Cách điều trị viêm loét hành tá tràng hiệu quả
Cách điều trị loét hành tá tràng thường dùng các loại thuốc chống viêm hoặc ngăn tiết acid đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể cùng tham khảo 3 cách điều trị hiệu quả ngay dưới đây.
Xem thêm:
1. Tìm hiểu bệnh viêm loét hành tá tràng
Hiểu về hệ tiêu hóa giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét hành tá tràng
Thức ăn đi qua thực quản vào dạ dày. Dạ dày tiết acid để tiêu hóa thức ăn, sau đó đi xuống phần đầu ruột non (hành tá tràng). Trong tá tràng và phần còn lại của ruột non, thức ăn được trộn với các enzyme, những enzyme này đến từ tuyến tụy và các tế bào ruột non. Chúng tiêu hóa thực phẩm để chúng được hấp thụ vào cơ thể.
Dạ dày thường sản sinh acid để giúp tiêu hóa thức ăn và để diệt vi trùng. Acid này có tính ăn mòn, vì vậy, một số tế bào ở lớp lót bên trong dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng) tạo ra một hàng rào niêm mạc tự nhiên. Điều này bảo vệ lớp màng trong của dạ dày và tá tráng.
Thường có sự cân bằng giữa lượng acid mà dạ dày sản sinh ra với lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tuy nhiên khi lượng acid được sản xuất quá nhiều sẽ phá hủy lớp lót dạ dày và tá tràng.
Muốn điều trị loét hành tá tràng hiệu quả thì trước tiên phải hiểu cách thức hoạt động hệ tiêu hoá, viêm loét hành tá tràng là gì? dấu hiệu và nguyên nhân gây nên bệnh để từ đó có các điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Vậy viêm loét hành tá tràng là gì? Là phần niêm mạc tá tràng (tức là phần đầu tiên của ruột non) ngay sau dạ dày bị viêm loét
Các dấu hiệu nhận biết bị viêm loét tá tràng hầu như giống với loét dạ dày như: đau thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua… Tuy nhiên viêm loét tá tràng thường đau lúc đói, ăn vào đỡ đau hơn, loét dạ dày có thể đau cả lúc đói và lúc no
Nguyên nhân bị viêm loét hành tá tràng chủ yếu là do vi khuẩn hp, ngoài ra còn do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, do stress kéo dài và lạm dụng thuốc tây….
2. Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?
Điều trị viêm loét hành tá tràng nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay thì sẽ không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây nên các biến chứng:
- Xuất huyết tiêu hoá: Trường hợp này có thể xảy ra người bệnh uống các chất kích thích như bia, rượu…. trong thời gian dài dẫn đến máu ở các ổ loét chảy ồ ạt. Khi gặp phải tình trạng này bạn phải đến bệnh viện kịp thời xử lý
- Hẹp môn vị: Hành tá tràng nằm ngay cạnh môn vị vì vậy nếu loét tá tràng không điều trị ngay có thể lây lan sang môn vị dạ dày dẫn đến tình trạng bị hẹp môn vị
- Thủng tá tràng: Khi bị thủng tá tràng người bệnh có biểu hiện như đau bụng dữ dội, buồn nôn. Khi thấy các dấu hiệu này hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý
3. Cách điều trị loét hành tá tràng có hiệu quả
Để điều trị bệnh viêm loét hành tá tràng thì các bác sĩ thưởng sử dụng thuốc ức chế acid và thuốc tiêu diệt vi khuẩn hp kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể sẽ được viết chi tiết ngay dưới đây.
3.1 Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp tăng hiệu quả điều trị
Loét hành tá tràng nên ăn gì?
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để tăng hiệu quả điều trị viêm loét hành tá tràng. Cụ thể
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như chia nhỏ lượng lượng thức ăn ra thành nhiều bữa mỗi ngày để tránh tình trạng dạ dày tiết acid khi bụng rỗng. Những điều chỉnh như vậy sẽ làm cải thiện các triệu chứng viêm loét, nhưng không phải là cách giúp chữa lành vét loét.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ
- Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như: cơm, cháo, sữa, bánh mì, các món súp
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp cung cấp vitamin làm lành nhanh các vết loét
- Ăn các thực phẩm hút axit như: bánh mì, bánh quy, cơm
- Tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm khó tiêu, thức ăn cứng, dai
- Không nên uống rượu, bia. Uống quá nhiều đồ uống có cồn làm cho vết loét lành lại chậm hơn và làm các triệu chứng trở nên xấu đi.
