Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu cần làm gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho con phát triển vừa giảm bớt triệu chứng đau bao tử. Bài viết dưới đây sẽ đưa giải pháp cho bạn.
Đau bao tử khi mang thai là vấn đề thường gặp ở phụ nữ
Khi mang thai trong 3 tháng đầu, hầu hết phụ nữ đều bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chán ăn, buồn nôn, nôn khan,… Nhưng đó vẫn chưa phải là “sự khó chịu tột cùng”. Cảm giác khó chịu đỉnh điểm phải kể đến khi bị nôn quá nhiều cộng thêm sự thay đổi tâm lý, nội tiết, chế độ dinh dưỡng nhiều chất chua, nhiễm vi khuẩn HP,… dẫn đến tình trạng “Ốm nghén chưa qua, bầu 3 tháng đau dạ dày đã tới”.
1. Lo ngay ngáy vì bầu 3 tháng đau dạ dày có thể lây sang thai nhi không?
Chị Hải Yến (Quảng Ninh) mang thai được 3 tháng thì có triệu chứng nôn nhiều hơn, lúc đầu tưởng chỉ đơn giản là triệu chứng của thời kỳ thai nghén, cho đến khi thấy ợ chua, đau râm ran, nóng rát ở thượng vị xảy ra thường xuyên, chị mới đi khám bác sĩ. Cầm tờ giấy xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP, chị mới ngã ngửa. Hóa ra đó là những triệu chứng của viêm loét dạ dày chứ không phải ốm nghén. Đau đớn, khó chịu đến mấy, cũng không bằng cảm giác hoang mang, lo sợ con chưa ra đời đã bị nhiễm khuẩn HP lây từ mẹ.
Giải đáp vấn đề này, các bác sĩ cho rằng: khi mẹ bầu 3 tháng đau dạ dày của mẹ trong thời kỳ mang thai không có khả năng lây sang con. Em bé sẽ vẫn phát triển bình thường mà không gặp vấn đề nguy hiểm có liên quan đến bệnh đau dạ dày của người mẹ. Mối quan ngại lớn nhất có thể xảy ra là khi mẹ bầu mang thai nặng nề, cộng với cảm giác đau tức, khó chịu mỗi khi ăn uống, sẽ dẫn đến tâm trạng buồn bực, kém ăn, mất ngủ, căng thẳng, lâu ngày có khả năng mắc suy nhược cơ thể, sinh non, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Có nên uống thuốc đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu?
Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân bị đau dạ dày thì phác đồ điều trị có sự kết hợp của kháng sinh, giảm tiết acid, thuốc bao vết loét,… và thuốc hỗ trợ điều trị các nguyên nhân gây bệnh khác như suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, stress. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này đều không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai vì chúng có khả năng xuyên qua hàng rào nhau thai, gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng: khi mang thai mà bị đau dạ dày, tốt nhất không nên tự ý uống thuốc. Thay vào đó, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là yếu tố chính giúp hạn chế triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Không nên tự ý uống thuốc đau dạ dày khi mang thai
3. Tuân thủ chế độ ăn uống là cách tốt nhất để mẹ và bé khoẻ mạnh
Để quá trình mang thai được thuận lợi, thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh thì mẹ nên áp dụng các nguyên tắc sau:
Chia nhỏ bữa ăn: thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, mẹ hãy chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no làm cho dạ dày căng phồng, tạo áp lực lên vùng ngực.
Nghỉ ngơi ít nhất 2-3 giờ sau ăn, không vận động ngay ngay lập tức để thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột, không bị trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, cần tránh căng thẳng, stress, không tự tạo áp lực tâm lý cho bản thân.
Nên dùng các thực phẩm giúp giảm tiết dịch vị như trứng, bánh mì, sữa,… Ăn các loại thức ăn tốt cho dạ dày như gạo nếp, khoai tây, củ cải, ngó sen,… Đây là thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả acid trong dạ dày.
Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa caffein, chocolate, hạn chế thêm nhiều gia vị khi nấu ăn,…
4. Lời khuyên của bác sĩ ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau dạ dày
Mặc dù cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể khắc phục phần nào cảm giác khó chịu khi bầu 3 tháng đau dạ dày, tuy nhiên, theo các bác sĩ, với những người phụ nữ có tiền sử đau dạ dày, cách tốt nhất là trước khi mang thai nên tìm cách điều trị dứt điểm bệnh. Bởi trong giai đoạn thai kỳ, bệnh sẽ trở lên khó chịu và cảm giác đau dữ dội hơn trước rất nhiều.
