Skip to main content

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì, có nên uống sữa không?

  • Ngày đăng:

    06/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    132

Rất nhiều người lo lắng viêm loét dạ dày nên ăn gì?, có nên uống sữa không. Chúng ta sẽ cùng hỏi ý kiến từ chuyên gia để có câu trả lời chính xác nhất.

Xem thêm: 

1. Bệnh viêm loét dạ dày có nên uống sữa chua không?

Sữa tươi là sản phẩm dinh dưỡng dồi dào giúp bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Sữa tươi giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Nó tạo ra một môi trường trung tính đồng thời tạo ra lớp màng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, bệnh nhân viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được.

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa chua không ?
Viêm loét dạ dày có nên uống sữa chua không ?

Như vậy, trả lời cho câu hỏi có viêm loét dạ dày có nên uống sữa tươi không, thì câu trả lời là có. Nhưng còn các chế phẩm từ sữa tươi thì sao, liệu có nên dùng hay không?

Theo BS. Nguyễn Thu Hương, nguyên giảng viên trường Học viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh: “Nhiều người cho rằng, các loại sản phẩm chế biến từ sữa lên men như váng sữa, sữa chua, pho mai sẽ làm tăng lượng acid trong dịch vị, làm bệnh viêm loét trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, thực tế chúng lại rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Sữa tươi lên men, hay sữa chua chuyển hóa đường đôi thành đường đơn, từ đó giúp kích thích hệ tiêu hóa, có lợi cho dạ dày. Bên cạnh đó, acid lactic được tìm thấy trong sữa chua và phô mai còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày.”

Như những chia sẻ trên của bác sĩ Hương, người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa. Việc sử dụng đúng cách và khoa học loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ giúp cho bệnh nhân có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, nếu uống quá số lượng sữa cho phép (tối đa 500ml mỗi ngày/người trưởng thành), bạn có thể cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hóa… Ngoài ra, chỉ nên uống sữa ấm và uống sau khi ăn no nếu không muốn cơn đau viêm loét ngày càng trở nên trầm trọng.

Bên cạnh sữa tươi, các bạn cũng có thể sử dụng thêm sữa chua, váng sữa và phô mai để giúp kích thích tiêu hóa, làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nên cân nhắc việc sử dụng hợp lý, liều lượng vừa phải bởi cái gì nhiều quá cũng không tốt.

Xem thêm: Ăn gì khi đau dạ dày? Top 5 nhóm thực phẩm giúp giảm đau nhanh

2. Viêm loét dạ dày có nên uống sữa đậu nành hay không?

Trả lời cho câu hỏi viêm loét dạ dày có nên uống sữa đậu nành, bác sĩ Hương khẳng định: “Theo tôi biết thì có rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh, viêm loét dạ dày không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là do sữa đậu nành khiến cho dạ dày tiết ra nhiều acid trong dịch vị, làm tình trạng vết loét trở nên trầm trọng hơn, gây ra nhiều đau đớn. Bên cạnh đó, Oxalat trong sữa đậu nành khi gặp lượng acid lớn trong dạ dày còn có thể tích tụ gây sỏi thận, vô cùng nguy hiểm”.

Cũng theo bác sĩ Hương, ngoài những hạn chế kể trên, sữa đậu nành còn gây nhiều cản trở trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của dạ dày và đường ruột; làm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng càng trầm trọng thêm.

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì, có nên uống sữa tươi và sữa chua không?
Viêm loét dạ dày nên ăn gì ?

Như vậy, viêm loét dạ dày có nên uống sữa đậu nành hay không thì câu trả lời rõ ràng là KHÔNG. Loại sữa này không chỉ làm tình trạng viêm lóe trầm trọng hơn mà còn khiến cho cơ thể thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất, từ đó giảm sức đề kháng, gây suy nhược cơ thể.

Ngoài việc tìm hiểu viêm loét dạ dày có nên uống sữa, còn nên xem xét viêm loét dạ dày nên ăn gì:

Thực phẩm giúp giảm acid dạ dày: các loại bánh làm từ bột mì như bánh mì, bánh xốp, bánh quy… Ngoài ra các loại thức ăn từ gạo nếp, khoai lang, sắn cũng giúp các vết loét được bảo vệ.

Thức ăn trung hòa acid: Gồm có trứng, sữa nóng, nước lọc…

Thực phẩm tiêu hóa tốt: tim lợn, thịt nạc thăn, thịt ngan, cá… Nên ăn thức ăn hấp hoặc luộc hoặc hầm, không nên chiên rán. Ngoài ra, 2 ngày 1 ly sữa chua cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Các loại thực phẩm giúp hỗ trợ hồi phục niêm mạc dạ dày: Bao gồm các loại thức ăn giàu vitamin A, B, C như củ cải, bắp cải, nghệ vàng, mật ong…

Ngoài ra, bệnh nhân viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn các đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, có vị chua cao, những thực phẩm khó tiêu, gây chướng bụng. Đặc biệt, cần hạn chế đồ uống có ga và các chất kích thích để đảm bảo niêm mạc dạ dày không bị tổn thương thêm.

Trên đây là những giải đáp xung quanh vấn đề viêm loét dạ dày có nên uống sữa, viêm loét dạ dày nên ăn gì. Hy vọng, thông qua bài viết, quý vị sẽ xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Chúc quý vị khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nguồn: CumarGold – Thảo dược hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x