Đau Dạ Dày Nôn Ra Máu: Nguyên nhân và Cách Điều Trị
-
Ngày đăng:
05/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
359
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu nguy hiểm, cho thấy tổn thương nặng trong đường tiêu hóa. Người bệnh cần đặc biệt quan tâm và đi khám sớm nhất khi có thể để có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy bạn cần biết gì về tình trạng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Triệu chứng đau dạ dày bị nôn ra máu
Đau dạ dày và nôn ra máu là những dấu hiệu mà người bệnh thường gặp. Cụ thể, người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn ra máu tươi/máu đen, trong máu có thức ăn, chướng bụng. Cũng có thể người bệnh nôn ra thức ăn xong mới trào ra máu. Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày và buồn nôn ra máu còn phải đối mặt với các triệu chứng sau:
- Đi ngoài phân màu đen: Nguyên nhân của hiện tượng này là do máu bị oxy hóa từ dạ dày đi theo thức ăn xuống ruột kết, chuyển sang màu nâu đen sau đó được đào thải qua phân.
- Thay đổi sắc tố da: Người bị đau dạ dày nôn ra máu da thường nhợt nhạt, thiếu sức sống. Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương nên giảm khả năng chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất.
- Thiếu máu: Người bị đau dạ dày đi ngoài ra máu kéo dài có thể bị thiếu máu. Mệt mỏi, choáng váng, đổ mồ hôi, giảm huyết áp,… là những dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bị thiếu máu.
- Choáng váng, mệt mỏi: Nôn và đi ngoài ra máu nhiều sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, đổ mồ hôi và tụt huyết áp.
- Nôn ra máu: là triệu chứng điển hình của tình trạng xuất huyết dạ dày. Máu nôn ra có thể có màu đỏ tươi hoặc chuyển màu hơi nâu đen. Người bệnh có thể nôn ra thức ăn trộn với máu hoặc nôn ra máu không kèm dịch vị tùy vào từng thời điểm. Thức ăn có thể xuất hiện trước rồi máu mới trào ra.
- Đau vùng thượng vị: Các cơn đau được cảm nhận ở vị trí giữa bụng trên, ngay dưới lồng ngực. Khi ấn vào vùng này, cơn đau giảm nhẹ nhưng thả ra thì càng đau dữ dội. Triệu chứng đau dạ dày âm ỉ có thể dữ dội, nó cũng đi kèm với hàng loạt các biểu hiện như: rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, trào ngược dạ dày hoặc kèm theo sốt…
>> Tìm hiểu thêm:
- Cách điều trị đau dạ dày ở trẻ em
- 7 mẹo giảm đau dạ dày tại nhà nhanh chóng
- Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam
2. Nguyên nhân đau dạ dày nôn ra máu
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày bị nôn ra máu. Các nguyên nhân này phần lớn đều có liên quan đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
2.1. Do bị loét dạ dày, viêm dạ dày ở mức độ nặng
Có tới hơn 40% nguyên nhân đau dạ dày ho ra máu được chẩn đoán do viêm loét dạ dày tá tràng gây nên. Các vết viêm loét ăn rộng và sâu và thành dạ dày, tá tràng, làm các mạch máu bị lộ ra, dẫn tới xuất huyết.
2.3. Trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra do dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trào ngược khiến người bệnh luôn trong tình trạng đầy hơi và buồn nôn.
Thực quản bị tổn thương do phải tiếp xúc với dịch vị dạ dày trào ngược lên. Khi bị ăn mòn, thực quản sẽ chảy máu, kết hợp với những cơn trào ngược dạ dày, sinh ra tình trạng nôn ra máu.
2.2. Đau dạ dày nôn ra máu do ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được kịp thời phát hiện, điều trị. Ung thư da khiến lớp thành bảo vệ dạ dày bị hư hại nặng nề. Lớp niêm mạc không còn hoạt động khiến cho thành dạ dày nhanh chóng bị ăn mòn bởi dịch vị. Do đó, xuất huyết là điều không thể tránh khỏi.
2.4. Rách thực quản
Khi nôn quá nhiều, niêm mạc trong dạ dày sẽ bị tổn thương, rách và gây chảy máu. ngoài ra, thực quản cũng có thể bị rách nếu có dị vật sắc nhọn lọt vào qua đường miệng.
2.5 Một số nguyên nhân khác
- Sử dụng kháng sinh: Người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể khiến dạ dày và đường ruột mất cân bằng hệ vi sinh, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày vànôn ra máu.
- Hội chứng Mallory Weiss: Đặc trưng của hội chứng này là tình trạng nôn mửa kéo dài đặc biệt là sau khi sử dụng rượu, bia. Nôn mửa liên tục và dữ dội có thể gây vỡ tĩnh mạch ở thực quản hoặc dạ dày.
- Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, đau dạ dày nôn ra máu còn do những nguyên nhân như lạm dụng rượu bia, nhiễm khuẩn, chấn thương, stress kéo dài, chấn động tinh thần mạnh,….
3. Đau dạ dày bị nôn ra máu có nguy hiểm không ?
Tình trạng đau dạ dày buồn nôn ra máu là tình trạng nguy hiểm thậm chí có thể là nguyên nhân gây tử vong.
Trường hợp 1: Mức độ nhẹ
- Tình trạng này có thể chỉ là những cơn đau dạ dày âm ỉ không quá khó chịu cảm giác mệt mỏi.
- Nếu có thể trạng cơ thể bình thường, bệnh nhân có thể không cảm thấy quá nhiều khó chịu hay mệt mỏi.