Để dự phòng, tăng khả năng hỗ trợ điều trị triệt để bệnh trước khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng chế phẩm CumarGold, chứa tinh nghệ nano Curcumin hiện đang rất được quan tâm trên thị trường. CumarGold giúp ức chế 65 chủng vi khuẩn HP, tăng bài tiết chất nhầy mucin trong dịch vị, phục hồi nhanh và tái tạo niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn thương, làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
CumarGold cũng phát huy tác dụng không ngờ đối với phụ nữ sau sinh: có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp vết mổ vết cắt tầng sinh môn tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo, giúp phục hồi sức khỏe, vóc dáng và làn da cho phụ nữ sau sinh. Trong trường hợp nếu vẫn còn các triệu chứng đau dạ dày, mẹ nên tham khảo sử dụng thêm CumarGold: vừa giúp giảm đau dạ dày, vừa giúp đẹp da, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin về đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!
Triệu chứng ợ hơi sau khi nhậu tuy không gây nguy hại cho cơ thể nhưng nó cũng tiềm ẩn dấu hiệu của nhiều bệnh lí, điển hình là những vấn đề liên quan tới dạ dày.
Văn hóa nhậu ngày càng trở nên phổ biến trong giao tiếp và môi trường làm việc. Hiện nay, bàn nhậu là nơi không thể thiếu để nói chuyện làm ăn và như một “luật ngầm, dường như mọi thứ trở nên “dễ dàng” hơn khi được giải quyết ở nơi này. Tuy vậy, ợ hơi sau khi nhậu không chỉ khiến phái mày râu tự ti, mặc cảm trong giao tiếp mà nó còn tiềm ẩn những nguyên nhân gây nên các bệnh lí nguy hiểm
2. Cảnh giác với ợ hơi sau khi nhậu
Khi uống rượu bia lúc dạ dày trống rỗng, niêm mạc dạ dày và thực đạo bị chất cồn kích thích dễ phát sinh đầy hơi khó tiêu, tổn thương làm cho dạ dày đau đớn, thậm chí có hiện tượng nôn mửa, chảy máu, lâu ngày dẫn tới viêm dạ dày cấp tính. Ngoài những tác hại trên, chúng còn gây nên những hệ lụy khác cho gan, tế bào não, mất cân bằng, dễ cáu kỉnh, bực bội khó kiểm soát. Sau đó xuất hiện những rối loạn tâm thần trầm trọng, thậm chí còn gây hại cho cơ tim.
Khi nói về các triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý gan do rượu thì triệu chứng đầu tiên, sớm nhất và dễ nhận biết nhất có lẽ là chứng ợ hơi sau khi nhậu, đây là biểu hiện thường gặp sau những buổi “linh đình” cùng bạn bè, hay những buổi “giải sầu” ở các quán nhậu. Chính vì thế, lời khuyên cho việc giữ gìn sức khỏe cho dân nhậu nên hiểu biết rõ về rượu bia, ăn uống một cách lành mạnh và hợp lý.
3. Mẹo trị ợ hơi sau khi nhậu hiệu quả
Trà hoa cúc: Trà hoa cúc giúp chữa đau bụng và ợ hơi, uống một tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ có thể làm giảm các chứng ợ hơi, đầy hơi.
Gừng: Gừng là loại thuốc dân gian thông dụng có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nhai một miếng gừng tươi trước khi ăn có thể ngăn chặn ợ hơi. Nếu bạn không chịu được vị nồng của gừng, có thể pha trà gừng mật ong để uống. Cho gừng xay vào ấm nước rồi cho thêm mật ong và chanh để dễ uống hơn.
Đu đủ: Đu đủ vừa thơm ngon bổ dưỡng, vừa có tác dụng tích cực điều trị chứng đầy hơi, ợ hơi. Đu đủ chứa một loại eznyme gọi là papain giúp loại bỏ các vấn đề về dạ dày, chống chướng bụng, đầy hơi và ợ. Hãy bổ sung đu đủ vào thực đơn nhé.
Bạc hà: là một trong những phương pháp tự nhiên chữa ợ hơi hiệu quả nhất. Có thể rót nước sôi vào cốc lá bạc hà và uống trước khi ngủ sẽ cho hiệu quả.
Sữa chua: Bạn có biết rằng người Ấn Độ có thói quen dùng một bát sữa chua sau khi ăn? Nguyên nhân là do sữa chua hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa. Nó cung cấp các vi sinh vật có lợi giúp chữa trị các triệu chứng khó chịu của dạ dày và ruột.
Đinh hương: Lá đinh hương tươi làm dịu hệ tiêu hóa và chữa ợ hơi tức thời. Nhai lá đinh hương sau khi ăn và bạn sẽ không còn bị cơn ợ hơi hành hạ.
Ngoài ra, với những người thường hay uống rượu bia cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị sớm các tổn thương ở gan. Nếu thấy có hiện tượng ợ hơi sau khi nhậu diễn ra thường xuyên thì nên đi khám ngay. Nên hạn chế lượng rượu bia vào cơ thể, tức là không uống quá 1-2 ly bia hoặc 1 chung nhỏ rượu (độ 50 ml) mỗi ngày.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Vì vậy, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị viêm dạ dày tá tràng hiệu quả. Vậy người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì và kiêng gì? Nên uống gì? Thực đơn và chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày tá tràng thế nào khoa học và tốt? Hãy để CumarGold giúp bạn tìm hiểu câu trả lời!
