Skip to main content

Đau dạ dày trên rốn – Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý

  • Ngày đăng:

    19/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    152

Đau dạ dày trên rốn là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất khi bạn gặp những vấn đề liên quan đến dạ dày. Không những thế đau dạ dày quanh rốn và trên rốn còn là cảnh báo của nhiều bệnh lý rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Xem thêm: 

1. Hiện tượng đau dạ dày trên rốn biểu hiện gì?

Đau dạ dày trên rốn
Đau dạ dày vùng trên rốn

Đau dạ dày vùng trên rốn là triệu chứng đầu tiên thể hiện dạ dày của bạn đang gặp những vấn đề dẫn đến quá trình tiêu hóa không được ổn định. Những triệu chứng mà ai cũng có thể gặp phải kể đến như:

  • Đau từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội: Tùy vào mức độ bệnh, các thương tổn và cơ địa của từng người mà tính chất và cường độ của những cơn đau sẽ khác nhau, có lúc bệnh nhân sẽ cảm thấy đau từng cơn quằn quại, có lúc cũng cảm thấy đau dạ dày âm ỉ cả ngày hoặc kéo dài.
  • Cơn đau xuất hiện vào ban đêm: Các cơn đau dạ dày trên rốn sẽ thường xuyên xuất hiện đặc biệt là vào ban đêm rạng sáng, vì đây là thời điểm dạ dày tăng tiết acid dịch vị nhưng lại không có gì để tiêu hóa dẫn đến tình trạng khó chịu, đau đớn.
  • Cơn đau xuất hiện quanh và trên rốn: Các chức năng của cơ quan tiêu hóa bị suy nhược, không vận hành trơn tru là nguyên nhân gây ra những cảm giác đau rát, khó tiêu. Ban đầu là ở vùng trên rốn, sau đó có thể lan dần ra khắp xung quanh khu vực rốn và kéo dài theo đợt.
  • Đau khi đói hoặc khi quá no: Nếu để bụng quá đói, các acid dịch vị liên tục tiết ra sẽ không gặp được đối tượng để tiêu hóa dẫn đến tình trạng bụng hay bị đau. Ngược lại, khi mắc các bệnh về dạ dày mà bạn ăn quá no, lượng thức ăn đi vào chính là thủ phạm khiến các thương tổn nặng nề hơn và tạo nên những cơn đau dữ dội sau khi ăn được khoảng 1 – 2 tiếng.

2. Đau dạ dày vùng trên rốn kèm theo triệu chứng gì?

Ợ hơi
Đau dạ dày vùng trên rốn kèm kèm theo chứng ợ hơi

Đau dạ dày trên rốn thường sẽ đi kèm những triệu chứng khác như:

  • Đầy bụng: Acid dạ dày bị trào ngược cộng thêm những thương tổn khiến thức ăn không bị tiêu hóa dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Rối loạn tiêu hoá: Khi đau dạ dày xuất hiện, điều này chứng tỏ các chứng năng tiêu hóa không được hoạt động một cách bình thường nên chắc chắn sẽ gây ra rối loạn.
  • Ợ hơi, ợ chua: Đau dạ dày thường đi kèm ợ hơi, ợ chua do acid dạ dày bị trào ngược trở lại.
  • Buồn nôn, nôn: Thức ăn xuống đến dạ dày không thể thực hiện chức năng tiêu hóa khiến chúng trở nên “dư thừa”, không tiết ra chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ nên dễ dàng bị đẩy ngược lại theo đường thực quản gây ra tình trạng nôn và buồn nôn.

Xem thêm:

3. Nguyên nhân bị đau dạ dày trên rốn

Ăn các thức ăn cay
Thường xuyên ăn các loại thức ăn cay

Đau dạ dày vùng trên rốn do những thói quen điển hình như:

  • Để bụng quá đói hoặc quá no: Acid dạ dày tiết ra liên tục để tiêu hóa mọi thứ có mặt trong dạ dày. Khi bụng quá đói không có thức ăn, acid sẽ khiến bụng bị khó chịu và tạo ra các cơn đau. Còn khi bụng quá no, thức ăn đi vào dạ dày nếu gặp các thương tổn, viêm loét nơi dạ dày cũng sẽ gây nên đau đớn.
  • Do thói quen bỏ bữa: Bỏ bữa khiến lịch sinh hoạt trong cơ thể bị xáo trộn từ đó gia tăng sự tiết acid dịch vị quá mức gây nên nhiều thương tổn cho dạ dày.
  • Chế độ ăn uống không điều độ: Ăn uống không điều đó, vừa ăn vừa làm chuyện khác, ăn đồ quá cứng, nhai không kỹ,… đều có thể là nguyên nhân gây ra đau dạ dày trên rốn.
  • Chế độ ăn nhiều chất chua, cay: Những thực phẩm chua cay mang tính kích thích sẽ là chất xúc tác khiến các thương tổn dạ dày bị ảnh hưởng nhiều hơn, mạnh hơn tạo ra các cơn đau.
  • Thường xuyên uống rượu, bia: Tương tự như những thực phẩm chua cay, rượu bia, chất kích thích cũng chứa những chất không tốt có khả năng “tàn phá” khu vực dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Điều này khiến môi trường  acid dạ dày bị thay đổi, chúng làm xáo trộn quá trình tiêu hóa nên việc dạ dày bị thương tổn và đau đớn là điều hoàn toàn dễ hiểu.
  • Tress: Nếu tình trạng stress kéo dài làm tăng tiết acid dịch vị gây đau dạ dày.

