Skip to main content

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

  • Ngày đăng:

    22/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    171

Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên có thật sự hiệu quả hay không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn 17 cách chữa loét dạ dày tự nhiên phổ biến nhất hiện nay

Xem thêm:

1. Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên hiệu quả không ?

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất. Bệnh gây tổn thương, trầy xước, viêm và loét trên lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng, bào mòn và làm cho các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Đau dạ dày cần điều trị kịp thời và nhanh chóng.
Đau dạ dày cần điều trị kịp thời và nhanh chóng.

Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày rất dễ nhận biết và chúng thường xuất hiện với mức độ tăng dần theo tình trạng bệnh. Một vài những biểu hiện thường gặp của viêm loét dạ dày có thể kể đến như:

  • Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị)
  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị
  • Rối loạn tiêu hóa

Tìm hiểu thêm: Loét dạ dày triệu chứng như thế nào ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày. Có thể kể đến những nguyên nhân chính sau:

  • Vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori
  • Dùng những thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên
  • Chế độ ăn uống không khoa học
  • Tâm lý căng thẳng kéo dài
  • Chế độ sinh hoạt bất hợp lý,…

Chi tiết xem: 9 Nguyên nhân gây loét dạ dày nên đọc

Các yếu tố này cũng tác động không nhỏ tới sự hình thành nên bệnh viêm loét dạ dày.

Hiện nay, để điều trị bệnh lý này, người ta thường sử dụng thuốc tây hoặc áp dụng các liệu pháp điều trị tự nhiên. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây nên nhiều tác dụng phụ . Do đó, nhiều người bệnh cảm thấy khá ngần ngại với phương pháp này.

Để thay thế, nhiều người bệnh đã lựa chọn điều trị viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên vì chúng tương đối an toàn, có thể dùng lâu mà không gây tác dụng phụ.Trong phần tiếp sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số liệu pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả nhất.

2. 17 cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

Có rất nhiều các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên. Mỗi phương pháp lại dựa trên việc sử dụng các loại thảo dược và cây cỏ quen thuộc như:

2.1 Nghệ

Từ lâu, dân gian đã sử dụng bột nghệ như một biện pháp điều trị bệnh đau dạ dày hàng đầu và mang lại hiệu quả cao. Trong tinh chất nghệ vàng có hoạt chất Curcumin giúp giảm tiết acid trong dạ dày từ đó ngăn ngừa viêm loét, tổn thương.

Đồng thời, curcumin cũng tăng cường các yếu tố bảo vệ, thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét. Bên cạnh đó, chúng còn được đánh giá cao nhờ khả năng ức chế 65 chủng vi khuẩn HP, ngay cả khi vi khuẩn đã kháng với kháng sinh.

Nghệ vàng là tinh chất quý trong điều trị viêm loét dạ dày. 
Nghệ vàng là tinh chất quý trong điều trị viêm loét dạ dày.

Bạn cần chuẩn bị: 50g củ nghệ tươi.

Cách làm như sau:

  • Củ nghệ tươi đem rửa sạch, bỏ vỏ sau đó đập dập và lấy nước pha với mật ong.
  • Chia ra để uống làm nhiều lần trong ngày với tỷ lệ pha là 12g bột nghệ/6g mật ong.
  • Sau khi trộn hỗn hợp, bạn chia thành 3 phần và sử dụng trước mỗi bữa ăn chính
  • Có thể dùng hỗn hợp trong vòng 2 – 4 tuần sẽ thấy hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày rất tuyệt vời từ nghệ.

Tuy nhiên, curcumin thông thường trong nghệ có phân tử khối khá lớn, độ tan kém nên rất khó hấp thu. Để khắc phục nhược điểm này, công nghệ nano đã được áp dùng và giúp tạo ra nano curcumin.

