Viêm Dạ Dày Mạn Tính Là Gì: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
-
Ngày đăng:
12/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
373
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm trong một thời gian dài mà không tự khỏi hoặc chấm dứt. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Có chữa khỏi không? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây.
1. Viêm dạ dày mạn tính là gì ?
Viêm dạ dày mãn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm trong một thời gian dài tái phát nhiều lần. Lúc này, niêm mạc dạ dày đã bị biến đổi, một số tế bào bảo vệ cũng mất đi. Thời gian viêm kéo dài nên lớp niêm mạc sẽ mòn dần, gây ra loạn sản hay dị sản hoặc thậm chí là ung thư, thủng dạ dày. Nếu được điều trị sẽ có diễn tiến tốt nhưng phải liên tục và thường xuyên
Biểu hiện của bệnh này cũng thường ở mức âm ỉ, không bùng phát dữ dội. Theo ước tính, có tới một nửa dân số thế giới đang mắc phải bệnh dạ dày mạn tính, tỉ lệ này ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính thường phát triển âm ỉ nhưng vẫn có một số dấu hiệu tương đối rõ ràng như:
2.1 Đau bụng vùng trên
Các cơn đau thường không quá dữ dội mà âm ỉ, gây cảm giác khó chịu. Những cơn đau này cũng thường đến sau khi bệnh nhân sau khi ăn, dù là ăn ít hay ăn nhiều.
2.2 Cảm giác nóng rát vùng thượng vị
Thượng vị là vùng bụng nằm phía dưới của hõm xương ức, nằm phía trên của rốn và là phía đầu trên của dạ dày. Thượng vị nóng rát thường xảy ra lúc người bệnh bị đói.
2.3 Khó tiêu
Đây là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày mạn tính. Tiêu hóa khó khăn, nhất là sau khi ăn các món đồ lạnh hoặc đồ ăn nhiều gia vị do dạ dày bị tổn thương, khiến khả năng tiêu hóa giảm sút.
2.4 Buồn nôn, ói mửa
Bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, sau khi nôn thấy dễ chịu hơn. Trong chất nôn có thể có chứa chất đen sẫm như bã cà phê nếu bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, có thể thấy cả thức ăn từ hôm trước do dạ dày tiêu hóa kém.
2.5 Đầy hơi, nặng bụng
Khi bị dạ dày mạn tính người bệnh bị rối loạn tiêu hoá sau ăn đặc biệt là sau bữa trưa. Hơi thở nóng sau các bữa ăn và thường xuyên ợ hơi, ợ chua, ợ rát…trong ngày. Lý do là bởi dạ dày tiêu hóa kém, thức ăn tồn tại trong dạ dày lâu nên sinh khí và kích thích tăng tiết axit.
Cảm giác nặng bụng đầy bụng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm dạ dày mạn tính
2.6 Chán ăn, sụt cân
Dạ dày hoạt động kém trong thời gian dài, ăn không tiêu dẫn tới chán ăn và sụt giảm cân nặng.
Nguyên nhân của chán ăn là do thức ăn đi vào dạ dày nhưng do quá trình tiêu hoá bị rối loạn dẫn đến không tiêu hoá được thức ăn làm bị ứ đọng dẫn đến người bệnh thấy đau bụng, mệt mỏi, đại tiện thất thường
2.7 Bị trào ngược dạ dày
Cảm giác thức ăn đang kẹt lại trong thực quản, khó nuốt hoặc bị nấc cụt.
3. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mạn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:
3.1 Lạm dụng thuốc giảm đau và kháng sinh
Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau như Aspirin, Salicylate, thuốc lợi tiểu có chứa thủy ngân, kháng sinh… sẽ làm yếu lớp màng bảo vệ dạ dày và kích thích tăng tiết axit, dẫn đến nguy cơ viêm dạ dày mạn tính.
3.2 Do rượu bia và các chất kích thích
Bia rượu hay thuốc lá, trà đặc, cà phê… làm rối loạn hoạt động của dạ dày, kích thích tăng tiết axit, sẽ ăn mòn lớp dịch nhầy lót trong dạ dày làm viêm dạ dày phát sinh.
Uống càng nhiều bia rượu nhiều bệnh càng nặng và dễ bị các biến chứng nguy hiểm hơn.Cocain có trong thuốc lá và các chất kích thích như cafein làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây chảy máu và loét
3.3 Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP – helicobacter pylori là nguyên nhân chính dẫn đến viêm dạ dày mạn tính. Khuẩn HP sinh trưởng trên lớp niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dễ bị axit dịch vị ăn mòn, gây ra các vết loét trên dạ dày.