Một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ hỗ trợ việc điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng rất tích cực trong đó việc tránh những thực phẩm không tốt cho dạ dày sẽ giúp viêm dạ dày tá tràng của bạn bình phục nhanh hơn. Vậy viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
1.1. Thức ăn quá chua
Loét dạ dày nên kiêng gì? Đầu tiên phải nhắc tới đó là đồ chua. Thức ăn quá chua có chứa rất nhiều acid, acid từ các loại thực phẩm này sẽ hiệp đồng với acid dịch vị để làm trầm trọng thêm tình trạng loét dạ dày của bạn.
Các loại thực phẩm chua mà các bạn nên tránh gồm có bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua (như chanh, cam, bưởi), sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt…
1.2. Thức ăn nguội chế biến sẵn
Khi ăn các loại thức ăn chế biến sẵn sẽ khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, từ đó khiến hệ tiêu hoá phải làm việc nhiều hơn, dạ dày phải co bóp nhiều hơn. Ngoài ra các loại thức ăn chế biến sẵn còn chứa hàm lượng lớn acid cyanhhydric gây hại cho dạ dày.
Các loại thức ăn chế biến sẵn mà các bạn nên tránh gồm có: giăm bông, lạp xưởng, xúc xích, thịt hộp…
1.3. Thực phẩm chiên xào, rán, nướng
Các thực phẩm rán, chiên xào thường chứa nhiều dầu mỡ, vì vậy chúng rất khó được hấp thu, có thể gây tình trạng đầy bụng. Đặc biệt đối với những người đã bị loét dạ dày, hệ tiêu hóa kém hoạt động, thì rất dễ bị đầy bụng khi ăn những loại thực phẩm này.
1.4. Thức ăn quá lạnh
Theo đông y, loét dạ dày là một triệu chứng của bệnh hư hàn, chính vì vậy những người bị loét dạ dày thường sẽ rất sợ lạnh. Khi ăn các thức ăn quá lạnh như kem, nước đá, đồ đông lạnh… sẽ làm cho các vết loét lâu lành hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.
1.5. Thức ăn sống, không hợp vệ sinh
Nhưng loại thức ăn sống, không hợp vệ sinh có thể chức các loại vi khuẩn, kí sinh trùng. Khi ăn các loại thực phẩm này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Những người đã bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa vốn đã bị tổn thương, khi ăn những loại thực phẩm này sẽ khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn.
1.6. Thức ăn cứng, dai
Không nên ăn thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng…Vì đây là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
1.7. Thức ăn giàu đạm
Đạm (protein) được xem là chất đệm tạm thời đề trung hòa các chất tiết của dạ dày, nhưng nó cũng kích thích sự tiết pepsin. Pepsin là một enzym thủy phân protein, chính vì vậy enzym này cũng có thể thủy phân cả lớp màng nhày bảo vê niêm mạc dạ dày.
Tuy nhiên bạn cũng không nên loại bỏ đạm hoàn toàn khỏi bữa ăn, bạn nên ăn đạm khoảng 2 – 3 bữa 1 tuần là tốt nhất.
1.8. Gia vị cay
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn cay sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn bị đau dạ dày chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng bao gồm: bột ớt, ớt đỏ, hạt tiêu, mù tạc… Bởi vì những loại thực phẩm cay này có thể gây sưng, phù, làm cho tình trạng viêm, loét trở nên nặng hơn.
1.9. Muối
Các nghiên cứu cho thấy muối kích thích dạ dày, ruột. Sử dụng nhiều muối có nguy cơ cao bị mắc bệnh loét dạ dày .Vì vậy nên hạn chế muối. Không chỉ gây nên các bệnh dạ dày, muối còn là căn nguyên của nhiều bệnh khác như sỏi thận, cao huyết áp…
2. Viêm loét dạ dày tá tràng không nên uống gì?
Không chỉ là vấn đề viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì mà những thức uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bị viêm dạ dày tá tràng không nên uống những thức uống sau:
2.1. Đồ uống các đồ uống có vị chua
Cũng giống như các loại thức ăn có tính chưa, các loại đồ uống này có chứa nhiều acid và làm cho tình trạng vết loét trở nên trầm trọng hơn. Các loại đồ uống mà người bị loét dạ dày cần tránh bao gồm: nước chanh, nước mơ, nước dứa…
2.2. Trà, cà phê
Cà phê và các thức uống có cà phê đều kích thích tăng tiết acid, hư hại niêm mạc dạ dày vì vậy, ngưng trà, cà phê là thái độ khôn ngoan đối với bệnh nhân bị loét dạ dày.