Nano curcumin có kích thước phân tử cực nhỏ, chỉ từ 50-70nm. Do đó, cả độ tan và khả năng được hấp thụ của nano curcumin đều vượt trội hơn hẳn so với curcumin, giúp tối đa hóa tác dụng của nano curcumin và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Xem thêm:

2.2 Lá mơ

Tác dụng của lá mơ chữa loét dạ dày: 

  • Lá mơ lông có tính mát và chứa nhiều dưỡng chất giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, sát trùng…
  • Ngoài ra vitamin C, protein, tinh dầu và carotene giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày đồng thời giúp giảm sưng viêm loét ở lớp niêm mạc
Lá mơ cũng là một vị thuốc chữa loét dạ dày hiệu quả
Lá mơ cũng là một vị thuốc chữa loét dạ dày hiệu quả

Bài thuốc với loại lá này được thực hiện như sau:

  • Lá mơ lông từ 20 – 30 gram lá mơ lông ( khoảng một nắm nhỏ lá mơ lông là đủ)
  • Bạn hái lá mơ sau đó đem rửa thật sạch và giã nát phần lá trên. Sau đó vắt lấy nước cốt.
  • Uống mỗi ngày 1 lần duy trì liên tục để cải thiện tình trạng chứng viêm loét dạ dày.

2.3 Chuối hột

Tác dụng của chuốt hột chữa loét dạ dày: Bên cạnh một số mẫu thảo dược cải thiện sức khỏe dạ dày, thì quả chuối hột cũng là một loại dược liệu cực tốt trong những cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên.

  • Theo đó trong chuối hột xanh có chứa nhiều hoạt chất như:coumarin, anin, flavonoid, vỏ chuối có chứa lượng lớn enzym polyphenoll oxydase giúp kích thích dịch nhày ở dạ dày từ đó ngăn cản sự tấn công dịch vị đến thànhd ạ dày từ đó làm vết loét nhanh lành hơn.
  • Ngoài ra theo đông y, chuốt hột giúp giải độc, lợi tiểu, giúp kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn
Chữa loét dạ dày với chuối hột
Chữa loét dạ dày với chuối hột

Cách thực hiện bài thuốc này rất đơn giản:

  • Chuối hột khoảng 1 – 2 quả, bạn nên chọn loại quả đã già để hiệu quả điều trị được tốt nhất.
  • Chuối lấy về rửa sạch, sau đó đem thái thành từng lát mỏng, phơi khô. Khi chuối đã thật sự khô đem nghiền nhỏ thành bột, bảo quản trong lọ kín để dùng dần.
  • Mỗi lần dùng có thể pha khoảng 2 thìa bột chuối hột với một ít nước ấm và uống trước bữa ăn hàng ngày. Thực hiện liên tục trong 15 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ thấy các cơn đau do viêm loét dạ dày giảm đi đáng kể.

Xem thêm: Công dụng của chuối chữa đau dạ dày

2.4 Củ cải và ngó sen

Tác dụng củ cải và ngó sen chữa loét dạ dày: Củ cải và ngó sen tươi chứa nhiều tinh bột nên được xem là bài thuốc dân gian có tác dụng làm cho dịu cơn đau do viêm dạ dày gây ra.

Củ cải và ngó sen chữa bệnh dạ dày
Củ cải và ngó sen chữa bệnh dạ dày

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên với củ cải và ngó sen

  • Chuẩn bị củ cải trắng và ngó sen tươi với lượng bằng nhau.
  • Bạn tiến hành ngâm củ cải và ngó sen với nước muối khoảng 5 phút rồi rửa sạch với nước. Đem giã nát những nguyên liệu trên và cho vào một chút nước sạch.
  • Bài thuốc này sử dụng thường xuyên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 60 gram sẽ thấy được những dấu hiệu đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể.

