Điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
-
Ngày đăng:
07/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
274
Nội dung bài viết
ToggleViệc điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, phác đồ điều trị bác sĩ, ý thức người bệnh….Để câu trả lời chính xác cho câu hỏi này hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Vi khuẩn hp có chữa khỏi không? Chữa bằng thuốc gì?
- Cơ chế gây ung thư của vi khuẩn HP như thế nào?
- Vi khuẩn HP sống ở đâu? Top 7 nơi tồn tại hàng đầu vi khuẩn HP
1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là gì? Tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày của người. Chúng tiết ra enzyme Urease có thể trung hòa độ axit trong dạ dày. Khi sinh sống và phát triển trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, vi khuẩn H.pylori khiến lớp màng nhầy bị mỏng đi, dẫn tới việc niêm mạc dạ dày bị ăn mòn bởi axit.
Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn HP thường là do nguồn nước ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém hoặc các thành viên trong gia đình có người HP thì rất dễ bị lấy nhiễm khuẩn HP. Việc điều trị vi khuẩn HP bao lâu phụ thuộc vào việc tìm ra nguyên nhân để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp
Dấu hiệu nhận biết mình nhiễm vi khuẩn HP như:
- Xuất hiện cảm giác đau và bỏng rát ở vùng bụng trên, đặc biệt cơn đau sẽ tăng lên khi các bạn đói bụng.
- Người bệnh kém ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn khan
- Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu.
- Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
Xem thêm: Vi khuẩn Hp lây qua đường nào nguy hiểm?
Vi khuẩn HP sống ở đâu và trong bao lâu
Ngoài câu hỏi điều trị vi khuẩn hp bao lâu thì vi khuẩn hp sống ở đâu và bao lâu cũng được rất nhiều người quan tâm. Ngoài môi trường niêm mạc dạ dày, vi khuẩn H.pylori có thể sống được trong môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất ra ngoài cơ thể con người qua phân và tuyến nước bọt
- Trong môi trường niêm mạc dạ dày: Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP sinh sôi và phát triển.
- Trong môi trường không khí: Trung bình thời gian sống trong không khí của vi khuẩn HP sau khi ra khỏi cơ thể được xác định là 1- 4 giờ đồng hồ.
- Trong môi trường đất: thời gian tồn tại của vi khuẩn HP có thể là vài giờ sau khi ra ngoài cơ thể. Vi khuẩn HP cũng có thể tồn tại lâu hơn khi ở môi trường đất nếu như chúng biến đổi cấu trúc.
- Trong môi trường nước: Nếu như vi khuẩn HP biến đổi cấu trúc ở dạng cầu thì thời gian tồn tại của chúng khá lâu có thể lên tới 1 năm trong môi trường nước tự nhiên ao hồ, kênh rạch. Trong môi trường sôi 100 độ, vi khuẩn HP sẽ chết.
2. Điều trị vi khuẩn HP bao lâu?
Điều trị vi khuẩn H.pylori có thể cần tới sự can thiệp của nhiều loại thuốc khác nhau cũng như cần một thời gian kiên trì sử dụng.
2.1 Thời gian điều trị vi khuẩn HP bao lâu?
Thời gian điều trị vi khuẩn HP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chính vì thế để xác định dược chính xác thời gian cụ thể để loại bỏ được vi khuẩn HP là rất khó. Những yếu tố chính tác động tới thời gian điều trị vi khuẩn HP gồm:
- Tình trạng bệnh: Tùy từng tình trạng bệnh của người bệnh mà việc sử dụng thuốc điều trị nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP cũng khác nhau. Nếu tình trạng viêm loét dạ dày cho vi khuẩn HP đã nặng thì thời gian điều trị chắc chắn sẽ dài hơn. Nếu tổn thương dạ dày mới ở mức nhẹ thì việc chữa khỏi sẽ nhanh hơn rất nhiều.
- Mức độ hoạt động của vi khuẩn HP: Mức độ hoạt động của vi khuẩn HP ở mỗi người là khác nhau, tương ứng với đó là mức độ tổn thương dạ dày cũng khác nhau. Với những trường hợp bệnh mà mức độ hoạt động của vi khuẩn HP nhiều, gây viêm nhiễm nặng thì thời gian điều trị để có thể hồi phục tổn thương sẽ lâu hơn dài hơn so với mức độ nhẹ.
- Cơ địa bệnh nhân (tỷ lệ kháng thuốc): Thời gian điều trị vi khuẩn HP cũng phụ thuộc lớn vào cơ địa của từng bệnh nhân. Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ theo dõi tỷ lệ kháng thuốc để dùng thuốc thay thế. Nếu như cơ địa của người bệnh tốt không kháng thuốc, các bác sĩ sẽ không cần phải sử dụng thuốc thay thế, từ đó thời gian điều trị vi khuẩn HP cũng sẽ được rút ngắn đáng kể.