Chế độ sinh hoạt khoa học
- Thường xuyên tập thể dục tăng cường sức khoẻ
- Tránh vận động mạnh sau khi ăn
- Tinh thần phải luôn thoải mái tránh bị stress
- Không thức đêm và áp lực kéo dài
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét hành tá tràng, người bệnh có thể được kê đơn thuốc để điều trị vết loét hiệu quả. Vậy loét hành tá tràng uống thuốc gì?
3.2. Sử dụng thuốc ức chế acid hỗ trợ điều trị viêm loét hành tá tràng
Để điều trị loét hành tá tràng hiệu quả, bác sĩ thường khuyên bạn sử dụng một đơn thuốc kéo dài từ 4 đến 8 tuần để làm giảm đáng kể lượng acid dạ dày.
- Loại thuốc phổ biến nhất là thuốc ức chế bơn proton (PPI). Đây là nhóm các loại thuốc hoạt động trên tế bào lót dạ dày, làm giảm sản xuất acid.
- Ngoài ra bác sĩ còn khuyên dùng loại thuốc khác là thuốc kháng thụ thể Histamine H2, hay còn gọi là chất ức chế H2. Thuốc này hoạt động ở các tế bào khác nhau của lớp lót dạ dày, làm giảm sản xuất acid, khi lượng acid giảm đáng kể, vết loét thường hồi phục.
Tuy nhiên, để sử dụng đúng liều lượng những loại thuốc kể trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
3.3. Dùng thuốc diệt vi khuẩn Hp điều trị loét hành tá tràng
Hầu hết các vết viêm loét dạ dày hay viêm loét hành tá tràng đều do nhiễm vi khuẩn Hp. Do đó, cách điều trị chủ yếu cho bệnh này là làm cho tá tràng không bị nhiễm vi khuẩn đó nữa, vì vậy, nếu chỉ sử dụng thuốc như trên, vết loét có thể quay trở lại khi bạn ngưng dùng thuốc ức chế acid.
Cần có 2 loại kháng sinh, ngoài ra cũng cần dùng thuốc để giảm acid trong dạ dày. Điều trị này thường cần đến 3 tuần, sau khi sử dụng thuốc, bạn cần đi kiểm tra xem đã loại bỏ được hết vi khuẩn Hp chưa, việc kiểm tra này cần diễn ra liên tục trong vòng 4 tuần.
Trong quá khứ, thường phải thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh viêm loét hành tá tràng. Đây là việc làm trước khi y học phát hiện ra rằng vi khuẩn Hp là nguyên nhân của hầu hết các chứng loét hành tá tràng và trước khi các loại thuốc trấn áp acid ra đời.
Hiện nay, phẫu thuật chỉ cần thiết nếu biến chứng của loét hành tá tràng biến chuyển nặng như chảy máy nhiều hoặc xuất hiện lỗ thủng trong tá tràng.
Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?
4. Làm thế nào để phòng bệnh viêm loét hành tá tràng
Phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không khó khăn, chủ yếu là:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ
- Tránh các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia hoặc chế độ làm việc căng thẳng
- Hạn chế các gia vị cay nóng không tốt cho dạ dày tá tràng
- Cần có chế độ nghỉ ngơi, chơi thể thao rèn luyện thể lực
- Tránh stress, tinh thần thoải mái
- Với những người làm việc trí óc cần có chế độ vận động phù hợp, tránh thức quá khuya.
- Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày CumarGold: Với thành phần chứa Nano Curcumin, thực phẩm chức năng CumarGold có công dụng chống viêm cực mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Điều trị loét hành tá tràng phụ thuộc lớn vào việc chẩn đoán chính xác và sự phối hợp của bệnh nhân, nếu như chẩn đoán đúng nhưng bệnh nhân không phối hợp thay đổi thói quen sinh hoạt không đúng hoặc không dùng thuốc đúng theo chỉ định thì điều trị không hiệu quả hoặc không như mong muốn, ngoài ra có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn.
Bài viết trên đây đã tổng hợp các cách điều trị loét hành tá tràng. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được phần nào về mỗi cách điều trị. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh.