Skip to main content

Loét dạ dày giải phẫu bệnh – Hiểu rõ & hiểu đúng về bệnh

  • Ngày đăng:

    03/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    155

Trong đời sống hiện đại, loét dạ dày và các bệnh liên quan tới nó dần trở nên vô cùng phổ biến. Bởi vậy, hiểu rõ về loét dạ dày giải phẫu bệnh sẽ giúp mọi người có cách phòng chống hiệu quả và tránh gây ra các biến chứng đáng tiếc.

Xem thêm:

1. Loét dạ dày giải phẫu bệnh – Định nghĩa

 loét dạ dày giải phẫu bệnh
Định nghĩa loét dạ dày

Theo giải phẫu bệnh học, loét là một tổn thương mất tổ chức ăn sâu tại chỗ ở một vùng nào đó của da hoặc niêm mạc. Loét dạ dày là tổn thương mất lớp niêm mạc, ăn sâu qua lớp cơ niêm, hạ niêm mạc hoặc xuống tận lớp cơ thành dạ dày.

Vết loét có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào của dạ dày, trong đó:

  • Tá tràng chiếm 95%.
  • Dạ dày chiếm 60%.
  • 25% các trường hợp bị loét ở bờ cong nhỏ dạ dày.

Dạng loét dạ dày phổ biến và thường gặp nhất là loét mạn tính. Loét dạ dày cấp tính cũng có thể xảy ra, nhưng ít hơn và chỉ trong một số điều kiện đặc biệt.

Xem thêm:

2. Đặc điểm dịch tế học của bệnh loét dạ dày

Tỉ lệ bị viêm loét dạ dày ở Việt Nam khá cao
Đặc điểm dịch tế học theo loét dạ dày giải phẫu bệnh

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy:

  • Tỷ lệ người dân Việt Nam bị viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26%.
  • Ở các nước Âu Mĩ, khoảng 5-10% dân số mắc bệnh.
  • Ở các nước đang phát triển, có khoảng 10% mắc bệnh.
  • Con số này vẫn tăng thêm khoảng 0,2% mỗi năm.

Có thể thấy tỉ lệ viêm loét dạ dày ở Việt Nam khá cao. Điều này có thể do thói quen sinh hoạt của người Việt ở thời hiện đại có nhiều thay đổi không lành mạnh. Ngoài ra, người Việt thường rất ngại đi kiểm tra sức khỏe. Do đó, người bệnh có thể có các dấu hiệu sớm của loét dạ dày nhưng không phát hiện ra, không điều trị đúng, chỉ tới khi viêm loét nặng mới đi bệnh viện để khám chữa.

Loét dạ dày là bệnh rất phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở người có độ tuổi trung niên. Các dấu hiệu của căn bệnh này có thể xuất hiện từ lúc trẻ. Loét dạ dày được ví như căn bệnh của nam giới. Ở nữ giới, bệnh thường xảy ra vào độ tuổi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.

Căn bệnh này chỉ có thể điều trị dứt điểm trong một thời gian, sau đó lại tái phát, không có phương pháp điều trị triệt để hoàn toàn. Khi vết loét đã phát triển và chuyển thành dạng mạn tính, việc chữa trị chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và tăng khả năng chuyển sang ung thư dạ dày.

3. Loét dạ dày giải phẫu bệnh học – Nguyên lý chung về cơ chế

Loét dạ dày là bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Do đó, cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe chính là giảm thiểu các yếu tố gây bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Đâu là các nguyên nhân và yếu tố chính gây ra loét dạ dày? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.

3.1. Bệnh sinh

Qua nghiên cứu, người ta đã tìm được rất nhiều yếu tố tạo nên sự phát triển của bệnh. Khi dạ dày có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ gồm sự nguyên vẹn của biểu mô phủ, sự chế nhầy, lớp chất nhầy, vai trò của tuần hoàn, thần kinh và những yếu tố tấn công: acid, pepsin, các yếu tố thần kinh và một số thuốc như Aspirin, Corticoid… thì bệnh rất dễ phát sinh.

Trong môi trường thuận lợi, các yếu tố tấn công có thể tăng lên trong khi yếu tố bảo vệ không tăng, hoặc yếu tố bảo vệ bị giảm sút bất thường. Điều này sẽ dẫn tới mất cân bằng giữa 2 yếu tố, giúp chất tấn công gây loét dạ dày, tá tràng. Loét tá tràng xảy ra chủ yếu do yếu tố tấn công còn loét dạ dày do yếu tố bảo vệ có sự giảm sút.