- Phương pháp điều trị: Phương pháp điều trị là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của tất cả các ca bệnh và cũng là một trong những yếu tố quan trọng để trả lời câu hỏi: điều trị vi khuẩn hp bao lâu. Nếu như áp dụng đúng phương pháp điều trị ngay từ đầu, hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP cao thì thời gian điều trị sẽ được rút ngắn. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ không không phải mất nhiều thời gian để áp dụng các phương pháp khác thay thế, giảm thiểu được việc vi khuẩn HP kháng thuốc điều trị.
- Yếu tố chăm sóc: Việc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh khoa học trong quá trình điều trị vi khuẩn HP cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, nếu như người bệnh không biết chăm sóc và giữ sức khỏe, lặp lại những thói quen xấu như: sử dụng rượu bia, ăn các đồ ăn cay nóng, khó tiêu hóa, hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm lên men thường xuyên,… sẽ khiến cho việc tiêu diệt vi khuẩn HP trở nên khó khăn hơn và lâu hơn.
Thông thường, phác đồ điều trị vi khuẩn HP sẽ kéo dài trong khoảng 15-30 ngày cho một đợt. Sau khi đã kết thúc một đợt, người bệnh cần xét nghiệm lại để biết được đã tiêu diệt vi khuẩn HP hay chưa. Nếu như vẫn còn dương tính với vi khuẩn HP, người bệnh sẽ tiếp tục được điều trị thêm những chu kỳ sau.
2.2 Các phương pháp điều trị vi khuẩn HP
Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu được áp dụng trong việc điều trị vi khuẩn HP đó là sử dụng thuốc Đông y hoặc sử dụng thuốc Tây y
2.2.1 Vi khuẩn HP và cách điều trị bằng Tây y
Vậy với phương pháp Tây y thì điều trị vi khuẩn hp bao lâu và điều trị như thế nào? Kháng sinh là nhóm thuốc phổ biến được sử dụng trong việc điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP, hiện nay, các bác sĩ vẫn thường phối hợp một hoặc nhiều các thuốc kháng sinh sau gồm:
- Kháng sinh amoxicillin: Đây là nhóm thuốc bền trong môi trường axit dạ dày. Nhóm Amoxicillin có tác dụng ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn HP, từ đó mà tiêu diệt chúng. Đây là loại kháng sinh cơ bản được phối hợp trong nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn HP giúp tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn HP trong môi trường dạ dày.
- Kháng sinh metronidazol: Nhóm Metronidazol là một kháng sinh được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm khuẩn. Ngoài sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn HP, Metronidazol còn được sử dụng trong điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp thông thường, nhiễm khuẩn răng lợi.
- Kháng sinh tinidazol: Nhóm kháng sinh này cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị vi khuẩn HP do tác dụng tại chỗ mạnh và cũng có tác dụng toàn thân, ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn HP.
- Kháng sinh Clarithromycin: Đây là nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn HP. Clarithromycin được dùng trong phác đồ lần đầu với ưu điểm là rất nhạy cảm trên vi khuẩn HP, có tác dụng ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn HP.
- Nhóm thuốc tạo màng bọc: Nhóm thuốc này có tác dụng bảo vệ các mô lót dạ dày và ruột non, giúp bảo vệ các vết viêm loét khỏi tác động của axit dịch vị. Một số thuốc thường dùng gồm có sucralfate (Carafate) và misoprostol (Cytotec)…
- Nhóm thuốc kháng axit: Nhóm thuốc kháng axit có khả năng trung hòa bớt lượng axit thừa trong dạ dày, giúp cân bằng lại nồng độ axit, giúp giảm đau. Các thuốc thường dùng gồm có: nhôm hydroxit, magie hydroxit, natri bicarbonat, canxi cacbonat,…
- Nhóm thuốc giảm tiết axit: Nhóm thuốc giảm tiết axit gồm có nizatidine, ranitidine, famotidine, cimetidin và nizatidine… Các thuốc này ức chế khả năng tiết axit của dạ dày, từ đó mà làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, làm giảm cảm giác đau và hỗ trợ điều trị các vết loét.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Các thuốc ức chế bơm proton ngăn cản hoạt động của một số bộ phận trong tế bào dạ dày, làm giảm việc tiết axit. Các thuốc thường gặp gồm có esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole…
2.2.2 Điều trị vi khuẩn HP bằng Đông y
Ngoài việc điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Tây, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thêm một số bài thuốc Đông Y để trị bệnh đau dạ dày. Vậy điều trị vi khuẩn hp bao lâu sẽ tuỳ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà thời gian chữa sẽ khác nhau. Tuy nhiên các bài thuốc này chưa được nghiên cứu và chứng minh khoa học vì vậy trước khi sử dụng thì các bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ.
Một số bài thuốc chữa vi khuẩn HP dân gian được khuyên dùng có thể kể tới: bài thuốc bằng chè dây, bài thuốc dùng hoàng liên tiêu, dạ cẩm, lá khôi tía,…
Nhược điểm chữa bằng Đông Y: Bệnh dạ dày thường có xu hướng tái phát sau một thời gian dù đã được điều trị khỏi. Lý do là bởi vi khuẩn HP có khả năng kháng lại kháng sinh tương đối mạnh. Không chỉ vậy, ngay cả khi đã loại trừ được vi khuẩn HP khỏi cơ thể, người bệnh vẫn có thể bị nhiễm lại, do vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm qua đường ăn uống và chúng lại khá phổ biến ngoài môi trường.
