Skip to main content

Tư vấn viêm loét dạ dày nên uống thuốc gì? Lưu ý khi sử dụng!

  • Ngày đăng:

    04/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    158

Nội dung bài viết

Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì? Amoxicillin, Omeprazole hay Bismuth. Trên thực tế, có rất nhiều loạn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khác nhau, cách phối hợp các thuốc và công dụng của các nhóm thuốc cũng rất đa dạng.

Điều này có thể làm gặp khó khăn trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ 4 nhóm thuốc chính trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nhé.

Xem thêm:

1. Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

1.1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Trước khi tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì bạn nên hiểu rõ về căn bệnh này. Theo đó, viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa mà rất nhiều người gặp phải.

Vì một nguyên nhân nào đó, lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy.

Lớp niêm mạc bị tổn thương, xuất hiện những vết viêm loét. Đồng thời lộ ra những lớp bên dưới thành dạ dày, tá tràng.

Những vết loét nếu không được điều trị sớm và dứt điểm có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.

Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày tá tràng

Xem thêm: 9 triệu chứng nguy hiểm khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

1.2. Nguyên tắc dùng thuốc và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên tắc điều trị
Nhớ rõ 6 nguyên tắc dùng thuốc và điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên tắc thứ nhất

Điều trị càng sớm càng tốt, đi khám và điều trị sớm cũng sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, quá trình điều trị nhanh hơn.

Điều trị dứt điểm tránh được những biến chứng, ít đau đớn hơn và ít tốn kém hơn.

Nguyên tắc thứ hai

Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, điều trị theo nguyên nhân gây bệnh và theo đúng phác đồ và thuốc điều trị của bác sĩ.

Các phác đồ đưa ra dựa trên tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân và nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên tắc thứ ba

Giảm các yếu tố tấn công và tăng cường yếu tố bảo vệ. Khi xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và hướng dẫn bệnh nhân ăn uống sinh hoạt sẽ dựa theo nguyên tắc này.

  • Giảm đi các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày như acid dịch vị, men tiêu hoá pepsin
  • Tăng cường bảo vệ niêm mạc bằng cách tăng cường bổ sung lớp chất nhầy mucin bảo vệ bên ngoài, uống các thuốc bảo vệ niêm mạc

Nguyên tắc thứ bốn

Nếu dạ dày bị nhiễm khuẩn Hp, quá trình điều trị bắt buộc phải phối hợp cùng lúc hai loại thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

Việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân theo những nguyên tắc riêng và chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.

Nguyên tắc thứ năm

Kết hợp việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày để ngăn không cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng quay trở lại.

Nguyên tắc thứ sáu

Kiên trì dùng thuốc điều trị. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh khá đặc biệt, quá trình điều trị dài, phức tạp thậm chí có thể phải thực hiện điều trị 2, 3 lần mới có thể khỏi.

2. Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì ?

Amoxicillin, Omeprazole, Famotidine là những thuốc cơ bản điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên còn rất nhiều thuốc khác có tác dụng tương tự hoặc ít tác dụng phụ hơn được sử dụng.

Có thể chia các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thành 4 nhóm như sau:

2.1. Thuốc kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nhiễm Hp

Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuản HP
Thuốc kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP

Phần lớn nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn H.pylori (HP). Nếu không được điều trị kịp thời, Hp có thể dẫn đến thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Tác dụng

Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn H.pylori trong dạ dày, loại bỏ nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn.

Cơ chế tác dụng

Vi khuẩn Hp là một vi khuẩn Gram âm. Do đó, những kháng sinh được sử dụng có những tác động bất lợi lên vi khuẩn Gram âm.

  • Có thể là ức chế quá trình tổng hợp protein, ức chế chuyển hóa từ đó kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Có thể ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, ức chế tổng hợp ADN, ARN tế bào khiến vi khuẩn không thể nhân lên từ đó có thể tiêu diệt vi khuẩn.

Phác đồ điều trị Hp

Thường phối hợp sử dụng đồng thời 2 loại kháng sinh để giúp tăng hiệu lực và hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh.