3.2. Bệnh căn

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, có các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh loét dạ dày như sau:

3.2.1. Acid, pepsin

Acid và Pepsin
Acid và Pepsin

Acid và pepsin dịch vị là 2 yếu tố quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp phân giải thức ăn và protein trong dạ dày. Cũng bởi vậy, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành viêm loét dạ dày.

Không chỉ vậy, trong hội chứng Zollinger-Ellison, acid có mối liên quan trực tiếp với việc hình thành nhiều ổ loét ở dạ dày và tá tràng, do tiết chế quá nhiều gastrin và sản xuất quá nhiều acid chlohydric.

Tuy nhiên không phải trường hợp loét dạ dày tá tràng nào cũng là do acid. Có một số chất khác cũng có thể gây ra loét dạ dày. Caffeine, tiêu biểu trong cà phê, có thể làm giảm glucose máu, từ đó làm tăng dịch vị dạ dày. Histamine trong máu cũng làm tăng tiết dịch vị. Vì vậy, khi histamin tăng bất thường như khi bị bỏng thì khả năng  bị loét dạ dày cấp cũng tăng.

3.2.2. Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)

Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Trong quá trình theo dõi loét dạ dày giải phẫu bệnh học người ta đã phát hiện ra tác hại của Helicobacter Pylori, một xoắn khuẩn Gram âm, trong bệnh sinh của viêm và loét dạ dày tá tràng, nhất là trong loét tá tràng tái phát.

HP sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng sẽ đi tới dạ dày và chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, Hp sẽ sinh trưởng, phát triển và đồng thời tiết ra một số hợp chất có hại, gây kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường. Chúng cũng làm mỏng đi lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lúc này, kết hợp cả 2 yếu tố, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

Một con số khác đáng báo động là tỷ lệ người dân Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP chiếm khoảng 70% dân số. Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan trong môi trường, đặc biệt là những phạm vi nhỏ và hẹp như gia đình, cơ quan công sở, trường học, bệnh viện,…

3.2.3. Yếu tố tinh thần

Căng thẳng
Người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ cao mắc các bệnh về dạ dày

Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn. Khi bị căng thẳng, hệ thần kinh bị ức chế, sẽ gia tăng tín hiệu kích thích dạ dày tiết thêm acid HCl, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Trên thực tế, có những trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng do căng thẳng. Tuy nhiên, sau khi hết căng thẳng hoặc giải tỏa được các lo lắng thì các triệu chứng giảm hẳn.

Nếu bị căng thẳng mà không thể giải tỏa hoặc không thể cân bằng lại cuộc sống, việc viêm loét dạ dày chắc chắn sẽ xảy ra.

3.2.4. Yếu tố ăn uống

Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn
Thói quen sử dụng các loại thức ăn

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày cụ thể:

Thói quen ăn uống không khoa học: Thói quen như vừa ăn vừa xem điện thoại, ăn quá khuya, ăn quá no, chỉ ăn khi đói,…  khiến dạ dày làm việc quá sức, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, acid trong dạ dày được tiết ra nhiều hơn, lâu dần sẽ làm ăn mòn các tế bào niêm mạc dạ dày. Trong thời gian dài, vùng niêm mạc dạ dày tổn thương sẽ hình thành các vết loét, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Sử dụng các chất kích thích: Cánh mày râu thường hay hút thuốc nhưng không biết rằng trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, gan, hệ miễn dịch và dạ dày. Chất nicotin trong thuốc lá kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol, chất gây loét dạ dày, tá tràng. Các đồ uống có cồn khác như rượu, bia kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị, lâu dần gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và các bệnh khác về gan, thận,…

Ăn những thức ăn không có lợi cho dạ dày: Ăn uống quá nhiều thức ăn không lành mạnh, đồ ăn nhanh, đồ chua cay quá mức, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn mặn quá nhiều muối,…. đều có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm:

3.2.5. Các thuốc kháng viêm không chứa Steroid NSAIDs

Lạm dụng thuốc kháng sinh
Lạm dụng thuốc kháng sinh

Loét dạ dày giải phẫu bệnh chỉ ra rằng NSAIDs là loại thuốc kháng viêm không chứa Steroid, thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương, khớp, thoái hóa khớp,… Các thuốc này có công dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt cho cơ thể. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không chứa Steroid vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, suy gan và tim mạch.

