịch cơ thể giúp điều trị nhiễm trùng H.pylori

Ngoài ra hoạt chất curcumin có đặc tính chống lại vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm dạ dày.

Viêm dạ dày HP nên ăn gì? Các bạn có thể ăn nghệ bằng cách:

  • Pha nghệ với mật ong hoặc dùng tinh bột nghệ nguyên chất.
  • Hoặc có thể pha một muỗng cà phê bột nghệ vào 1 ly sữa nóng để uống
  • Mỗi ngày có thể bổ sung 1 ly nghệ mật ong, nghệ sữa.
  • Nên uống vào trước bữa ăn 20 phút hoặc sau ăn 20 phút sẽ rất tốt cho dạ dày
4. Mật ong Cũng theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí NCBI, mật ong có tính kháng khuẩn có thể tự tiêu diệt vi khuẩn H.pylori. Ngoài ra mật ong cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị

Khi bị viêm dạ dày do khuẩn HP gây nên các bạn nên ăn mật ong nguyên chất hoặc mật ong Manuka có tác dụng kháng khuẩn nhất trong các loại mật ong

Các bạn có thể sử dụng mật ong trực tiếp hoặc pha mật ong với nước ấm hàng ngày rất tốt

5. Bông cải xanh Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí AACR của Mỹ Một lượng lớn hợp chất sulphoraphane có trong mầm bông cải xanh có tác dụng làm giảm viêm dạ dày

Viêm dạ dày Hp nên ăn bông cải xanh bởi nó còn giúp làm giảm sự xâm nhập H.pylori và có khả năng chống lại loại vi khuẩn này.

Các bạn có thể bổ sung bông cải xanh vào các món ăn hàng ngày hoặc uống nước ép bông cải xanh cũng rất tốt

6. Nha đam Theo một nghiên cứu được đăng tải lên tại chí NCBI hoạt tính In Vitro có trong Gel nha đam có tác dụng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn HP.

Ngoài ra hoạt tính này cũng hoạt động như một liệu pháp bổ trợ kết hợp các kháng sinh khác

Các bạn có thể lấy gel lô hội pha với nước sau đó cho một chút mật ong vào hỗn hợp trên để uống cũng rất tốt

7. Bắp cải Hợp chất Sulfuraphane có trong bắp cải giúp kháng viêm, hạn chế các vết loét dạ dày đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra hợp chất này Sulforaphane giúp tiêu diệt H.pylori.

Vậy viêm dạ dày HP nên ăn gì? Các bạn có thể sử dụng nước ép bắp cải hoặc sử dụng bắp cải trong các bữa ăn hàng ngày để giúp điều trị viêm dạ dày do HP gây nên

8. Dầu ô liu Theo một nghiên cứu năm 2017 được đăng tải lên NCBI thì dầu ô liu có khả năng loại bỏ các chủng vi khuẩn H.pylori nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm dạ dày do có Polyphenol có trong dầu ô liu.

Bạn có thể sử dụng dầu oliu hàng ngày bằng cách cho vào các món salad hoặc các món ăn hàng ngày

9. Dầu Oregano Hợp chất thực vật carvacrol có trong dầu oreganogiúp chống lại vi khuẩn H.pylori – nguyên nhân gây viêm dạ dày. Vì vậy khi bị viêm dạ dày do hp gây nên các bạn nên ăn dầu Oregano

Ngoài ra nó còn thúc đẩy các loại vi khuẩn có lợi trong dạ dày giúp phục hồi các vết viêm ở niêm mạc dạ dày rất tốt,

 

10. Trà xanh Theo một nghiên cứu năm 2019 được đăng tải trên NCBI trong trà xanh có một số polyphenol giúp tiêu diệt và ức chế sự tăng trưởng của khuẩn H.pylori và ngăn ngừa viêm dạ dày do HP gây ra.

Các bạn có thể pha 1 muỗng cà phê trà xanh với 1 cốc nước nóng và uống hàng ngày cũng rất tốt cho viêm dạ dày hp

11. Rễ cây cam thảo Theo một nghiên cứu vào năm 2009 được tăng tải trên sciencedirect  rễ cây cam thảo không trực tiếp tiêu diệt khuẩn H.pylori tuy nhiên có thể thể giúp ngăn chặn loại vi khuẩn này bàm vào niêm mạc dạ dày.

Các bạn chỉ cần lấy 1 muỗng cà phê rễ cam thảo cho vào đun với một ít nước sau đó để nguội và uống hàng ngày cũng rất tốt

12. Quả việt quất Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí NCBI hợp chất thực vật proanthocyanidin loại A có trong quả việt quất giúp làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày bằng cách ngăn H.pylori bám vào niêm mạc dạ dày

Ngoài ra cũng theo một nghiên cứu trên 189 người trưởng thành uống 2 cốc 500ml nước ép việt quất mỗi ngày giúp làm giảm đáng kể bị nhiễm trùng H.pylori

Viêm dạ dày Hp nên ăn gì? Các bạn hãy bổ sung nước ép việt quất hàng ngày để ngăn chặn viêm dạ dày hp gây nên

 

13. Thực phẩm Probiotic Theo một nghiên cứu năm 2012 được đăng tải trên tạp chí NCBI . Trong quá trình điều trị vi khuẩn HP thì kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu thì thực phẩm Probiotic giúp bổ sung vi khuẩn tốt

Bị viêm dạ dày HP cũng nên ăn các loại thực phẩm chứa probiotic như: sữa chua, hoặc nước uống Kefir – một loại thức uống lên men

Ngoài những thực phẩm nên ăn thì để đạt được hiệu quả tốt nhất các bạn nên kiêng những thực phẩm sau:

  • Không nên ăn những đồ ăn cay nóng hoặc gia vị cay nóng
  • Hạn chế uống các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn, cà phê
  • Không nên sử dụng thức ăn có tính axit
  • Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, hoa quả có vị chua

Xem thêm: Bị đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? 10 loại quả giúp giảm đau dạ dày

Vừa rồi là danh sách một số thực phẩm và nhóm thực phẩm có tác dụng hữu hiệu để trả lời cho câu hỏi viêm dạ dày HP nên ăn gì? Hy vọng danh sách trên sẽ là những lời gợi ý lý tưởng để bạn có thể lên được một thực đơn ngon miệng nhưng vẫn thật tốt cho sức khỏe nhé.

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x