2.5 Nước chanh

Công dụng nước chanh chữa loét dạ dày: Chanh là loại quả quá quen thuộc trong gia đình. Không chỉ sở hữu vị chua đặc trưng đánh thức thị giác mà trong quả chanh còn chứa rất nhiều acid nitric tuy nhiên một ít nước chanh lại có khả năng giúp các cơn đau dạ dày giảm bớt hiệu quả

Một ít nước chanh lại có khả năng giúp các cơn đau dạ dày giảm bớt hiệu quả
Một ít nước chanh lại có khả năng giúp các cơn đau dạ dày giảm bớt hiệu quả

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn đem cham vắt lấy nước sau đó cho vào nước ấm kèm 2 – 3 thìa con đường cát.
  • Khuấy đều các hỗn hợp trên và thưởng thức.
  • Bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày có thể uống từ 1 đến 2 cốc nước chanh mỗi ngày sau bữa ăn để làm dịu hẳn cơn đau dạ dày đồng thời cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

2.6 Lá bạc hà

Công dụng lá bạc hà chữa loét dạ dày: Nước ép lá bạc hà tuy có tác dụng giúp đỡ tiêu hóa, là cách chữa viêm loét dạ dày một cách hiệu quả, dễ dàng. Sử dụng bạc hà sẽ giúp giảm bớt sự co thắt của dạ dày đồng thời tránh được những tình trạng trào ngược, ợ hơi, ợ chua.

Cách thực hiện rất đơn giản: bạn có thể nhai một hay hai lá bạc hà tươi 2-3 lần trước bữa ăn hoặc uống nước ép lá bạc hà cũng đều rất tốt cho dạ dày.

Lá bạc hà sẽ giúp điều trị chứng ợ hơi, ợ chua hiệu quả. 
Lá bạc hà sẽ giúp điều trị chứng ợ hơi, ợ chua hiệu quả.

2.7 Cam thảo

Tác dụng cây cam thảo chữa loét dạ dày: Cam thảo là một phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên xuất hiện trong nhiều bài thuốc bắc, giúp tăng cường thể trạng vô cùng tốt cho cơ thể.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI một số hoạt chất có trong cam thảo như: licoricidin và licoisoflavone B (G. uralensis), licochalcone A (G. Inflata) và glabrene (thành phần của Glycyrrhiza glabra), glabridin giúp ngăn ngừa vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây loét dạ dày

Cam thảo cũng là một cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Cam thảo cũng là một cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên

Cách dùng cam thảo như sau: 

  • Đem hòa cam thảo cùng với 1 phần nước cất để uống 3 lần mỗi ngày.
  • Mỗi ngày sử dụng khoảng 1 muỗng café và dùng 3 lần/ngày để uống.
  • Thời điểm dùng tốt nhất đó là trước bữa ăn khoảng 40 phút.
  • Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không dùng kéo dài quá 3 tuần, sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, bởi cam thảo có thể gây ra chứng táo bón hoặc tiêu chảy.

2.8 Trà hoa cúc

Tác dụng trà cúc chữa loét dạ dày: Trà hoa cúc được xem là một trong những thức uống tốt cho sức khỏe. Chúng không chỉ giúp giảm căng thẳng lo âu mà còn mang lại những tác dụng điều trị đau dạ dày vô cùng tuyệt vời.

Theo một nghiên cứu cho thấy khi sử dụng trà hoa cúc giúp giảm triệu chứng buồn nôn đồng thời đặc tính chống viêm của trà hoá cúc giảm giảm các cơn đau do loét dạ dày gây nên

Trà hoa cúc được xem là một trong những thức uống tốt cho sức khỏe
Trà hoa cúc được xem là một trong những thức uống tốt cho sức khỏe

2.9 Hạt cây thìa là

Tác dụng hạt thìa là chữa loét dạ dày: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt cây thìa có thành phần mang đến khả năng điều trị chứng trướng bụng và phòng ngừa đau dạ dày rất hiệu quả.

Chiết xuất methanolic có trong cây thì là giúp ức chế các loại vi khuẩn có hại đồng thời giúp tiêu hoá dễ dàng

Trà thìa là có khả năng điều trị chứng trướng bụng và phòng ngừa đau dạ dày rất hiệu quả
Trà thìa là có khả năng điều trị chứng trướng bụng và phòng ngừa đau dạ dày rất hiệu quả

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên với cây thìa là

Ngay khi các triệu chứng này xuất hiện, bạn chỉ cần cho vào cốc nước ấm và uống. Các cơn trướng bụng sẽ được giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một thìa cà phê nước cốt chanh vào nước, cũng như uống trước khi ăn để có thể ngăn ngừa những cơn đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn.

