Skip to main content

Các nhóm thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Ngày đăng:

    06/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    199

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét (acid dạ dày, enzyme pepsin) và các yếu tố bảo vệ tại chỗ niêm mạc dạ dày ( chất nhày, bicarbonate, PG).

Xem thêm: Tư vấn 2 đơn thuốc viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất

Căn nguyên gây viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Bệnh về viêm loét dạ dày – tá tràng có nhiều loại và nhiều mức độ ( vết xước, viêm, loét, phù nề,…) do các nguyên nhân chính ( khuẩn Helicobactar pylori, sử dụng thuốc giảm đau và uống nhiều bia rượu, căng thằng, stress tâm lý).

Tùy thuộc và từng căn nguyên gây bệnh mà có phác đồ và lựa chọn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cho phù hợp. Đối với bệnh nhân đau dạ dày do vi khuẩn Hp (chiếm 95% bệnh nhân đau tá tràng và khoảng 70% bệnh nhân đau dạ dày), việc sử dụng kháng sinh trong điều trị rất cần thiết.

Nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày

Độ acid trong dạ dày (pH dạ dày) rất thấp, khoảng xấp xỉ 2. Đây là độ acid thuận lợi, nhưng gây ra triệu chứng đau thượng vị với bệnh nhận viêm dạ dày tá tràng. Thuốc trung hòa acid dạ dày giúp đưa pH trong dạ dày lên gần 4, tạo điều kiện cho tái tạo niêm mạc, giúp giảm hoạt tính của pepsin.

Nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày là nhóm thuốc điều trị triệu chứng, tác dụng nhanh nhưng ngắn và nhanh đào thải khỏi cơ thể.

Các thuốc thành phẩm được sử dụng là các phế phẩm của Nhôm và Magie, không hấp thu vào máu nên không có tác dụng toàn thân. Tuy nhiên, phải lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này bởi các chế phẩm này có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Chế phẩm thường ở dạng viên nhai.

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiều nhóm khác nhau.

Nhóm thuốc làm giảm/ức chế tiết acid dịch vị

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng làm giảm tính acid trong dạ dày bằng cách ngăn cản bài tiết dịch vị do mọi nguyên nhân.

c thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trong nhóm này có thế kể: cimetidine, rinitidin.

Tương tự như nhóm thuốc ở trên, rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra đi kèm với tăng enzyme gan.

Thuốc ức chế bơm proton ức chế bài tiết acid dạ dày do mọi nguyên nhân. Tác dụng của thuốc thường kéo dài 24 giờ, gấp đôi so với cimetidine. Các thuốc điều trị nhóm này gồm: omeprazole, esomeprazole. Tác dụng mạnh, có thể điều trị khỏi bệnh triệu chứng trong 8 tuần.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, bao vết loét

Các muối bismuth trong nhóm này có tác dụng:

  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày : tăng tiết dịch nhày, ức chế hoạt tính pepsin.

  • Bao bọc vết loét, tạo hàng rào bảo vệ ổ loét khỏi các yếu tố tấn công là acid và pepsin.

  • Ngoải ra còn các tác dụng kết hợp với kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori

Nếu xác định được sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày – tá tràng, sử dụng kháng sinh là biện pháp điều trị nguyên nhân tận gốc không thể thiếu để vết loét lành nhanh và tránh tái phát.

Kháng sinh được sử dụng diệt vi khuẩn Hp chủ yếu là Amoxicilin, kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng ở trên.

Hãy tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc đúng cách, loại bỏ nguyên nhân và triệu chứng của đau dạ dày. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 9 cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không dùng thuốc

 
Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x