Skip to main content

Viêm loét dạ dày HP dương tính – Bạn đã mắc bệnh?

  • Ngày đăng:

    03/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    146

Viêm loét dạ dày HP dương tính là tình trạng có một hay nhiều ổ loét ở dạ dày được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây.

Xem thêm:

1. Viêm loét dạ dày Hp dương tính là gì ?

 Viêm loét dạ dày HP dương tính
Viêm loét dạ dày dương tính với HP có nghĩa là bạn đã mắc bệnh

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày bị bào mòn dẫn đến loét ở phần niêm mạc dạ dày.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như:

  • Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý
  • Do lạm dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID (ibuprofen, aspirin….) hoặc các loại thuốc chống viêm.
  • Do dùng rượu, bia, hút thuốc lá trong thời gian dài
  • Do vi khuẩn H.pylori.

Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn H.Pylori gây nên. Dương tính với vi khuẩn HP có thể dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính lâu nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể xảy ra nhiều biến chứng như hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày và nặng nhất là gây ung thư dạ dày…. Vậy nguyên nhân nào lây nhiễm HP gây bệnh viêm loét dạ dày, mời các bạn đọc phần tiếp theo

2. Nguyên nhân lây nhiễm HP gây viêm loét dạ dày

Dùng chung bát đũa
Dùng chung bát đũa

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày HP dương tính. Loại khẩun này thâm nhập và tiết ra độc tố gây viêm loét dạ dày. Đây là loại khuẩn có khả năng lây nhiễm rất mạnh. Loại khuẩn này chủ yếu lây nhiễm qua các con đường sau:

  • Đường miệng – miệng: lây lan qua việc gắp thức ăn chungg, dùng chung nước chấm, bát, đũa, lây qua đồ dùng sinh hoạt dùng chung
  • Đường dạ dày – miệng: lây nhiễm chủ yếu qua y tế. Các dụng cụ y tế xét nghiệm, nội soi nếu không tiệt trùng, hoặc sử dụng chung hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người có vi khuẩn hp sang người khoẻ mạnh
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP đào thải qua phân vì vậy nếu đi vệ sinh xong không rửa tay có thể lây lan ra cộng đồng, người thân.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Người bị ợ hơi, ơi chua có dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng
Bị loét dạ dày do HP gây nên có dấu hiệu ợ hơi, ở chua

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày HP dương tính thường có các biểu hiện sau:

  • Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn: Vi khuẩn HP gây nên bệnh viêm loét dạ dày khiến dư thừa acid dịch vị dẫn đến khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Có thể từng cơn hoặc kéo dài tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh
  • Đau vùng thượng vị: Khi bị viêm loét dạ dày do HP gây nên dẫn đến người bệnh cảm thấy đau bụng. Ban đầu cơn đau thường xảy ra khi đói, khi tình trạng bệnh nặng hơn có thể đau cả lúc đói lẫn lúc no.
  • Đầy hơi, chướng bụng: khi bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây nên thì chức năng hệ tiêu hoá sẽ bị yếu đi làm cho thức ăn vào dạ dày không tiêu hoá được dẫn đến chướng bụng, đầy hơi
  • Giảm cân đột ngột: Chính vì thức ăn không tiêu hoá được dẫn đến cảm giác chán ăn, không muốn ăn, dẫn đến giảm cân.

4. Xét nghiệm nào xác định viêm loét dạy dương tính với HP

Để xác định viêm loét dạ dày HP dương tính hay không, các bác sĩ chắc chắn cần phải làm các xét nghiệm cần thiết. Xét nghiệm máu, hơi thở, phân, sinh thiết dạ dày,… là những thí nghiệm thường được thực hiện nhất.

Các phương pháp xét nghiệm dưới đây được tham khảo từ trang trang Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận  tại Hoa Kỳ).

4.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong việc chẩn đoán bệnh rất phổ biến trong y học. Sử dụng phương pháp này để xét nghiệm người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP trong máu không.

Cơ chế: Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP thì hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể đối với vi khuẩn HP. Các kháng thể này có trong máu và phát hiện thông qua xét nghiệm máu

Ưu điểm: Phương pháp này thực hiện khá đơn giản và cho kết quả nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Thường ít được sử dụng trong xét nghiệm khuẩn HP vì loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong các môi trường khác nhau. Nếu chỉ xét nghiệm máu không thì khó có thể phát hiện, dẫn đến có thể kết quả xét nghiệm âm tính trong khi người bệnh đã bị nhiễm HP. Như vậy người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc không phù hợp và không thể điều trị dứt điểm bệnh được.
  • Vi khuẩn HP có thể bị tiêu diệt hết, tuy nhiên những kháng thể của nó có thể tồn tại trong môi trường máu đến vài năm sau đó. Do đó khi xét nghiệm máu sẽ vẫn cho kết quả dương tính dù người bệnh không còn vi khuẩn trong cơ thể.

4.2. Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm hơi thở
Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm viêm loét dạ dày HP dương tính hay không bằng việc test hơi thở hay Urea Breath Test là phương pháp có độ chính xác cao, không xâm lấn vào dạ dày nên rất khuyến khích được sử dụng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Phân loại: Có hai dạng thiết bị test hơi thở đó là test hơi thở sử dụng bóng (dụng cụ test có hình quả bóng) và test hơi thở sử dụng thẻ (dụng cụ test có hình giống thẻ ATM).