2.10 Lô hội

Công dụng cây lô hội chữa loét dạ dày: Lô hội cũng là một trong những vị thuốc tự nhiên có tác dụng điều trị trị bệnh đau dạ dày hiệu quả tại nhà.

Các hoạt chất ester cinamicanthracene, aloe amodine, aloetic acid giúp hạn chế tiết acid trong dạ dày đồng thời giups chữa lành nhanh các vết loét ở dạ dày.

Cách thực hiện rất đơn giản: Một cốc nước ấm pha lô hội và một chút nước cốt chanh là cách tốt để làm giảm cảm giác khó tiêu đầy hơi do đau dạ dày. Hãy sử dụng ngày 2 lần để làm giảm dấu hiệu của đau dạ dày nhé.Ngoài các công dụng làm đẹp lô hội cũng điều trị viêm dạ dày hiệu quả.

Lô hội là một trong những vị thuốc tự nhiên có tác dụng điều trị trị bệnh đau dạ dày
Lô hội là một trong những vị thuốc tự nhiên có tác dụng điều trị trị bệnh đau dạ dày

2.11 Củ gừng

Tác dụng củ gừng chữa loét dạ dày: Gừng có vị cay tính ấm nên có thể điều trị những bệnh về đường hô hấp ra. Không chỉ vậy, chúng còn là một phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên rất tốt.

  • Hợp chất phenolic có trong gừng giúp giảm viêm loét gây đau ở dạ dày đồng thời bảo vệ chất nhầy ở dạ dày
  • Ngoài ra trong gừng có chứa hoạt chất ShogaolsGingerols giúp tăng tốc độ co bóp dạ dày làm chứng khó tiêu ở dạ dày
Gừng tươi rất tốt cho những người loét dạ dày
Gừng tươi rất tốt cho những người loét dạ dày

Cách sử dụng hết sức đơn giản: bạn chỉ cần cho một vài lát gừng thái mỏng vào tách trà buổi sáng mỗi ngày.

2.12 Nước muối ấm

Tác dụng nước muối ấm chữa loét dạ dày: Nước muối ấm không chỉ là bài thuốc chữa viêm họng, mà nó còn giúp giảm đau nhức dạ dày rất tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Nước muối ấm rất tốt cho viêm loét dạ dày
Nước muối ấm rất tốt cho viêm loét dạ dày

Khi cảm thấy dạ dày khó chịu, hãy pha 1 ly nước muối loãng và ấm. Uống chậm, từ từ sẽ giúp chấm dứt tình trạng đau, co thắt và rối loạn chức năng dạ dày.Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống 1 thìa muối nhỏ, uống nhạt và uống 1-2 lần mỗi ngày để tránh nạp quá nhiều muối vào cơ thể.

 2.13 Bắp cải

Tác dụng bắp cải chữa loét dạ dày:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong bắp cải có chứa vitamin U  và nhiều thành phần khác giúp giảm viêm, chống vết loét dạ dày.

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên bằng bắp cải
Cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên bằng bắp cải

Thêm vào đó, loại cây này còn có rất nhiều các tinh chất phòng ngừa tế bào ung thư xuất hiện. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng bắp cải cả trong bữa ăn và nước ép bắp cải để hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày tốt hơn.

Để làm nước ép, bạn cần chuẩn bị khoảng 1 cây bắp cải. Bạn lấy bắp cải đem rửa thật sạch và xay nát. Đem bắp cải xay đi lọc, ép lấy nước uống 1 ly vào buổi sáng mỗi ngày.

2.14 Vỏ lựu phơi khô

Tác dụng vỏ lựu khô chữa loét dạ dày: Vỏ lựu có vị hơi chua, chát, tính ấm giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm săn niêm mạc dạ dày rất tốt. Do đó, vỏ lựu có thể được dùng như một liệu pháp tự nhiên chữa viêm loét dạ dày.