Một số kháng sinh hay sử dụng: Amoxicillin, Tetraxyclin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol, Levofloxacin

Thời điểm uống: Uống sau bữa ăn 30 phút, không uống cùng với thuốc ức chế tiết acid (sẽ phân tích ở phần sau).

Tần suất sử dụng: Uống 2 lần/ ngày, sử dụng liên tục trong 10 – 14 ngày theo đơn của bác sĩ

Nhược điểm

Nếu người dùng không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tự ý dùng thuốc, tự ý tăng hoặc giảm liều sẽ gây kháng kháng sinh. Theo thống kê, chỉ có 34,5% bệnh nhân được điều trị khỏi thành công với phác đồ đầu tiên phần lớn bệnh nhân phải điều trị tới phác đồ thứ 2 thậm chí là thứ 3 mới khỏi do tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng.

Ưu điểm

Đây là những kháng sinh phổ rộng có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng, có độ nhạy cao và chỉ số an toàn lớn.

Tác dụng phụ

  • Một số tác dụng bất lợi có thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày như: Buồn nôn, nôn, phát ban, mề đay mẩn ngứa, đau đầu, tiêu chảy…là những triệu chứng thường gặp.
  • Ngoài ra, khi có những triệu chứng nặng hơn như chảy máu bất thường, dị ứng da nặng, phát ban nổi mề đay nhiều….thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Tham khảo: Hiệu quả điều trị của các loại kháng sinh với viêm loét dạ dày tá tràng nhiễm Hp – Trích trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed)

2.2. Thuốc kháng acid điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Việc tăng tiết acid của dạ dày làm tăng yếu tố tấn công thành niêm mạc.

Kết hợp với các yếu tố thuận lợi như dùng đồ ăn cay nóng, nhiễm khuẩn Hp sẽ làm gia tăng tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó giảm lượng acid trong dạ dày là một hướng chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Thuốc trung hòa Acid
Thuốc trung hòa Acid chữa viêm loét dạ dày tá tràng- Ảnh minh họa

Tác dụng

Thông qua việc làm giảm acid dịch vị, nhóm thuốc này có tác dụng chống lại tác nhân tấn công là acid dịch vị gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Cơ chế tác động

Các thuốc antacid thường chứa hydroxyd nhôm hoặc hydroxyd magie khi vào dạ dày có phản ứng với HCl tạo thành muối nhôm (magie) clorua và nước, từ đó giúp trung hòa acid dịch vị, giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra.

Nhôm hoặc magie có tác dụng với phosphat trong cơ thể tạo thành nhôm(magie)phosphat không tan trong ruột và thải trừ ra ngoài qua phân. Thuốc không hấp thụ vào máu nên không ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.

Thuốc có tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào trong máu nên thời gian tác dụng ngắn.

Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, giảm triệu chứng tức thì, không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách sử dụng thuốc kháng acid

Một số loại thuốc hay sử dụng: Maalox, Yumangel, Gastropulgite, Phosphalugel

Thời điểm sử dụng: Uống sau bữa ăn 1 – 2 giờ, sử dụng trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng đau.

Tần suất sử dụng: Sử dụng nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ, sử dụng tối đa 4 – 6 lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ưu điểm

Tác dụng nhanh, cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng chỉ sau 15 – 20 phút.

Nhược điểm

Thời gian tác dụng ngắn, không sử dụng thuốc dài ngày, thường sử dụng thuốc trong 5 – 7 ngày tối đa là 1 tháng. Sử dụng dài ngày sẽ làm cơ thể thiếu acid, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đặc biệt là vitamin nhóm B và sắt

Tác dụng phụ

  • Làm tiêu hao phosphate trong cơ thể khiến người dùng bị mệt mỏi, chán ăn, mất cân bằng điện giải.
  • Thuốc có chứa magie hydroxyd có tác dụng nhuận tràng, sử dụng lâu có thể gây tiêu chảy. Không sử dụng cho người bệnh thận.
  • Thuốc chứa nhôm hydroxyd có tác dụng làm săn niêm mạc nên có thể gây táo bón nếu sử dụng dài ngày
  • Thuốc bicacbonate hay cacbonat có khả năng nhiễm kiềm toàn thân, làm tăng tiết gastrin, khiến dạ dày tiết ra nhiều acid HCl hơn. Nếu sử dụng dài ngày có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh.
  • Thuốc trung hòa acid có thể làm giảm hấp thu một số loại kháng sinh.