3.2.6. Yếu tố di truyền

Theo các nghiên cứu, người có nhóm máu O dễ mắc các bệnh về dạ dày hơn các nhóm máu khác, Nguyên nhân nằm ở việc người có nhóm máu O sản xuất ra nhiều acid Hydrocloric hơn, dễ gây ra loét dạ dày, tá tràng, hơn hết niêm mạc dạ dày của người có nhóm máu O thường dễ gắn chặt với vi khuẩn Hp, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Cũng theo những nghiên cứu, người bị loét dạ dày có ông bà, cha mẹ bị viêm loét dạ dày lên đến 60%. Trong niêm mạc dạ dày của những người này có số lượng tế bào thành cao gấp 1,5-2 lần so với người thông thường.

4. Hình thái học của loét dạ dày

Loét dạ dày có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong dạ dày. Tùy vào mức độ và vị trí mà hình thái của vết loét có thể khác nhau đôi chút. Loét dạ dày cấp tính hay loét mạn tính đều nguy hiểm, tuy nhiên hình thái của chúng khác nhau, dẫn tới những ảnh hưởng khác nhau lên sức khỏe.

4.1. Loét cấp

Loét dạ dày cấp tính có thể được chia thành các dạng nhỏ hơn để dễ dàng xác định và điều trị hơn.

4.1.1. Đại thể

Hình ảnh vết loét
Hình ảnh vết loét

Vết loét có thể gặp ở bất kì vị trí nào của dạ dày, có thể 1 hoặc nhiều ổ nhỏ khắp dạ dày. Các vết loét thường nhỏ dưới 1cm, hình tròn, ít khi ăn sâu qua niêm mạc. Đáy ổ loét có màu nâu xám do máu chảy ra.

4.1.2. Vi thể

Loét cấp tính do yếu tố stress gây những tổn thương diễn ra rất nhanh. Trong các vết loét, chất hoại tử chứa máu và chất nhầy hòa lẫn được phủ dưới đáy ổ loét, bên dưới lớp phủ thường diễn ra tình trạng phù nề, xung huyết. Nếu không chữa trị kịp thời, ổ loét hình thành các hạt mỏng do nghèo tế bào sống. Lớp niêm mạc xung quanh ổ loét cũng bị phù nề, tình trạng viêm có thể có hoặc không.

4.2. Loét mạn

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, các vết loét dạ dày mạn tính cũng có thể được chia nhỏ thành dạng đại thể và dạng vi thể.

4.2.1. Đại thể

Các vết loét mạn tĩnh
Các vết loét mạn tĩnh

Nghiên cứu cho thấy, loét mạn tính thường gặp ở tá tràng hơn dạ dày với tỉ lệ 3/1. Với loét tá tràng, thường gặp ở đoạn sát môn vị, thành sau tá tràng thường ít bị tổn thương hơn thành trước. Với loét dạ dày, vết loét thường xuất hiện ở bờ cong nhỏ, tiếp giáp với thân vị và hang vị, thành trước dạ dày và bờ cong lớn thường ít khi xảy ra trường hợp loét.

Các vết loét mạn tính thường có hình tròn, bầu dục, niêm mạc bìa ổ loét có thể nhỏ dần về phía lòng ổ loét, các nếp nhăn của niêm mạc thường có xu hướng quy tụ về phía lòng ổ loét. Với những vết loét hình thành sau nhiều năm, rìa niêm mạc có thể gồ ca một chút, bờ thẳng đứng, loét có hình cốc, rắn chắc do xơ phát triển và đây là những loét ác tính.

Những loét cũ qua nhiều năm với những giai đoạn hoại tử và xơ hóa sẽ hình thành vết loét trai. Đây là vết loét rông, sâu, bờ thẳng đứng, đáy nhẵn, màu trắng, loét sâu đến lớp cơ hoặc thủng thanh mạc, dính vào tụy, mạc nối gây chảy máu, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Kích thước một ổ loét mạn tính:

  •  Bé hơn 0,3 cm thường là vết chợt
  • Lớn hơn 0,6 cm là loét thực sự.
  • 50% ổ loét <2 cm, 75% ổ loét <3 cm
  • Lớn hơn 4 cm thường loét ác tính ung thư hoá

4.2.2 Vi thể

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, một ổ loét thường có 4 lớp:

