Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
28/05/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
1613
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm Cùng tìm hiểu các biến trứng, nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày là gì qua bài viết này nhé
Xem thêm:
- Các cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
- Loét dạ dày hay gặp ở vị trí nào? Các vị trí bạn không ngờ tới
- Loét dạ dày cấp tính có nguyên nhân từ đâu, cách chữa thế nào
1. Viêm loét dạ dày là gì?
Dạ dày là một cơ quan lớn thuộc hệ thống tiêu hóa, nằm ở bụng ngay dưới xương sườn và bên trái. Thức ăn sau khi nuốt được ép xuống thực quản và đẩy qua cơ thắt vào dạ dày. Tại đây, thức ăn được trộn với dịch vị dạ dày có chứa enzyme và axit clohidric. Dạ dày sẽ co bóp để nghiền và trộn đều thức ăn với dịch vị cho tới khi tạo thành hỗn hợp nhão nhuyễn có thể được xử lý bởi ruột.
Vết loét dạ dày chính là các vết loét tại niêm mạc dạ dày. Niêm mạc của dạ dày là mặt trong cùng của dạ dày, nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Bề mặt niêm mạc được xếp lớp với nhiều nếp gấp lớn nhỏ khác nhau. Các vết loét này xảy ra trong lớp lót này.
Dạ dày tự nhiên luôn tạo ra axit HCL mạnh giúp tiêu hóa thức ăn và bảo vệ chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, chính bản thân tế bào dạ dày cũng có thể bị ăn mòn bởi loại axit này. Để bảo vệ các mô của cơ thể khỏi axit này, dạ dày tiết ra một lớp chất nhầy dày. Nếu lớp chất nhầy ngừng hoạt động hiệu quả, bị bào mòn và bao phủ không đều, axit có thể chạm tới niêm mạc dạ dày, làm hỏng mô dạ dày, gây loét.
Loét dạ dày tương đối dễ chữa, nhưng chúng có thể gây ra những biến chứng nếu không được điều trị đúng cách.
2. Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày
10 triệu chứng viêm loét dạ dày điển hình nhất như:
2.1 Đau bụng khó chịu
Hầu hết người bệnh viêm loét dạ dày đều gặp phải hiện tượng đau bụng. Các cơn đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ trong ngày. Cơn đau bụng đôi khi lan sang cả hai bên lưng. Đó là do các vết loét dạ dày bị kích ứng bởi thức ăn hoặc bởi axit dịch vị của dạ dày, khiến người bệnh có cảm giác đau đớn.
Cơn đau thường xảy ra ở vị trí xương ức và giữa rốn có thể kéo dài vài phút đến vài giờ
2.2 Xuất huyết dạ dày
Đây là triệu chứng chính xác nhất của loét dạ dày. Nó có thể xảy ra khi vết loét phát triển tại vị trí của mạch máu. Xuất huyết dạ dày có thể là:
Xuất huyết chậm, lâu, dẫn đến thiếu máu: gây mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt và tim đập nhanh.
Xuất huyết nhanh và nghiêm trọng: khiến nôn ra máu.
2.3 Đau thượng vị một trong những triệu trứng loét dạ dày
Thượng vị là vùng bụng trên rốn. Cơn đau thượng vị thường xuất hiện vào gần sáng, có thể lan sang hai bên sườn. Đau thượng vị xảy ra do viêm loét dạ dày làm thức ăn bị tiêu hóa chậm gây ra ứ đọng thức ăn. Chúng gây căng tức và khiến vùng thượng vị bị đau.
2.4 Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị
Người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ hơi kèm theo cảm giác nóng rát từ thượng vị lên tới ngực, đôi khi ợ hơi có kèm theo cả dòng thức ăn và cảm giác chua, đắng miệng. Hiện tượng này là do loét dạ dày, khiến lượng axit trong dạ dày tăng đột biến, dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Các biểu hiện rõ nhất của chứng bệnh trên gây ra bởi viêm loét dạ dày chính là thường xuyên ợ hơi, ợ chua và có cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
2.5 Giảm cân đột ngột
Người bệnh sẽ thấy cân nặng bị giảm xuống đột ngột ngay cả khi không ăn kiêng. Đó là do viêm loét dạ dày ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng kém hiệu quả hơn gây ra thiếu chất làm người bệnh bị sút cân đột ngột.
