Loét dạ dày hay gặp ở vị trí nào? Các vị trí bạn không ngờ tới
-
Ngày đăng:
23/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
439
Nội dung bài viết
ToggleBiết được loét dạ dày hay gặp ở vị trí nào để từ đó có cách chữa và phòng bệnh hiệu quả, tránh được những biến chứng là điều được rất nhiều người quan tâm.Cùng tìm hiểu các vị trí loét xảy ra nhất cùng với nguyên nhân và cách điều trị ngày trong bài viết dưới đây.
1. Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa. Bộ phận này có hình dạng giống hình chữ J và là một phần rất quan trọng của hệ tiêu hóa.
Dạ dày nằm trong khoang bụng, ở lệch sang bên trái, giữa đoạn thẳng nối từ rốn tới ức, đây chính là vị trí giúp nhận biết về các bệnh liên quan tới dạ dày. Phần phía trên của dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với tá tràng qua lỗ môn vị. Dạ dày không chỉ dẻo dai để co bóp và nghiền nát thức ăn mà còn chịu được sự ăn mòn của acid.
Dạ dày có cấu tạo giải phẫu khá đặc biệt, gồm có 6 lớp cụ thể như sau:
- Lớp cơ dọc bên ngoài
- Lớp cơ vòng ở giữa
- Lớp cơ chéo bên trong
- Lớp dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc
- Lớp nhầy
Lớp cơ dọc bên ngoài, lớp cơ vòng ở giữa, lớp cơ chéo bên trong có tác dụng co bóp để nghiền thức ăn. Còn lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, lớp nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự ăn mòn của acid dịch vị. Các lớp của dạ dày luôn có sự kết hợp nhịp nhàng với nhau cùng thực hiện các chức năng của dạ dày. Nếu chia nhỏ dạ dày thành các phần, tính từ phần đầu tiếp xúc với thực quản cho tới phần cuối tiếp xúc với tá tràng, chúng ta sẽ có các phần chính sau:
- Tâm vị: phần tâm vị nối liền với thực quản, lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc dày ngăn cách với phần thực quản
- Thân vị: 2 bên phần thân vị là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Phần thân vị có chứa các tuyến tiết ra HCL và chất Pepsinogen. Phần thân vị với khả năng đàn hồi lớn có tác dụng tăng sức chứa thức ăn của dạ dày.
- Môn vị: Phần môn vị nối tá tràng và phần thân qua lỗ môn vị, lỗ môn vị có một cơ thắt còn được gọi là cơ thắt môn vị.
Dựa vào cấu tạo các lớp dạ dày từ đó chúng ta sẽ xác định được vị trí mà vết loét dạ dày hay xảy ra ở đâu? Cùng xem chi tiết ở phần tiếp theo nhé.
2. Loét dạ dày hay gặp ở vị trí nào?
Do dạ dày có hình dạng thẳng đứng, nên thức ăn và các dịch tiêu hóa sẽ được trữ tập trung tại 1 số vị trí trong dạ dày nhiều hơn các vị trí khác. Cũng vì lý do này mà loét dạ dày thường xảy ra ở một số vị trí đặc trưng trong dạ dày nhiều.
2.1 Loét dạ dày hay gặp ở vị trí nào?
Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây viêm loét. Những tổn thương này xuất hiện khi lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn, đôi khi loét sâu tới lớp cơ. Bệnh loét dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay và gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau.
Loét dạ dày hay gặp ở các vị trí:
- Hang vị
- Môn vị
- Bờ cong nhỏ (thường ở sau bờ cong nhỏ, cách môn vị khoảng 5cm).
- Nhiều trường hợp loét dạ dày còn gặp ở 2/3 phần dưới thân vị, hành tá tràng.
2.2 Tại sao loét dạ dày hay gặp ở những vị trí trên
Không phải ngẫu nhiên mà viết loét hay xảy ra ở các vị trí trên. Vây bệnh loét dạ dày hay gặp ở những vị trí trên là do:
- Acid dịch vị tiết ra nhiều: Phần thân vị của dạ dày có chứa các tuyến tiết ra acid HCL và chất Pepsinogen. 2 chất này đều ăn mòn lớp niêm mạc bicarbonat bảo vệ dạ dày. HCL là một trong số những acid có tính ăn mòn cao. Phần hàng vị và thân vị là nơi thức ăn bị ứ đọng lâu trong dạ dày sẽ làm tăng tiết acid dịch vị làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương từ đó hình thành nên các ổ loét dạ dày.
