Skip to main content

Vi Khuẩn HP Có Lây Không? Cách Phát Hiện & Phòng Tránh HP

  • Ngày đăng:

    09/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    189

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) là một loại vi khuẩn cứng đầu gây ra nhiều bệnh dạ dày. Chúng có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhưng rất dễ tái phát do có nhiều con đường lây lan phổ biến.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Vi khuẩn HP có lây không, lây qua đường nào và cách phòng tránh nhiễm khuẩn HP”.

Xem thêm: 

1. Vi khuẩn Hp có lây không?

vi khuẩn HP
Vi khuẩn Hp dạ dày có lây không là thắc mắc của nhiều người 

Để trả lời cho câu hỏi vi khuẩn Hp có lây không bạn nên hiểu rõ về mức độ nguy hiểm mà loại vi khuẩn này gây ra.

Vi khuẩn Helicobacter Pypori (Hp) là một xoắn khuẩn Gram âm, có khả năng sinh sống trong môi trường acid dịch vị. Hp tiết nội độc tố làm phá huỷ lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và gây viêm loét dạ dày.

Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn Hp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp dễ dàng lây qua nhiều con đường khác nhau. Bệnh nhân nhiễm Hp do tiếp xúc với dịch vị dạ dày, dịch nước bọt mang vi khuẩn của người bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân phát tán mầm bệnh vi khuẩn Hp trong cộng đồng. Chính vì vậy bạn cần nắm rõ về cơ chế lây lan và các con đường lây lan của vi khuẩn Hp để có biện pháp phòng tránh tốt nhất.

2. Vi khuẩn HP lây qua con đường nào

Vi khuẩn Hp dạ dày lây lan nhanh chóng thông qua con đường tiêu hoá, tiếp xúc răng miệng, tiếp xúc thức ăn. Cụ thể vi khuẩn Hp dễ lây qua các con đường sau:

2.1. Vi khuẩn Hp dễ lây qua đường miệng – miệng

Tiếp xúc miệng - miệng
Hôn nhau khiến vi khuẩn hp dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là con đường dễ dàng lây lan vi khuẩn Hp nhất.

Vi khuẩn HP dạ dày lây nhiễm qua đường miệng – miệng nghĩa là khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch bao tử của người nhiễm loại vi khuẩn này.

Các trường hợp cụ thể như hôn nhau, mớm thức ăn, dùng chung chén đũa, chấm chung nước chấm,… đều mang lại nguy cơ lây nhiễm HP thông qua đường miệng – miệng.

2.2. Vi khuẩn Hp lây qua đường dạ dày – miệng

Ợ hơi, ợ chua
Vi khuẩn Hp có lây gián tiếp qua ợ hơi, hắt hơi

Ợ chua là triệu chứng phổ biến nhất của viêm dạ dày có Hp. Việc ợ chua cũng là tác nhân đưa vi khuẩn Hp lên khoang miệng, có trong nước bọt của người bệnh.

Khi người bệnh hắt xì hoặc thở mạnh, những người tiếp xúc quá gần, hít phải luồng không khí này cũng hoàn toàn có thể bị lây nhiễm vi khuẩn HP.

Con đường lây lan vi khuẩn Hp này không phổ biến bằng đường miệng – miệng.

2.3. Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường phân – miệng

Vi khuẩn HP lây qua đường phân
Vi khuẩn HP lây qua đường phân – miệng

Không chỉ sinh sống duy nhất ở môi trường dạ dày, vi khuẩn HP còn có thể  được thải ra ngoài qua các chất rắn và phân tán rộng rãi ra môi trường xung quanh.

Đặc biệt, vi khuẩn Hp phát tán qua nguồn nước không đảm bảo.

Lúc này, chúng hoàn toàn có thể xâm nhập vào một cơ thể mới nếu người này có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ tái sống, thức ăn không hợp vệ sinh bày bán ở vỉa hè, không rửa tay trước khi ăn…

Ở vùng sâu vùng xa, điều kiện vệ sinh nguồn đất, nguồn nước kém là cơ hội để vi khuẩn Hp lây lan nhanh qua đường phân -miệng.

Nếu bạn đang băn khoăn vi khuẩn HP có lây không, hãy nên cẩn thận hơn trong việc ăn uống, giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh sau tiếp xúc với đất và các vật dùng dính đất.

2.4. Vi khuẩn Hp lây qua đường dạ dày – dạ dày

nội soi dạ dày
Lây nhiễm do thăm khám tại cơ sở kém chất lượng

Trường hợp lây bệnh thông qua đường dạ dày – dạ dày thường xảy ra tại các cơ sở y tế không đảm bảo và những bác sĩ kém chuyên nghiệp.

Sau khi nội soi cho người bị nhiễm vi khuẩn HP, nếu các thiết bị nội soi như đầu dò không được khử trùng đúng cách mà tiếp tục đem đi sử dụng cho bệnh nhân sau hoàn toàn khỏe mạnh.

Đây chính là con đường tiềm ẩn nguy cơ bị lây nhiễm HP của người này cực kỳ cao.

Vì thế, cơ sở y tế, bệnh viện và các bác sĩ luôn phải nhớ kỹ quy trình tiệt trùng các thiết bị y tế thật đúng cách nếu thiết bị đó có thể tái sử dụng nhiều lần.

2.5. Các con đường lây lan khác

Ngoài những con đường lây nhiễm trên, vi khuẩn HP còn có thể xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua những con đường khác nữa.

Thông thường một nhà nếu có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ mắc bệnh của các thành viên còn lại cũng sẽ rất cao.

Bạn cũng rất có thể nhiễm vi khuẩn HP qua thú cưng trong nhà hoặc qua những món ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn tái sống chứa sẵn mầm bệnh dễ gây nên các căn bệnh dạ dày nguy hiểm.

Với 5 đường lây nhiễm vi khuẩn Hp ở trên chắc chắn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vi khuẩn HP có lây không. Câu trả lời rõ ràng là có, chính vì thế bạn nên đặc biệt cảnh giác với vi khuẩn Hp.

Xem chi tiết:

3. Làm sao để biết bị lây nhiễm vi khuẩn HP ?

Test hơi thở
Vi khuẩn HP có dễ lây không và làm sao biết mình bị nhiễm vi khuẩn HP?

Người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng rõ ràng. Để xác định nhiễm vi khuẩn Hp hay không, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa nhằm xác định chính xác vi khuẩn Hp.

  • Nội soi: Khi nội soi, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò vào trong dạ dày. Thông qua đầu dò, bác sĩ sẽ lẫy mẫu niêm mạc để thực hiện các xét nghiệm xác định Hp như test clo, nuôi cấy, soi vi khuẩn.
  • Test hơi thở: Nếu đang nghi ngờ vi khuẩn Hp có lây không, bạn có thể yêu cầu bác sỹ sử dụng phương pháp test hơi thở để xác định chính xác. Nồng độ CO2 trong hơi thở có liên quan đến lượng vi khuẩn Hp trong dạ dày.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp trong phân: Các chuyên viên y tế sẽ tiến hành tìm kiếm những protein lạ (kháng nguyên) có sự liên quan mật thiết đến vi khuẩn HP ở trong chất thải của người được xét nghiệm. Từ đó, các bác sĩ sẽ biết được liệu bạn có đang bị lây nhiễm vi khuẩn HP hay không.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu: Sau khi lấy máu, các chuyên viên y tế sẽ tiến hành phân tích các thành phần trong máu và xác định xem có những kháng thể với vi khuẩn Hp hay không.

Những biện pháp vừa nêu trên sẽ chỉ giúp người bệnh biết chính xác liệu mình có nhiễm vi khuẩn HP chứ không tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc bị lây lan.

Xem thêm:

4. Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp

Rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Ngoài vấn đề vi khuẩn HP có lây không bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau để phòng ngừa vi khuẩn HP có thể lây lan như sau:

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, rửa tay trước khi ăn
  • Dọn dẹp nhà cửa luôn thoáng mát, vệ sinh, sử dụng những biện pháp diệt ruồi muỗi côn trùng để tránh nhiễm bệnh
  • Đảm bảo vệ sinh, tráng nước sôi cho chén bát, đũa muỗng dùng tại nhà
  • Hạn chế tối đa việc ăn ở những quán ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc chất lượng thực phẩm
  • Hạn chế hoặc bỏ hẳn thói quen ăn đồ tái sống, tiết canh,…
  • Chế biến thức ăn thật kỹ càng, ăn chín uống sôi.
  • Không sử dụng chung đụng những đồ dùng cá nhân hoặc đồ dùng ăn uống như chén đũa, muỗng, ly uống nước,…
  • Phải đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ
  • Tuyệt đối không sử dụng chung đũa muỗng, không gắp thức ăn cho nhau, không chấm chung nước chấm
  • Người lớn không nên hôn hít, mớm thức ăn cho trẻ nhỏ
  • Sử dụng Nano curcumin là tinh chất nghệ – curcumin quý giá được sản xuất theo công nghệ nano với kích thước siêu nhỏ, độ hòa tan và hấp thụ tuyệt vời sẽ giúp bảo vệ dạ dày hiệu quả.

Xem thêm:

Qua những thông tin cụ thể trên, chắc chắn ai cũng đã biết vi khuẩn HP có lây không. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình, đến bệnh viện thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường, nhất là các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x