TOP 20++ Rau Củ Tốt Cho Người Bị Đau Dạ Dày [TƯ VẤN]
-
Ngày đăng:
27/05/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
447
Nội dung bài viết
ToggleDinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với người bị đau dạ dày. Đau dạ dày nên ăn rau gì để tốt cho dạ dày? là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều trong thời gian gần đây. Để có được đáp án chi tiết và chính xác, hãy tham khảo bài viết sau nhé!
Rau củ là một phần không thể thiếu trong một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, dạ dày của người có bệnh đau dạ dày vốn rất nhạy cảm, do đó việc lựa chọn rau củ quả phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là 20 loại rau mà người bệnh nên ăn.
1. Bắp cải
Bắp cải là loại rau rất tốt cho người bị đau dạ dày. Rau bắp cải chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như Canxi, Kali, Sắt, Magie, Vitamin A, B1, B6, K1,… Người đau dạ dày khi ăn rau bắp cải sẽ mang lại những lợi ích tốt như:
- Bảo vệ dạ dày: Trong bắp cải, người ta tìm thấy Vitamin U có tác dụng chống viêm và làm lành các vết loét dạ dày. Do đó, ăn bắp cải sẽ giúp hạn chế các vết loét do viêm dạ dày ruột hoặc viêm đại tràng, bảo vệ dạ dày.
- Làm dịu dạ dày: Theo Đông y, bắp cải có vị ngọt tính hàn, tính rất lành và không độc, khi ăn vào cơ thể còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ăn bắp cải có tác dụng cải thiện chứng nóng dạ dày và giúp loại bỏ các độc tố trong dạ dày.
- Chống táo bón: Bắp cải chứa lượng nước và chất xơ cao. Trong 100g bắp cải chứa 90.8g nước và 1.6g chất xơ. Vì thế rau bắp cải giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, chống lại táo bón.
Dùng rau bắp cải hàng ngày sẽ giúp bảo vệ dạ dày và cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày. Tuy nhiên, các bạn không nên ăn quá 300g rau bắp cải/ngày có thể gây đầy bụng. Đặc biệt, không nên ăn rau bắp cải chưa nấu chín. Những người bị bệnh tuyến giáp và thừa Kali trong máu thì không nên ăn bắp cải.
Rau bắp cải có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như:
- Bắp cải luộc,
- Bắp cải cuộn thịt hấp,
- Canh rau bắp cải nấu tôm,…
2. Rau Thì Là
Rau thì là có tính ấm và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như Canxi, Sắt, Magie, Kali, Vitamin A, C,… giúp bồi bổ sức khỏe và tốt cho người bị dạ dày. Theo các chuyên gia, ăn rau thì là hàng ngày sẽ giúp giảm đau dạ dày, cải thiện tình trạng đau dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Tác dụng của rau thì là đối với người bị đau dạ dày:
- Dưỡng dạ dày: Theo Đông y, thì là (tiểu hồi) có vị cay nhẹ, tính ấm, khi đi vào cơ thể và tới kinh lạc dạ dày nên giúp làm ấm dạ dày, điều trị chứng đau dạ dày do lạnh bụng.
- Ngăn ngừa ung thư đường ruột: Lượng chất xơ trong rau thì là khá cao (3.1g trên 100g). Chất xơ của rau thì là có tác dụng hấp thụ và loại bỏ các độc tố trong đường ruột từ đó ngăn ngừa ung thư.
- Giảm đau dạ dày do căng thẳng: Trong 100g rau thì là có chứa 414mg Kali. Chất này có tác dụng giúp cơ thể được thư giãn và thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, stress gây đau dạ dày.
Để cải thiện tình trạng đau dạ dày và bảo vệ dạ dày, người bệnh có thể ăn rau thì là mỗi ngày. Tuy nhiên, lưu ý không nên ăn quá 60g rau thì là/ngày. Ăn quá nhiều thì là có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chán ăn, co giật,…
Rau thì là có thể chế biến thành một số món ăn như thì là luộc, nước ép thì là, thì là xào thịt trâu,…
3. Rau dền
Theo khoa học, rau dền giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động thuận lợi, tránh tình trạng khó tiêu, táo bón. Lượng acid dịch vị giảm, dạ dày giảm được gánh nặng bởi trong rau có chất xơ, vitamin E, sắt, canxi,… Ăn rau dền hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, giúp tiêu viêm, tiêu ứ, giải quyết khó tiêu của đau dạ dày gây ra
Rau dền là loại rau tốt cho sức khỏe. Người bị đau dạ dày có thể ăn rau dền 3-4 lần/tuần. Rau dền có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như rau dền luộc, rau dền xào, rau dền nấu tôm,…
4. Rau mồng tơi
Rau mồng khá bổ dưỡng, chứa ít tinh bột và chất béo. Rau mồng tơi cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể như Sắt, Canxi, Kali, Magie, Vitamin A, B1, B6, C,… Không chỉ vậy, chất flavonoid trong rau mồng tơi còn có tác dụng chống ung thư.