Tham khảo danh sách các thuốc trung hoà acid dịch vị phổ biến trên chuyên trang Thông tin Y khoa WebMD.

2.3. Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì ngoài thuốc kháng sinh và thuốc trung hoà acid? Bạn có biết, dạ dày tăng tiết acid gây ra viêm loét dạ dày tá tràng? Do vậy giảm tiết acid là một hướng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Khác với nhóm thuốc trung hoà acid chỉ có tác dụng làm giảm lượng acid đã tiết ra, đôi khi có thể gây phụ thuộc thuốc, kích thích tăng tiết nhiều acid hơn.

Nhóm thuốc này ức chế tiết acid ngay từ hệ thống bơm aicd tại niêm mạc dạ dày, qua đó có tác dụng điều trị nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Nhóm thuốc này chia làm 2 loại:

2.3.1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Hộp thuốc Omeprazole
Omeprazole là thuốc thông dụng trong chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng
Tác dụng

Ức chế đặc hiệu và không phục hồi bơm proton (bơm acid tại niêm mạc dạ dày). Qua đó có tác dụng giảm đau và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Cơ chế tác động

Thuốc sau khi qua dạ dày sẽ được phóng thích tại ruột non và hấp thu vào máu. PPI có hoạt tính liên kết không thuận nghịch với bơm proton( H+/K+/ATPase) ở tế bào viền niêm mạc dạ dày từ đó ngăn cản sự bài xuất các ion H+ tạo acid HCl dịch vị trong 10 – 14 giờ. Tác dụng ức chế hoạt động của bơm proton đạt hiệu quả cao nhất sau khoảng 5 ngày.

Cách sử dụng thuốc nhóm PPI

Một số thuốc hay sử dụng: Nexium, Pantoloc, Lomax, Pariet, Omeprazol…

Thời điểm sử dụng: Uống trước bữa ăn 30 phút.

Tần suất sử dụng: Thời gian tác dụng kéo dài nên chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày. Một số trường hợp nặng có thể sử dụng 2 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Ưu điểm

Thời gian bắt đầu tác dụng nhanh, khá an toàn, dễ hấp thụ, thời gian tác dụng kéo dài, sinh khả dụng cao trên 35% khi uống liều duy nhất và có thể tăng lên trên 60% khi sử dụng các liều tiếp theo.

Nhược điểm

Không có tác dụng ức chế toàn bộ bơm proton, vẫn còn ¼ số bơm proton vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi sử dụng PPI liều cao. Không sử dụng thuốc dài ngày vì có thể gây phụ thuộc thuốc và rối loạn tiết acid dịch vị.

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hóa hoa mắt, chóng mặt, loạn nhịp tim, đau đầu, đau khớp, nổi ban…là những tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng PPI. Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương hoặc giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Tham khảo danh sách thuốc ức chế bơm proton (PPI) trên chuyên trang Thông tin thuốc Drugs.com

2.3.2. Nhóm thuốc kháng Histamin H2 giảm tiết acid dịch vị dạ dày

Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày
Thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng ức chế thụ thể Histamin H2, ức chế tiết acid dịch vị
Tác dụng

Giảm tiết acid dịch vị, giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu của viêm loét dạ dày tá tràng, tạo điều kiện làm liền các vết loét.