2.3. Rượu
Rượu có chứa trên 40% cồn có thể gây tổn thương trực tiếp lớp tế bào bảo vệ mặt trong của dạ dày. Lời khuyên chung cho câu hỏi viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì là nên hạn chế rượu, đặc biệt là không uống lúc bụng đói và không sử dụng những loại rượu có nồng độ cao.
2.4. Nước giải khát có ga
Với những bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng nếu uống nhiều nước có ga rất dễ dẫn tới tình trạng đầy hơi, chứng bụng. Đặc biệt đối với người có hệ tiêu hóa kém như những người bị loét dạ dày tá tràng.
3. Viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì?
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Bệnh nhân cần biết rằng không có loại thực phẩm nào có thể làm các cơn đau dạ dày biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu sử dụng phù hợp, chúng có thể sẽ giúp giảm tiết axit, giảm yếu tố tấn công gây ra bệnh. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên ă:
3.1 Thức ăn giúp giảm lượng axit dạ dày
Đây là nhóm thức ăn có thể hỗ trợ giảm tiết axit, làm giảm nguy cơ viêm xung huyết dạ dày:
Gừng
Gừng có tính kiềm, giúp trung hòa bớt axit và chống viêm, làm giảm kích ứng tại niêm mạc dạ dày. Người bệnh có thể ngâm gừng với mật ong để dùng dần hoặc dùng một ly trà gừng mỗi khi cảm thấy đau dạ dày.
Bánh mì
Bánh mì có tác dụng như một miếng bông thấm, hút bớt axit trong dạ dày, từ đó mà làm giảm lượng axit và giảm kích thích lên thành dạ dày (axit trong dạ dày là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày)
Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể làm dịu niêm mạc hang vị dạ dày, đồng thời làm trung hòa bớt axit hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không ăn rau quá già và có nhiều xơ khó tiêu, gây tổn thương tới dạ dày.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng có tính kiềm, có thể trung hòa bớt axit dịch vị dư thừa trong dạ dày, từ đó giảm được yếu tốt tấn công niêm mạc gây loét dạ dày. Lòng trắng trứng tốt nhất nên ăn theo kiểu luộc hoặc hấp, không nên ăn kiểu chiên hay rán.
Hải sản
Hải sản chứa nhiều chất béo không no, rất tốt cho sức khỏe nói chung và cho dạ dày nói riêng. Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể chế biến hải sản theo kiểu hấp, luộc hoặc chiên ít dầu là tốt nhất. Nên ăn hải sản chín, không ăn sống, ăn gỏi.
Nước chanh loãng và mật ong
Chanh tuy có tính axit nhưng khi sử dụng với lượng nhỏ có thể mang lại hiệu quả tốt. Bạn có thể pha chanh loãng với mật ong và nước ấm, để tạo ra thức uống chống viêm và chống oxy hóa rất tốt.
Quả ít chua
Những loại quả ít chua như đu đủ chín, dưa hấu, chuối chín, quả bơ… đều có khả năng giảm tiết axit dạ dày – nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày.
Thịt nạc
Thịt nạc là thực phẩm rất dễ tiêu, đồng thời có chứa nhiều protetin, giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày. Ta nên chế biến thịt nạc ở dạng mềm như luộc, xay nhuyễn, nấu thành cháo, súp…như vậy sẽ khiến bạn dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
3.2 Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày
Đây là nhóm thực phẩm có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, có khả năng bao phủ vết loét, giúp cho thương tổn sớm hồi phục. Những thực phẩm bạn nên ăn gồm có:
Cháo, súp
Người bệnh có thể thử súp nấu từ bột năng, thịt gà, rau củ hoặc các loại nấm. Cháo và súp còn rất giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa, không gây kích ứng niêm mạc dạ dày nên rất phù hợp cho những người bị đau dạ dày và khó tiêu.
Sữa tách béo
Sữa tách béo sẽ làm một lớp đệm bao phủ niêm mạc dạ dày, làm dịu cơn đau rát gây ra khi các vết viêm loét tiếp xúc với axit và dịch vị.
Nghệ
Nghệ có chứa thành phần curcumin – chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Giúp làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày, giúp các vết loét nhanh lành hơn, giúp tái tạo niêm mạc dạ dày dày.
3.3. Thực phẩm giúp chống viêm loét dạ dày
Thực phẩm chống viêm loét có thể giúp làm giảm tình trạng viêm trong dạ dày, từ đó mà giảm đau và thúc đẩy làm lành các vết loét nhanh hơn. Những thực phẩm bạn nên ăn gồm có:
Thực phẩm chứa tinh dầu
Các loại rau củ chứa tinh dầu như gừng, bạc hà, cây đinh hương… đã được chứng minh là có khả năng kháng lại khuẩn HP. Vì vậy, chúng có thể giảm tác hại của tình trạng viêm xung huyết gây ra do loại vi khuẩn này.