Cơ chế xét nghiệm: Đầu tiên bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống 1 viên thuốc. Đây là loại thuốc chuyên biệt dùng có xét nghiệm khuẩn Hp bằng hơi thở có chứa Ure gắn đồng vị phóng xạ 13C hoặc 14C. Người bệnh sẽ đợi khoảng 20 phút rồi thở vào thiết bị . Sau đó, các bác sĩ sẽ đem mẫu hơi thở thu thập được  tiến hành đo và xác định khuẩn Hp có tồn tại trong hơi thở không.

Kết quả: Có 2 trường hợp xảy ra

  • Nếu đồng vị cacbon được phát hiện trong hơi thở, kết luận tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày, cho xét nghiệm dương tính.
  • Nếu không tìm thấy đồng vị cacbon, kết luận không có sự xuất hiện của vi khuẩn HP, cho xét nghiệm âm tính.

Ưu điểm: Cho độ chính xác cao lên tới hơn 95%, lại an toàn cho người bệnh nên rất được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán khuẩn HP

Chi tiết: Test vi khuẩn HP bằng hơi thở chính xác nhất như thế nào?

4.3. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân

Vi khuẩn HP thể tồn tại trong phân và lây qua người qua đường phân – miệng. Vì vậy xét nghiệm phân để chẩn đoán viêm loét dạ dày HP dương tính  hay không cũng là phương đáp được sử dụng nhiều.

Cơ chế xét nghiệm: Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ dựa trên sự thay đổi của màu phân khi cho phản ứng miễn dịch với huỳnh quang để xác nhận bệnh.

Kết quả: Có 2 trường hợp xảy ra

  • Nếu phân có màu xanh, kết luận tồn tại vi khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm dương tính
  • Nếu phân không có màu xanh, kết luận không có mặt vi khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm âm tính

Ưu điểm: Xét nghiệm khuẩn HP bằng cách xét nghiệm phân có độ chính xác cao, chi phí hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người.

Nhược điểm: Phương pháp này khá mất thời gian và việc lấy phân người bệnh có thể liên quan đến một số vấn đề vệ sinh nên nhiều người còn ngại thực hiện cũng như không sử dụng cho những người đã có dấu hiệu bệnh trở nặng.

4.4. Sinh thiết dạ dày

Sinh thiết dạ dày
Phương pháp sinh thiết dạ dày

Sinh thiết dạ dày hay nói cách khác là nội soi dạ dày. Phương pháp này vừa giúp bác sĩ xác nhận bệnh nhân có bị viêm loét dạ dày HP dương tính không, đồng thời chẩn đoán chính xác được tình trạng nhiễm khuẩn trong dạ dày và có thể đánh giá được mức độ và vị trí tổn thương một cách chính xác.

Cơ chế xét nghiệm: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày qua ống thực quản và xem xét tình trạng dạ dày trên màn hình máy tính. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng kim sinh thiết lấy một mảnh sinh thiết quanh vị trí dạ dày bị có tổn thương dạ dày ra ngoài rồi làm xét nghiệm. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm Clo Test hoặc thực hiện nuôi cấy vi khuẩn hoặc ngâm nó vào một dung dịch đặc biệt rồi quan sát sự thay đổi.

Kết quả: Có 2 trường hợp xảy ra

  • Nếu dụng dịch chuyển sang màu hồng, kết luận tồn tại khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm dương tính
  • Nếu dung dịch không chuyển màu hồng, kết luận không có khuẩn HP trong dạ dày, xét nghiệm âm tính.

Ưu điểm: Chuẩn đoán được chính xác được tình trạng nhiễm bệnh, xét nghiệm khuẩn HP bằng các nội soi dạ dày sẽ chỉ tốn khoảng vài chục phút là cho ra kết quả.

Nhược điểm: Không sử dụng phương pháp này cho người bị  rối loạn đông máu, cầm máu.

5. Viêm loét dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không?

Biến chứng viêm loét dạ dày
Biến chứng viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày dương tính với HP là căn bệnh rất nguy hiểm. Đầu tiên nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe tinh thần của mỗi người. Những cơn đau bụng sẽ hành hạ người bệnh khiến họ không thể đủ sức làm việc thật tốt. Người bệnh luôn cảm thấy chán ăn vì hay bị ợ chua, khó tiêu, chướng bụng nên ăn không ngon. Dần dần cơ thể trở nên xanh xao, thiếu sức sống, cân nặng giảm sút.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng của viêm loét dạ dày vô cùng nguy hiểm như:

  • Hẹp môn vị dạ dày
  • Thủng dạ dày
  • Xuất huyết tiêu hoá.
  • Thậm chí, khuẩn HP còn có thể gây ra ung thư dạ dày.

