Skip to main content

Top 7 nguyên nhân có vi khuẩn HP điển hình nhất – Bạn cần biết

  • Ngày đăng:

    09/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    310

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh về dạ dày. Để có thể phòng và điều trị nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả, các bạn phải biết được những nguyên nhân có vi khuẩn HP. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu 7 nguyên nhân bị nhiễm khuẩn HP mà bạn nhất định phải biết.

Xem thêm:

1. Vi khuẩn HP là gì?

Hình ảnh minh họa vi khuẩn HP
Hình ảnh minh họa vi khuẩn HP

Có nhiều nguyên nhân có vi khuẩn HP dẫn đến bệnh đau dạ dày. Nhưng trước tiên bạn cần biết về vi khuẩn HP là gì. Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống được trong môi trường acid dạ dày.

Vi khuẩn HP xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ, vi khuẩn HP sẽ tiết các chất khiến dạ dày phải sản sinh ra nhiều độc tố, làm bong tróc biểu mô dạ dày và sinh ra vết viêm loét. Chúng cũng làm tăng axit dịch vị cùng các men tiêu hóa và làm mỏng lớp nhầy bảo vệ niêm mạc.

Một số bệnh nhân khi bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ợ nóng thường xuyên
  • Đau bụng ngay sau khi ăn no
  • Buồn nôn và nôn
  • Ăn không ngon miệng
  • Đầy bụng khó tiêu
  • Hôi miệng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Đối với những trường hợp nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày, triệu chứng của bệnh sẽ rõ ràng hơn:

  • Đau bụng dai dẳng và dữ dội
  • Đi ngoài phân có lẫn máu hoặc có màu đen,
  • Nôn ra máu hoặc dung dịch sau khi nôn có màu đen.

Xem thêm:

2. Nguyên nhân có vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP từ đâu mà có? Dưới đây sẽ là những nguyên nhân chính khiến người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP:

 
Những nguyên nhân có vi khuẩn HP
Những nguyên nhân có vi khuẩn HP

2.1 Do sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh

Vi khuẩn HP lây lan nhanh qua đường ăn uống, nước bọt, chính thói quen sinh hoạt chung như: dùng nước chấm chung, ăn chung bát đĩa, dùng chung bàn chải đánh răng,… Những thói quen sinh hoạt này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP lây nhiễm từ người bệnh sang những người khác.

Do vậy, để có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh, các bạn cần sử dụng bát đũa riêng, không chấm chung nước mắm, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, không dùng chung ly nước, không chung tô canh, không gắp thức ăn cho nhau,…

2.2 Do nguồn nước bị ô nhiễm

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như nước sinh hoạt từ sông, hồ, ao suối chưa qua xử lý cũng là một trong những nguyên nhân có vi khuẩn HP. Để chủ động phòng tránh, các bạn nên sử dụng và uống các nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn.

2.3 Do thức ăn bị nhiễm khuẩn

Điều kiện vệ sinh kém dễ mắc vi khuẩn HP
Điều kiện vệ sinh kém dễ mắc vi khuẩn HP

Khi sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, có chứa vi khuẩn HP thì nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Chính vì thế, các bạn nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thức ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh, nên ăn những thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, dụng cụ chế biến thức ăn đảm bảo sạch sẽ,…

2.4 Nguyên nhân có vi khuẩn HP điều kiện vệ sinh kém

Điều kiện vệ sinh kém như: nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thức ăn không được rửa sạch,…. cũng là nguyên nhân phổ biến có vi khuẩn HP

Các bạn cần chủ động vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống bằng cách vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ thực phẩm khi ăn, hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…

2.5 Có thành viên trong gia đình bị nhiễm HP

Nếu có người trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn HP thì những thành viên khác cũng rất dễ bị lây nhiễm do thói quen sinh hoạt chung. Loại vi khuẩn này chủ yếu lây truyền qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP từ người bệnh sang những người lành.

Cần vệ sinh bát đũa sạch sẽ, không dùng chung bát đũa với thành viên bị nhiễm HP, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, không chấm chung nước mắm, hàng tuần có thể mang bát đũa ra phơi nắng,… Đặc biệt người bị nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình cần hạn chế nêm nếm trực tiếp vào nồi khi nấu thức ăn.

2.6 Do khám chung các thiết bị y tế

 
Quy trình vệ sinh dụng cụ y tế
Quy trình vệ sinh dụng cụ y tế

Các thiết bị y tế như: ống soi, dụng cụ tai mũi họng, dụng cụ nha khoa nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh sang cho người lành. Do vậy việc vệ sinh tiệt trùng các dụng cụ, thiết bị y tế sau mỗi lần khám bệnh là rất cần thiết để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP ra cộng đồng.

2.7 Nguyên nhân có vi khuẩn HP thường tập trung nơi dân cư đông đúc

Quá trình lây nhiễm vi khuẩn HP xảy ra khi sử dụng thức ăn hay nước uống chung có chứa vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, vi khuẩn HP được đào thải qua phân, và là nguồn lây lan sang cộng đồng. Càng những nơi tập trung đông người, gia đình đông con thì tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP càng cao.

Do vậy các bạn có thể tránh lây nhiễm vi khuẩn HP bằng cách hạn chế tập trung ở nơi đông người và sử dụng nước uống, thức ăn chung,… Với những gia đình đông con, cha mẹ cũng không nên mớm cơm cho trẻ, đút thức ăn cho trẻ, hạn chế gắp thức ăn cho nhau; sử dụng bát đũa, ly, cốc riêng; đồ dùng vệ sinh cá nhân, … để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn HP

3. Cách chẩn đoán và điều trị khuẩn HP

Phương pháp xét nghiệm máu chuẩn đoán đau dạ dày
Phương pháp xét nghiệm máu chuẩn đoán đau dạ dày

Sau khi biết những nguyên nhân có vi khuẩn HP, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị loại bỏ vi khuẩn HP sớm nhất có thể

Cách chẩn đoán vi khuẩn HP

Khi nghi ngờ người bệnh bị nhiễm khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm theo những cách sau:

  • Phương pháp xâm lấn: Với phương pháp này người bệnh sẽ phải tiến hành nội soi dạ dày – tá tràng để các bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn bằng việc lấy một mẫu mô sinh thiết.
  • Phương pháp không xâm lấn: Bác sĩ sẽ tiến hành các cách kiểm tra vi khuẩn HP gồm: test hơi thở, xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân, xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong nước tiểu, xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu.

Sau khi đã có kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh sẽ được điều trị tập trung tiêu diệt khuẩn HP và phục hồi chức năng dạ dày.

Xem thêm: Top 5 phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Cách điều trị vi khuẩn HP

Phương pháp điều trị vi khuẩn HP chủ yếu được sử dụng là kết hợp giữa các loại kháng sinh cùng với 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị.

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự tiện sử dụng. Xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để có thể loại bỏ hiệu quả vi khuẩn HP.

Xem thêm: Viêm dạ dày HP nên ăn gì giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất

Trên đây là 7 nguyên nhân có vi khuẩn HP mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP hiệu quả.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x