Skip to main content

Viêm Dạ Dày Tá Tràng Ở Trẻ Em: Nguyên nhân & Cách Điều Trị

  • Ngày đăng:

    18/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    167

Viêm dạ dày ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn HP gây ra, chủ yếu là lây qua đường miệng. Khi trẻ có các biểu hiện các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám kịp thời, để có thể ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Cùng CumaGold tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em ngay nhé!

1. Viêm dạ dày ở trẻ em là gì?

Viêm dạ dày ở trẻ (hay viêm niêm mạc dạ dày ở trẻ) là tình trang niêm mạc dạ dày bị viêm bởi rất nhiều yếu tố, từ yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài, dẫn đến những tổn thương và gây ra các triệu chứng như đau vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, bé chán ăn,…ảnh hưởng xấu đến dạ dày và sự phát triển của bé. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bé sẽ bị viêm loét dạ dày.

2. Nguyên nhân viêm dạ dày ở trẻ

Thói quen mớm cơm cho trẻ
Thói quen mớm cơm cho trẻ

Tương tự như giữa người trưởng thành, nguyên nhân chính gây viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em là do vi khuẩn HP với nhiều hình thức lây khác nhau. Vi khuẩn HP hay Helicobacter Pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm sinh sống ở lớp niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày là nhờ khả năng tiết ra enzyme Urease – một loại enzyme có khả năng trung hòa acid.

Dưới đây là các hình thức mà bé bị viêm dạ dày do vi khẩn HP gây ra:

  • Lây nhiễm từ thành viên trong gia đình: Vi khuẩn HP thường sinh sống bên trong dạ dày và có thể tồn tại trong ruột, trong khoang miệng, các mảng bám răng, nước bọt, trong phân hay dịch nôn… Chính vì thế, nếu phải sống với người thân dương tính với HP, rất có thể các em sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn thông qua việc: sử dụng chung dụng cụ ăn uống, thơm má, hôn nựng, nói chuyện với người thân ở cự ly gần..
  • Do thói quen ăn uống mớm, nhai thức ăn: Một số em nhỏ thường thích được cha mẹ nhai, mớm thức ăn. Đây là thói quen xấu, là con đường trực tiếp để vi khuẩn HP lây lan sang cơ thể các em thông qua tuyến nước bọt.
  • Lây nhiễm giữa các cá nhân trong tập thểKhông chỉ trong gia đình, vi khuẩn HP còn rất dễ lây lan khi các em đi học, đi chơi với bạn cùng lớp đã bị nhiễm khuẩn trừ trước. Các hàng động có thể khiến vi khuẩn Hp dễ dàng lây lan  như: Sử dụng chung đồ chơi, ăn uống tập thể,…
  • Vệ sinh kém: Không chỉ tồn tại bên trong cơ thể người, khuẩn HP còn có thể thoát ra ngoài môi trường, trú ngụ trong đất, nước, không khí… để chờ vật chủ mới. Khi môi trường sống sạch không sạch sẽ, khuẩn HP sẽ dễ dàng tìm đường ký sinh trong cơ thể của trẻ nhỏ – vốn có tính hiếu động và chưa biết giữ vệ sinh cho bản thân mình  và ham chơi.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em

Viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em
Bệnh viêm dạ dày tá tràng ở trẻ 

Ở cả người lớn và trẻ em, vi khuẩn HP hoàn toàn có thể tồn tại lâu dài mà không gây ra những triệu chứng quá đặc biệt. Tuy nhiên, trong điều kiện phù hợp, chúng hoàn toàn có thể phát triển mạnh lên và gây ra nhiều triệu chứng đáng kể như sau:

  • Buồn nôn và nôn ói: Khuẩn HP sinh sôi khiến cho hệ tiêu hóa mất cân bằng. Dạ dày không tiêu hóa được thức ăn, luôn bị đầy và làm cho bé thường có cảm giác buồn nôn và nôn ói. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác nên đôi khi cũng bị coi nhẹ và bỏ qua. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, viêm dạ dày sẽ gây xuất huyết mạch máu, khiến bé ói ra máu, nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
  • Đau ở vùng thượng vị: Khuẩn HP khiến cho bé có cảm giác cồn cào, đau rát ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Cơn đau tăng lên khi đói và giảm khi ăn, uống sữa hoặc uống thuốc. Cơn đau thường diễn ra về đêm, khiến trẻ tỉnh giấc, âm ỉ kéo dài hay dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền.
  • Chảy máu dạ dày: Sau một thời gian tồn tại lâu dài, vi khuẩn HP còn có thể gây ra các vết loét và chảy máu dạ dày. Một số biểu hiện là ói ra máu, đi tiêu ra phân đen như bã cà phê, cảm giác đau bụng thường xuyên…
  • Bé biếng ăn, chán ăn: Khi bị viêm dạ dày, bé sẽ chậm tăng cân vì biếng ăn, lười ăn, đặc biệt là nôn ói thường xuyên. 