3.4 Do stress
Stress lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới phản xạ điều hòa chức năng của dạ dày, làm lượng axit trong dạ dày tăng lên, gây ra viêm dạ dày mạn tính.
3.5 Rối loạn tự miễn của cơ thể
Có thể là do hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh trên niêm mạc dạ dày, làm niêm mạc càng lúc càng mỏng đi.
3.6 Chế độ ăn uống không đảm bảo, thất thường
Ăn uống vội vàng, không nhai kỹ, ăn thức ăn quá nóng, nuốt nhiều, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị… cũng sẽ ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày.
3.7 Trào ngược dịch mật
Dịch mật bị trào ngược, đổ vào dạ dày quá nhiều, làm tăng lượng axit trong dạ dày, sinh ra viêm loét.
4. Viêm dạ dày mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm dạ dày mạn tính thường không gây ra cơn đau quá dữ dội, do đó mà thường bị coi nhẹ. Tuy nhiên, sự chủ quan này có thể khiến người bệnh gặp phải những nguy cơ biến chứng phức tạp và nguy hiểm. Ngay khi thấy bản thân có những dấu hiệu tiêu hóa thất thường như đã kể ở trên, người bệnh nên đi kiểm tra ngay lập tức để xác định và có hướng điều trị sớm.
5. Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm dạ dày mạn tính
Bệnh viêm dạ dày có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở một số nhóm đối tượng sau:
- Người thường xuyên dùng bia rượu: Thói quen dùng rượu bia có nồng độ cồn cao… sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày nhanh chóng bị phá hủy. Do đó những người mắc phải thói quen này rất dễ bị viêm dạ dày mạn tính.
- Người hay hút thuốc: Nicotin trong thuốc lá sẽ chặn quá trình lưu thông máu tới dạ dày. Niêm mạc không có đủ lượng máu tới nuôi dưỡng sẽ không thể tạo ra màng bảo vệ, khiến dạ dày dễ bị thương tổn.
- Người hay ăn chua và cay: Các gia vị cay, chua sẽ gây kích ứng mạnh lên niêm mạc dạ dày, tăng lượng axit khiến dạ dày dễ bị loét.
- Người hay ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Dạ dày hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 37 độ của cơ thể khỏe mạnh. Những thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm thay đổi điều này, kích ứng niêm mạc, lâu ngày dẫn tới viêm.
- Người thích ăn đồ chiên, nướng: Các đồ ăn chiên nướng có lượng chất béo khá lớn, khi vào dạ dày sẽ gây đầy bụng, tạo gánh nặng cho dạ dày.
- Người trung niên: Càng cao tuổi thì chức năng dạ dày càng yếu đi, theo ước tính thì có tới 52% người mắc bệnh dạ dày mạn tính thuộc độ tuổi trên 60.
6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính
Từ việc xác định các nhóm đối tượng hay mắc bệnh đau dạ dày, người ta đã chỉ ra cụ thể những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Những yếu tố này bao gồm:
- Sử dụng lâu dài một số loại thuốc điều trị: Việc lạm dụng thuốc, chẳng hạn như aspirin và ibuprofen, vv… đều khiến dạ dày dễ viêm, thậm chí là loét và xuất huyết.
- Uống quá nhiều rượu: Bia rượu có độ cồn càng lớn thì khả năng tàn phá dạ dày của chúng càng cao. Uống càng nhiều và càng thường xuyên thì nguy cơ bị bệnh càng tăng.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori: Vi khuẩn H.pylori thâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, tới trú ngụ ở dạ dày sẽ làm cho dạ dày bị viêm loét, lâu ngày trở nên viêm dạ dày mạn tính.
- Ảnh hưởng từ một số bệnh như tiểu đường hoặc suy thận: Các bệnh tiểu đường, suy thận… có thể là suy giảm hoạt động dạ dày. Đồng thời thuốc điều trị của các bệnh này cũng ảnh hưởng tới dạ dày.
- Căng thẳng dai dẳng cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ bệnh dạ dày.
- Mật chảy vào dạ dày hoặc trào ngược mật
- Chế độ ăn uống giàu chất béo khiến dạ dày bị quá tải, dễ đầy bụng, chậm tiêu.
- Chế độ ăn uống nhiều muối, thực phẩm cay nóng, đồ chua…
- Hút thuốc lá và sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích.
- Tuổi tác khiến chức năng tiêu hóa suy giảm.
