Skip to main content

Loét dạ dày nên ăn gì? 10 thực phẩm giúp nhanh lành vết loét

  • Ngày đăng:

    06/11/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    311

Viêm loét dạ dày nên ăn gì để nhanh lành các vết loét đồng thời ngăn ngừa và chống loét. Bài viết dưới đây tổng hợp 10 thực phẩm hàng đầu giúp tăng tốc quá trình chữa lành và giảm đau dạ dày liên quan đến loét.

1. Tại sao chế độ ăn uống ảnh hưởng đến điều trị loét dạ dày

Bắp cải là thực phẩm tốt cho dạ dày
Bắp cải là thực phẩm tốt cho dạ dày

Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét xảy ra khi màng lót của dạ dày bị thủng làm mô bên dưới bị lộ ra

Nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày là do: vi khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng thuốc, stress lâu ngày, uống bia rượu, chế độ ăn uống sinh hoạt thất thường. 

Loét dạ dày được điều trị bằng kháng sinh và thuốc để chặn và giảm axit dạ dày kết hợp với chế độ ăn uống tự nhiên giup kiểm soát loét ở dạ dày. Cụ thể

Chế độ ăn đúng cách dành cho người bị viêm loét dạ dày

  • Nên ăn chậm, nhai kỹ tốt cho hệ tiêu hoá
  • Ăn các thức ăn mềm, lỏng, đồ luộc, hấp
  • Thức ăn nên thái nhỏ giảm áp lực cho dạ dày
  • Ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc quá đói
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày

Ngoài một chế độ ăn đúng cách người bị đau dạ dày nên lựa chọn thực phẩm giúp lành nhanh các vết loét. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 10 thực phẩm hàng đầu tốt cho dạ dày khoa học đã chứng minh

2. Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

THỰC PHẨM NÊN ĂN TẠI SAO?
1. Nước ép bắp cải

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI, trong số 13 người bị loét dạ dày tham gia uống 946 ml nước ép bắp cải tươi/ ngày thì trung bình, vết loét của 13 người ngày lành sau 7-10 ngày điều trị nhanh hơn 3,5 – 6 lần so với thời gian chữa vết loét của những người điều trị thông thường

Cũng theo một nghiên cứu được đăng trên NCBI cho thấy nước ép bắp cải rất giàu vitamin C – đây là một chất chống oxy hoá giúp điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng H.pylori – nguyên nhân chính gây nên các vết loét dạ dày.

2. Cam thảo

Viêm loét dạ dày ăn gì tốt? Theo một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI – Thuộc thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ cho thấy cam thảo giúp kích thích ruột và dạ dày sản xuất nhiều chất nhầy từ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra chất nhầy cũng giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành và giảm đau các vết loét dạ dày

Các nhà nghiên cứu báo cáo thêm rằng một số hợp chất được tìm thấy trong cam thảo như: glabridinlicochalcone A (G. Inflata) và glabrene (thành phần của Glycyrrhiza glabra), licoricidin và licoisoflavone B (G. uralensis) có hoạt tính giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn H.pylori từ đó có khả năng ngăn chặn sự phát triển của H. pylori  – nguyên nhân chính gây loét ở dạ dày

3. Mật ong 

Viêm loét dạ dày nên ăn gì để chữa lành nhanh các vết loét? Mật ong là một trong những thực phẩm được khuyên ăn khi bị viêm loét dạ dày nên ăn. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI Mật ong có tính kháng khuẩn giúp ức chế vi khuẩn H.pylori – Nguyên nhân chính gây loét dạ dày.

Cũng theo một nghiên cứu khác cũng được đăng tải trên NCBI chỉ ra rằng mật ong giúp làm nhanh lành các vết loét ở dạ dày đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các vết loét

4. Tỏi

Viêm loét dạ dày nên ăn gì để kháng khuẩn? Tỏi là một trong những thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn. Theo một báo cáo được đăng tải trên tạp chi ATM cho thấy chiết xuất tỏi có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn H.pylori – nguyên nhân gây loét dạ dày.

Cũng một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI chỉ ra rằng: mỗi ngày ăn hai tép tỏi sống trong ba ngày liên tục giúp giảm đáng kể hoạt động của vi khuẩn HP trong niêm mạc dạ dày

5. Củ nghệ

Một nghiên cứu ở 25 người tham gia uống 600mg tinh bột nghệ/ ngày. Sau 4 tuần, các vết loét đã lành ở 48% số người tham gia. Sau 12 tuần thì tăng lên là 76% người tham gia không bị loét.