Tác dụng của rau mồng tơi với người bị đau dạ dày:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Rau mồng tơi có chứa nhiều chất xơ (2.5g trên 100g) có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, ngăn ngừa các vấn đề về nhu động ruột.
- Chống táo bón: Rau mồng tơi có chất nhầy đặc trưng. Chúng giúp làm mềm phân và đẩy chất thải ra nhanh khỏi cơ thể, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Giảm cơn đau dạ dày: Theo Đông y, mồng tơi có vị ngọt và tính mát. Ăn rau mồng tơi giúp thanh nhiệt, giải độc và làm giảm các cơn đau dạ dày.
Người bị đau dạ dày có thể ăn rau mồng tơi mỗi ngày, nhưng chú ý không nên ăn quá 200g rau mồng tơi/ngày vì ăn quá nhiều mồng tơi có thể gây tiêu chảy. Người bị sỏi ở đường tiết niệu trên tránh ăn mồng tơi. Một số món ăn từ mồng tơi là mồng tơi luộc, mồng tơi nấu canh mướp, mồng tơi nấu tôm,…
5. Bông cải xanh
Bông cải xanh là loại rau nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, bông cải xanh còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như Canxi, Sắt, Kali, Photpho, Mangan, Selen, Vitamin A, C, B, E, K,…
- Giảm tình trạng đau dạ dày do stress: Lượng Kali dồi dào trong bông cải xanh (316mg Kali trong 100g) có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi, tránh tình trạng đau dạ dày do stress.
- Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ (2.6g chất xơ trong 100g) có tác dụng giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Do đó, ăn nhiều bông cải xanh giúp chống lại táo bón.
Mỗi ngày, người bị đau dạ dày chỉ nên ăn khoảng 60g bông cải xanh. Ăn quá nhiều loại rau này có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn bông cải xanh được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn sống vì bông cải sống khá cứng, khó tiêu hóa và có thể khiến các vết loét trong dạ dày bị kích thích.
Bông cải xanh có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như bông cải xanh luộc, bông cải xanh xào tỏi, bông cải xanh nấu canh rau củ,…
6. Rau cải bẹ xanh
Các chuyên gia cũng cho biết, cải bẹ xanh là loại rau không thể thiếu trong thực đơn của người bị đau dạ dày. Trong cải bẹ xanh có vitamin (A, B, C, K), chất xơ, acid nicotinic, albumin, carotene,… giúp hạn chế tình trạng tiết acid trong dạ dày, ổn định hệ tiêu hóa, kích thích đường ruột, khắc phục chứng khó tiêu, phòng ngừa xuất huyết dạ dày. Cải bẹ xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, kiểm soát bệnh tiểu đường, phòng bệnh tim mạch, giảm acid uric gây bệnh Gout.
Người bị đau dạ dày có thể ăn cải bẹ xanh hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng của mình. Những món ăn đa dạng từ cải bẹ xanh là cải bẹ luộc, cải bẹ xào, cải bẹ xanh hấp thịt gà, cải bẹ xanh xào nấm,… Tuy nhiên, cải bẹ xanh không phải là loại rau phù hợp cho những người đang bị sỏi thận.
Với rau cải bẹ xanh bạn cũng không cần phải loay hoay với câu hỏi: Đau dạ dày nên ăn rau gì nữa phải không nào
7. Rau chân vịt, rau bina
Rau chân vịt có tác dụng chữa nhiều bệnh như đái tháo đường, bệnh trĩ, lở miệng,… Rau chân vịt có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Canxi, Sắt, Magie, Kali, Kẽm, Mangan, Vitamin A, B, C, E, K,… giúp cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động rột, tránh đầy hơi, chướng bụng, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Tác dụng của rau chân vịt đối với người bị đau dạ dày:
- Cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón: Rau chân vịt giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón nhờ chứa nhiều chất xơ (2,2g chất xơ trong 100g)
- Thúc đẩy nhu động ruột, tránh đầy hơi chướng bụng: chất xơ trong rau chân vịt cũng có tác dụng giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn để tiêu hóa thức ăn, tránh thức ăn không tiêu hóa được dồn thừa lại trong đại tràng.