- Mắc các bệnh viêm nhiễm khác: HIV/AIDS, viêm đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác cũng làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
7. Viêm dạ dày mãn tính có chữa được không?
Bệnh viêm dạ dày mạn tính khó điều trị khỏi hoàn toàn được. Bởi nguyên nhân gây ra là chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa hoc, hợp lý, hay uống rượu bia,…Những nguyên nhân này rất nhiều người không kiêng cữ được, nên không chữa khỏi được hoàn toàn mà luôn tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
Nguyên nhân khác gây ra viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn H. Pylori. Theo các chuyên gia, việc chữa khỏi vi khuẩn này hoàn toàn là điều không dễ dàng. Quá trình chữa trị thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt là phương pháp chữa trị và các biện pháp dự phòng sau chữa bệnh. Bạn cần nội soi dạ dày tầm soát định kỳ để phòng ngừa các biến chứng của bệnh.
Do vậy, để điều trị viêm dạ dày mãn tính khỏi hoàn toàn, người bệnh cần phải tuân thủ phác đồ và có lối sống lành mạnh, khoa học.
8. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mạn tính
Khi đi kiểm tra tại các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được thăm khám và chẩn đoán thông qua các phương pháp sau
- Nội soi dạ dày: Bác sĩ dùng ống nội soi để kiểm tra tình trạng dạ dày và lấy mẫu mô sinh thiết để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng.
- Kiểm tra nhiễm khuẩn H.pylori: Có thể test qua hơi thở, xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm phân và mẫu sinh thiết dạ dày.
- Xét nghiệm phân để kiểm tra máu trong phân: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng chảy máu dạ dày
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem có thiếu máu không, nếu thiếu thì đó có thể là dấu hiệu chảy máu dạ dày.
9. Cách điều trị viêm dạ dày mạn tính
Có rất nhiều cách để trị viêm dạ dày mạn tính, dưới đây là 3 cách giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mạn tính:
9.1 Điều trị dạ dày mãn tính bằng thuốc Tây y
Theo Tây y, người bệnh thường được cho sử dụng các loại thuốc phổ biến nhất để làm giảm axit dạ dày:
- Thuốc kháng axit, bao gồm cacbonat canxi (Rolaids® và Tums®): Giúp trung hòa axit trong dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo niêm mạc.
- Đối kháng H2 chẳng hạn như ranitidine (Zantac®): Giảm tiết axit gây tổn hại dạ dày
- Ức chế bơm proton chẳng hạn như omeprazole (Prilosec®): Giảm việc sản xuất dịch vị dư thừa gây tổn hại niêm mạc dạ dày.
9.2 Chế độ ăn uống
Những người bị viêm dạ dày mạn tính nên ăn những thực phẩm sau để hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị bệnh.
- Các loại trái cây và rau tốt cho dạ dày như rau chân vịt, cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, chuối, vv…
- Thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, rượu kefir
- Thịt nạc như thịt gà, gà tây và cá.
- Thực vật có nhiều protein như đậu và đậu hũ.
- Ngũ cốc và các sản phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, gạo và bánh mì, vv…
- Những người bị viêm dạ dày mạn tính không nên ăn:
- Nên ăn nhạt vì muối sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động của khuẩn HP.
- Nên ăn ít chất béo vì chất béo sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, trở thành gánh nặng cho dạ dày.
- Kiêng tuyệt đối rượu, bia, rượu vang hay rượu mạnh vì lượng cồn cao sẽ tàn phá lớp niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ tổn thương
- Không nên ăn nhiều thịt đỏ và thịt bảo quản vì thịt đỏ và thức ăn chế biến sẵn sẽ rất khó tiêu, khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn.
9.3 Chế độ sinh hoạt
Hoạt động của dạ dày cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ sinh hoạt hàng ngày, do đó bạn cần chú ý những điều sau:
- Lập chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đúng giờ, không ăn quá ít hoặc quá nhiều, nhai kỹ thức ăn, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ…
- Sinh hoạt điều độ, nên ăn ngủ theo đúng giờ
- Không làm việc quá sức để tránh bị căng thẳng thần kinh quá mức
- Nên siêng tập thể dục đều đặn để giúp giải tỏa stress, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
>> Tìm hiểu thêm:
- Người chiến thắng viêm loét dạ dày sau 20 năm vất vả (Chia sẻ)
- Viêm dạ dày cấp: Nguyên Nhân, Triệu chứng, Cách Điều Trị
- Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Có Chữa Khỏi Được Không?
- Viêm dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trên đây là tất tần tần thông tin về viêm dạ dày mạn tính cũng như cách chữa trị. Mong rằng từ đây thì bạn sẽ có kế hoạch đề phòng và điều trị hiệu quả cho mình và người thân. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nha!