2.6 Mệt mỏi
Những triệu chứng như đau bụng, đau thượng vị, buồn nôn,… khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Người bị đau loét dạ dày sẽ thường xuyên cảm thấy bị mất sức, người uể oải.
2.7 Buồn nôn là một trong những triệu trứng bệnh viêm loét dạ dày
Người bệnh viêm loét dạ dày hay có cảm giác buồn nôn, nôn khan, khó tiêu. Đó là do viêm loét dạ dày gây mất cân bằng dịch tiêu hóa làm người bệnh hay thấy buồn nôn.
2.8 Rối loạn đại tiện
Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đi đại tiện rất lâu hoặc không thấy buồn đại tiện. Lý do là bơi viêm loét dạ dày khiến hệ tiêu hóa hoạt động rối loạn, khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và đẩy phần thừa xuống đại tràng.
2.9 Ăn không ngon
Bệnh viêm loét dạ dày có thể dẫn tới ợ chua, ợ nóng, cảm giác đắng miệng hoặc khó tiêu. Những yếu tố trên khiến người bệnh có cảm giác ăn không ngon miệng.
2.10 Đi ngoài ra phân đen hay mất ngủ
Tình trạng xuất huyết dạ dày ở mức nặng dẫn tới việc người bệnh đi đại tiện có màu đen, dính giống như nhựa đường. Đó là vết máu do đau loét dạ dày đi xuống đại tràng và lẫn vào phân.
Xem thêm:
- Chi tiết triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày đại tràng
- Top 6 triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng ai cũng gặp
- Viêm loét dạ dày tá tràng thì có phải mổ không?
3. Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày. Việc tìm hiểu nguyên nhân rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị như thế nào cho hiệu quả. Các nguyên nhân phổ biến gồm có:
3.1 Tác dụng phụ của thuốc
Uống aspirin cũng như một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây kích ứng hoặc làm viêm niêm mạc dạ dày và ruột non.
Loét dạ dày thường xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi, bởi những người này thường dùng các loại thuốc giảm đau này thường xuyên hơn. Bệnh cũng thường gặp ở những người dùng các thuốc này để điều trị viêm xương khớp.
Dùng một số loại thuốc khác cùng với NSAID như thuốc chống đông máu cũng có thể làm tăng đáng kể khả năng phát triển bệnh loét.
3.2 Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison là một tình trạng hiếm gặp, trong đó có một hoặc nhiều khối u hình thành trong tuyến tụy hoặc phần trên của ruột non (tá tràng).
Những khối u này tiết ra một lượng lớn hormone gastrin khiến dạ dày sản xuất quá nhiều axit. Các axit dư thừa sau đó dẫn đến loét dạ dày, cũng như tiêu chảy và các triệu chứng khác.
3.3 Do vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori thường sống trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non. Thông thường, vi khuẩn HP không gây ra bệnh gì, nhưng nó có thể làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó mà khiến lớp niêm mạc bị tiếp xúc với axit dịch vị và bị tổn thương.
Các tổn thương này không được ngăn chặn sẽ gây viêm lớp bên trong dạ dày, gây loét. Vi khuẩn HP có thể được truyền từ người sang người bằng những tiếp xúc gần gũi trực tiếp. HP cũng lây truyền thông qua thực phẩm và nước.
Xem thêm: Viêm loét dạ dày HP dương tính – Bạn đã mắc bệnh?
3.4 Do các bệnh rối loạn chuyển hóa, nội tiết
Những trường hợp này khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày gặp nhiều khó khăn hơn. Dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, tiết nhiều axit hơn để tiêu hóa thức ăn gây ra nguy cơ viêm loét dạ dày.
3.5 Di truyền
Khoảng 50% bệnh nhân viêm loét dạ dày có bố mẹ hoặc người thân cùng bị bệnh trên. Do đó, nếu trong gia đình có người bị thì nguy cơ bạn mắc bệnh này sẽ cao hơn.