- Về lâu về dài, dù chỉ là xuất huyết nhẹ cũng có thể khiến cơ thể bị thiếu máu, làm giảm sút thể lực.
Trường hợp 2: Trong tình trạng xuất huyết cấp tính
- Máu thoát ra nhiều và ồ ạt, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.
- Bệnh nhân thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, da nhợt nhạt và tụt huyết áp.
- Bắt mạch thấy mạch nhỏ, nhanh, khó bắt mạch.
Khi rơi vào trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu sớm nhất có thể.
4. Chẩn đoán đau dạ dày nôn ra máu
Đầu tiên, các bác sĩ tìm hiểu tiền sử bệnh lý (từng bị bị xuất huyết dạ dày, bị viêm loét dạ dày,…), sau đó, sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng đau dạ dày và nôn ra máu bằng các biện pháp sau:
- Nội soi dạ dày: Đây là cách chẩn đoán chảy máu dạ dày phổ biến nhất. Sau khi đưa ống nội soi vào dạ dày, bác sĩ sẽ xác định vị trí chảy máu, tiêm các chất làm đông máu để hạn chế tình trạng chảy máu kéo dài.
- Chụp X-quang: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang có Baryt để xác định nguyên nhân gây chảy máu dạ dày. Baryt là chất cản quang thường được dùng trong xét nghiệm hình ảnh bằng tia X để có thể xem biểu hiện của các cơ quan tiêu hóa.
- Phẫu thuật mở: Với những trường hợp không thể xác định nguồn gốc chảy máu dạ dày, bác sĩ sẽ phẫu thuật mở để kiểm tra dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
5. Cách điều trị đau dạ dày nôn ra máu
Đau dạ dày nôn ra máu là biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay từ khi thấy các dấu hiệu mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hãy chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà, bởi vì, để lâu sẽ mất rất nhiều máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
5.1 Điều trị ban đầu
Dịch sẽ qua đường tĩnh mạch của người bệnh để cân bằng điện giải đồng thời hạn chế tình trạng tụt huyết áp. Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ truyền máu và thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực. Khi tình trạng ổn định, bác sĩ sẽ nội soi để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
Khi nội soi, bác sĩ có thể tiêm vào vị trí xuất huyết chất hỗ trợ đông máu hoặc dùng tiêm kẹp mạch máu bị tổn thương; sử dụng tia laser, đầu dò nhiệt hay đốt điện để cầm máu. Tuy nhiên, một số trường hợp không có khả năng đáp ứng với nội soi, khi đó, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật mở để xác định chính xác nguyên nhân xuất huyết và cầm máu cho bệnh nhân.
5.2 Điều trị tiếp theo
Sau khi kiểm soát xong ổ xuất huyết tại dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý các nguyên nhân gây xuất huyết như ung thư dạ dày, u lành tính, nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Để điều trị viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton, kháng acid, kháng histamin H2. Việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học cần thiết để phục hồi niêm mạc bị viêm loét.
- Nhiễm khuẩn HP: Loét dạ dày kèm nhiễm khuẩn HP cần được điều trị theo phác đồ 3 hoặc 4 thuốc – thuốc ức chế bơm proton, kháng histamin H2 và một số loại kháng sinh khác. Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn HP cao, cho nên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đều đặn kết hợp với các biện pháp tự nhiên nhằm đạt hiệu quả cao trong việc kiểm soát và ức chế sự hoạt động của nó.
- U lành tính hoặc ung thư dạ dày: Những trường hợp này sẽ được phẫu thuật cắt bỏ u đầu tiên. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ định hóa, xạ trị với những trường hợp có khối u ác tính không thể phẫu thuật.
6. Phòng ngừa đau dạ dày nôn ra máu
Đau bao tử nôn ra máu là biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cho nên, để kiểm soát nguy cơ chảy máu dạ dày và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, bên cạnh việc dùng thuốc, thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân, bao gồm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm khuẩn HP, ung thư dạ dày, u lành tính,…
- Không sử dụng đồ uống có cồn, nước ngọt có gas
- Không sử dụng thực phẩm có độ acid cao như dưa chua, kim chi, cam, quýt, chanh, me, sấu,…
- Hạn chế dùng thuốc chống viêm không steroid, corticoid. Để giảm đau, chống viêm, bệnh nhân có thể thay thế bằng acetaminophen và thuốc ức chế chọn lọc COX-2
- Tránh làm việc quá sức, kiểm soát căng thẳng và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
- Uống đủ 2l nước lọc trong một ngày, bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc
Đặc biệt, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc với CumarGold cho dạ dày. Sản phẩm này có khả năng hạn chế tác nhân gây bệnh đau dạ dày, chống oxy hóa, giảm độc tính hóa, xạ trị; giảm triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua; tăng cường miễn dịch và nâng cao thể trạng.
Trên đây là thông tin chi tiết về đau dạ dày nôn ra máu. Đừng ngại cho chúng tôi biết những băn khoăn của bạn về bệnh lý dạ dày để chúng tôi kịp thời hỗ trợ. Hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày, viêm hang vị, vi khuẩn HP, sức khỏe phụ nữ sau sinh và sản phẩm tốt nhé!
Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa.
>> Tìm hiểu thêm:
- 5 Cách Xử Lý Khi Đau Dạ Dày Kèm Theo Sốt
- Đau Dạ Dày Xuyên Qua Lưng – Nguyên Nhân và Cách Xử Lý
- Cách Điều Trị của Đau Dạ Dày Quặn Thắt Từng Cơn