Đau dạ dày đầy hơi có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục chứng đau dạ dày đầy hơi
-
Ngày đăng:
31/07/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
298
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày đầy hơi là tình trạng thường gặp của bệnh nhân bị các bệnh viêm dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bạn đang lo lắng về mức độ tiến triển và cách điều trị chứng đầy hơi do đau dạ dày. Hãy theo dõi bài phân tích sau của CumarGold.
Xem thêm:
1. Tổng quan về bệnh đau dạ dày đầy hơi
1.1. Nguyên nhân chính gây đau dạ dày đầy hơi
Khí sinh ra trong ống tiêu hoá là điều bình thường. Thông thường mỗi ngày chúng ta đào thải khí khoảng 20 lần qua 2 con đường chính bằng cách trung tiện và ợ hơi.
Đau dạ dày đầy hơi sảy ra khi việc đào thải khí thừa gặp rối loạn. Các nguyên nhân bên trong gây đau dạ dày đầy hơi bao gồm:
- Rối loạn tiêu hoá, chậm tiêu
- Giảm nhu động ruột, giảm co bóp tống khí ra ngoài
- Viêm dạ dày khiến dạ dày giảm co bóp, giảm tống khí ra ngoài
- Nhiễm khuẩn HP khiến tăng sản sinh khí gây đau dạ dày đầy hơi
- Tăng tiết acid gây tiêu hoá nhanh thực phẩm tại dạ dày, gây đầy hơi
Một số nguyên nhân khác từ bên ngoài gây đau dạ dày đầy hơi gồm:
- Ăn thực phẩm sinh ra nhiều khí như: Đồ ăn cay nóng, chất xơ chứa psyllium, Metamucil, một số loại đậu…
- Ăn một số thực phẩm khó tiêu, gây đầy hơi: ăn nhiều dầu mỡ, một số loại đường nhân tạo, ăn quá nhiều tinh bột…
- Thói quen vừa ăn vừa nói chuyện, ăn quá nhanh
- Sử dụng đồ uống có gas, rượu bia gây tăng sinh khí trong dạ dày
- Ăn ngay trước khi ngủ, ăn khuya cũng gây khó tiêu, đầy hơi
Xem thêm:
- 8 nguyên nhân đau dạ dày đầy hơi bạn không ngờ tới
- Cảnh báo khi bị viêm hang vị trào ngược thực quản
2. Đau dạ dày đầy hơi có nguy hiểm không?
Đau dạ dày chướng bụng đầy hơi thường được đặc trưng bằng các triệu chứng như:
- Ợ hơi liên tục và buồn nôn
- Đau tức vùng thượng vị (trên rốn) và quanh rốn
- Đau âm ỉ, có thể đau nhói thành cơn, đau kéo dài từ 1-5 tiếng
- Bụng căng, chướng
- Khó ợ hơi chủ động, cũng khó trung tiện
- Cơn đau thường xảy ra sau khi ăn từ 1-4 tiếng
- Có thể kèm theo tức ngực, đau lan ra phía lưng
Như chúng tôi đã đề cập, đau dạ dày đầy hơi là một bệnh không nguy hiểm. Các nguyên nhân gây đau dạ dày đầy hơi đa dạng và không đặc trưng cho một bênh lý cụ thể.
Nếu bạn bị đau dạ dày chướng bụng đầy hơi ít hơn 2 lần 1 tuần thì không cần quá lo lắng. Hãy điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt. Đồng thời tránh các nguyên nhân như đã nêu gây ra đau dạ dày đầy hơi.
Nếu bạn bị đau dạ dày kèm theo đầy hơi lớn hơn 2 lần/tuần thì đây có thể là một dấu hiệu của các bệnh liên quan đến viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Lúc này bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh cụ thể.
3. TOP 12 cách khắc phục chứng đầy hơi khi đau dạ dày
Có rất nhiều cách để thoát khỏi chứng đau chướng bụng đầy hơi buồn nôn mà không cần dùng đến thuốc hoặc các can thiệp y khoa. Chúng bao gồm:
3.1. Ăn chậm nhai kỹ để ngăn đau dạ dày đầy hơi
Ăn quá nhanh làm một phần khí được đưa vào dạ dày theo thức ăn. Do đó để tránh các triệu chứng đau dạ dày đầy hơi, bạn cần ăn chậm và nhai kỹ hơn. Không nên nói chuyện nhiều trong khi ăn. Mỗi miễng thức ăn nên nhai khoảng 30 lần.
3.2. Tránh nhai kẹo cao su
Đôi khi chúng ta thường nuốt nhiều không khí vào bụng hơn khi nhai kẹo cao su. Đồng thời kẹo cao su chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng tình trạng đau bụng đầy hơi của bạn.
3.3. Không dùng ống hút
Ống hút cũng có thể khiến bạn nuốt thêm khoảng 30% không khí khi uống. Điều này có thể làm bạn đầy bụng và đau dạ dày.
