Skip to main content

Viêm xung huyết hang vị dương tính – Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

  • Ngày đăng:

    26/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    376

Viêm xung huyết hang vị dương tính là tình trạng có một hay nhiều ổ loét ở vùng hang vị gây viêm xung huyết, được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn H.pylori. Triệu chứng dương tính rất khó phân biệt với các bệnh viêm loét dạ dày khác. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và biết cách phân biệt các triệu chứng.

Xem thêm:

1. Viêm xung huyết hang vị dương tính là gì ?

Viêm xung huyết hang vị dương tính
Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP

Hang vị dạ dày là phần dưới dạ dày, phần nối giữa lỗ môn vị và bờ cong nhỏ. Viêm xung huyết hang vị là tình trạng các ổ viêm tại hang vị gây giãn nở các mạch máu, xung huyết đỏ, chưa đến mức tổn thương viêm loét niêm mạc.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh như:

  • Do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).
  • Do thuốc: dùng các thuốc chống viêm corticoid (prednisolon, dexamethason…), hoặc các thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID (aspirin, ibuprofen, diclofenac…) kéo dài.
  • Do kích ứng: nuốt dị vật, nuốt phải chất gây kích ứng, ăn đồ ăn cay nóng…
  • Do dùng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, caffeine…
  • Nguyên nhân khác: stress, ăn uống bất thường, mất ngủ thường xuyên, các bệnh tự miễn…

Trong đó nguyên nhân do vi khuẩn Hp là phổ biến nhất. Dương tính với vi khuẩn Hp có thể dẫn đến bệnh viêm hang vị dạ dày mãn tính cũng như nhiều chứng bệnh khác như loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày… Vậy nguyên nhân nào gây nhiễm Hp gây viêm xung huyết hang vị, mời các bạn xem tiếp phần 2.

2. Nguyên nhân lây nhiễm Hp gây viêm xung huyết hang vị

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm xung huyết hang vị dương tính. Hp bám dính chắc vào thành niêm mạc, thâm nhập sâu hơn và tiết ngoại độc tố gây viêm, loét, ung thư hang vị dạ dày. Vi khuẩn Hp lây lan qua đường tiêu hoá, bao gồm các nguyên nhân sau:

Lây qua đường miệng – miệng: do dùng chung đồ dùng sinh hoạt, bát đũa không vệ sinh, tiếp xúc vợ chồng…

Lây qua đường phân – miệng: lây lan nhanh trong cộng đồng qua nguồn nước, các loại rau thuỷ canh, rau được bón phân tươi…

Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo
Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn Hp do nguồn nước không đảm bảo

Lây qua đường dạ dày – miệng: thường gặp trong y tế, lây qua các dụng cụ xét nghiệm dùng chung như ống nội soi, dụng cụ tai mũi họng chưa được tiệt trùng đảm bảo.

Xem thêm:

3. Dấu hiệu nhận biết viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn Hp

Triệu chứng của viêm xung huyết hang vị Hp thường rất mờ nhạt, độ nặng tuỳ theo mức độ viêm. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân gần như không thể nhận ra tình trạng viêm, thường chỉ tình cờ phát hiện qua một lần khám sức khoẻ bệnh liên quan nào đó. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân thường gặp các dấu hiệu như:

3.1. Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua

Khi dạ dày bị vi khuẩn HP tác động, gây ra viêm xung huyết hang vị Hp thì người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, ợ hơi và ợ chua, chướng bụng….

Hiện tượng ợ hơi và ợ chua có thể đến từng cơn hoặc kéo dài liên tục. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc dư thừa acid dịch vị, dạ dày khó tiêu hoá khiến đầy hơi, ợ chua. Ợ chua vào ban đêm khi ngủ có thể gây ra viêm họng, viêm loét thực quản.

Xem thêm: Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khi bị đau dạ dày buồn nôn 

3.2. Đau bụng

Đau bụng thường xuyên
Đau bụng khi bị viêm xung huyết hang vị Hp

Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau bụng, chủ yếu tại vùng thượng vị (bên trên rốn). Cơn đau bụng sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài dai dẳng. Nếu để lâu mà không có biện pháp giải quyết thì cảm giác đau đớn có thể tăng lên. Cảm giác đau hơi lệch về bên trái, có thể lan lên ngực hoặc lan sang lưng

3.3. Khó tiêu và tức bụng, đầy hơi

Bệnh viêm xung huyết hang vị dương tính là khi mao mạch trong dạ dày đã bị phình to, hoạt động của dạ dày bị trì trệ sẽ khiến cho người bệnh bị khó tiêu. Một lượng thức ăn sẽ không được tiêu hóa và đọng lại trong dạ dày. Bên cạnh đó thì lượng axit dư thừa do dạ dày tiết ra cũng sẽ gây hiện tượng trào ngược dạ dày.

3.4. Cơ thể suy nhược

Đầy hơi, chậm tiêu và đau nhức liên tục khiến cơ thể bệnh nhân suy nhược. Khi vi khuẩn HP hoành hành, chúng sẽ khiến cho chức năng tiêu hóa thức ăn cũng như việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Lúc đó thì cơ thể sẽ trở nên xanh xao, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, thiếu sức lực để hoạt động…

3.5. Nôn dính máu, đi ngoài phân đen

Các triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn nặng của viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn Hp, là biểu hiện của việc chảy máu đường tiêu hoá. Ngoài nôn ra máu, bệnh nhân đi ngoài thường có phân đen, mùi khắm, có chất nhầy. Khi gặp các triệu chứng này, bệnh nhân cần lập tức gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp.

Lưu ý: Các triệu chứng trên thường xuất hiện không rõ ràng, khác nhau với mỗi bệnh nhân và rất dễ nhầm sang các bệnh viêm dạ dày khác. Để chẩn đoán chính xác viêm xung huyết hang vị dạ dày dương tính cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa để xác định vi khuẩn Hp. Ngoài ra phải nội soi trực tiếp để xác định vị trí cũng như mức độ viêm.

4. Xét nghiệm nào xác định viêm xung huyết hang vị dương tính?

4.1. Xét nghiệm viêm xung huyết hang vị Hp bằng phương pháp không xâm lấn

Test hơi thở
Test hơi thở để kiểm tra có dương tính vi khuẩn Hp hay không

Xét nghiệm Hp qua hơi thở

  • Cơ chế: Vi khuẩn Hp tiết enzym sinh urea, sau khi phản ứng với nước sinh ra khí amoniac có thể phát hiện qua hơi thở.
  • Cách thực hiện: Bệnh nhân sẽ thổi vào các thiết bị đo, thường có 2 loại: thiết bị đo dạng bóng và thiết bị đo dạng thẻ. Các cảm biến sẽ ghi nhận nồng độ amoniac và đưa ra kết quả dương tính hoặc âm tính. Dương tính có nghĩa là bạn đã bị nhiễm Hp, âm tính thì ngược lại.
  • Ưu điểm: Phương pháp này cho kết quả khá chính xác, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ em, người cao tuổi.

Phương pháp xét nghiệm viêm xung huyết hang vị dương tính Hp tham khảo từ chuyên trang Mayo Clinic (một tổ chức y tế phi lợi nhuận  tại Minnesota, Arizona và Florida – Hoa Kỳ).

Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp

  • Cơ chế: Vi khuẩn Hp có thể theo thức ăn qua ruột và ra ngoài theo phân.
  • Cách thực hiện: Phân của bệnh nhân sẽ được đem đi lấy mẫu, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang cho ra kết quả chính xác.
  • Ưu nhược điểm: Phương pháp này khá tiện lợi, tuy nhiên nhược điểm là không cho ra kết quả nhanh như test hơi thở. Bên cạnh đó là vấn đề vệ sinh khi lấy phân.

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp

  • Cơ chế: Vi khuẩn Hp là thực thể lạ đối với cơ thể, do đó hệ miễn dịch sẽ phát hiện và sinh ra kháng thể đối với vi khuẩn Hp. Các kháng thể này có trong máu và có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.
  • Ưu nhược điểm: Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến nhưng không được ưu tiên áp dụng. Lý do vì vi khuẩn Hp có thể ẩn náu ở một số cơ quan khác như ruột, khoang miệng… mà không gây bệnh. Khi đó sẽ không có kháng thể của vi khuẩn Hp.

4.2. Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng phương pháp xâm lấn

xét nghiệm urea mảnh sinh thiết
Xét nghiệm urea mảnh sinh thiết để phát hiện Hp

Xét nghiệm urea trên mảnh sinh thiết

  • Cơ chế: Tương tự cơ chế của test thở urea, nhằm phát hiện urea do vi khuẩn Hp tiết ra.
  • Cách thực hiện: Phương pháp này trực tiếp xác định urea trên mảnh sinh thiết (một mẩu niêm mạc) được lấy ra bằng phương pháp nội soi.
  • Ưu điểm: Có độ tin cậy phát hiện viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn Hp cao hơn test thở urea.

Nuôi cấy vi khuẩn từ mảnh sinh thiết

  • Cách thực hiện: Mảnh sinh thiết được lấy thông qua nội soi, sau đó mang đi nuôi cấy để phát hiện sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn Hp.
  • Ưu nhược điểm :Phương pháp này có độ chính xác gần như tuyệt đối nhưng không có kết quả ngay.