- Ăn rau chân vịt giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động của axit dạ dày.
Mỗi ngày, người bị đau dạ dày có thể ăn khoảng 80g rau chân vịt. Khi ăn rau này, cần chú ý tính toán tới lượng Vitamin A hàng ngày vì 100g rau chân vịt đã cung cấp 9376 IU Vitamin A. Các món ăn đa dạng từ rau chân vịt là rau chân vịt luộc, xào, rau chân vịt nấu tôm, canh rau chân vịt thịt băm,… Vậy đau dạ dày nên ăn rau gì? Rau chân vịt chính là câu trả lời tiếp theo
>> Xem thêm:
8. Rau cần tây
Cũng giống như cải bẹ xanh, rau cần tây mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như chứa nhiều chất dinh dưỡng như Canxi, Sắt, axit folic, Vitamin A, C, K,…
Vì vậy, theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày nên ăn rau cần tây để:
- Kháng viêm nhiễm: Ăn rau cần tây có thể làm giảm tình trạng viêm dạ dày do cần tây có chứa phytosterols, phenolic acids, flavones,… Các chất này giúp ức chế sản xuất các men gây viêm nhiễm.
- Giảm tình trạng trào ngược axit dạ dày: Cần tây có lượng acid thấp nên có thể giúp giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày.
- Giảm nguy cơ khối u trong dạ dày: Chất apiuman trong cần tây có tác dụng giúp chống oxy hóa và loại bỏ các vi khuẩn trong đường ruột gây viêm nhiễm.
Rau cần tây chứa nhiều chất xơ và có thể gây ra tình trạng khó tiêu hóa nếu ăn nhiều liên tục. Do đó người bị đau dạ dày chỉ nên ăn rau cần tây 2-3 lần/tuần, mỗi lần không ăn quá 100g cần tây.
Những món ăn từ rau cần tây tốt cho người bị đau dạ dày gồm nước ép rau cần tây, rau cần tây xào tỏi, rau cần tây luộc, cần tây xào thịt bò,…Như vậy rau cần tây chính là trả lời cho câu hỏi: Đau dạ dày nên ăn rau gì?
9. Hoa chuối
Đau dạ dày nên ăn rau gì? Đừng bỏ qua hoa chuối nhé. Chất Ethanol trong hoa chuối có tác dụng ức chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại gây bệnh cho dạ dày. Chất xơ trong hoa chuối giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.
Cách chữa đau dạ dày bằng hoa chuối:
- Dùng hoa chuối và hoa trà với lượng bằng nhau thêm nước đun sôi trong 10 phút rồi gạn lọc lấy nước uống. Uống liên tục trong 3 ngày để giảm đau dạ dày.
- Cháo hoa chuối gạo tẻ: Dùng 100g hoa chuối, 30g gạo tẻ. Hoa chuối thái nhỏ ngâm với nước. Gạo tẻ đem nấu cháo tới khi chín mềm thì thêm hoa chuối vào đun tới khi cháo sôi lại. 1 tuần ăn 2 lần giúp giảm đau dạ dày.
10. Măng tây
Măng tây được xem là loại rau tốt cho ngời bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, trong măng tây có chứa inulin, một prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, lượng chất xơ cao trong măng tây (2,1g trong 100g) giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp chống táo bón.
Tuy tốt cho sức khỏe nhưng người bị đau dạ dày chỉ nên ăn măng tây 3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 60g. Ăn nhiều măng tây có thể gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như măng tây xào, măng tây luộc, măng tây nướng,…Với những món ăn này thì những người bị đau dạ dày cũng không cần phải thắc mắc việc việc đau dạ dày nên ăn rau gì?
11. Đậu rồng
Đậu rồng vừa tốt cho sức khỏe nói chung, vừa tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng. Đậu rồng có chứa lượng chất xơ rất lớn (25.9g trong 100g) và Kali cao (977 mg trong 100g) nên giúp tránh tình trạng đau dạ dày do căng thẳng, stress. Do đó, ăn đậu rồng có tác dụng nhuận tràng, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh tình trạng viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày.
