Có hay không sự tồn tại vi khuẩn HP trong máu?
-
Ngày đăng:
30/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
301
Nội dung bài viết
ToggleCó hay không vi khuẩn HP trong máu và việc tìm vi khuẩn HP có trong máu có chính xác không sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nhé.
Xem thêm:
- Test vi khuẩn HP bằng hơi thở chính xác không?
- Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu?
- Vi khuẩn HP đường ruột là gì?
1. Có hay không sự tồn tại của vi khuẩn hp trong máu?
Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, tồn tại được trong rất nhiều môi trường sống khắc nghiệt. Đặc biệt là loại vi khuẩn này được xem là loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong dạ dày người. Sở dĩ khuẩn HP có thể sinh trưởng trong môi trường đậm đặc acid này là vì chúng có khả năng tiết ra enzym urease – loại enzym có thể trung hòa acid. Ngoài khu vực dạ dày thì khuẩn HP còn có trong đại tràng, trong nước bọt, cao răng…. nhưng không có trong máu.
Như vậy thì hiện tượng vi khuẩn HP tồn tại trong máu như nhiều người vẫn hiểu lầm thực chất chính là hiện tượng kháng thể vi khuẩn HP có ở trong máu. Nói cách khác thì khi bị nhiễm khuẩn HP, cơ thể của chúng ta sẽ sinh ra các kháng thể để kháng khuẩn HP. Những kháng thể này được lưu hành trong máu ngay cả khi khuẩn HP đã được tiêu diệt hoàn toàn. Thời gian tồn tại của kháng thể thường lên tới nhiều tháng, thậm chí lên tới vài năm trời.
2. Tìm vi khuẩn hp trong máu bằng cách nào?
Xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn HP là loại xét nghiệm phổ biến, có mặt tại hầu hết các co sở khám chữa bệnh và bệnh viện trên khắp nước ta. Đây thực chất là hình thức xét nghiệm mẫu máu để tìm kháng thể khuẩn HP. Các bước xét nghiệm tìm vi khuẩn hp trong máu sẽ được tiến hành như sau:
- Người tới xét nghiệm sẽ được nhân viên y tế lấy mẫu máu.
- Mẫu máu được đem đi xét nghiệm để tìm ra dấu vết kháng thể của vi khuẩn HP.
Phương pháp này có cách thực hiện khá đơn giản, thích hợp với các cơ sở y tế loại vừa và nhỏ. Tuy vậy thì xét nghiệm máu lại có nhược điểm là tính chính xác không cao nên không được ưu tiên thực hiện và thường chỉ được tiến hành bởi những cơ sở chưa thể thực hiện được các phương pháp tiên tiến hơn.
3. Việc xét nghiệm máu tìm vi khuẩn hp chính xác không?
Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP trong máu có tính chính xác không cao bởi hai lý do sau:
- Lý do đầu tiên là vì khuẩn HP có thể tồn tại ở những khu vực khác là xoang, khoang miệng, đường ruột… nhưng lại không gây bệnh.
- Lý do thứ hai là dù khuẩn HP đã bị tiêu diệt thì kháng thể của chúng vẫn tiếp tục tồn tại trong máu vài tháng đến vài năm. Điều này sẽ dễ gây ra hiện tượng dương tính giả.
4. Cần làm gì khi bị nhiễm vi khuẩn hp trong máu
Như chúng ta vừa được tìm hiểu, phương pháp xét nghiệm hp trong máu có tính chính xác khá thấp. Vì vậy các bạn nên áp dụng các phương pháp khác để tìm ra vi khuẩn như Clo test HP qua nội soi dạ dày, Test hơi thở để tìm ra chính xác có vi khuẩn hp hay không:
- Clo test nội soi dạ dày: Phương pháp lấy một mẫu bệnh phẩm dạ dày để xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày.
- Test hơi thở: Phương pháp đánh giá hơi thở của người làm kiểm tra trên thiết bị đánh giá để tìm vi khuẩn HP.
Trường hợp có vi khuẩn hp thì bạn cần:
- Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Thường thì một phác đồ điều trị khuẩn HP sẽ kết hợp các loại kháng sinh để bệnh nhân sử dụng trong 4 đến 6 tuần.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Bệnh nhân nên tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tỏi, củ gừng, nghệ, rau xanh và trái cây, vv… Ngoài ra thì ta nên tránh ăn các món ăn có nhiều đường, các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp… và những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê…
- Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bệnh nhân cần tạo cho mình thói quen giữ gìn nơi ở sạch sẽ, tập ăn chín uống sôi, không ăn ở những hàng quán mất vệ sinh, tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác. Ta cũng nên rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vừa rồi là một số điều cần biết về vi khuẩn HP trong máu. Để biết chính xác mình có dương tính với loại vi khuẩn này không thì bạn hãy thu xếp thời gian để làm các xét nghiệm được chỉ định nhé.