Ở bé bị viêm dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày nặng đến chảy máu, ảnh hưởng xấu đến dạ dày và sức khỏe của bé. Vì vậy, khi thấy các triệu chứng trên, các bà mẹ đừng chủ  quan nhé! Hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đóa và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nha!

3. Cách chẩn đoán viêm dạ dày ở trẻ em

Các bệnh nhi có thể được chỉ định xét nghiệm khuẩn HP theo một trong những phương pháp sau đây:

3.1. Nội soi dạ dày

Phương pháp nội soi dạ dày
Phương pháp nội soi dạ dày

Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ có camera để luồn vào dạ dày thông qua ống thực quản của bệnh nhi, nhằm dò tìm vị trí vết loét. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ lấy sinh thiết ở quanh vị trí thương tổn dạ dày, mang ra ngoài và thực hiện xét nghiệm để xác định vi khuẩn.

Chỉ định xét nghiệm

  • Với các bệnh nhi được nội soi dạ dày và phát hiện tổn thương viêm hoặc loét dạ dày.
  • Bệnh nhi đang nghi ngờ bị nhiễm HP và cần làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn HP

Chống chỉ định

  • Các trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày
  • Các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu, cầm máu (bệnh nhân có tỉ lệ Prothrombin dưới 50%, tiểu cầu dưới 50G/L)

Các bước thực hiện

  • Bệnh nhi được bác sĩ thăm khám lâm sàng trước khi nội soi
  • Bệnh nhi được bác sĩ hướng dẫn, gây tê hoặc gây mê rồi thực hiện nội soi.
  • Trong quá trình này, bác sĩ sẽ dùng kim sinh thiết để lấy hai mảnh ở hang vị và thân vị của dạ dày.
  • Bệnh phẩm sau khi được lấy ra ngoài sẽ được đặt trong các ống nghiệm riêng biệt và làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo sau khoảng 10 phút.
  • Nếu như dung dịch ngâm mẫu bệnh phẩm đổi thành màu hồng cánh sen nghĩa là bệnh nhi dương tính với khuẩn HP, còn ngược lại là âm tính.

Ưu điểm:

  • Là phương pháp giúp xét nghiệm vi khuẩn HP hiệu quả, có thể phát hiện các tổn thương thành dạ dày để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về bệnh lý dạ dày.
  • Tiết kiệm chi phí cho nội soi. Thông thường, các bệnh viện hay phòng khám sẽ gộp nội soi dạ dày và xét nghiệm HP thành một gói nhằm giúp người bệnh tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm

  • Không phù hợp cho những bệnh nhi không được nội soi tiêu hóa và nên tham khảo ý kiến từ y bác sĩ.
  • Người bệnh có thể cảm thấy đau khi được nội soi.

3.2. Xét nghiệm máu

Phương pháp xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để xác định bệnh viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em

Phương pháp xét nghiệm khuẩn HP ít được ưu tiên nhất, chỉ được chỉ định khi không có điều kiện thực hiện phương pháp khác.

Chỉ định thực hiện

  • Khi cần xác định khuẩn HP nhưng không thể thực hiện các phương pháp khác.
  • Khi cần kiểm tra để đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị khuẩn HP vừa được áp dụng trước đó.

Các bước thực hiện

  • Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu
  • Mẫu máu sẽ được đem đi phân tích để tìm kháng thể chống lại khuẩn HP, từ đó đánh giá tình hình của mỗi bệnh nhân.

Ưu điểm:

Thực hiện dễ dàng và đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp.

Nhược điểm:

  • Chỉ được thực hiện ở các trung tâm không có điều kiện thực hiện những phương pháp tiên tiến hơn.
  • Không thể xác định chính xác người bệnh còn nhiễm hay đã hết khuẩn HP.

3.3. Xác định viêm dạ dày ở trẻ em bằng test hơi thở

Phương pháp xét nghiệm hơi thở
Phương pháp xét nghiệm hơi thở

Phương pháp Test hơi thở (Urea Breath Test) là phương pháp xét nghiệm dạ dày không xâm lấn được rất nhiều nước áp dụng. Có hai dạng test hơi thở là Test hơi thở bằng thẻ và Test hơi thở bằng bóng.

Cơ chế xét nghiệm: Với phương pháp này, trẻ sẽ thở vào một thiết bị thu khí chuyên dụng. Sau khi đã thở vào thiết bị này, hơi thở này sẽ được đem đi phân tích để xem các em có nhiễm khuẩn HP không.

Chỉ định thực hiện:

  • Khi bệnh nhi cần  được theo dõi và đánh giá kết quả sau điều trị diệt vi khuẩn HP
  • Khi cần chẩn đoán nhiễm khuẩn HP, đặc biệt là với những ai không được chỉ định nội soi dạ dày (trẻ em hoặc người cao tuổi).