3.6 Do uống nhiều bia rượu, các loại đồ uống có ga
Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn. Uống nhiều bia rượu làm tăng lượng axit dạ dày. Ngoài ra khi uống nhiều bia rượu thì gây áp lực carbon dioxide ở dạ dày tăng lên dẫn đến tổn thương vị ổ viêm nguy cơ gây loét và thủng dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Ngoài ra CO2 có trong rượu bia vào cơ thể làm tăng axit dạ dày từ đó dẫn đến đau bụng do vết loét kịch phát.
3.7 Bị căng thẳng, stress
Tình trạng tinh thần căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn gây ra tình trạng loét dạ dày. Các vết loét dạ dày vì nguyên nhân này thường là những vết loét nông, gây chảy máu ở những mao mạch trên bề mặt.
3.8 Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên nhịn đói, vừa ăn vừa xem tivi, đọc sách hoặc là ăn quá khuya, sử dụng các thực phẩm bẩn gây hại cho dạ dày khiến dạ dày bị kích ứng, hoạt động quá mức. Lâu dần sẽ dẫn tới việc hình thành các vết loét dạ dày.
3.9 Chế độ sinh hoạt không điều độ
Chế độ sinh hoạt không điều độ khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn dễ xâm nhập hơn và gây ra bệnh.
4. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày sẽ tăng nếu như bạn:
Thường xuyên uống bia rượu:
- Gây kích thích tiết ra lượng acid nhiều làm niêm mạc dạ dày tổn thương.
- (90% men xúc tác sẽ chuyển hoá thành acetaldehyd sau đó chuyển thành acetate gây tổn thương đến tế bào gan mà chúng còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá
- Ngoài ra khi uống nhiều bia rượu làm tăng áp lực carbon dioxide dạ dày dẫn đến ổ viêm trở nên nặng nề hơn
Thường xuyên hút thuốc:
- Hàm lượng chất độc nicotin rất cao có trong khói thuốc gây kích thích và sản sinh nhiều chất cortisol – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
- Ngoài ra thuốc lá còn kích thích sản sinh ra chất endothelin làm cho cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu.
Bị stress:
- Căng thẳng có thể gây ra sự co thắt ở thực quản đồng thời làm tăng axit dạ dày dẫn đến khó tiêu.
- Stress có thể làm bạn buồn nôn gây ra sự co thắt ở thực quản. Nó có thể làm tăng axit trong dạ dày của bạn gây ra chứng khó tiêu. Căng thẳng có thể khiến hệ tiêu hoá của bạn xấu đi tuy nhiên nếu xảy ra liên tục sẽ gây đau loét dạ dày.
Sinh hoạt thất thường: Lối sống không lành mạnh như thức khuya cũng bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá góp phần vào yếu tố nguy cơ bị viêm loét dạ dày
Ăn uống không khoa học: ăn uống quá mặn hoặc quá cay làm gia tăng hoạt động của Helicobacter pylori và gây độc hại cho dạ dày hoặc ăn không đúng bữa, bỏ bữa, thường xuyên nhịn đói khiến đường tiêu hoá nghiệm trọng.
5. Bệnh loét dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày không phải là một bệnh quá nguy hiểm nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Lưu ý là bạn cần gặp bác sĩ khi gặp những biểu hiện sau:
- Cảm thấy yếu lả người hoặc ngất xỉu;
- Khó thở;
- Dung dịch nôn có máu hoặc trông như bã cà phê;
- Phân có lẫn máu hoặc màu đen;
- Cơn đau đến đột ngột và không bớt.
Các biểu hiện trên thường là ở giai đoạn đau loét dạ dày nặng. Ngoài ra bệnh viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới các biến chứng sau:
Xem thêm:
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chủ quan có thể gây chết người
5.1 Hẹp môn vị
Thông thường, van cơ ở vị trí giữa dạ dày và ruột non sẽ giữ thức ăn nằm nguyên trong dạ dày cho đến khi nó sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiêu hóa. Khi bị hẹp môn vị, các cơ môn vị bị dày lên và trở nên to bất thường, ngăn cản thức ăn chuyển tới ruột non.
Hẹp môn vị khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì những biểu hiện sau đây:
- Buồn nôn và nôn: Triệu chứng nôn mửa ban đầu có thể nhẹ nhưng dần dần sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi độ hẹp môn vị tăng lên. Đôi khi, người bệnh có thể nôn ra cả máu.
