Skip to main content

4 phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất

  • Ngày đăng:

    30/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    117

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng sớm và chính xác là cơ sở để bác sĩ đưa ra hướng điều trị kịp thời. Qua đó ngăn ngừa các biến chứng nặng của bệnh như loét, thủng niêm mạc, viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính, thậm chí ung thư dạ dày.

Sau đây là tổng hợp 4 phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng nhanh và chính xác nhất, mời các bạn theo dõi.

Xem thêm:

1. Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Để chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng sớm và chính xác, chúng ta cần nắm được các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh.

Nguyên nhân

Viêm loét dạ dày tá tràng là hậu quả của một hoặc nhiều nguyên nhân gây kích ứng như:

  • Tăng tiết acid dịch vị
  • Stress
  • Vi khuẩn H.pylori (Hp) (Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng)
  • Sử dụng chất kích thích
  • Dùng một số thuốc giảm đau gây loét dạ dày tá tràng…

Triệu chứng viêm dạ dày

  • Đau vùng thượng vị (trên rốn)
  • Rối loạn tiêu hoá (đầy hơi, ăn khó tiêu, ăn mất ngon…)
  • Ợ hơi liên tục
  • Có thể có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, đau rát, toát mồ hôi lạnh…)
  • Có thể gặp hội chứng thiếu máu
  • Dấu hiệu khác (lở mép, da khô, chảy máu chân răng, rụng tóc, viêm họng liên tục…)

Xem thêm: 8 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh đau dạ dày 

Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng

2. 4 Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và mạn tính thường không điển hình. Vì vậy để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn cần tới các cơ sở ý tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất, trích dẫn từ chuyên trang Y khoa Hoa Kỳ – Mayo Clinic

2.1. Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng có Hp

Vi khuẩn Hp đau dạ dày sống tại niêm mạc, tiết ra urea gây tổn thương niêm mạc, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh các kháng thể chống Hp.

Do đó có thể phát hiện Hp gây viêm loét dạ dày qua các dấu hiệu của chúng bao gồm: tìm trực tiếp vi khuẩn, test urea, thử máu tìm kháng thể.

Thông tin trích dẫn từ phác đồ chẩn đoán và điều trị vi khuẩn Hp của Sở Y tế Sơn La, xây dựng theo phác đồ của Bộ Y tế.

Nội soi kiểm tra dấu hiệu viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp

Nguyên tắc:

Chẩn đoán bằng cách tìm trực tiếp vi khuẩn Hp có trong mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện: 

  • Bác sĩ dùng một ống nhỏ đi theo đường thực quản tiếp cận niêm mạc dạ dày.
  • Tại đây bác sĩ sẽ lấy một mảnh niêm mạc dạ dày (mảnh sinh thiết) để tìm vi khuẩn Hp.
  • Để chẩn đoán có vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng trên mảnh sinh thiết hay không, bác sĩ sẽ dùng Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn tìm Hp.

Ưu điểm

  • Là phương pháp được dùng phổ biến trong chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
  • Phương pháp cho kết quả chính xác nhất do có khả năng phát hiện trực tiếp vi khuẩn Hp

Nhược điểm

  • Chẩn đoán cho kết quả lâu
  • Tốn kém chi phí chẩn đoán
  • Đòi hỏi kỹ thuật cao.
khám nội soi tìm Hp
Nội soi chẩn đoán viêm loát dạ dày tá tràng do Hp

Xem thêm: Đau dạ dày nên đi khám ở đâu uy tín

Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp

Nguyên tắc: 

Khi lượng vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày trong cơ thể tăng, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể tự nhiên chống lại vi khuẩn. Các kháng thể này có trong máu và có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.

Cách thực hiện: 

Sau khi được lấy mẫu máu, kỹ thuật viên sẽ cho mẫu vào máy phân tích. Kết quả trả về gần như lập tức. Nếu kết quả dương tính đồng nghĩa với việc bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp, ngược lại với kết quả âm tính.

Ưu điểm

  • Phương pháp này dễ thực hiện
  • Không xâm lấn, không gây tổn thương
  • Là phương pháp chẩn đoán đảm bảo vệ sinh
  • Có thể dùng với người già và trẻ em

Nhược điểm

  • Phương pháp chẩn đoán bằng xét nghiệm máu có độ tin cậy không cao, do vi khuẩn Hp có thể ẩn náu ở xoang, ruột, khoang miệng… Tại các nơi này vi khuẩn Hp không gây bệnh nhưng vẫn cho kết quả dương tính.
  • Ngoài ra chi phí của phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng thông qua xét nghiệm máu cũng khá cao.
Xét nghiệm máu tìm Hp
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có Hp

Xét nghiệm phân dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng do Hp

Nguyên tắc: 

Vi khuẩn Hp có thể đi theo ống tiêu hoá và được thải ra ngoài theo phân. Do đó xét nghiệm phân có thể tìm thấy trực tiếp vi khuẩn Hp. Là căn cứ chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng có Hp.