Trà và mật ong
Trà và mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, giúp các ổ viêm trong dạ dày nhanh khỏi và các vết loét nhanh liền hơn. Trà mật ong cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp bệnh nhân viêm loét dạ dày mau chóng hồi phục.
Chiết xuất tỏi
Tỏi sở hữu khả năng kháng khuẩn rất lợi hại, có khả năng làm giảm những triệu chứng của viêm hang vị, viêm dạ dày. Bạn có thể ăn tỏi sống, dùng tỏi làm gia vị, hoặc sử dụng chiết xuất hydrosol tỏi nếu không thích mùi hôi loại củ này.
3.4 Thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá
Các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa thường là những thực phẩm lên men, có chứa nhiều lợi khuẩn và axit yếu giúp kích thích việc tiêu hóa. Người bệnh nên dùng 1 lượng nhỏ thực phẩm này mỗi ngày kèm theo các bữa ăn để giúp tiêu hóa tốt hơn. Những thực phẩm bạn nên ăn gồm có:
Sữa chua, sữa chua uống
Sữa chua có axit lactic và nhiều loại lợi khuẩn được hình thành từ quá trình lên men, giúp tiêu hóa diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Kim chi
Kim chi có chứa nhiều loại rau củ lên men khác nhau như củ cải, cải thảo… Cũng giống như sữa chua. Kim chi cũng chứa nhiều loại men, giúp tiêu hóa thức ăn, từ đó giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, dạ dày phải co bóp ít hơn
Các loại men vi sinh
Trong các loại men tiêu hóa và men vi sinh có chứa các loại vi khuẩn có lợi, giúp tái tạo lại hệ cân bằng đường ruột, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn.
4. Thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng
Bạn có thể tham khảo mẫu thực đơn dưới đây để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
4.1 Thực đơn 1
Bữa sáng: Cháo thịt băm (300ml)
Bữa trưa:
Cơm (150g gạo)
Thịt băm sốt cà chua (40g)
Trứng tráng (40g)
Bí xanh luộc (200g)
Bữa phụ: Thanh long (200g)
Bữa tối:
Cơm (150g gạo)
Thịt nạc vai băm viên hấp (40g)
Cá trôi kho nhừ (50g)
Rau cải xào thái nhỏ (200g)
4.2 Thực đơn 2
Bữa sáng:
Cháo đậu xanh (300ml)
Trứng gà (1 quả)
Bữa trưa:
Cơm (150g gạo)
Thịt luộc 100g
Bắp cải nấu tôm (250ml)
Bữa phụ: Dưa hấu (200g)
Bữa tối:
Cơm (150g gạo)
Đậu nấu cà rốt thịt bò
5. Lưu ý về chế độ cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, phân biệt rạch ròi những loại thực phẩm tốt và thức ăn gây hại, người bệnh cũng nên lưu ý tới những điều sau:
Hãy chú ý tới cân nặng của bản thân: nên điều tiết lượng thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu để bản thân mắc phải bệnh béo phì thì tình trạng viêm loét dạ dày có thể sẽ còn nặng hơn.
Không nên ăn quá nhiều trong một bữa: nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, cách đều nhau để làm giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày và giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
Không nằm ngay sau khi vừa ăn cơm: điều này sẽ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, cũng là một căn nguyên gây loét dạ dày.
Nâng cao đầu khi ngủ: cách này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.
Chỉ sử dụng thuốc đúng theo đơn mà bác sĩ đã kê: tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng, đặc biệt là các thuốc giảm đau, chống viêm, vì chúng là căn nguyên hàng đầu gây loét dạ dày.
Bỏ thuốc lá và rượu bia: chúng không chỉ gây loét dạ dày mà chúng còn là căn nguyên của nhiều bệnh khác như viêm phổi, xơ gan, tim mạch…
Trên đây CumarGold đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Viêm loét dạ dày – tá tràng nên ăn gì và kiêng gì” rồi. Bạn đọc nên tuân chủ theo chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và nguồn thực phẩm chất lượng để bệnh dạ dày có thể được chữa khỏi nhanh. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh đường tiêu hoá khá phổ biến nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Để chữa trị khỏi hoàn toàn và không tái phát bệnh dạ dày – tá tràng, bạn cần lưu ý những điều dưới đây.
Vết xước hay ổ loét niêm mạc dạ dày, tá tràng thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, đồ uống. Bởi vậy, lựa chọn thực phẩm khi điều trị đau dạ dày rất quan trọng.
Bệnh nhân có viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh những đồ ăn chua, cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ vì chúng kích thích niêm mạc dạ dày khiến các triệu chứng trở nên khó chịu. Các đồ uống như cafe, bia rượu, hay thuốc lá cần hạn chế.
Bạn hãy lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm gánh nặng cho dạ dày, giảm tác động tới vết loét. Những thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid được khuyến khích sử dụng.