- Mất nước: Nôn mửa thường xuyên thường gây ra tình trạng mất nước và mất cân bằng khoáng chất (chất điện giải). Chất điện giải giúp điều chỉnh nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, do đó, việc thiếu hụt chất điện giải sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, lừ đừ, suy kiệt. Trường hợp nặng có thể dẫn tới suy tim, ảnh hưởng tới tính mạng.
- Kích ứng dạ dày: Nôn mửa nhiều lần có thể gây kích ứng dạ dày, kích thích vào các vết viêm loét và có thể gây chảy máu trong dạ dày.
- Táo bón: Môn vị bị hẹp ngăn không cho thức ăn chuyển xuống ruột một cách nhịp nhàng, nên có thể khiến người bệnh bị táo bón.
- Vàng da: Hẹp môn vị có thể gây ảnh hưởng tới gan, khiến gan hoạt động kém, làm chất bilirubin tự nhiên trong cơ thể bị tích tụ lại, gây ra sự đổi màu vàng của da và mắt.
5.2 Xuất huyết tiêu hóa
Viêm loét dạ dày nặng có thể khiến cho dạ dày bị chảy máu. Máu thường xuất hiện trong lẫn phân hoặc chất nôn, nhưng không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy.
Mức độ chảy máu có thể nặng nhẹ khác nhau, nếu quá nặng có thể đe dọa tới tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây sốc, thiếu máu thậm chí dẫn tới tử vong.
5.3 Thủng dạ dày
Một biến chứng hiếm gặp hơn của loét dạ dày nặng là niêm mạc dạ dày bị tách hẳn ra, khiến dạ dày bị thủng. Đây là biến chứng vô cùng nghiêm trọng vì nó khiến vi khuẩn sống trong dạ dày thoát ra và lây nhiễm vào niêm mạc bụng (phúc mạc), gây viêm phúc mạc.
Trong viêm phúc mạc, nhiễm trùng có thể nhanh chóng lan vào máu trước khi lan sang các cơ quan khác. Điều này dẫn tới nguy cơ suy đa tạng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
5.4 Ung thư dạ dày
Viêm loét dạ dày nặng nếu không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn tới ung thư dạ dày, do các tế bào khỏe mạnh bị biến tính và phát triển theo hướng dị biệt. Ung thư dạ dày thường phát sinh đầu tiên tại các tế bào sản xuất chất nhầy lót dạ dày, gọi là ung thư biểu mô tuyến. Sau đó, tế bào ung thư có thể ăn lan ra và xuất hiện ở các vị trí khác.
6. Bệnh này có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm loét dạ dày thường không được phát hiện sớm, do các biểu hiện ban đầu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa khác và do ý thức tự kiểm tra sức khỏe của mọi người còn khá kém.
Nếu không điều trị dứt điểm, loét dạ dày có thể bị tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, đây là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị được, nếu bệnh được phát hiện từ sớm và người bệnh tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây loét và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả sẽ được chia sẻ ngay dưới đây.
7. Cách phòng tránh bệnh
Bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu như bạn biết cách. Dưới đây là 4 cách phòng ngừa giúp bạn tránh xa bệnh này:
Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày vì vậy cần hạn chế các loại thuốc này. Ngoài ra nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hạn chế stress: Luôn tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cũng là cách phòng tránh viêm loét dạ dày
Thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý: Không thức quá khuya, Ngủ đủ giấc
Điều chỉnh thói quen ăn uống:
- Ăn chín, uống sôi, nhai chậm,
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không nhịn đói
- Hạn chế bia rượu, cà phê
- Tránh ăn những thực phẩm gây viêm loét dạ dày như chứa nhiều axit (cam, xoài, cóc…), nhóm thực phẩm gây nóng, cay (ớt , mù tạt, tiêu…)
Xem thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì? 9 thực phẩm giúp nhanh lành vết loét
8. Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày
8.1 Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc
Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày nào khi không được sự cho phép của các bác sĩ. Người bệnh cũng cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc sử dụng, liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Các thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày thường được sử dụng gồm có:
Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit có tác dụng giúp trung hòa axit trong dịch vị dạ dày tá tràng và có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy tùy thuộc vào thành phần chính. Thuốc kháng axit có thể giúp giảm triệu chứng nhưng thường không được sử dụng để chữa lành vết loét. Một số loại thuốc kháng axit:
- Calcium carbonate
- Natri (sodium) bicarbonate
- Magnesium hydroxide
- Aluminium hydroxide…
Thuốc giảm tiết axit: Thuốc giảm axit khiến dạ dày tiết ra ít axit hơn, từ đó mà làm giảm sự kích thích tới các vết loét, giúp giảm đau và hỗ trợ chữa lành các vết loét.
Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL: Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit dạ dày bằng cách ngăn chặn hoạt động của các bộ phận trong tế bào sản xuất axit. Những loại thuốc này bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
Sử dụng lâu dài các thuốc ức chế bơm proton ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày: Loại thuốc này là tác nhân bảo vệ tế bào giúp bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non. Chúng bao gồm thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả: Nếu vi khuẩn H. pylori được tìm thấy trong đường tiêu hóa, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
Xem thêm: 5 Mục tiêu điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
8.2 Chữa bằng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh các loại thuốc Tây y, viêm loét dạ dày cũng có thể được điều trị tại nhà bằng những bài thuốc dân gian. Mặc dù những bài thuốc này an toàn lành tính nhưng chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, hoặc có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy ngày nay, các nhà khoa học đang có xu hướng phát triển từ thảo dược nhằm giữ trọn yếu tố lành tính đồng thời đẩy mạnh hiệu quả điều trị từ đây.
8.2.1 Nghệ vàng
Tác dụng của nghệ vàng đối với viêm loét dạ dày:
- Từ lâu, củ nghệ vàng vẫn được nhắc đến là một thảo dược quý nhờ hợp chất curcumin có hoạt tính chống viêm, chống oxy hóa cực mạnh nhờ đó có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày và thúc đẩy các vết loét mau lành hơn.
- Ngoài ra, curcumin còn giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm. Do đó, nó giúp giảm tình trạng viêm loét dạ dày do stress, căng thẳng và lo âu
- Vi khuẩn HP cũng bị tiêu diệt trong môi trường có curcumin vì vậy mà sử dụng nghệ cũng có tác dụng chữa trị các trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn gây nên.
Cách 1: Sử dụng nghệ tươi
Nguyên liệu: 1 củ nghệ tươi, 1 muỗng cafe mật ong, 100ml nước ấm sạch
Cách làm: Nghệ tươi rửa sạch cạo vỏ giã nát. Vắt lấy toàn bộ nước nghệ tươi. Trộn nước nghệ và mật ong cùng 100ml nước ấm.
Cách dùng: Uống nước nghệ mật ong và nước ấm trên 2 lần trong ngày. Uống sau bữa cơm 30 phút. Uống liên tục trong 2 tháng để thấy hiệu quả.
Cách 2: Uống tinh bột nghệ với mật ong
Nguyên liệu: 2 muỗng tinh bột nghệ, 1 muỗng mật ong
Cách làm: Cho tinh bột nghệ và mật ong khuấy đều với 200ml nước ấm.
Cách dùng: Sử dụng hỗn hợp nước này để uống hàng ngày xen kẽ với nước lọc. Sử dụng liên tục trong 2 tháng để thấy hiệu quả.
Cách 3: Vo viên tinh bột nghệ và mật ong
Nguyên liệu: 120g tinh bột nghệ, 50ml mật ong
Cách làm: Trộn đều hai nguyên liệu trên thành một hỗn hợp mịn, dẻo. Dùng găng tay hoặc rửa sạch tay viên hỗn hợp thành từng viên nhỏ với đường kích khoảng 5mm.
Đợi viên tinh bột nghệ và mật ong khô bớt thì cho vào lọ thủy tinh, bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 15 viên tinh bột nghệ chia làm 3 lần. Uống liên tục trong 1 tháng. Khi thấy bệnh có dấu hiệu giảm thì duy trì uống ngày 6 viên chia làm 3 lần.