Cơ chế tác động

Thuốc hấp thu vào cơ thể sẽ gây ức chế cạnh tranh với các histamin tại các thụ thể histamin H2 của các tế bào viền ở dạ dày. Đây là các thụ thể kích thích tiết acid dịch vị dạ dày. Các thụ thể H2 bị ức chế sẽ làm giảm sản xuất acid dạ dày. Qua đó giảm yếu tố tấn công làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Một số thuốc hay sử dụng: Ranitidin, Ranitidine, Zantac, Famotidin…

Thời điểm sử dụng và liều dùng: 2 viên x 2 lần/ngày. Chia 2 lần sáng tối sau bữa ăn

Ưu điểm

Là thuốc điều trị nguyên nhân và có thể điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhược điểm

Thời gian tác dụng ngắn, phải uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, cimetidin còn có tương tác với nhiều loại thuốc nên cần xem xét kỹ trước khi phối hợp sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ mà thuốc gây ra như tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, tăng men gan nhe, rối loạn nhịp tim, phát ban, đau cơ…Sử dụng thuốc trên 8 tuần có thể gây hiện tượng vú to ở nam giới, tiết sữa ở nữ, gây liệt dương, rối loạn cơ quan tạo máu, giảm bạch cầu, rối loạn tinh thần ở người cao tuổi… Các thuốc kháng H2 đời sau như Nizatidine, Famotidine ít tác dụng phụ hơn những thuốc kháng H2 đời đầu.

Tham khảo từ chuyên trang Thông tin Y khoa Healthline.com

2.4. Thuốc tạo màng bọc bao phủ niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc lớp nhầy bảo vệ của dạ dày bị mỏng đi làm giảm yếu tố bảo vệ dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, Bismuth là nhóm thuốc làm tăng yếu tố bảo vệ đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Hộp thuốc bismuth
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách tạo màng bao bảo vệ niêm mạc dạ dày

Tác dụng

Tạo ra lớp màng bọc bào phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng không bị acid dịch vị, các nội độc tố của vi khuẩn Hp tấn công và kích thích sản xuất Protaglandin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng tại chỗ.

Cơ chế tác động

Thuốc sau khi đưa vào trong cơ thể sẽ tạo thành một phức hợp với các chất có trong cơ thể. Tạo thành một hàng rào chắn ngăn cản sự tấn công của acid dịch vị, ngăn cản sự hoạt động của men pepsin, tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Có thể tiêu diệt Hp (hợp chất Bismuth).

Một số loại thuốc hay sử dụng: Subcitrate, Gellux, Sucralfat, Bismuth, Trymo, Bistin

Cách sử dụng

  • Với Bismuth, Silicate Al, Silicate Mg: Sử dụng 120mg/ lần x 4 lần/ ngày. Dùng tối đa 30 ngày
  • Sucralfate sử dụng trước khi ăn, 1g/ lần x 3 – 4 lần/ ngày
  • Prostaglandin: Sử dụng trong khi ăn và trước khi đi ngủ, 400mg/ lần x 2 lần/ ngày
  • Thuốc có thể phối hợp cùng kháng sinh và PPI trong phác đồ điều trj vi khuẩn Hp.

Ưu điểm

Thuốc có tác dụng như một màng bảo vệ tự nhiên, tương tự màng nhầy của dạ dày. Giúp bảo vệ dạ dày khỏi các yếu tố tấn công gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Thuốc không ảnh hưởng đến quá trình tiết acid tự nhiên, có tác dụng giảm đau nhanh và không gây phụ thuộc thuốc.

Nhược điểm

Có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác nên cần uống xa các thuốc khác ít nhất 2 giờ

Tác dụng phụ

  • Nhóm Sucralfate gây rối loạn tiêu hóa, phát ban, mẩn ngứa, hạ huyết áp…
  • Nhóm Bismuth gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, loạn dưỡng xương, đen vòm họng, nôn, đi ngoài phân đen…

Tham khảo từ chuyên trang Thông tin thuốc Drugs.com

2.5. Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì – Sử dụng bài thuốc dân gian

Để tăng hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và làm giảm những tác dụng phụ của thuốc Tây y, bạn có thể sử dụng thêm những bài thuốc dân gian dùng song song với đơn thuốc của bác sĩ.