Lưu ý trước khi thực hiện: 

  • Không được ăn uống trước khi thực hiện test hơi thở (ít nhất là từ 4 cho tới 6 tiếng đồng hồ).
  • Bệnh nhi phải dừng việc dùng thuốc kháng sinh ít nhất là 4 tuần trước khi làm test thở.
  • Phải dừng dùng thuốc PPI ít nhất là 1 tuần trước khi làm test hơi thở
  • Phải dừng dùng thuốc Sucralfate ít nhất là 2 tuần trước khi làm test hơi thở
  • Đồng thời phải tuân theo các hướng dẫn chuẩn bị khác của cán bộ y tế

Các bước thực hiện

  • Bệnh nhi sẽ thở vào túi đựng mẫu thứ nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhi uống một viên thuốc có chứa ure gắn đồng vị cacbon 13C.
  • Khi lấy mẫu hơi thở,  bệnh nhi cần ngậm túi lấy mẫu hơi thở vào miệng, hít bằng mũi rồi giữ hơi thở từ 5 đến 10 giây. Tiếp tục thở chậm rãi vào túi lấy mẫu, chú ý hơi thở phải được đi ra từ phổi.
  • Trong vòng 5 giây phải uống ngay 1 viên thuốc có chứa ure gắn đồng vị cacbon 13 C, uống khi bụng đói với 100ml nước. Không nhai, không làm nát hoặc hòa tan thuốc.
  • Sau khi uống viên thuốc, bệnh nhi phải nằm nghiêng trái 5 phút rồi ngồi yên trong 15 phút
  • Sau khi uống thuốc khoảng 20 phút, bệnh nhi sẽ thở lần nữa vào túi đựng mẫu hơi thở thứ 2. 2 túi mẫu hơi thở này (túi trước và túi thứ 2 sau khi uống thuốc) sẽ được mang đi phân tích trên máy quang phổ kế.

Ưu điểm:

  • Đây là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy cao (95%), độ chính xác cũng rất cao (lên đến 88%).
  • Tiết kiệm kha khá thời gian cho bệnh nhân, thường thì sau 30 phút là người bệnh đã được kiểm tra xong và có kết quả ngay.
  • Test hơi thở hoàn toàn không gây đau đớn.
  • Rất thích hợp với những người không được nội soi nhưng vẫn muốn xét nghiệm vi khuẩn HP như trẻ em…

Nhược điểm

  • Một số nơi sử dụng đồng vị 14C trong xét nghiệm. Đây là một đồng vị phóng xạ nên không thể sử dụng cho đối tượng trẻ em.

4. Mách mẹ cách điều trị viêm dạ dày ở trẻ em

Để điều trị viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em, phụ huynh cần lưu ý những điều sau.

4.1. Tiêu diệt vi khuẩn HP

Thăm khám cho bé
Đưa bé thăm khám kịp thời khi phát hiện triệu chứng

Các bậc cha mẹ cần quan sát biểu hiện của con em mình thật kỹ. Khi cần nhận thấy một số triệu chứng như đã nêu ở phần trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm khuẩn HP phù hợp để xem trẻ có dương tính với HP không, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

4.2. Thay đổi chế độ ăn uống

Bổ sung nhiều rau quả
Mẹ nên bổ sung nhiều rau quả trong thực đơn hàng ngày cho trẻ

Một chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học sẽ đẩy lùi viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em hiệu quả, theo đó phụ huynh cần:

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Lưu ý vệ sinh thật kỹ lưỡng đũa, muỗng, tô chén… trước khi sử dụng.
  • Không nên cho trẻ sử dụng lẫn lộn dụng cụ ăn uống. Mỗi thành viên trong gia đình nên có một bộ dụng cụ ăn uống riêng, kể cả những chén gia vị, nước chấm…
  • Không mớm thức ăn và gắp thức ăn cho trẻ để tránh nguy cơ lây lan vi khuẩn HP từ người thân sang cho các bé.
  • Người nhiễm khuẩn HP cũng không nên hôn trẻ, nên hạn chế nấu nướng cho trẻ vì nếu vô tình hắt hơi hay ợ khi nấu nước thì vi khuẩn sẽ từ nước bọt thâm nhập vào thức ăn và vào cơ thể trẻ nhỏ.
  • Ngoài ra thì với những em bé bị nhiễm khuẩn HP, cha mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để hỗ trợ diệt khuẩn. Cụ thể, nên bổ sung thêm các loại rau củ quả, trái cây, tỏi và gừng, củ nghệ, vitamin C…
  • Bên cạnh đó thì cha mẹ nên hạn chế cho con mình ăn đồ ăn đông lạnh, đồ ăn chế biến sẵn, các loại nước ngọt, bánh kẹo có chứa nhiều đường..

>> Tìm hiểu thêm: 

Hi vọng với những thông tin về viêm dạ dày ở trẻ em mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp quý bậc phụ huynh có thêm kiến thức trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x