- Do đặc điểm cấu tạo: Bờ cong nhỏ dạ dày là nơi có nhiều đường gấp khúc – các nếp gấp ở mặt trong của dạ dày. Chính vì thế, vi khuẩn rất dễ ẩn náu vào các nếp gấp này và gây ra bệnh. Các tổn thương ẩn giấu giữa các nếp gấp cũng khó phát hiện để điều trị hơn. Những tổn thương ở bờ cong nhỏ dạ dày lâu ngày sẽ hình thành loét dạ dày.
- Do vi khuẩn HP: Các vị trí như hang vị, môn vị, bờ cong nhỏ, 2/3 phần dưới thân vị, hành tá tràng đều là những khu vực vi khuẩn Helicobacter pylori hay ẩn nấp, sinh sôi và phát triển. Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày. Sau khi xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ, vi khuẩn HP sẽ tiết ra các độc tố gây cản trở sự tổng hợp chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày, phá hủy lớp chất nhầy đang bảo vệ dạ dày, bào mòn niêm mạc gây tổn thương dạ dày. Lâu dần những tổn thương ở dạ dày sẽ phát triển hình thành loét dạ dày
- Vị trí tập trung chứa nhiều acid và dịch vị tiêu hóa: Hành tá tràng là đoạn đầu của tá tràng, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với acid dịch vị dạ dày. Chính vì thế hành tá tràng rất dễ bị tổn thương và bị bào mòn bởi acid dịch vị dạ dày gây nên loét dạ dày.
>> Tìm hiểu thêm:
- Nguyên nhân và cách điều trị viêm dạ dày mạn tính
- Top 5 loại thuốc trị viêm loét dạ dày
- Viêm loét dạ dày có phải mổ không?
3. Cách phòng ngừa bị loét dạ dày
Để có thể phòng ngừa loét đầy hiệu quả các bạn nên tuân thủ theo những lưu ý dưới đây:
Thực hiện ăn uống đúng khoa học
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên để quá đói thì mới ăn
- Cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học hợp lý bằng cách bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày như: bánh mì, cháo, súp, nước ép táo, cải bắp, sữa chua, gừng, nghệ, tỏi, đậu bắp,….
- Bên cạnh đó các bạn cũng nên ăn thực phẩm chứa nhiều vi chất, đủ năng lượng để bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài
Hạn chế các thực phẩm, đồ uống không tốt, gây loét dạ dày: Các bạn không nên lạm dụng những thực phẩm đồ uống có tính acid cao, đồ ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ,… Hầu hết những thực phẩm này đều gây kích thích dạ dày, làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày từ đó hình thành nên các ổ viêm loét dạ dày.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Ngay sau khi ăn các bạn cũng không nên làm việc và vận động mạnh để không làm cản trở tới quá trình tiêu hóa khiến dạ dày bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày
- Duy trì thói quen ngủ đủ giấc và ngủ để dạ dày được nghỉ ngơi, giảm tiết acid dịch vị dạ dày làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày gây nên bệnh loét dạ dày
- Luyện tập thể dục thể thể thao thường xuyên không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại mà còn giúp đẩy lùi bệnh tật nhanh hơn. Đặc biệt việc thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp giảm căng thẳng- một trong những nguyên nhân gây nên bệnh loét dạ dày
Hạn chế stress
Những áp lực trong công việc và cuộc sống hàng ngày khiến bạn luôn trong tình trạng stress. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày từ đó gây bệnh loét dạ dày. Chính vì thế để có thể ngăn ngừa bệnh loét dạ dày hiệu quả các bạn cần loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
Sử dụng nano curcumin trong việc phòng ngừa loét dạ dày
- Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Nano curcumin có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP, chống viêm và phục hồi nhanh chóng các tổn thương trong dạ dày. Bên cạnh đó, nano curcumin cũng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách thúc đẩy niêm mạc tiết chất nhầy bảo vệ và giảm tiết dịch vị acid, từ đó cũng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loét dạ dày hiệu quả.
- Thêm vào đó, vì được sản xuất với công nghệ nano, nano curcumin vượt trội mọi sản phẩm khác về hàm lượng curcumin, độ tan, hấp thụ và sinh khả dụng. Vì vậy, sử dụng nano curcumin sẽ mang tới hiệu quả rõ rệt nhất trong thời gian ngắn nhất
>> Tìm hiểu thêm:
- Hành tá tràng nằm ở đâu, chức năng của tá tràng trên cơ thể
- Viêm Loét Hành Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không?
- 2 mẫu bệnh án viêm loét dạ dày tá tràng
Trên đây là lời đáp cho thắc mắc loét dạ dày hay gặp ở vị trí nào mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loét dạ dày hiệu quả. Đặc biệt các bạn nên khám bệnh định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.