2.5.1. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ củ nghệ vàng

Bột nghệ và mật ong
Bột nghệ và mật ong có thể dùng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Công dụng của cụ nghệ vàng: Củ nghệ vàng có chứa Curcumin khi kết hợp của nghệ và mật ong có tác dụng rất tích cực đến sức khỏe dạ dày. Sự kết hợp đồng thời của hai loại kháng viêm có trong nghệ và mật ong sẽ giúp các vết loét bớt sưng phù nề, nhanh liền sẹo hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Tinh bột nghệ nguyên chất 120g
  • Mật ong nguyên chất 60g

Cách thực hiện:

  • Cân đủ tinh bột nghệ và đổ ra một chiếc bát
  • Từ từ thêm mật ong vào, trộn đều cho đến khi thành một khối bột nhuyễn không dính tay
  • Xúc một thìa bột nhỏ và viên tròn thành từng viên nghệ nhỏ khoảng 5g
  • Cất vào hũ thủy tinh sạch, đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần
  • Bạn có thể làm nhiều hơn công thức, chú ý tỷ lệ 1 mật ong : 2 bột nghệ

Cách sử dụng:

  • Uống trước bữa ăn 20 – 30 phút
  • Với bệnh nhân nặng: Uống 3 – 5 viên/ lần x 3 lần/ ngày, dùng liên tục 40 ngày
  • Với bệnh nhân nhẹ hơn: Uống 3 viên/ lần x 3 lần/ ngày, dùng liên tục 5 – 10 ngày
  • Không sử dụng quá nhiều tinh bột nghệ cùng một lúc có thể tạo gánh nặng cho dạ dày và làm bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nghệ tươi cho thêm vào các món thịt cá, nghệ tươi ngâm mật ong uống. Pha nước tinh bột nghệ uống hàng ngày… cũng sẽ giúp hỗ trợ giảm đau do viêm loét dạ dày tá tràng, nâng cao sức khỏe dạ dày.

*Lưu ý:

Ngoài ra, nếu đang phân vân viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì thì bạn có thể sử dụng Nano curcumin.Chúng có độ tan trong nước cao hơn 7500 lần so với curcumin có trong nghệ thông thường.

Cùng nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn nghệ tươi và tinh bột nghệ giúp bạn cải thiện tình sức khỏe và rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.

2.5.2. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ mật ong

Mật ong kết hợp tỏi
Mật ong kết hợp tỏi là bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Công dụng của mật ong:

  • Mật ong mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đồng thời cũng là một vị thuốc quý. Nếu bạn đang bị chứng viêm loét dạ dày tá tràng làm phiền, hãy sử dụng mật ong để làm dịu cơn đau.
  • Bạn có thể sử dụng một mình mật ong pha với nước ấm để làm dịu cơn đau, hoặc có thể kết hợp với trứng gà, chuối hột xanh, tỏi, quế…để tăng gấp đôi hiệu quả.
  • Tỏi kết hợp với mật ong có tác dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng hữu hiệu bởi trong tỏi là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, kháng acid.
  • Mật ong giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giúp vết loét dạ dày nhanh lành hơn, kháng khuẩn tốt, giảm tiết acid dịch vị.

Từ những công dụng trên chắc chắn bài thuốc Đông Y từ mật ong sẽ là một gợi ý tuyệt vời khi đang băn khoăn viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tỏi ta 100g
  • Mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Tỏi ta bóc vỏ, giã dập và cho vào lọ thủy tinh sạch
  • Thêm từ từ mật ong vào trong lọ thủy tinh đến khi ngập hết tỏi
  • Đảo đều và đậy nắp lại ngâm hỗn hợp

Cách sử dụng:

  • Có thể sử dụng hỗn hợp mật ong – tỏi sau khi ngâm 15 – 20 phút. Nhưng tốt nhất là sử dụng sau khi ngâm 2 – 3 ngày
  • Sử dụng 1 – 2 thìa cà phê mật ong tỏi/ ngày vào buổi sáng

Xem thêm: 7 cách sử dụng tinh bột nghệ và mật ong điều trị bệnh đau dạ dày

2.5.3. Bài thuốc từ lá mơ lông

Lá mơ
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ lá mơ

Công dụng của lá mơ: Nếu đang băn khoăn viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì thì bạn không nên bỏ qua bài thuốc Đông Y từ lá mơ.