Bên cạnh đó, thời điểm ăn uống cũng rất quan trọng. Bạn không được để quá đói mới ăn, khi đó dạ dày kích thích co bóp gây đau. Bạn cũng không nên ăn quá no khiến dạ dày làm việc quá sức. Nên chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị và các thuốc khác
Việc tổn thương niêm mạc dạ dày – tá tràng là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Để điều trị bệnh bạn sẽ phải sử dụng các nhóm thuốc giúp cân bằng lại hai yếu tố này.
Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sử dụng các nhóm thuốc:
Thuốc trung hòa acid dạ dày: Acid dạ dày và hoạt tính của pepsin chính là nguyên nhân gây nên những vết xước, vết loét dạ dày khi màng nhầy bao bọc niêm mạc giảm bài tiết.
Thuốc giảm/ức chế bài tiết acid dạ dày
Thuốc bao vết loét dạ dày
Kháng sinh nếu bệnh nhân viêm loét có nguyên nhân do vi khuẩn Hp.
Bạn không nên tự ý lựa chọn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có trách nhiệm kê đơn, người bệnh viêm dạ dày uống thuốc nên đặc biệt lưu ý tuân thủ điều trị. Nếu bạn ngừng thuốc, uống thuốc không đúng liều lượng, các triệu chứng sẽ không dứt điểm hoàn toàn, đặc biệt người bệnh có vi khuẩn Hp sẽ có nguy cơ tái phát cao.
Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs, coriticoid trong thời gian điều trị. Đi kèm với uống thuốc và chế độ ăn uống, hãy nghỉ ngơi, hoạt động vừa sức và tránh xa căng thẳng tâm lý, stress. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Hầu hết thuốc trị loét dạ dày đáp ứng tốt với điều trị, tuy nhiên vẫn có khoảng 10% bệnh nhân loét lâu lành hoặc tái phát lại triệu chứng sau 2-4 tuần điều trị.
Thất bại điều trị là khi ổ loét hay viêm trở nên trơ hay chậm đáp ứng, dai dẳng cả khi đã dùng đúng thuốc trị loét dạ dày mà vẫn còn hoặc HP vẫn (+) sau 8 tuần điều trị đúng phương pháp trên nội soi, thường gặp do loét kích thước lớn, sâu kèm sẹo hoặc biến dạng hoặc có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Kháng thuốc tiên phát là yếu tố chủ yếu gây thất bại
Kháng thuốc mắc phải = kháng thuốc thứ phát
Hiệu quả tiệt trừ của các phác đồ 3 thuốc có PPI đang giảm dần
Các nghiên cứu gộp gần đây thành công của các phác đồ 3 thuốc là 78-82%
Thành công thấp từ 40% – 75% : ở các nướcThổ nhĩ Kỳ, Ý, Pháp, Ireland, Bỉ, Brazil, Nam phi, Nhật, Trung quốc.
Hiệu quả tiệt trừ giảm đi : do các chủng H.pylori kháng thuốc trị loét dạ dày ngày càng nhiều.
Trong trường hợp này bệnh nhân cần:
1. Chuyển sang Phác đồ 4 thuốc
2. Thêm tá dược vào phác đồ bộ 3
Thêm Lactoferin: protein của sữa gắn với sắt
3. Phác đồ điều trị nối tiếp (Sequential therapy):
4. Phác đồ cứu nguy (Rescue therapy) hay phác đồ sử dụng các kháng sinh mới.
Nếu thất bại với phác đồ 3 thuốc và hoặc kể cả phác đồ 4 thuốc, việc điều trị tiếp theo cần dựa trên kết quả kháng sinh đồ.
Những chọn lựa mới làm phác đồ thứ 2 và thứ 3: chọn một trong các phác đồ sau:
PPI – levofloxacin – amoxicillin
PPI – rifabutin – amoxicillin
PPI – rifabutin – levofloxacin
PPI – furazolidone – amoxicillin
PPI – bismuth – tetracycline – amoxicillin
PPI – bismuth- doxycycline – amoxicillin
2. Thất bại khi dùng thuốc trị loét dạ dày do stress
Đa chấn thương
Sốc kéo dài
Suy hô hấp (thở máy)
Suy thận
Nhiễm trùng nặng
Suy gan
Đại phẫu thuật
Bỏng nặng
Căng thẳng, lo âu
Dễ bỏ sót, vì đa số không triệu chứng
Loét do stress thấy hầu hết ở khoa săn sóc tích cực (ICU)
Tần suất 60 – 100%, XHTH nặng 1,5% – 6%.
Rất khó điều trị. Tử vong do bệnh chính đi kèm
Điều trị tích cực bệnh cơ bản là dự phòng quan trọng nhất
2 yếu tố nguy cơ, cần lưu ý: Suy hố hấp phải thở máy lâu dài >48 giờ , hoặc có rối loạn đông máu
3. Thất bại khi nếu dùng thuốc không đúng cách
Không đủ thời gian :Thời gian tối thiểu dùng kháng sinh 7 ngày
Không đủ liều lượng thuốc trị loét dạ dày
Không đủ kháng sinh: Nếu chỉ dùng 1 kháng sinh, chỉ diệt H.pylori #50%
Bệnh nhân không tuân thủ đúng điều trị.
