Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không dùng thuốc
-
Ngày đăng:
21/10/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
204
Nội dung bài viết
ToggleĐiều trị viêm loét dạ dày tá tràng là một quá trình kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc giúp hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của thuốc tây, tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Xem thêm:
- Cảnh báo!Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
- Viêm loét dạ dày có phải mổ không?
- Triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng
Một số nguyên nhân gây ra viêm dạ dày tá tràng phổ biến bao gồm:
- Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (Hp)
- Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
- Sử dụng thuốc giảm đau thời gian dài
- Ăn, uống thực phẩm gây kích ứng như đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua
- Nguyên nhân khác (nuốt phải dị vật, xạ trị trong ung thư, stress…)
Ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiều bệnh nhân còn sử dụng các biện pháp không dùng thuốc tại nhà để làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Các biện pháp này phù hợp trong việc phối hợp điều trị cùng thuốc tây hoặc dùng khi bị viêm loét dạ dày tá tràng mức độ nhẹ.
Sau đây là một số phương pháp được tổng hợp bởi chuyên trang thông tin Y khoa Vương quốc Anh – Medical News Today.
1. 9 Cách điều trị viêm dạ dày tá tràng không dùng thuốc
1.1. Tránh các thực phẩm gây viêm, kích ứng
Các thực phẩm gây kích ứng có thể làm tăng lượng acid dịch vị dạ dày hoặc tiếp xúc trực tiếp làm tăng tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng. Rất nhiều bệnh nhân muốn tìm cho mình các thực phẩm có khả năng chống viêm đáng kể.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới hiện tại chưa khẳng định công dụng của các thực phẩm kháng viêm này.
Do vậy, trước hết bệnh nhân cần loại bỏ các thực phẩm gây viêm và kích ứng niêm mạc ra khỏi chế độ ăn thường ngày. Các thực phẩm nên tránh bao gồm:
- Thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
- Thực phẩm nhiều acid, có tính chua
- Các thực phẩm chế biến chứa nhiều sữa
- Thực phẩm nhiều đường
- Thức ăn cay nóng
- Rượu, bia, cafe và các chất kích thích khác
Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì kiêng gì?
1.2. Dùng chiết xuất tỏi
Một số nghiên cứu khoa học được đăng trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ – Pubmed cho thấy tỏi chứa nhiều kháng sinh Allixin, có thể làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng.
Bệnh nhân có thể ăn sống hoặc chế biến tỏi với lượng khoảng 3-5 tép/ngày.
Chúng ta thường rất khó ăn tỏi sống, vì vậy bạn có thể chế biến tỏi thành tỏi đen, chế biến thành cùng bơ đậu phộng, dùng với mật ong hoặc thêm vào các món xào. Đây là một số phương pháp phổ biến có thể được áp dụng để che dấu mùi vị khó chịu của tỏi.
Chi tiết xem: Đau dạ dày ăn tỏi được không? 4 cách chữa đau dạ dày bằng tỏi
1.3. Dùng men vi sinh
Men vi sinh (Probiotics) chứa nhiều lợi khuẩn hoặc bào tử lợi khuẩn. Khi đi vào đường tiêu hoá, chúng có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cạnh tranh và ức chế các vi khuẩn có hại như Hp và các vi khuẩn gây viêm, kích ứng.
Ngoài ra men vi sinh có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Bạn có thể bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn bằng cách ăn các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như:
- Sữa chua ăn, sữa chua men uống
- Kim chi
- Dưa muối chua
- Trà giấm lên men Kombucha
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các chế phẩm hỗ trợ sức khoẻ chứa lợi khuẩn hoặc bào tử lợi khuẩn.
1.4. Dùng trà và mật ong
Một nghiên cứu được kiểm chứng trên chuyên trang Khoa học Y tế – Science Direct cho thấy dùng kết hợp mật ong và trà có tác dụng làm giảm lượng vi khuẩn Hp có trong ống tiêu hoá.
Trong mật ong chứa defensin-1 có tính kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc rất cao. Trà chứa EGCG và nhiều chất chống oxy hoá hữu hiệu.
Dùng kết hợp mật ong và trà cho kết quả hỗ trợ làm lành vết loét, hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày tá tràng, ngăn bệnh tái phát.
Bạn nên dùng mật ong và trà khi còn nóng hoặc ấm, không nên dùng lạnh. Nên chọn mua mật ong tại các cơ sở làm mật uy tín hoặc các siêu thị lớn. Tránh mua phải mật ong giả, mật ong pha đường.