Ưu điểm khi chữa trị bằng Đông Y:
Thuốc Tây có giá thành khá đắt đỏ và dễ kháng thuốc nên người bệnh ít khi tuân thủ điều trị, khiến bệnh không dứt điểm. Cũng chính vì vậy, lựa chọn thuốc Đông y tới giá thành vừa phải sẽ mang đến nhiều lợi ích kinh tế hơn.
Trong số các thuốc có nguồn gốc Đông y, nghệ là vị thuốc điều trị bệnh dạ dày hiệu quả nhất. Để phát huy tối đa khả năng của nghệ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chiết xuất ra tinh chất nghệ nano curcumin. Khác với các bài thuốc Đông y mang tính ước lượng và kinh nghiệm thông thường, nano curcumin đã được khoa học hiện đại chứng minh và công nhận khả năng điều trị bệnh dạ dày vô cùng hiệu quả.
Nano curcumin là dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ, có tính chống oxy hóa cao, kháng khuẩn mạnh, ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tinh chất nano curcumin có khả năng diệt được 65 chủng vi khuẩn HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.
2.3 Chế độ ăn uống chữa trị và phòng ngừa vi khuẩn HP
Điều trị vi khuẩn hp bao lâu cũng phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Để có thể chữa trị và phòng ngừa vi khuẩn HP hiệu quả người bệnh cần chú ý tới những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày.
Nhóm thực phẩm giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa:
- Khi sống trong môi trường dạ dày vi khuẩn HP thường gây ra những tổn thương dạ dày, chính vì thế việc sử dụng những thực phẩm giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa sẽ dễ dàng hạn chế được những tổn thương cho dạ dày.
- Bạn có thể sử dụng các món om, món luộc, món hầm, thức ăn dạng lỏng như cháo và súp,…
Nhóm thực phẩm giúp chữa lành vết loét:
- Quá trình tồn tại và phát triển, vi khuẩn HP gây ra các vết loét dạ dày khiến cho các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Chính vì thế trong quá trình điều trị vi khuẩn HP, người bệnh nên chú ý sử dụng những thực phẩm giúp chữa lành vết loét dạ dày nhanh chóng.
- Những thực phẩm giúp chữa lành vết loét hiệu quả mà người bị nhiễm vi khuẩn HP nên sử dụng như bắp cải, rau xanh, củ cải,…
Nhóm thực phẩm giúp trung hòa axit dịch vị:
- Axit dịch vị dạ dày được trung hòa sẽ làm hạn chế được những tổn thương ở dạ dày, giúp các vết loét được chữa lành. Chính vì thế nhóm thực phẩm giúp trung hòa axit dịch vị cũng là lựa chọn mà bệnh nhân đang điều trị vi khuẩn HP không nên bỏ qua.
- Người bệnh nên sử dụng những thực phẩm giúp trung hòa axit trong dạ dày như: trứng rán, sữa nóng,…
Xem thêm: Vi khuẩn hp kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh
3. Lưu ý khi điều trị vi khuẩn HP
Điều trị vi khuẩn hp bao lâu? Và đạt hiệu quả cao nhất người bệnh nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Sau khi điều trị vi khuẩn HP, hết một chu kỳ người bệnh phải ngưng sử dụng thuốc điều trị trong khoảng 2 tuần và tiến hành xét nghiệm kiểm tra lại nhằm xác định đã tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP hay chưa. Nếu chưa hết vi khuẩn HP các bạn cần kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Trong quá trình điều trị vi khuẩn HP, nếu chưa ngưng thuốc, các bạn không nên thử kiểm tra tình trạng vi khuẩn HP lại, vì kết quả có thể sẽ không chính xác.
- Vi khuẩn HP dễ lây lan qua nhiều con đường ăn uống, nếu như trong gia đình bạn có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì bạn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Chính vì thế các bạn cần phải tự phòng tránh để ngăn ngừa việc vi khuẩn HP tái xuất hiện bằng việc ăn chín uống sôi, sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như chén, bát, đũa.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, các loại đồ uống có gas để tránh làm tổn thương dạ dày, khiến việc điều trị vi khuẩn HP không đạt được hiệu quả như mong muốn
- Người bệnh cần phải ăn uống đúng giờ, chú ý ăn chậm, nhai kỹ không nên bỏ bữa sáng và ăn quá no vào buổi tối, không nên để quá no hoặc quá đói
- Không nên sử dụng thực phẩm cay nóng, có tính axit cao, thức ăn khô rắn, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Chi tiết xem: Ăn cay đau dạ dày
- Xây dựng cho mình chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, giảm căng thẳng lo âu kéo dài. Bên cạnh đó bạn cũng không nên thức khuya vì điều này cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Nên chú ý thăm khám định kỳ để có thể xác định một cách chính xác nhất các vấn đề về dạ dày và đánh giá tình trạng vi khuẩn HP.
Việc điều trị vi khuẩn HP bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên nếu thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kèm theo chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hợp lý thì chắc chắn thời gian điều trị sẽ được rút ngắn.