4. Thất bại khi dùng thuốc trị loét dạ dày còn do nguyên nhân khác
Vị trí trú ẩn và dạng không hoạt động của vi khuẩn H.Pylori : Ở thân dạ dày, đáy dạ dày khó tiệt trừ (Boixeda, Atherton)
Thủng bịt: đau dai dẳng, đau ban đêm…
Loét tái phát sau mổ
Loét khổng lồ(d>=10mm), loét xơ chai, loạn sản..
Bán hẹp môn vị, túi thừa hành tá tràng
Nghiện thuốc lá
Chất lượng thuốc kém
Tình trạng tăng tiết axít : HC Zollinger – Ellison, Đau nội tiết týp 1, hội chứng Cushing, Tăng canci huyết, Loạn sản tế bào G, U vỏ thuợng thận.
Trên đây là những nguyên nhân giải thích cho việc tại sao sử dụng thuốc trị loét dạ dày vẫn thất bại. Hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để có những cách xử trí tốt nhất, nỗ lực gia tăng tỷ lệ điều trị thành công và giảm tỷ lệ thất bại.
Nghệ từ xa xưa đã được con người phát hiện ra công dụng chữa lành kỳ diệu và được dân gian sử dụng như một vị thuốc đến từ thiên nhiên để giúp phụ nữ hồi phục sau thời gian mang thai. Tuy nhiên, bị đau dạ dày khi mang thai có nên sử dụng nghệ hay không? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết sau đây.
1. Đau dạ dày khi mang thai có nên sử dụng nghệ không?
Trong y học dân gian cổ truyền, nghệ vẫn được biết đến không chỉ là một loại gia vị mang lại màu sắc và mùi vị đặc trưng cho món ăn, mà còn được biết đến như một loại thuốc quý bởi tính lành và có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh đau dạ dày an toàn như: mau lành vết thương, làm mờ vết thâm, đẹp da, chống oxy hóa, chống nhiễm trùng, hỗ trợ tiêu hóa và không làm tăng tiết acid dạ dày. Những điều này cũng đã được y học hiện đại chứng minh là đúng vì thành phần của curcumin tinh chất trong củ nghệ có những tác dụng như trên.
Từ những tác dụng như đã kể ra nghệ rất tốt đối người bình thường nhưng với phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai lại được bác sĩ khuyên không nên sử dụng, đặc biệt là phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Nguyên nhân là do: nghệ làm tăng co bóp tử cung có thể dẫn đến xảy thai.
Ngoài ra để đảm bảo sự phát triển của đầy đủ của thai nhi, người mẹ phải ngưng dùng thuốc tây chữa đau dạ dày để tránh những chất trong thuốc truyền vào thai nhi qua đường nhau thai. Chính vì vậy, cách duy nhất để giảm các cơn đau dạ dày khi mang thai chỉ là: ăn các loại thức ăn tốt cho bệnh dạ dày và chế độ sinh hoạt hợp lý để giảm các cơn đau.
2. Khi mang thai đau dạ dày nên ăn gì?
Nghệ trong thời kì mang thai không nên sử dụng nhưng sau khi sinh lại được bác sĩ khuyên dùng. Thời gian khuyên dùng là 7- 10 ngày sau khi sinh.
2.1. Tinh bột nghệ mật ong chữa đau dạ dày
Nguyên liệu:
Tinh bột nghê
Mật ong
Lọ đựng thủy tinh hoặc lọ nhựa
Cối và chày
Cách làm:
Trộn đều hỗn hợp nghệ với mật ong theo tỉ lệ 1:2 (1 thìa mật ong, 2 thìa bột nghệ).
Chia đều hỗn hợp thành các phần nhỏ, bỏ vào cối và dùng chày nghiền nhuyễn cho hỗn hợp dẻo mịn.
Vo phần ở trong cối thành một viên hình cầu có bán kính khoảng 1,5 cm.
Xếp viên bột nghệ vào lọ và bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.
Cách uống:
Sử dụng 2 – 3 lần trong ngày, trước bữa ăn
Mỗi lần sử dụng 1 viên, sử dụng trong vòng nửa tháng.
2.2. Chân giò nấu nghệ
Nguyên liệu:
Chân giò lớn 1 cái
Nghệ 4 củ
Gừng 2 củ
Nước mắm 30 ml
Hành tây 1 củ
Nước mắm 15 ml
Muối
Cách làm:
Chân giò làm sạch, để ráo và bỏ xương.