Ngoài một nghiên cứu khác trên NCBI đã chỉ ra rằng hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại các chất kích thích đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn H.pylori – nguyên nhân chính gây loét ở dạ dày

6. Nha đam

Nha đam được biết đến là một trong những trong những chất kháng khuẩn và chữa lành da.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì để hạn chế lượng acid tiết ra. Nhựa nha đam bao gồm các chất: aloe amodine, ester cinamic, anthracene, aloetic acid giúp hạn chế lượng acid tiết ra trong dạ dày, thúc đẩy quá trình chữa lành nhanh các vết loét

Ngoài ra trong nha đam có các enzyme như: catalaza, lypaza, oxydaza có vai trò thuỷ phân protein giúp thúc đẩy tiêu hoá, đẩy nhanh tốc độ hấp thu cellulose, catalase

7. Probiotic

Viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm chứa probiotic bởi theo nghiên cứu đăng tải trên NCBI chỉ ra các thực phẩm probiotic giúp thúc đẩy sự hình thành các mạch máu mới từ đó dễ dàng vận chuyển các hợp chất chữa lành các vết loét

Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng chỉ ra probitoic giúp ngăn ngừa nhiễm trùng H.pylori – nguyên nhân chính gây loét dạ dày

Các thực phẩm giàu probiotic như: sữa chua, bơ, kim chi, súp miso…

8. Flavonoid

Theo một nghiên cứu đăng tải trên NCBI cho thấy ăn nhiều thực phẩm Flavonoid giúp lành  nhanh các vết loét ở dạ dày.

Viêm loét dạ dày ăn gì tốt? Các bạn có thể bổ sung thực phẩm flavonoid như: việt quất, trà xanh, anh đào, ớt chuông….

9. Rau lá xanh đậm

Các loại rau lá xanh đậm như rau bina và cải xoăn, mù tạt, măng tây chứa rất nhiều vitamin A, C, K, sắt, acid folic và canxi có thể giúp lành lành các vết loét 

 

10. Ngũ cốc

Bị viêm loét dạ dày ăn gì để làm dịu acid dạ dày. Ngũ cốc có chứa tinh bột giúp làm dịu acid dạ dày từ đó giảm các triệu chứng đau từ loét dạ dày

Ngoài ra vitamin B có trong ngũ cốc thúc đẩy quá trình sản sinh năng lượng cơ thề đồng thời chất xơ có trong ngũ cốc giúp dễ dàng tiêu hoá 

Ngoài việc cần quan tâm đến viêm loét dạ dày nên ăn gì để giúp nhanh lành vết loét thì việc kiêng các thực phẩm không tốt cho dạ dày cũng rất quan trọng.

Ngoài việc cần quan tâm đến viêm loét dạ dày nên ăn gì để giúp nhanh lành vết loét thì việc kiêng các thực phẩm không tốt cho dạ dày cũng rất quan trọng. Cụ thể

Vậy viêm loét dạ dày nên kiêng gì?

  • Rượu: uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây tổn thương dạ dày, làm tăng khả năng loét
  • Cà phê và nước ngọt: cả cà phê và nước ngọt có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày gây kích ứng niêm mạc dạ dày
  • Thực phẩm cay và béo: các thực phẩm này tạo cảm giác khó chịu khiến dạ dày bị tổn thương
  • Thực phẩm có lượng muối cao: muối làm xáo trộn dịch nhầy da dày từ đó làm cho khuẩn HP dễ xâm nhập và gây loét dạ dày
  • Thực phẩm chiên, chế biến sẵn: Đây là những thực phẩm khó tiêu hoá làm dạ dày tiết ra nhiều acid để tiêu hoá khiến dạ dày bị tổn thương
  • Thực phẩm có tính axit như cam, quýt: các loại hoa quả này chứa lượng lớn vitamin c làm tăng acid dạ dày gây kích ứng và tổn thương dạ dày

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc viêm loét dạ dày nên ăn gì? Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ lựa chọn cho mình những thực phẩm giúp chữa lành các vết loét dạ dày một cách hiệu quả. 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x