Phương pháp mô bệnh học tìm vi khuẩn Hp

  • Cách thực hiện: Các bác sĩ sẽ lấy mảnh tế bào của dạ dày bị tổn thương để đem nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi xem trong mảnh tế bào này có sự hiện diện của khuẩn Hp hay không.
  • Ưu nhược điểm: Có thể phân lập được vi khuẩn Hp để xác định kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên khó thực hiện, đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian đợi lâu.

5. Phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị Hp mới nhất của Bộ Y Tế

Phác đồ được Sở Y Tế Sơn La cập nhật theo Bộ Y Tế trong điều trị nhiễm khuẩn Hp, có thể dùng trong viêm xung huyết hang vị dạ dày dương tính Hp tuỳ theo mức độ bệnh.

Phác đồ điều trị HP
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP

5.1. Phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị dương tính Hp bậc 1 (3 thuốc)

Phác đồ chi tiết bậc 1 với 3 thuốc.

  • Đối tượng phù hợp: dùng cho các bệnh nhân viêm hang vị xung huyết dương tính mức độ nhẹ hoặc mới điều trị lần đầu
  • Thời gian điều trị: 1-2 tuần
  • Liệu pháp cấp 1: Amoxicillin, Clarithromycin (hoặc Metronidazole), PPI (các thuốc dùng 2 lần/ngày). Có thể dùng thêm bismuth tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Liệu pháp cấp 2: Amoxicillin, Levofloxacin và PPI (các thuốc dùng 2 lần/ngày).
  • Liệu pháp cấp 3: Amoxicillin, Levofloxacin, PPI và Bismuth.
  • Đánh giá phác đồ: có thể dùng cho bệnh nhân dị ứng với Penicilin. Tuy nhiên không phổ biến do tình trạng kháng Metronidazole ở Việt Nam rất cao.

5.2. Phác đồ điều trị viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn Hp bậc 2 (4 thuốc)

Dưới đây là chi tiết phác đồ điều trị 4 thuốc.

  • Đối tượng phù hợp: dùng cho các bệnh nhân viêm hang vị xung huyết dương tính mức độ vừa, đã điều trị bậc 1 nhưng không hiệu quả.
  • Thời gian điều trị: 1-2 tuần
  • Thuốc sử dụng: PPI, Amoxicillin, Clarithromycin (hoặc Tetracyclin), Metronidazole (hoặc Tinidazole). Có thể thêm Bismuth theo chỉ định của bác sĩ
  • Đánh giá phác đồ: khắc phục được nhược điểm của liệu pháp điều trị bậc 1. Nhược điểm là có thể gây ra đa kháng thuốc ở vi khuẩn Hp do kết hợp nhiều thuốc.

Tham khảo thêm: Cách chữa viêm hang vị xung huyết kết hợp Đông – Tây y

5.3. Kết quả điều trị

Phác đồ có hiệu quả điều trị với 80-85% bệnh nhân có triệu chứng viêm xung huyết hang vị dương tính Hp thông thường. Phác đồ cũng có khả năng ngăn ngừa tái phát bệnh. Để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất và không gây tác dụng phụ, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều. Không tự ý thêm thuốc hoặc kết hợp với thuốc khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Lưu ý: Không kết hợp đồng thời PPI + Clarithromycin + Tinidazole để diệt vi khuẩn Hp.

Xem thêm:

6. Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp gây viêm xung huyết hang vị

Để phòng tránh viêm xung huyết hang vị dương tính do vi khuẩn HP bạn làm theo những cách sau:

  • Khi nghi ngờ có dấu hiệu, bạn cần thăm khám kịp thời để được xét nghiệm và điều trị, hạn chế lây nhiễm cho người thân và bạn bè xung quanh.
  • Hạn chế sử dụng chung chén đũa, các đồ dùng sinh hoạt cá nhân…
  • Nên ăn chín uống sôi, không nên ăn các loại thực phẩm còn sống như hải sản sống, rau sống, các món gỏi, tiết canh…
  • Cần vệ sinh thật kỹ các dụng cụ cá nhân trước và sau khi dùng.
  • Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh những tác nhân gây hại từ bên ngoài như rượu bia, đồ ăn cay nóng…
  • Không ôm hôn các em bé một cách tùy hiện. Đặc biệt các bà mẹ không nên nhai thức ăn rồi mớm cho con. Đây là nguyên nhân lây nhiễm khuẩn HP rất phổ biến.
  • Ngoài ra, bạn có thể ngăn chặn vi khuẩn HP tái phát bằng cách sử dụng Nano curcumin với công nghệ đột phá từ củ nghệ vàng, giúp tiêu diệt 65 chủng vi khuẩn HP.

Trên đây là một số điều cần lưu ý về tình trạng viêm xung huyết hang vị dương tính với khuẩn HP. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Hãy đảm bảo cho mình và những người thân một cuộc sống luôn khỏe mạnh nhé!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x