Có nên diệt vi khuẩn HP không? 5 điều người bệnh cần phải biết
-
Ngày đăng:
09/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
278
Nội dung bài viết
ToggleCó nên diệt vi khuẩn HP không? bạn sẽ có câu trả lời ngay khi biết được những nguy hại của loại vi khuẩn này đến với sức khỏe của mỗi người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn phần nào giải đáp thắc mắc đó. Cùng theo dõi nhé.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc vi khuẩn HP có lây không?
- Vi khuẩn HP đường ruột và những điều cần biết
- Vi khuẩn HP có ở đâu? Top 7 nơi tồn tại hàng đầu vi khuẩn HP
1. Vi khuẩn HP là gì?
Trước khi tìm hiểu có nên diệt vi khuẩn HP, bạn cần biết được khái niệm, tác hại cũng như lợi ích của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến dạ dày. Chúng là một xoắn khuẩn gram âm, có khả năng tồn tại trong môi trường acid của dạ dày.
Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua sinh hoạt, qua những dụng cụ ăn uống hàng ngày,… Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng di chuyển thẳng tới dạ dày và cư trú chính tại đây. Ở lớp nhầy bảo vệ, vi khuẩn HP sẽ tiết ra các độc tố làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, bào mòn niêm mạc, gây tổn thương dạ dày.
2. Có nên diệt vi khuẩn HP không?
Vi khuẩn HP không hẳn là hoàn toàn có hại. Nghiên cứu cho thấy, có đến 80% số người nhiễm vi khuẩn HP không hề bị bệnh đau dạ dày.
Vi khuẩn HP chỉ có hại đối với người bị bệnh dạ dày, còn đối với những người không bị bệnh dạ dày, chúng thậm chí còn có thể mang tới một số lợi ích. Để có thể biết thêm những thông tin cụ thể, các bạn hãy cùng theo dõi trong phần dưới đây nhé.
2.1 Tác hại của vi khuẩn HP
Trong điều kiện thuận lợi, khuẩn HP có thể phát triển mạnh, đủ để gây ra mất cân bằng môi trường dạ dày. Gây ra khá nhiều bệnh liên quan tới viêm loét dạ dày.
- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày: Khi mới bị nhiễm vi khuẩn HP, hầu hết người bệnh thường không có các triệu chứng điển hình. Trong một số ít trường hợp, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ăn không ngon miệng…
- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày: Sau khi gây viêm cấp tính niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP sẽ phát triển và tấn công mạnh hơn vào niêm mạc dạ dày gây viêm mạn tính niêm mạc dạ dày.
- Loét dạ dày tá tràng: Khuẩn HP sau khi xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ sẽ tiết các chất khiến dạ dày phải sản sinh nhiều axit dịch vị, làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày từ đó gây tổn thương và loét niêm mạc dạ dày tá tràng.
- Ung thư dạ dày: Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân khiến 50% người bệnh gặp phải tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột. Lâu ngày tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột sẽ phát triển dẫn tới ung thư dạ dày.
Sự phát triển thái quá của vi khuẩn HP có thể mang tới nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe vì vậy trong những trường hợp trên cần tiêu diệt vi khuẩn HP.
2.2 Vi khuẩn HP không hoàn toàn là có hại
Vi khuẩn HP chỉ thực sự gây hại với những người bị bệnh dạ dày. Đối với những người khỏe mạnh, người không có bệnh đường tiêu hóa, vi khuẩn HP thậm chí còn có một số lợi ích.
- Vi khuẩn HP sẽ làm tăng hormone Ghrelin có tác dụng kích thích vị giác gây thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
- Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, hen phế quản thấp hơn so với những người không nhiễm vi khuẩn HP.
- Giảm tình trạng dị ứng với phấn hoa, bụi phấn….
- Ít bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột. Lý do là bởi vi khuẩn HP tiết ra các hoạt chất ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn khác trong đường ruột.
2.3 Diệt vi khuẩn HP trong trường hợp nào?
Để biết có nên diệt vi khuẩn HP không, bác sỹ sẽ tiến hành khám và xác định ảnh hưởng của nó đến người bệnh. Trong một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định tiêu diệt vi khuẩn HP:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Nếu như người bệnh không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn HP sẽ càng làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày tá tràng gây nên những biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
- Chứng khó tiêu chức năng: Khó tiêu chức năng là triệu chứng báo hiệu bệnh dạ dày có dương tính với vi khuẩn HP. Do vậy việc điều trị diệt vi khuẩn HP là rất cần thiết.
- Xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên căn: Thường xuất phát từ việc cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Vì vậy, việc điều trị diệt vi khuẩn HP là rất cần thiết để có thể hỗ trợ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật: Một số vi khuẩn HP có thể tiết ra độc tố gây ung thư, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
- Thiếu máu, thiếu sắt: Đây có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh dạ dày với HP dương tính. Người bệnh có thể được chỉ định tiêu diệt vi khuẩn HP nếu bị nhiễm vi khuẩn HP để có thể giảm được triệu chứng của bệnh dạ dày.
- Ung thư dạ dày được cắt hớt hoặc hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi
- Những trường hợp trong gia đình có người bị ung thư dạ dày (bố, mẹ, anh, chị em ruột): Những trường hợp trong gia đình có người bị ung thư dạ dày cũng có thể được chỉ định diệt vi khuẩn HP vì nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày trong trường hợp này rất có thể xuất phát từ vi khuẩn HP
- Người đang có khối u dạ dày
- Viêm teo niêm mạc dạ dày: Là hiện tượng vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, phá hủy lớp niêm mạc dạ dày sau một thời gian dài. Theo các chuyên gia tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày có thể được cải thiện sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP
- Người làm việc ở những môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…
3. Cần làm gì khi phát hiện vi khuẩn HP?
Khi phát hiện cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP người bệnh nên:
3.1 Tiêu diệt vi khuẩn HP theo đúng phác đồ của bác sỹ
Có nên diệt vi khuẩn HP hay không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sỹ. Ngoài ra, nếu như người bệnh không tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tùy tiện sử dụng thuốc bên ngoài về điều trị, không tới tái khám sẽ dẫn tới tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc.
Việc điều trị vi khuẩn HP không phải cứ muốn là có thể điều trị tận gốc ngay mà cần thời gian và sự kiên trì. Người bệnh nên tin tưởng tuyệt đối và tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã vạch ra.
Xem thêm: Bị đau dạ dày nên uống thuốc gì nhanh khỏi
3.2 Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Người bị nhiễm vi khuẩn HP nên bổ sung những thực phẩm sau trong khẩu phần ăn hàng ngày:
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây có múi, cải bắp, súp lơ,…Giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại. Đặc biệt thực phẩm giàu Vitamin C giúp chống nhiễm khuẩn HP rất hữu hiệu.
- Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa: nước ép cam việt quất, mầm cải xanh, yến mạch, lúa mạch, gạo lứt,…Chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn HP, trung hòa acid dịch vị dạ dày, giảm những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP
- Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất: Bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn HP
- Gia vị giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP: Các loại gia vị như: gừng, tỏi, nghệ đều có chứa những hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Thực phẩm giàu Probiotic: Sữa chua, giấm táo nguyên chất, bơ, phô mai, sô cô la đen,…Giúp duy trì sức khỏe đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và đặc biệt giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả.
- Nano curcumin: Được chiết xuất từ nghệ thông qua công nghệ nano hóa, tối đa hóa được độ tan và khả năng hấp thụ curcumin cho cơ thể. Giúp tiêu diệt hơn 65 chủng HP thường gặp và tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày.
Xem thêm: Người bị đau dạ dày nên ăn gì giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất?
Có nên diệt vi khuẩn HP khi dạ dày bạn xuất hiện những triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Khi đó bạn nên kiêng ăn những thực phẩm sau:
- Thực phẩm và đồ uống có tính axit cao: dưa muối, cà muối, cam, quýt, khế, chanh, xoài, cóc, su su, đồ uống có gas, nước ép cam….Làm tăng lượng acid dạ dày, ảnh hưởng không tốt để hệ tiêu hóa, khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển nhanh.
- Đồ ăn quá mặn: Muối sẽ làm tăng quá trình sản xuất acid dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, vi khuẩn HP sẽ dễ dàng tấn công và phát triển nhanh về số lượng trong môi trường niêm mạc dạ dày.
- Thức ăn lên men và đồ ăn sống: các loại rau sống, gỏi cá, mắm tôm, mắm ruốc.… Đồ ăn không được vệ sinh sạch sẽ, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại các khu vực niêm mạc dạ dày bị tổn thương đặc biệt là vi khuẩn HP.
- Gia vị cay nóng: Ớt, hạt tiêu, sa tế, mù tạt, muối ớt,… Gây kích thích dạ dày, làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, khiến dạ dày tổn thương càng nghiêm trọng hơn từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển.
Xem thêm: Đau dạ dày kiêng gì? 17 thực phẩm nên tránh
Trong việc sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Ngủ đủ giấc và ngủ sớm, tránh thức khuya
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho dạ dày
- Sắp xếp công việc khoa học hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc và vận động mạnh sau khi ăn để không làm cản trở hoạt động tiêu hóa của dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển.
Trong một số trường hợp vi khuẩn HP không hoàn toàn là có hại. Do vậy tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ mà có nên diệt vi khuẩn HP không để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.Mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn giả đáp những thắc mắc liên quan. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!