Theo một nghiên cứu của GI Glubokog người nga được đăng trên Forgotten Hippocrate and treatment plants vào tháng 12/ 1999: vỏ lự khô giúp loại bỏ các cơn đau dạ dày nhanh đồng thời giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây nên

Vỏ lựu có thể được dùng như một liệu pháp tự nhiên chữa viêm loét dạ dày. 
Vỏ lựu có thể được dùng như một liệu pháp tự nhiên chữa viêm loét dạ dày.

Bạn có thể thực hiện bài thuốc này như sau: Cho vỏ lựu phơi khô cho vào 100ml nước sôi sau đó đậy kín nắp lại như pha trà. Công thức này nên sử dụng khi bụng  đang đói bụng, 4 lần/ngày liên tiếp trong 1 tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng viêm loét dạ dày thuyên giảm đáng kể.

Xem thêm: Loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Top 10 loại quả nên ăn

2.15 Cây dạ cẩm

Tác dụng cây dạ cẩm chữa loét dạ dày: Cây dạ cẩm là loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn một cách rất hiệu quả. Chúng được chính thức đưa vào bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày từ năm 1962.

Cây dạ cẩm là bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày từ năm1962. 
Cây dạ cẩm là bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày từ năm1962.

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên:

Bạn có thể sắc 20 lá dạ cẩm khô với 500ml nước, sau đó thêm một chút đường tăng vị ngọt dễ uống. Bạn nên uống 2 tới 3 lần trong ngày để cảm nhận hiệu quả mà nó mang lại.

2.16 Mật ong

Tác dụng mật ong chữa loét dạ dày: Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao và được xem như một loại kháng sinh tự nhiên giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh, giảm đau và làm lành vết thương nhanh chóng.

Mật ong là liệu pháp điều trị viêm dạ dày hiệu quả.
Mật ong là liệu pháp điều trị viêm dạ dày hiệu quả.

Cách thực hiện có thể làm theo hai cách: dùng trực tiếp và kết hợp với các thực phẩm khác.

  • Cách dùng trực tiếp: Pha 1 thìa mật ong với nước ấm. Nên uống vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để nhanh chóng cải thiện cơn đau dạ dày.
  • Kết hợp với thực phẩm khác: Bạn cũng có thể kết hợp mật ong với trứng gà.Đánh đều hỗn hợp gồm 1 – 2 lòng đỏ trứng gà cùng với 20ml mật ong nguyên chất cho tới khi thu được hỗn hợp đồng nhất và bông mịn. Dùng mỗi tuần 2 lần, uống vào buổi sáng để giảm hẳn đi triệu chứng của viêm loét dạ dày.

Xem thêm: Tại sao mật ong lại tốt cho người đau dạ dày ?

2.17 Bổ sung các thực phẩm tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Bổ sung các thực phẩm tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị loét dạ dày được xem như một trong những biện pháp hữu hiệu vừa tốt cho sức khỏe lại có tác dụng với bệnh lý này. Một vài nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt gốc tự do, vốn là tác nhân phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc viêm loét nên tiêu nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
  • Nhóm thực phẩm này được khuyến cáo nên sử dụng: Cà phê, rượu vang đỏ, nước ép quả lựu, nước ép nho, trà xanh, lúa mạch và nhóm các loại hạt (quả óc chó, lạc, hạt dẻ, hạnh nhân,…)
  • Những thực phẩm chứa nhiều chất flavonoid: Nhóm thực phẩm này gồm trái cây và rau củ như việt quất, dâu tây, đào, cần tây, táo,… Flavonoid là chất giúp chống lại gốc tự do, bảo vệ niêm mạc dạ dày giống như chất chống oxy hóa.
  • Chất xơ: Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh đậm màu: xà lách, súp lơ, cần tây,…sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
Bổ sung các thực phẩm tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị loét dạ dày
Bổ sung các thực phẩm tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Hy vọng những thông tin chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên mà chúng tôi giới thiệu trên đây đã giúp bạn có thêm những hiểu biết cần thiết. Chúc bạn mau khỏi bệnh nhé!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x