Bạn có thể ăn quả đậu rồng tươi 3 lần/tuần, mỗi lần không quá 50g. Những món ăn dễ chế biến từ đậu rồng là đậu rồng luộc, đậu rồng xào tỏi, đậu rồng hấp, đậu rồng xào thịt bò,…
Cách chữa dạ dày bằng đậu rồng:
- Chọn những hạt đậu rồng đã già rửa sạch đem đi sao vàng.
- Mỗi ngày nhai 10 -12 hạt đậu rồng vào buổi sáng sớm. Thực hiện liên tục trong nửa tháng.
12. Rau muống
Trong 100g rau muống có chứa 3g chất xơ. Lượng chất xơ dồi dào có tác dụng làm mềm phân, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn và chống táo bón. Rau muống chứa hơn 90% là nước nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu dạ dày. Ăn rau muống rất tốt cho những người bị nóng trong và bị kích ứng dạ dày do ăn phải các thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt,…Ngoài ra, rau muống có chứa chất Madecassol có tác dụng tăng sinh biểu mô tế bào. Ăn rau muống sẽ giúp cho các vết loét dạ dày nhanh chóng được cải thiện từ đó giảm hiện tượng đau bụng.
Rau muống rất dễ chế biến thành những món ăn đa dạng như rau muống luộc, rau muống xào, nộm rau muống,… và phù hợp để ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng xen kẽ với các loại rau khác để chống ngán và cung cấp cho cơ thể đa dạng chất dinh dưỡng.
13. Rau diếp cá
Bị đau dạ dày nên ăn gì? Đừng bỏ qua rau diếp cá nhé. Rau diếp cá là loại rau có mùi tanh đặc trưng nên không được nhiều người thích, tuy nhiên nó lại có nhiều công dụng tốt. Theo Đông y, rau diếp cá có tính mát. Do đó, sử dụng rau diếp cá có thể giúp cải thiện tình trạng dạ dày bị nóng. Trong diếp cá có chứa chất decanoyl-acetaldehyd giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại gây bệnh trong dạ dày. Ngoài ra, trong rau diếp cá chứa Kali giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và hạn chế tình trạng đau dạ dày do stress.
Ngoài ra người bị đau dạ dày có thể sử dụng rau diếp cá bằng cách ăn sống hoặc uống nước ép rau diếp cá. Rau diếp cá có thể sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá 10g rau diếp cá mỗi ngày. Rau diếp cá có tính hàn nên nếu ăn nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.
14. Lá mơ
Lá mơ từ lâu đã được biết đến với những công dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Theo Đông y, lá mơ có vị chua, tính mát có tác dụng thống chỉ giải độc, loại bỏ các độc tố có hại trong đường tiêu hóa.
Lá mơ có thể sử dụng để chữa bệnh tiêu hóa bằng cách: Dùng 20-30g lá mơ rửa sạch để ráo nước. Xay nhuyễn lá mơ sau đó lọc lấy nước uống. Sử dụng nước lá mơ liên tục trong 1 tuần để giảm đau dạ dày.
15. Cà tím
Cà tím chứa nhiều chất dinh dưỡng đa dạng tốt cho cơ thể, tiêu biểu là các chất chống oxy hóa vô cùng cần thiết. Cà tím không chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Trong cà tím chứa chất xơ, Nightshade soda, Vitamin PP giúp phân hủy glucid, acid béo và chuyển hóa các hợp chất khác, tiêu hóa dễ dàng hơn, chống táo bón, tốt cho người bị đau dạ dày
Cà tím tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày nhưng bạn chỉ nên ăn cà tím với lượng vừa phải. Một tuần, bạn có thể ăn 300 – 400g cà tím chia đều vào các ngày trong tuần.
Cần lưu ý rằng, cà tím ăn sống có hại cho hệ tiêu hóa. Do đó, khi chế biến cà tím, bạn cần phải nấu chín hoàn toàn. Một số món ăn ngon từ cà tím như cà tím hấp, cà tím xào tía tô, cà tím xào thịt, cà tím kho đậu phụ,…
16. Cà rốt
Cà rốt là loại rau củ bạn không thể bỏ qua khi bị đau dạ dày rồi. Cà rốt có chứa lượng Kali lớn (320mg trên 100g) nên giúp giảm đau dạ dày do căng thẳng và lo âu gây ra. Lượng chất xơ dồi dào trong cà rốt giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón, đầy bụng khó tiêu, loại bỏ các độc tố ra khỏi ruột già.