Ngoài ra việc loại bỏ ống hút cũng là một cách để bảo vệ môi trường rất tốt.
3.4. Bỏ thuốc lá
Ngoài các chất độc gây ung thư vô cùng nguy hiểm của thuốc lá. Việc hút thuốc khiến cơ thể bạn dung nạp một lượng lớn khí thừa. Ngoài ra hút thuốc còn khiến giảm co bóp, giảm tống khí ra ngoài gây ra đau dạ dày đầy hơi.
3.5. Không dùng đồ uống có gas
Sau khi uống, đồ uống có gas phản ứng với acid dạ dày sản sinh ra rất nhiều khí. Nếu nhu động ruột của bạn không tốt, điều này có thể khiến bạn bị đau dạ dày đầy hơi. Các loại đồ uống có gas còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh dạ dày khác như viêm trợt xung huyết niêm mạc, viêm loét dạ dày tá tràng…
3.6. Tránh thực phẩm gây đầy hơi
Bạn nên tránh một số thực phẩm sau đây vì chúng có thể làm tăng tình trạng đau dạ dày đầy hơi của bạn. Bao gồm:
- Chất tạo ngọt nhân tạo, có nhiều trong bánh kẹo, nước ngọt không đường
- Các loại rau họ cải như cải xanh, súp lơ, bắp cải
- Tránh uống sữa khi đói
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn nhiều gia vị nồng, nhiều hành và tỏi
- Thức ăn cay nóng
- Một số loại đậu như đậu nành nguyên vỏ, đậu lăng
3.7. Uống trà để giảm đau dạ dày đầy hơi
Một số loại trà có thể làm giảm chứng đầy hơi và đau dạ dày của bạn bao gồm:
- Trà đại hồi, trà quế
- Trà gừng
- Trà hoa cúc
- Trà bạc hà
Ngoài tác dụng giảm đầy hơi, những loại trà này còn giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hoá và chống lão hoá rất tốt.
3.8. Trườm ấm bụng khi đau dạ dày đầy bụng
Phương pháp này có thể không trực tiếp làm giảm tình trạng đầy hơi của bạn. Tuy nhiên trườm ấm bụng có thể làm cơn đau dịu hơn, giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày đầy hơi. Đồng thời trườm ấm là một cách kích thích tăng nhu động ruột, tăng thải khí thừa ra khỏi dạ dày của bạn.
3.9. Sử dụng men vi sinh
Men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có lợi vào đường ruột. Chúng giúp kích thiếch tiêu hoá, giảm táo bón và đầy hơi. Đồng thời chúng giúp giảm lượng vi khuẩn có hại sản sinh nhiều khí trong dạ dày của bạn. Men vi sinh chứa các chủng vi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus thường được đánh giá là hiệu quả nhất.
3.10. Sử dụng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ chứa Curcumin có thể làm giảm tiết nhiều acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn các chứng viêm dạ dày phát triển. Do vậy, tinh bổ nghệ, đặc biệt là Curcumin có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa các bệnh đầy hơi do viêm dạ dày.
Bạn nên sử dụng Nano Curcumin (dạng bào chế nano), có khả năng hấp thu và tác dụng gấp hàng chục lần so với Curcumin thông thường.
3.11. Tập thể dục để giảm đau dạ dày kèm theo đấy hơi
Tập thể dục kích thích tăng co bóp của ruột và dạ dày, giúp tống khí thừa ra ngoài. Qua đó giúp giảm nhanh tình trạng đau dạ dày và đầy hơi.
3.12. Sử dụng thuốc làm giảm đau dạ dày đầy hơi
Nếu sử dụng các phương pháp trên mà triệu chứng đau dạ dày đầy hơi vẫn chưa giảm. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giúp giảm đau dạ dày đầy bụng. Bao gồm:
- Alpha-galactosidase: chúng giúp bạn dễ tiêu hoá một số loại thức ăn gây đầy hơi, đặc biệt là các loại đậu
- Simethicon: Giúp tăng nhu động ruột và đào thải khí ra ngoài đường tiêu hoá của bạn.
- Than hoạt tính: Có thể dùng sau bữa ăn để giảm các triệu chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài bằng việc hấp phụ các chất gây đầy hơi và một phần khí thừa.
>> Bạn có thể xem chi tiết:
- Top 16 nhóm thực phẩm người đau dạ dày nên tránh ăn
- Đau dạ dày uống gì? 14 loại nước người đau dạ dày nên uống
- TOP 15 địa chỉ khám đau dạ dày TÔT & UY TÍN nhất 2019
Hi vọng rằng, với những thông tin về đau dạ dày đầy hơi mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp cho bạn có thêm hiểu biết. Hãy quan tâm đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày để có được cơ thể khỏe mạnh bạn nhé!