Skip to main content

TOP 10 TRIỆU CHỨNG CÓ VI KHUẨN HP VÀ CÁCH XỬ TRÍ !!

  • Ngày đăng:

    09/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    171

Vi khuẩn Hp (Helicobarter pylori) là một loại vi khuẩn gây bệnh dạ dày phổ biến. Hơn 70% dân số bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng chỉ số ít người trong số đó phát bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết các triệu chứng có vi khuẩn Hp cũng như cách xử trí khi bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Xem thêm: 

1. Top 10 triệu chứng có vi khuẩn HP

Hơn 70% dân số có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ trong số đó tiến triển thành các bệnh dạ dày. Do vậy, vi khuẩn Hp dạ dày có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây ra triệu chứng gì. Chúng ta chỉ phát hiện ra vi khuẩn Hp khi chúng gây ra các triệu chứng liên quan đến các bệnh dạ dày như: đau bụng trước bữa ăn, ợ hơi, đầy bụng…

Sau đây là 10 triệu chứng có vi khuẩn Hp điển hình nhất:

  • 1. Ợ hơi, ợ nóng
  • 2. Đau bụng vùng thượng vị, thường gặp ở thời điểm trước bữa ăn
  • 3. Chướng bụng
  • 4. Buồn nôn 
  • 5. Có thể sốt nhẹ
  • 6. Chán ăn, ăn mất cảm giác ngon miệng 
  • 7. Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • 8. Rối loạn tiêu hoá (Có thể là tiêu chảy hoặc táo bón)
  • 9. Nôn hoặc buồn nôn
  • 10. Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
đau bụng do nhiễm vi khuẩn Hp
Đau bụng vùng thượng vị là một trong những triệu chứng có HP
Hình ảnh vi khuẩn Hp
Hình ảnh vi khuẩn Hp phát triển dưới lớp lót dạ dày

Xem thêm:

2. Khi nào nên đi gặp bác sĩ khi có các biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu nghi ngờ các triệu chứng có vi khuẩn Hp kéo dài dai dẳng. Đặc biệt khi gặp các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội kéo dài dai dẳng
  • Cảm giác khó nuốt khi ăn, chán ăn kéo dài
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
  • Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp và thiếu máu

Các biểu hiện nhiễm Hp gây đi ngoài phân đen và nôn ra máu là những triệu chứng có vi khuẩn Hp nguy hiểm nhất. Nếu gặp các dấu hiệu này, rất có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày giai đoạn xung huyết hoặc chảy máu niêm mạc dạ dày.

Để xác định rõ nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa và nội soi để tìm vi khuẩn Hp.

Bác sĩ khám bệnh
Nên đi khám bác sĩ nếu gặp các dấu hiệu nhiễm khuẩn Hp nặng

3. Chẩn đoán các triệu chứng có vi khuẩn Hp

Để chẩn đoán các dấu hiệu nhiễm khuẩn Hp, bác sĩ phải thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Khi bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại chúng. Các kháng thể này có trong máu và được phát hiện bằng các loại máy xét nghiệm.
  • Test hơi thở: Vi khuẩn Hp giải phóng ra khí urea có thể được phát hiện qua hơi thở. Phương pháp này dễ thực hiện và chi phí rẻ.
  • Xét nghiệm phân: Nếu bạn nhiễm vi khuẩn Hp, chúng sẽ theo phân thải ra ngoài. Do đó có thể xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Hp.
  • Nội soi tìm vi khuẩn Hp: Các bác sĩ sẽ thực hiện nội soi để xác định ổ viêm dạ dày. Chứng minh biểu hiện có vi khuẩn Hp bằng việc lấy một mảnh niêm mạc dạ dày và đưa đi xét nghiệm. Phương pháp này rất chính xác nhưng khó thực hiện và chi phí cao.
Test hơi thở
Test hơi thở để xác định các triệu chứng có Hp

Xem thêm:

4. Các yếu tố nguy cơ gây ra biểu hiện nhiễm khuẩn Hp

Đa số các bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp từ thời thơ ấu, một số khác bị lây nhiễm qua đường tiêu hoá. Sau đây là một sốyeeus tố  nguy cơ cao gây nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Sống trong môi trường đông đúc, trật chội
  • Nguồn nước không đảm bảo
  • Trong nhà có người thân bị nhiễm vi khuẩn Hp
  • Ăn đồ ăn chưa được nấu chín kỹ

5. Biến chứng của khi nhiễm vi khuẩn Hp

Chỉ 10% trong số những người nhiễm vi khuẩn Hp có tiến triển thành các bệnh dạ dày. Một số biến chứng thường gặp sau khi phát hiện các triệu chứng có Hp là:

  • Loét dạ dày do Hp: Vi khuẩn Hp làm hỏng lớp nhẩy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid dịch vị gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Viêm niêm mạc dạ dày: Đây là triệu chứng nhẹ hơn loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Viêm dạ dày có thể tiến triển nặng thành xuất huyết dạ dày và loét dạ dày do Hp.
  • Ung thư dạ dày: Một số ít bệnh nhân bị ung thư dạ dày sau khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do vi khuẩn Hp gây nên.

Xem thêm:

6. Làm gì khi gặp triệu chứng có vi khuẩn Hp

6.1. Dùng thuốc điều trị vi khuẩn Hp

Bạn cần dùng kháng sinh để điều trị vi khuẩn Hp, ngoài ra cần kết hợp một số thuốc bảo vệ niêm mạc và giảm tiết acid dịch vị. Dưới đây là một ví dụ về phối hợp thuốc trong điều trị nhiễm khuẩn Hp:

Kháng sinh tiêu diệt Hp
Cần phối hợp kháng sinh để loại bỏ các triệu chứng có Hp

6.2. Ăn gì để diệt vi khuẩn hp

Khi phát hiện các triệu chứng có vi khuẩn Hp, bạn nên thực hiện theo chế độ ăn như sau:

  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp…
  • Người bị Hp dạ dày nên kiêng ăn các loại ăn thức ăn cay nóng
  • Không sử dụng các loại thức ăn quá chua
  • Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá
  • Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải xanh…
  • Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no
  • Không nhịn ăn sáng
  • Dùng các thực phẩm hỗ trợ giảm acid dịch vị như sữa, bánh mì
  • Hạn chế căng thẳng stress để giảm nguy cơ viêm dạ dày do Hp

Xem thêm chi tiết :

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn 10 triệu chứng có vi khuẩn Hp điển hình nhất và cách xử trí. Để xác định chắc chắn mình có bị nhiễm Hp hay không, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp với tình trạng và mức độ bệnh. Chúc bạn điều trị nhiễm khuẩn Hp thành công!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x