Cho vào trần sơ qua cho hết mùi hôi của thịt sống, đổ ra rổ và rửa lại bằng nước lã. Rồi dùng chỉ buộc thức ăn để cuộn chặt chân giò lại, cuốn từng vòng bên ngoài để cố định sao cho cuộn thịt đều và tròn nhất.
Gừng và hành tây cho lên bếp nước thơm và đen vỏ, rồi bỏ ra rửa sạch và bỏ phần vỏ cháy đi.
Cho chân giò vào luộc với gừng và hành tây vừa nướng cùng với một thìa cà phê muối. Luộc trong vòng 15 phút, bước này giúp chân giò vừa chín và thơm.
Sau khi luộc xong, vớt nhanh chân giò ra cho vào chậu nước đá lạnh.
Nghệ và gừng rửa sạch, cạo vỏ và đập dập.
Vớt chân giò ra khỏi chậu nước đá.
Chuẩn bị một nồi kho, cho gừng và nghệ đã sơ chế rồi, bỏ chân giò vào, cho nước mắm, một chút muối vừa ăn, thêm 30ml nước sôi và hầm lửa nhỏ trong khoảng 20 phút.
Sau khi hầm xong, gỡ dây buộc ra, cắt thành các khoanh mỏng, ăn cùng với nghệ để có tác dụng điều trị như đã hướng đến ban đầu.
Bên trên là món ăn phù hợp với những bà mẹ bị đau dạ dày sau khi sinh tuyệt đối không sử dụng trong thời kì mang thai. Chân giò là món giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con, nghệ lành tính và có tác dụng làm lành các vết loét và vết mổ (nếu bà mẹ mổ đẻ). Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!
Viêm loét dạ dày hành tá tràng là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến do có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra bệnh. Đây cũng là bệnh có thể chữa hoàn toàn, nếu bệnh nhân sử dụng phác đồ điều trị hợp lý và tuân thủ.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng như tinh bột nghệ, mật ong. Đây là những nguyên liệu từ thiên nhiên dễ tìm mà rất hiệu quả trong điều trị.
1. Công dụng của tinh bột nghệ trong điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng
Trên thị trường hiện nay có ba loại tinh bột nghệ, được sử dụng hiệu quả nhất trong điều trị đau dạ dày tá tràng là tinh bột nghệ vàng.
Trong tinh bột nghệ vàng có chứa hàm lượng cao hoạt chất Curcumin, hoạt chất này có tác dụng trong điều trị bệnh. Tinh bột nghệ ở Việt Nam có chứa trên 90% hoạt chất Curcumin, đạt tiêu chuẩn trong điều trị đau dạ dày tá tràng.
Viêm dạ dày – hành tá tràng do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công ( acid dạ dày, pepsin) và yếu tố bảo vệ ( dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày). Acid dạ dày và pepsin tấn công vào niêm mạc dạ dày làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Tác dụng của Curcumin trong nghệ có khả năng làm giảm tiết dịch vị dạ dày, giúp giảm triệu chứng đau thượng vị đau dạ dày. Cùng với đó, curcumin có tác dụng kích thích tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Curcumin có thể chống viêm, làm liền vết loét dạ dày hành tá tràng nhanh hơn. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa giúp bệnh nhân ăn uống và hấp thu tốt hơn mà không làm tăng acid dạ dày.
Những lý do trên giúp Curcumin trong tinh bột nghệ vàng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Nhưng chỉ sử dụng nghệ được xay hay giã nát ra để sử dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng sẽ gây ra những tác dụng phụ. Trong nghệ có nhựa, tinh dầu nghệ gây nóng, khó tiêu. Tinh bột nghệ sử dụng điều trị các bệnh về viêm loét dạ dày phải là nghệ đã loại bỏ tinh dầu.
2. Tinh bột nghệ trong điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng
Tinh bột nghệ sử dụng cùng với nước lọc
Cách sử dụng: 1 – 2 thìa tinh bột nghệ hòa với nước lọc.
Ngày uống 2 – 3 lần.
Để có hiệu quả tốt nhất, sử dụng trong vòng ít nhất 3 tháng.
Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong
Mật ong có thành phần các loại đường cùng vitamin rất tốt cho sức khỏe, có khả năng kháng khuẩn, giảm tiết acid dịch vị dạ dày.
Cách sử dụng: trộn tinh bột nghệ + mật ong vừa đủ, làm thành viên hay ăn trực tiếp.
Tinh bột nghệ kết hợp với chuối hột xanh và bột sắn dây:
Cách sử dụng: tinh bột nghệ + chuối hột xanh + bột sắn dây tỉ lệ 1:1:1.
Pha 3 thìa hỗn hợp bột với 1 thìa mật ong và nước ấm, uống ngày 3 lần sau khi ăn.
Trên đây là những cách đơn giản để điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng một cách đơn giản tại nhà bằng những nguyên liệu dễ kiếm, chúc các bạn có một lựa chọn phù hợp !