Lưu ý:
Không phủ nhận tác dụng từ củ nghệ vàng, tuy nhiên do thành phần Curcumin có trong nghệ thấp, đồng thời khả năng kém hòa tan trong nước khiến người bệnh phải sử dụng hàm lượng lớn duy trì trong nhiều ngày mới có tác dụng Vì vậy ngày nay, chiết xuất tinh nghệ khi được xử lý với công nghệ nano hiện đại một phiên bản nâng cấp từ Curcumin. Với kích thước siêu nhỏ, các hạt Nano Curcumin dễ dàng thẩm thấu, phân bố vào tận vị trí tổn thương của các vết loét. Từ đó phát huy hiệu quả điều trị lên đến 95% so với Curcumin thông thường. Tại Việt Nam công nghệ Nano được nghiên cứu duy nhất tại Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam chuyển giao độc quyền trong sản phẩm CumarGold của công ty Dược Mỹ phẩm CVI, đơn vị đi đầu về công nghệ này.
Xem thêm: Loét dạ dày uống nghệ đen đươc không ?
Theo ý kiến đánh giá từ các chuyên gia: ” Người bệnh chỉ cần bổ sung 2 viên nang mềm CumarGold hàm lượng Nano Curcumin 150mg hàng ngày sẽ tương đương với việc bạn phải ăn 4kg nghệ tươi, uống 120 g tinh bột nghệ và cần uống 24 viên Curcumin 500 mg thông thường.
Cùng lắng nghe ý kiến từ PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng Phó trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về CumarGold chia sẻ về tác dụng của CumarGold trong bệnh lý dạ dày
Nói về ưu điểm của sản phẩm CumarGold, PGS.TS Phạm Hữu Lý – Phó chủ tịch hội đồng khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: “CumarGold là sản phẩm đầu tiên có chứa Nano Curcumin tại Việt Nam, được nghiên cứu chặt chẽ, có hệ thống để đánh giá hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý bài bản trong một thời gian dài tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội trước khi đưa ra thị trường, để đảm bảo tốt nhất các yêu tố như hàm lượng curcumin trong hạt nano phải trên 20%, kích thước hạt nano phải trong khoảng 50-70nm, khả năng hòa tan trong nước đạt cỡ 8 ngàn – 10 ngàn lần so với curcumin thường. Chúng tôi đã chọn công nghệ micell, gói curcumin vào nhân bằng các polymer thân nước để đảm bảo độ ổn định, đây là công nghệ tạo hạt nano tiên tiến nhất”.
Hơn 5 năm có mặt trên thị trường, được hàng triệu người Việt tin tưởng sử dụng, CumarGold đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý như: “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng 2017”; 4 năm liền đạt “Top 10 thương hiệu Việt Nam Tin dùng” 2014, 2015, 2016, 2017;…
8.2.2 Lá bạc hà
Tác dụng của lá bạc hà đối với loét dạ dày:
- Lá bạc hà có tác dụng giúp làm dịu dạ dày, giảm nóng dạ dày, nhờ thế hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Lá bạc hà có chứa tinh dầu với tác dụng giảm co thắt các cơ trong đường tiêu hóa, từ đó giúp giảm đầy hơi và chứng khó tiêu.
- Ngoài ra, lá bạc hà còn giúp giảm những cơn đau dạ dày nhờ có khả năng kích hoạt một kênh chống lại cảm giác đau là TRPM8 trong cơ thể. Bạc hà cũng giúp giảm đáng kể tình trạng buồn nôn và nôn ở những người bị viêm loét dạ dày.
Cách 1: Lá bạc hà và nước
Nguyên liệu: 10g lá bạc hà, 1 cốc nước nóng
Cách làm: Lá bạc hà rửa sạch để ráo nước. Vò nhẹ lá bạc hà cho vào cốc nước nóng đợi trong 15 phút.
Cách dùng: Uống cốc nước lá bạc hà ngày 2 lần sau khi ăn 30 phút. Sử dụng liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
Cách 2: Lá bạc hà nguyên chất
Nguyên liệu: 5 lá bạc hà tươi
Cách làm: Lá bạc hà tươi đem rửa sạch để ráo nước.
Cách dùng: Khi dạ dày bị đau, hãy sử dụng lá bạc hà để nhai từ từ sau đó nuốt nước. Nước lá bạc hà có công dụng giảm đau dạ dày tức thì. Ngày thực hiện khoảng 3 lần.
8.2.3 Nghệ đen
Tác dụng của nghệ đen đối với viêm loét dạ dày: Nghệ đen có tính kháng khuẩn cao, giúp dạ dày giảm tiết axit và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghệ đen có ít tác dụng hơn nghệ vàng và cần được sử dụng đúng cách để không gây biến chứng. Các trường hợp bị chảy máu dạ dày thì không nên dùng nghệ đen.
Nguyên liệu: 1 muỗng tinh bột nghệ đen, 1 muỗng mật ong
Cách làm: Trộn hai hỗn hợp trên cùng với nước ấm thành hỗn hợp đặc sệt.
Cách dùng: Sử dụng hỗn hợp trên để ăn 2 lần trong ngày sau 2 bữa ăn trưa và tối. Sử dụng liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
8.2.4 Nha đam
Tác dụng của nha đam đối với viêm loét dạ dày:
- Nha đam có nhiều axit amin và enzyme có tác dụng tăng cường sức khỏe cho dạ dày. Các hợp chất như Saponin và Phytochemicals có trong nha đam có tác dụng chống viêm, sát trùng mạnh. Nhờ vậy, nha đam có thể tiêu diệt những vi khuẩn có hại cho dạ dày và thúc đẩy hoạt động của các lợi khuẩn.
- Nha đam có khả năng chống oxy hóa trong cơ thể nên giúp giảm đau hiệu quả.
Cách 1: Nha đam
Nguyên liệu: 2 lá nha đam (80g nha đam). 1 ly nước lọc
Cách làm:
- Nha đam đem lột phần vỏ xanh và phần vỏ màu vàng dưới bề mặt. Cần lưu ý làm kỹ phần này vì nếu bỏ sót có thể gây kích ứng ruột.
- Rửa lại nha đam với nước muối. Lặp lại 3 lần.
- Cho nha đam vào máy xay sinh tố. Thêm 1 ly nước lọc vào xay nhuyễn. Lọc lấy nước.
Cách dùng: Uống nước ép nha đam 2 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút. Sử dụng liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
Cách 2: Nha đam, nghệ vàng, cam thảo
Nguyên liệu:
- 2 lá nha đam
- 20g nghệ vàng khô
- 20g dạ cẩm
- 6g cam thảo
Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc với 3 bát nước. Đun sôi trong 5-7 phút. Lọc lấy nước, bỏ bã.
Cách dùng: Chia đều phần nước làm 3 phần uống 3 lần trong ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tháng.
Cách 3: Nha đam và mật ong
Nguyên liệu: 5 lá nha đam, 500ml mật ong nguyên chất
Cách làm:
- Nha đam lọc lấy phần thịt. Rửa sạch cho bớt nhớt.
- Thái nha đam thành miếng mỏng. Xay nhuyễn nha đam
- Trộn đều hỗn hợp mật ong và nha đam. Bảo quản trong lọ thủy tinh.
Cách dùng: Pha hỗn hợp với 30ml nước ấm uống trước bữa ăn. Uống 2 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tháng.
8.3 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Để chữa trị dứt điểm và tránh bệnh viêm loét dạ dày quay trở lại, việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học và hợp lý là điều mà người bệnh bắt buộc phải làm.
Nguyên tắc ăn uống tốt cho người bị viêm loét dạ dày:
- Thường xuyên thêm vào thực đơn những thực phẩm tốt cho dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm giảm các triệu chứng viêm loét.
- Tránh xa những thực phẩm, đồ ăn gây hại cho dạ dày và khiến tình trạng loét dạ dày thêm trầm trọng.
- Ăn chậm, nhai kỹ, không nói chuyện nhiều khi ăn, không vận động mạnh hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn xong.
- Không ăn quá no, ăn nhiều. Nên chia thực phẩm thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa.
Người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng các thực phẩm sau đây:
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều Probiotic. Đó là những lợi khuẩn sống giúp khôi phục lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa giúp sức khỏe đường ruột được tối ưu và hỗ trợ điều trị vết loét dạ dày hiệu quả hơn.
- Trứng: Trứng có tác dụng như một lớt lót bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đối với người bị loét dạ dày, trứng nên được chế biến bằng cách hấp hoặc nấu cháo là tốt nhất. Một tuần chỉ nên ăn 2-3 quả trứng là vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.
- Các thực phẩm giàu đạm dễ tiêu như cá nạc, thịt nạc,… cũng là những món ăn tốt. Chúng nên được chế biến bằng cách luộc, om, hấp để dễ tiêu hóa và hấp thu hơn, không gây áp lực lên dạ dày.
- Rau củ tươi: Ăn nhiều loại trái cây và rau quả có tác dụng tạo ra một lớp lót tiêu hóa khỏe mạnh. Những thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa, ức chế bài tiết axit và chứa các đặc tính bảo vệ tế bào và chống viêm. Đây là tất cả các yếu tố quan trọng để ngăn ngừa và điều trị loét.
- Các thức ăn chứa tinh bột ít mùi vị, dễ tiêu như cháo, súp, bánh mì,... Chúng có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, khiến dạ dày không bị áp lực.
Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày cũng cần hạn chế, tránh ăn những thực phẩm sau đây:
- Các loại thịt nguội chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích,… Những thực phẩm này thường chứa nhiều muối natri gây hại cho dạ dày. Không chỉ vậy, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày.
- Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như rau củ quả già, xương sụn, măng khô,… Khi đi vào dạ dày, những thức ăn này có thể cọ xát làm dạ dày bị tổn thương
- Các loại quả chua như khế chua, chanh, xoài xanh, mơ, cóc, mận,… làm cho dạ dày tăng lượng axit. Ăn nhiều quả chua gây xót, kích ứng dạ dày, khiến vết loét thêm sâu và gây đau đớn.
- Các loại đố uống, nước có ga, cồn: Như bia, rượu….Chúng làm tăng lượng khí trong dạ dày khiến cho dạ dày bị căng tức, khó tiêu. Uống nhiều loại nước này thường xuyên sẽ dẫn tới ợ hơi liên tục gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
- Chè, cà phê đặc: Uống những loại đồ uống này khiến dạ dày sản sinh ra lượng lớn axit clohidric, làm tăng các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày và khiến bệnh lâu khỏi.
8.4 Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
Để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, người bị viêm loét dạ dày cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý. Trong đó, cần thực hiện những thói quen tốt bao gồm:
- Tập thể dục: Có tác dụng nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tập thể dục thường xuyên còn giúp nâng cao sức đề kháng, đây là điều kiện tốt để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
- Hạn chế uống bia rượu: Sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc trong dạ dày và ruột của bạn, gây viêm và chảy máu. Vì thế, người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc có thể ảnh hưởng tới lớp lót bảo vệ của dạ dày, làm cho dạ dày của bạn dễ bị loét hơn. Hút thuốc cũng làm tăng axit dạ dày. Bỏ thuốc lá không chỉ làm giảm viêm loét dạ dày mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
- Giảm nguy cơ stress: Căng thẳng có thể làm tình trạng loét dạ dày xấu đi. Người bị viêm loét dạ dày cần xem xét các nguồn gây căng thẳng và giải quyết chúng để không gây ảnh hưởng tới việc điều trị.
Một số căng thẳng là không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể học cách đối phó với căng thẳng bằng cách tập thể dục, dành thời gian cho bản thân,…
- Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng: Một số bằng chứng cho thấy vi khuẩn HP có thể truyền từ người sang người hoặc qua thực phẩm và nước. Bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng bằng cách thường xuyên vệ sinh tay chân, rửa sạch bát đũa, dụng cụ ăn chung và ăn thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có thể giúp tăng hệ thống miễn dịch và chống lại căng thẳng. Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày cần tránh ăn ngay trước khi đi ngủ để tránh tạo áp lực cho dạ dày, giúp việc điều trị được hiệu quả hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh loét dạ dày. Bệnh sẽ không quá đáng lo nếu như được phát hiện và điều trị sớm đồng thời có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Loét dạ dày cũng có thể điều trị bằng những thành phần thiên thiên an toàn và ít tác dụng phụ.