Cách thực hiện: 

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp mẫu phân để đem đi xét nghiệm. Mẫu phân được xác định nhiễm vi khuẩn Hp bằng các phương pháp như test Clo, nuôi cấy tìm vi khuẩn:

Ưu điểm

  • Dễ thực hiện, không xâm lấn
  • Ít tốn kém chi phí
  • Cho ra kết quả chính xác

Nhược điểm

Vấn đề vệ sinh khi lấy phân gây ra nhiều khó khăn cho bác sĩ và bệnh nhân.

Xét nghiệm phân
Kết quả xét nghiệm phân là một tiêu chuẩn chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Test thở ure chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có Hp

Nguyên tắc: 

Vi khuẩn Hp tiết ra urea phản ứng với nước trong dạ dày tạo ra khí amoniac. Khí này đi theo hơi thở và có thể được phát hiện qua thí nghiệm, qua đó chẩn đoán gián tiếp có nhiễm Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng hay không.

Cách thực hiện: 

  • Bệnh nhân sẽ thở vào một thiết bị đo (thường là dạng bóng hoặc dạng thẻ).
  • Tại đây các cảm biến sẽ thực hiện các phản ứng hoá học và cho ra kết quả ngay lập tức.
  • Kết quả chẩn đoán dương tính đồng nghĩa với việc bạn đã nhiễm Hp và ngược lại nếu kết quả là âm tính.

Ưu điểm

  • Chẩn đoán bằng phương pháp test thở urea cho kết quả khá nhanh
  • Là phương pháp chẩn đoán ít tốn kém, không xâm lấn và dễ thực hiện.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ em và người già.

Nhược điểm

Phương pháp chẩn đoán này có độ chính xác không cao bằng phương pháp tìm trực tiếp.

Phương pháp test thở urea tìm Hp
Test thở urea chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do Hp

2.2. Nội soi chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên tắc

Đây là phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng dựa trên hình ảnh thực tế bên trong dạ dày.

Phương pháp này ngoài việc quan sát hình ảnh niêm mạc dạ dày thực tế, ống nội soi có thể được gắn thêm thiết bị lấy mẫu sinh thiết hoặc thiết bị phẫu thuật. Qua đó có thể thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp hoặc cắt bỏ, phẫu thuật viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách thực hiện

  • Bước đầu bệnh nhân sẽ được gây tê giảm cảm giác nôn và uống thuốc loại bỏ dịch nhầy niêm mạc.
  • Sau đó một ống dài linh động có đèn và camera ở đầu sẽ được dẫn đi qua thực quản xuống dạ dày, tá tràng của bệnh nhân.
  • Video hình ảnh nội soi thực tế sẽ được phát trực tiếp trên màn hình. Qua đó bác sĩ có thể thấy được toàn bộ tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng của bệnh nhân.
  • Ngoài ra còn có phương pháp nội soi qua đường mũi với ống kính nhỏ hơn, giúp bệnh nhân không bị kích thích nôn, giảm cảm giác lo lắng, hồi hộp.

Ưu điểm

  • Là phương pháp hiệu quả để bác sĩ có thể chẩn đoán toàn bộ các tổn thương gây viêm niêm mạc dạ dày tá tràng.
  • Đánh giá chính xác vị trí ổ viêm loét dạ dày tá tràng và tình trạng viêm
  • Có thể dùng trong chẩn đoán phân biệt viêm loét dạ dày tá tràng với các bệnh khác
  • Có thể kết hợp lấy mẫu sinh thiết hoặc tiểu phẫu nhỏ xét nghiệm vi khuẩn Hp hoặc tiểu phẫu.

Nhược điểm

  • Có thể gây nôn, hoặc buồn nôn, kích ứng nhẹ
  • Một số trường hợp hiếm có thể gặp rối loạn nhu động ruột
  • Đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém chi phí

Lưu ý

  • Trước khi chẩn đoán, bệnh nhân cần được theo dõi nhịp thở, mạch và huyết áp sau nội soi
  • Bệnh nhân nên để bụng đói trước khi nội soi và không ăn sau nội soi 1 giờ
  • Một số vấn đề có thể gặp sau khi chẩn đoán nội soi như chướng hơi nhẹ, đau họng
  • Bệnh nhân có thể ăn các món mềm sau khi chẩn đoán nội soi khoảng 2 giờ

Video: Quá trình nội soi chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

2.3. X-quang chẩn đoán dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên tắc

Bệnh nhân sẽ được uống một dung dịch chứa Bari. Dung dịch này phản ứng với vị trí loét tạo ra cản quang màu trắng trên film chụp X-quang. Do đó có thể căn cứ vào hình ảnh trên film X-quang để chẩn đoán vết loét.