  • Lá mơ lông hay còn được gọi là lá mơ thường được sử dụng như một loại rau gia vị và là một vị thuốc Nam giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ phong hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm giảm sưng và làm lành vết loét dạ dày.
  • Với những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng giai đoạn nhẹ, lá mơ lông có thể nhanh chóng làm dịu các cơn đau cũng như những triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn…

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá mơ lông tươi 200g
  • Nước lọc 100ml

Cách thực hiện:

  • Chọn những lá mơ bánh tẻ, đem rửa thật sạch dưới vòi nước, để ráo
  • Cho lá mơ lông vào cối xay, thêm 100ml nước lọc và xay nhuyễn
  • Lọc lấy nước cốt

Cách sử dụng:

  • Phần nước cốt thu được bạn chia làm 2 phần để uống trong ngày
  • Sử dụng trước mỗi bữa ăn sáng và tối
  • Sử dụng liên tục trong vài tuần sẽ thấy sự khác biệt

3. Kết hợp thảo dược hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Theo BSCKII Nguyễn Ngọc Lưu Phương – Trưởng Khoa Nội soi – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: “Để đẩy lùi viêm loét dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ tái phát người bệnh cần phải giải quyết được đồng thời cả 3 yếu tố: giảm các yếu tố tấn công (acid dịch vị, vi khuẩn HP, các yếu tố gây viêm), tăng các yếu tố bảo vệ (lớp chất nhày Mucin, Bicarbonat) và đẩy nhanh phục hồi vết loét. Việc sử dụng các thuốc Tây chỉ cho tác dụng giảm nhanh cơn đau tạm thời mà không hồi phục, tái tạo niêm mạc đã bị tổn thương. Vì vậy cần có 1 giải pháp tác động lâu dài, giải quyết được cả 3 yếu tố trên. Và hiện nay, CumarGold New đã làm được điều đó.

CumarGold New chứa Nano Curcumin và chiết xuất gừng chuẩn hóa, Piperine chiết xuất từ hạt tiêu đen,… đạt chất lượng tương đương với chế phẩm của Mỹ. CumarGold New đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm vào ngày 28/3/2019. với hiệu quả vượt trội:

  • Chống viêm mạnh, phục hồi nhanh tổn thương viêm loét.
  • Bao vết loét, tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Làm lành vết loét, ngăn ngừa tái phát và biến chứng nguy hiểm.

CumarGold New được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính và không tác dụng phụ.

Hàng nghìn dược sĩ và khách hàng đã tin tưởng sản phẩm CumarGold New suốt gần 10 năm qua:

CumarGold New có bán tại hơn 10.000 nhà thuốc trên cả nước.

Hơn 1,5 triệu người bệnh đã tin tưởng và sử dụng CumarGold New cho tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Anh Quách Trí Dũng: “Tôi đã từng sử dụng rất nhiều sản phẩm, kể cả thuốc tây nhưng không thấy được hiệu quả rõ rệt. Từ khi tin dùng CumarGold New tôi cảm nhận rõ những thay đổi trọng bệnh viêm hang vị có khuẩn hp của mình. Các triệu chứng đau dạ dày, ợ hơi dần mất đi, tôi ăn uống ngon miệng hơn, tinh thần thoải mái hơn.”

Anh Đặng Xuân Phước (Bắc Giang) – Viêm loét dạ dày 23 năm: “Đau tới mức mà mình cảm thấy không cần giàu nghèo gì nữa, chỉ cần sức khoẻ. Tới khi gặp được CumarGold New, cuộc sống của mình đã cải thiện.[…] Anh chị em cố gắng nên dùng, thứ nhất nó tốt cho sức khoẻ, thứ 2 nó phù hợp với túi tiền của mọi người dân”.