  • Lớp hoại tử: Mảnh vụn tế bào, tơ huyết và bạch cầu thoái hóa
  • Lớp hoại tử tơ huyết: Là lớp đặc trưng của ổ loét, có nhiều tơ huyết, bạch cầu thoái hóa, là lớp đặc trưng thường xuất hiện trong các ổ loét.
  • Lớp mô hạt: Tế bào sợi non, sợi tạo keo có rất nhiều, mạch máu tân tạo, các tế bào viêm.
  • Lớp xơ hóa: Nhiều tế bào sợi, mạch máu thành dày,

4.3. Zolinger – Elison

Đây là một loại loét đặc biệt, không giống với loại loét thông thường. Loét thường rất nhiều ổ, có khi đến hàng trăm ổ loét nhỏ, rải rác ở nhiều vị trí khác nhau, nguyên nhân thường gặp là do sự tiết gastrin.

5. Loét dạ dày giải phẫu bệnh – Liên hệ lâm sàng

Tới đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự nguy hiểm của loét dạ dày rồi. Vậy làm thế nào để nhận biết được bản thân có bệnh hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

5.1. Triệu chứng

Loét dạ dày triệu chứng ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi, ợ chua là triệu chứng nhiều người mắc phải khi bị loét dạ dày

Người bị loét dạ dày, tá tràng thường gặp các triệu chứng sau:

  • Cơn đau diễn ra theo chu kỳ, kéo dài từng đợt, thường đau sau khi ăn. Tùy theo tình trạng và vị trí của ổ loét mà cơn đau kéo dài 2-3 tiếng hoặc 10-15 phút.
  • Thường hay bị ợ chua, trào ngược, nấc cụt, chướng hơi, táo bón,…
  • Đưa tay dò cơ bụng khi đau có thể cảm nhận được tình trạng co cứng cơ bụng vùng thượng vị, ấn vào thấy đau hơn. Sau khi dứt cơn đau không thấy tình trạng nào khác.

Xem thêm: 9 triệu chứng điển hình khi bị viêm loét dạ dày

5.2. Chẩn đoán

Theo loét dạ dày giải phẫu bệnh, chụp X quang dạ dày, tá tràng hoặc nội soi dạ dày bằng ống soi mềm rất có giá trị để chẩn đoán. Qua phương pháp này có thể phát hiện 98% các vết loét tồn tại trong dạ dày.

5.3 Biến chứng

Biến chứng loét dạ dày
Loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Loét dạ dày khi không được điều trị có thể biến chứng khá nguy hiểm như:

  • Chảy máu dạ dày tá tràng: Là biến chứng hay gặp, nhất là loét tá tràng, lâu ngày khiến người bệnh bị thiếu máu.
  • Thủng ổ loét: Thường xảy ra khi các vết loét tồn tại lâu năm hoặc do người bệnh còn trẻ mà bị loét cấp.
  • Hẹp môn vị: Niêm mạc xung quanh ổ loét bị co kéo gây hình ảnh dạ dày hai túi hay đồng hồ cát
  • Ung thư hoá: Loét tá tràng không có ung thư hóa. Tuy nhiên, loét dạ dày dù bất kỳ vị trí nào cũng nên cảnh giác, các vị trí loét bờ cong nhỏ và loét môn vị là đáng lo ngại hơn cả. Nếu không điều trị sớm, ung thư có thể di căn đến các khu vực khác của dạ dày hoặc buồng trứng, phổi, gan, xương, não,…

Xem thêm:  Cảnh báo 4 biến chứng nguy hiểm khi bị viêm loét dạ dày

5.4. Điều trị

Nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong rất tốt cho những người bị đau dạ dày

Khi bị loét dạ dày, tá tràng, người bệnh có thể điều trị theo các cách sau:

  • Uống thuốc trung hòa acid hoặc thuốc ức chế bài tiết để làm giảm acid pepsin.
  • Uống các thuốc tạo màng che phủ niêm mạc dạ dày, tái sinh tế bào niêm mạc bị tổn thương.
  • Uống thuốc diệt trừ vi khuẩn Hp giai đoạn đầu, hạn chế khả năng phát triển thành ung thư.
  • Sử dụng các biện pháp dân gian: uống nghệ và mật ong,…

Xem thêm: 17 cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

Bài viết trên cho cái nhìn sơ lược về bệnh loét dạ dày giải phẫu bệnh. Từ đó, người bệnh có phương pháp phòng ngừa loét dạ dày và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x