Quy trình xét nghiệm

Trước khi được đưa vào phòng chụp, người bệnh sẽ được uống baryte với số lượng 50 – 100ml. Máy chụp sẽ bỏ qua lớp da và làm hiện rõ từng bộ phận nội tạng bên trong cơ thể. Qua các bản phim X quang, các bác sĩ có thể thấy được nhiều khối u và ổ loét một cách rõ rệt

Ưu điểm

Chụp X quang chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng thường được sử dụng vì

  • Là phương pháp đơn giản
  • Không tốn nhiều thời gian
  • Không xâm lấn, không gây khó chịu cho người bệnh.

Nhược điểm

  • Không chính xác bằng phương pháp nội soi trực tiếp, chỉ có giá trị chẩn đoán với các vết loét tương đối lớn hoặc thủng dạ dày.
  • Một số bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang dùng trong chiếu chụp

Lưu ý khi chẩn đoán viêm loét dạ dày và tá tràng bằng cách chụp X-quang

  • Người bệnh cần phải nhịn ăn 4 đến 6 tiếng trước khi tiến hành chụp.
  • Thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng, cơ địa nếu có trước khi chẩn đoán bằng X-quang
X-quang chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng được dùng phổ biến nhất

Xem thêm: Chuẩn đoán đau dạ dày nên đi siêu âm hay nội soi

2.4. Chẩn đoán phân biệt viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh do có cùng các triệu chứng ban đầu. Do đó trong các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ và bệnh nhân rất cần lưu ý. Các bệnh có thể nhầm lẫn bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim vùng hoành
  • Viêm tuỵ cấp
  • Viêm túi mật cấp

Để chẩn đoán phân biệt viêm loét dạ dày tá tràng, một số xét nghiệm thường được sử dụng thêm như:

  • Chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng
  • Xét nghiệm men tim
  • Xét nghiệm Amylase máu/Amylase niệu
  • Xét nghiệm kháng thể Hp
  • Nội soi dạ dày trực tiếp

Chẩn đoán phân biệt giúp xác định chính xác và loại trừ nguy cơ chẩn đoán nhầm bệnh. Từ đó giúp người bệnh điều trị được điều trị chính xác và đầy đủ.

Bệnh viêm tuỵ
Cần chẩn đoán phân biệt viêm dạ dày tá tràng và viêm tuỵ

3. Cách điều trị viêm dạ dày tá tràng

Sau khi được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng và xác định được bệnh. Tuỳ vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, người bệnh sẽ được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Để điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng các bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Tham khảo từ chuyên trang Y khoa tổng hợp – WebMD

  • Sử dụng thuốc giảm tiết acid
  • Tránh thức ăn cay nóng, thực phẩm gây kích thích niêm mạc
  • Khi được chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có Hp, cần sử dụng thêm kháng sinh theo phác đồ, kết hợp thuốc giảm ợ chua và bao phủ vết loét
  • Bổ sung vitamin B12, acid folic nếu có dấu hiệu thiếu máu do viêm loét dạ dày
  • Thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt khoa học, giảm stress, căng thẳng và các chất độc hại

Sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các nhóm thuốc tây thường được dùng trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như

  • Nhóm thuốc kháng acid dịch vị: Các loại thuốc chứa magnesi, dùng sau bữa ăn và trước khi ngủ
  • Nhóm thuốc làm giảm tiết acid dịch vị: gồm nhóm thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton. Một số tên thuốc phổ biến như: cimetidin, Ranitidine, Nizatidine, Famotidine
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazole, Omeprazole, Pantoprazole,…
  • Nhóm thuốc tạo màng bọc: Bismuth hay CBS, Silicate Al, Silicate Mg, Sucralfate, Misoprostol, Rebamipide, Mucosta,…
  • Nhóm thuốc ức chế HP: Amoxicillin Tinidazole, Clarithromycin

Xem thêm: Đau dạ dày uống thuốc gì hiệu quả

Xây dựng chế độ ăn uống đúng cách cho người bệnh viêm dạ dày tá tràng

chế độ ăn điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Các loại rau xanh
  • Tinh bột, đồ ăn mềm, loãng và được nấu chín kỹ
  • Thực phẩm chứa protein ít béo, mật ong, gừng, nghệ và một số thảo dược
  • Tránh đồ ăn nhanh, các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thuốc lám rượu bia
  • Tránh các món ăn muối chua, các gia vị cay nóng

Xem thêm: Top 16 nhóm thực phẩm người đau dạ dày không nên ăn

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về cách chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng từ đó giúp bác sĩ đưa ra có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân nên thường xuyên khám sàng lọc để phát hiện bệnh sớm nhất có thể, tránh nguy cơ bệnh biến chứng nguy hiểm.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x