Chính vì thế, khi đang nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh bạn cần đi đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm khuẩn HP để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chủ quan có thể gây chết người

6. Khi nào thì cần tiến hành xét nghiệm HP

Trường hợp nên xét nghiệm vi khuẩn HP
Những trường hợp nên xét nghiệm vi khuẩn HP

Khi bạn phát hiện mình có dấu hiệu sau, bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra viêm loét dạ dày HP dương tính hay không:

  • Đã từng bị viêm loét dạ dày nhưng trước đó chưa làm xét nghiệm vi khuẩn HP.
  • Cảm giác đắng miệng, khó nuốt.
  • Da xanh nhợt.
  • Thường xuyên xuất hiện triệu chứng nôn, nôn khan, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
  • Bệnh nhân có người nhà có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày.
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Thương ợ chua, khó tiêu, đầy bụng.

Các dấu hiệu khi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể dường như là không, và chỉ khi phát bệnh nặng thì người bệnh mới biết. Lúc này thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn, và người bệnh sẽ bị tổn thương về tinh thần và sức khỏe nhiều hơn.

Để đảm bảo sức khoẻ hơn, bạn có thể thiết lập lịch trình 6 tháng khám bệnh một lần.Tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.

7. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày Hp mới nhất bộ y tế

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP

Khi phát hiện bạn bị nhiễm khuẩn HP dương tính gây viêm loét dạ dày, bạn cần phải tuân thủ phác đồ điều trị để tiêu diệt vi khuẩn HP do bác sĩ đưa ra. Dưới đây là 3 phác đồ điều trị khuẩn HP thường được sử dụng nhất với khả năng tiêu diệt từ 80-95% khuẩn HP.

7.1 Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính 3 thuốc

  • Phác đồ 3 thuốc chuẩn ban đầu: PPI  thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng giảm tiết acid dịch vị và 2 loại kháng sinh.
  • Thời gian sử dụng từ 10-14 ngày.
  • PPI: ức chế bơm Proton giảm acid dịch vị, thường dùng là omeprazol 01 viên 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần
  • Clarithromycin 500mg/lần ngày 2 lần

7.2 Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày dương tính HP 4 thuốc

  • PPI: 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần
  • Metronidazole 500mg/ lần ngày 2 lần
  • Phác đồ 4 thuốc áp dụng khi phác đồ 3 thuốc chuẩn thất bại hay trước đó đã dùng kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin).
  • Thời gian sử dụng thuốc là từ 10-14 ngày.
  • PPI ngày 2 lần
  • Tinidazole hay Metronidazole 500mg/ lần ngày 2 lần
  • Bismuth 120mg/4 viên/ ngày chia 2 lần

7.3 Phác đồ điều trị nối tiếp

  • PPI: 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin 1g/lần ngày 2 lần
  • Clarithromycin 500mg/lần ngày 2 lần
  • Metronidazole 500mg/ lần ngày 2 lần
  • Phác đồ điều trị HP nối tiếp
  • 5 ngày đầu : PPI+Amoxicillin
  • 5 ngày tiếp theo: PPI+Clarithromycin+Tinidazole

Tuy nhiên hiện nay các phác đồ kháng sinh có hiệu quả ngày càng giảm do tình trạng lây nhiễm, kháng thuốc và hiện tượng tái nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Vì vậy để điều trị căn bệnh viêm loét dạ dày do khuẩn HP gây nên thành công, ngoài việc thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì cần phải có biện pháp phòng ngừa đúng cách để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn này vào dạ dày.

Xem thêm: Điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi hoàn toàn? – Thời gian chính xác nhất

8. Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

Rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP

Để hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày HP dương tính, bạn cần:

  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các thực phẩm tái sống
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
  • Không ăn chung bát đũa hay uống chung ly
  • Tránh mớm đồ ăn cho trẻ
  • Hạn chế ăn những quán không hợp vệ sinh
  • Thường xuyên dọn dẹp, giữ sạch sẽ nơi ở, đặc biệt là nhà bếp và nhà vệ sinh
  • Mỗi gia đình nên có nhà vệ sinh, không nên phóng uế bừa bãi.
  • Không sử dụng các nguồn nước từ sông hồ ao suối bẩn vì đây là môi trường và vi khuẩn HP thường hay sống nhất.
  • Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP hay có tiền sử bị ung thư dạ dày thì những người còn lại cũng nên đi xét nghiệm khuẩn HP.

Nói chung, ung thư dạ dày còn có thể do một số nguyên nhân khác, tuy nhiên khuẩn HP vẫn là một trong những nguyên nhân nguy hiểm cần được lưu tâm tới. Phòng tránh vi khuẩn HP sẽ làm hạn chế khả năng bạn bị viêm loét dạ dày hơn.

Xem thêm: 

*Lưu ý:  

  • Nano Curcumin được chiết xuất Curcumin từ củ nghệ tươi có hoạt tính nổi bật, vừa chống oxy hóa, kháng viêm, kích thích tái tạo tế bào và tiêu diệt 65 chủng vi khuẩn HP.
  • Ngoài ra, Nano Curcumin không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe nên bạn có thể sử dụng Nano Curcumin lâu dài giúp hỗ trợ phòng và ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP an toàn và hiệu quả.

Viêm loét dạ dày HP dương tính gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện có các biểu hiện bệnh bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời để có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x