Chị Trần Thị Phương, Đồng Tháp: “Từ ngày uống CumarGold New, tôi không còn đau rát, ợ hơi, ợ chua nữa. Tôi ăn uống không cần kiêng khem luôn nên giờ khỏe mạnh lắm, lại tăng cân nữa.” 

Chị Nguyễn Thị Thìn (Hiệu trưởng Tiểu học Quản Thắng – Thanh Hoá) – Viêm trợt dạ dày: Bản thân tôi cảm thấy sản phẩm có những thành phần mà tôi không cảm thấy nghi ngờ, và khi sử dụng tôi còn thấy hiệu quả nữa nên tôi quyết định sử dụng lâu dài dù không còn đau dạ dày nữa. Sử dụng lâu dài không những bảo vệ dạ dày, hỗ trợ phòng ngừa ung thư mà còn trẻ ra mà nước da còn đẹp hơn nên nhiều giáo viên đau dạ dày ở trường cũng dùng theo tôi”.

  

Cô Hồ Thị Thuý Lang ở Tp.Hồ Chí Minh: “Tôi đã từng điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP suốt từ năm 2015 nhưng bệnh cứ tái đi tái lại không dứt. Chỉ đến khi được giới thiệu sử dụng CumarGold New tôi mới thực sự thấy được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể mình. Đều đặn liều lượng 6 viên/ngày, tôi ăn uống ngon miệng hơn, không còn cảm giác ợ hay đầy bụng sau khi ăn, những cơn đau dạ dày cũng giảm rõ rệt.”

CumarGold New được Bộ Y tế cấp phép và có mặt tại 10.000 nhà thuốc trên cả nước.

So sánh chất lượng của CumarGold New so với các sản phẩm khác trên thị trường

CumarGold New là thành tựu nghiên cứu kết hợp giữa các thành phần Nano Curcumin cùng Chiết xuất Gừng chuẩn hóa mang lại tác dụng vượt trội cho bệnh nhân dạ dày. Thông qua thực tế sử dụng của hơn 1,5 triệu người bệnh trong gần 10 năm, CumarGold New chứng minh giải quyết hiệu quả tới 90% các vấn đề của bệnh dạ dày. Cùng với đó đã có hơn 300 dược sĩ tại Việt Nam dành lời khen ngợi cũng như đánh giá cao về hiệu quả của sản phẩm. 

Các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đại học Quốc gia, Bệnh viện 103, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những nghiên cứu và xác nhận về hiệu quả trong việc ức chế vi khuẩn Hp, loại bỏ căn bệnh dạ dày của CumarGold. Cụ thể:  

  • Đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả gấp 40 LẦN phương pháp thông thường tại Bệnh viện 108
  • Đã được xác nhận hấp thu và phát huy hiệu quả trên 95%, không gây độc khi sử dụng liều cao hay dùng trong thời gian dài tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Nano Curcumin trong CumarGold New được Viện Hàn Lâm chứng minh có thể chống lại 65 chủng vi khuẩn HP.
  • Được Bộ y tế xác nhận về hiệu quả giảm đau nhanh, làm lành niêm mạc dạ dày.
  • Giảm nhanh các triệu chứng đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua,… 
  • Không gây tác dụng phụ, an toàn với trẻ em trên 2 tuổi và phụ nữ sau sinh
Biểu đồ thống kê quá trình cải thiện triệu chứng khi dùng CumarGold New
Biểu đồ thống kê quá trình cải thiện triệu chứng khi dùng CumarGold New

Lựa chọn CumarGold New ngay hôm nay cho sức khỏe dạ dày của bạn và tham gia chương trình ưu đãi cực lớn từ nhãn hàng – với mỗi hộp CumarGold New quý khách sẽ tích được 1 điểm, đủ 8 điểm nhận ngay một hộp miễn phí.

Đến ngay nhà thuốc gần nhất để được dược sĩ chuyên môn tư vấn và mua sản phẩm chính hãng!

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x