4. Đau dày trên rốn khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Trường hợp thăm khám sỹ
3 trường hợp nên thăm khám bác sỹ

Trường hợp bạn cần thăm khám bác sỹ kịp thời khi bị đau bụng trên rốn:

  • Nếu đau dạ dày vùng trên rốn kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, đi kèm những triệu chứng nôn mửa, xuất huyết ra máu hoặc đại tiện phân đen, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có liệu pháp chữa trị thích hợp.
  • Nếu những cơn đau xuất hiện không thường xuyên, cường độ đau nhẹ rất rải rác và hiếm khi, không đi kèm các biểu hiện khác như đã nêu ở trên, thì bạn không cần quá lo lắng.
  • Nếu thấy mình có các cơn đau dữ dội bất thường, đau lâu không hết thì bạn nên đi khám ngay lập tức vì có thể bạn đang gặp một số biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày.

Xem thêm: TOP 15 địa chỉ khám đau dạ dày TÔT & UY TÍN nhất 2019

5. Cần làm gì khi bị đau dạ dày vùng trên rốn

Chế độ ăn uống khoa học
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học

Khi bị đau dạ dày trên rốn, bạn nên:

  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa có lợi cho dạ dày, điều chỉnh lịch ăn uống lành mạnh, nhai kỹ, không để bụng quá đói hoặc quá no.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Không nên thức khuya, làm việc quá sức, hãy thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng cách vận động cơ thể thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tốt hơn.
  • Hạn chế stress: Để hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng luôn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Tuyệt đối không tự ý sử dụng và lạm dụng kháng sinh để tránh dạ dày bị ảnh hưởng.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian: Bạn cũng có thể sử dụng những bài thuốc dân gian như lá bạc hà, vỏ quýt, lá trầu,… nhưng phải tìm hiểu kỹ càng về cách thức sử dụng để áp dụng cách hợp lý.

Xem thêm:

6. Cách xử lý nhanh cơn đau dạ dày trên rốn tại nhà

Lá bạc hà
Lá bạc hà cải thiện chứng đau bụng quanh rốn

Với những cơn đau bất chợt và không có cường độ nguy hiểm, bạn có thể xử lý chúng với những nguyên liệu sẵn có tại nhà như sau.

Lá bạc hà: Các tinh chất trong lá bạc hà có khả năng xoa dịu các cơn đau, co thắt tại dạ dày.

Cách sử dụng:

  • Dùng vài lá sạch thả vào tách trà nóng, đợi 15 rồi uống đều đặn mỗi ngày.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể ăn trực tiếp 2 – 3 lá bạc hà khoảng 3 lần/ngày.

Lá ổi: Lá ổi chứa những tinh chất kháng khuẩn cực mạnh rất tốt cho những cơn đau dạ dày

Cách sử dụng:

  • Dùng nắm lá ổi rang vàng với 1 nắm gạo lứt và đem chúng đi đun với 500ml
  • Đun cho đến khi nước rút lại còn 200ml chi ra uống 3 lần/ngày.

Lá trầu: Giúp cải thiện các cơn đau dạ dày trên rốn nhanh chóng vì lá trầu có chất chống oxy hóa và kháng sinh mạnh sẽ hỗ trợ tình trạng viêm loét rất tốt.

Cách sử dụng: Dùng 3 – 6 lá trầu sạch đem đi hãm nước như nước trà để uống 3 lần/ngày

Vỏ quýt: Vỏ quýt có tính kháng khuẩn trong Đông y hay dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa.

Cách sử dụng:

  • Dùng khoảng 30g vỏ quýt khô sao vàng tán mịn, ngày uống 3 lần
  • Mỗi lần khoảng 6g pha với nước ấm, trước bữa cơm giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.

Bổ sung nano curcumin: Được bào chế thông qua công nghệ nano, tinh chất nano curcumin của nghệ làm giảm tiết acid ở dạ dày và làm tăng lớp màng nhầy bao bọc niêm mạc. Đem lại hiệu quả chữa viêm loét, làm lành các thương tổn nơi dạ dày vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: 

Với những chia sẻ về chứng đau dạ dày trên rốn trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc điều trị bênh. Khi có những dấu hiệu đau dạ dày vùng quanh rốn bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các sỹ thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc các bạn sẽ tìm được phương pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là cho dạ dày và hệ tiêu hóa của chính mình nhé.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x