Cà rốt là loại rau củ tốt cho sức khỏe. Người bị đau dạ dày cũng có thể dùng cà rốt hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi ngày không nên dùng quá 100g. Khi sử dụng cà rốt, các bạn cần tính toán đến lượng Vitamin A nạp vào cơ thể qua các thực phẩm khác. 100g cà rốt cung cấp tới 93% nhu cầu Vitamin A một ngày cho cơ thể nên nếu ăn cùng với những thực phẩm giàu Vitamin A khác có thể dẫn tới tình trạng dư thừa.
Những món ăn từ cà rốt như nước ép cà rốt, sinh tố cà rốt, cà rốt hầm xương, nộm cà rốt,…
17. Khoai tây, khoai lang
Theo các chuyên gia, lượng chất xơ có nhiều trong khoai tây (1000mg chất xơ trong 100g khoai) và khoai lang (4.1g chất xơ trong 100g khoai) giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, ngăn ngừa chứng táo bón. Lượng Vitamin C đáng kể trong khoai tây (13mg trong 100g) và khoai lang (17,1 mg trong 100g) giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, ngăn ngừa chứng đầy bụng và khó tiêu.
Để cải thiện chứng đau dạ dày, bạn có thể ăn khoai lang, khoai tây khoảng 3-4 lần/tuần, mỗi lần không quá 100g. Cách chế biến tốt nhất là luộc hoặc hấp, nấu canh xương. Với các món năn từ khoai lang thì câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì cực kỳ đơn giản
18. Bí đỏ
Bí đỏ chứa ít chất béo bão hòa và rất lành tính. Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng bí đỏ hàng ngày. Theo Đông y, bí đỏ có vị ngọt tính ấm, giúp bổ trung ích khí, chỉ thống (giảm đau), giúp cải thiện những cơn đau. Trong bí đỏ có chứa chất Pectin có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi đường tiêu hóa và chữa lành vết loét dạ dày. Ngoài ra, lượng chất xơ và nước lớn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và chống táo bón.
Bí đỏ tốt cho cơ thể và dạ dày nhưng người bị đau dạ dày không nên ăn quá 2 lần/tuần. Nguyên nhân là do bí đỏ chứa nhiều tiền chất của Vitamin A nên có thể gây vàng da, độc gan. Một số món ăn từ bí đỏ là bí đỏ luộc, bí đỏ hấp, bí đỏ nấu canh mọc,…
19. Rau ngót
Trong rau ngót có chứa nhiều chất dinh dưỡng đa dạng như Sắt, Canxi, Photpho, Vitamin B1, B2, C, PP,…tốt cho người bị đau dạ dày. Trong rau ngót có chứa chất Papaverin, chất xơ có tác dụng giúp giảm đau, cải thiện được đáng kể tình trạng táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giúp làm dịu dạ dày, giúp dạ dày giảm tình trạng nóng rát.
Tuy rau ngót có thể sử dụng cho tất cả mọi người như bà bầu tuyệt đối không được dùng rau ngót. Rau ngót có thể khiến mẹ bầu sinh non hoặc sảy thai.
Những người bị đau dạ dày có thể sử dụng rau ngót hàng ngày bằng những món ăn đa dạng như rau ngót nấu canh thịt băm, rau ngót nấu tôm, rau ngót nấu mướp,…
20. Gừng
Gừng là loại gia vị có vị cay, tính ấm. Gừng có tác dụng kháng khuẩn tốt nên giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày do loét dạ dày. Trong gừng cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng và khó tiêu. Gừng cũng giúp giảm chứng buồn nôn do đau dạ dày gây ra.
Người bị đau dạ dày có thể uống 1 cốc trà gừng mỗi ngày để giảm tình trạng của mình, hoặc thêm gừng bào các món ăn như một loại gia vị để tăng mùi vị.
>> Tìm hiểu thêm:
- [HỎI – ĐÁP] Đau Dạ Dày (Bao Tử) Có Nên Ăn Xôi Không?
- Sự thật về đau bao tử ăn khổ qua được không?
- Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Tỏi Không? [BẠN CÓ BIẾT?]
Bài viết đã trả lời giúp bạn câu hỏi “Đau dạ dày nên ăn rau gì?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, đừng ngại comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 1800 1796 để được tư vấn miễn phí. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày, viêm hang vị, vi khuẩn HP, sức khỏe phụ nữ sau sinh và sản phẩm hiệu quả nhé!
Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.