1.5. Dùng tinh dầu hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Một số nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ – Pubmed cho thấy, một số loại tinh dầu thể hiện hoạt tính ức chế sinh trưởng của vi khuẩn Hp.
Các tinh dầu chứa nhiều polyphenol, flavonoid, quinone, coumarin, terpenoids và alkaloids nhạy cảm với vi khuẩn Hp.
Nghiên cứu chứng minh các loại tinh dầu như tinh dầu sả chanh, tinh dầu hạt cà rốt, tinh dầu quế, tinh dầu tỏi… có tác dụng tốt trong ức chế vi khuẩn Hp.
Bạn không nên uống trực tiếp tinh dầu mà nên sử dụng một loại dầu nền (dầu dẫn) như dầu dừa, dầu đậu nành để tránh kích ứng. Bạn cũng có thể phối hợp tinh dầu vào các thực phẩm giàu chất béo trong chế độ ăn.
Ngoài ra sử dụng tinh dầu thơm bằng máy khuếch tán cũng giúp bạn giảm căng thẳng, stress, tăng sức đề kháng.
1.6. Chia nhỏ các bữa ăn
Người Việt có thói quen ăn các bữa chính với một lượng tinh bột lớn, điều này gây rất nhiều áp lực lên dạ dày, không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Điều này có thể làm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nặng thêm, gây khó tiêu, đầy hơi, ợ chua và ợ hơi.
Trong quá trình chữa viêm loét dạ dày tá tràng, hãy chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no vào các bữa chính. Đồng thời người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như rau củ quả, tránh thức ăn mỡ và quá nhiều bột đường.
1.7. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá chứa hơn 40000 chất độc, trong đó nhiều chất có thể gây ung thư như nicotine, hắc ín, benzene… Do vậy, thuốc lá có thể là nguyên nhân gây kích ứng dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng và thậm chí dẫn đến ung thư dạ dày theo Medical News Today.
Những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với nhóm bệnh nhân không hút thuốc.
1.8. Tránh lạm dụng thuốc giảm đau
Nhóm thuốc chống viêm giảm đau thông thường cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Các thuốc nhóm này bao gồm: aspirin, ibuprofen, diclofenac…
Chúng thường gây tăng tiết acid dịch vị do ức chế enzym COX-1 (là loại enzym kích thích tiết prostaglandin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày).
Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên sử dụng các thuốc này ở liều thấp, dùng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tham khảo thông tin từ Trung tâm DI & ADR Quốc gia.
Xem thêm: Thủng dạ dày vì tự ý tiêm thuốc giảm đau
1.9. Giảm căng thẳng, stress
Căng thẳng stress là nguyên nhân làm suy giảm các yếu tố bảo vệ dạ dày. Chúng đồng thời gây tăng tiết acid, tăng nguy cơ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Do vậy, giảm căng thẳng, stress cũng làm giảm nguy cơ tăng mức độ viêm loét dạ dày tá tràng.
Một số phương pháp có thể giúp bạn giảm căng thẳng stress bao gồm:
- Massage
- Thiền
- Yoga
- Tập hít thở
- Nghe nhạc nhẹ
- Đi du lịch
2. Hiểu để chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
2.1. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Các triệu chứng ban đầu của viêm loét dạ dày tá tràng thường không điển hình và khó phát hiện. Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm:
- Nôn và buồn nôn
- Nóng rát dạ dày, đau rát vùng thượng vị (trên rốn)
- Đầy hơi, khó tiêu
- Ợ chua, ợ nóng
Để chẩn đoán chính xác viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như: chẩn đoán vi khuẩn Hp, nội soi, chụp X-quang…
Xem thêm:
- TOP 6+ triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
- Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất?
2.2. Phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường rất đa dạng và khác nhau giữa các bệnh nhân.
Tuy nhiên có một số nguyên tắc chung trong phòng và chữa viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
- Tránh thực phẩm gây kích ứng niêm mạc như: thức ăn cay nóng, thức ăn đồ uống có vị chua, đồ ăn quá cứng…
- Bỏ thuốc lá và các chất kích thích
- Giảm stress, căng thẳng
- Hạn chế sử dụng rượu bia
- Kiểm soát cân nặng và duy trì bữa ăn điều độ
- Không lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn
2.3. Chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc
Các bệnh nhân có những dấu hiệu sau nên đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Đau viêm dạ dày hơn 1 tuần
- Nôn ra máu
- Đi ngoài phân đen có mùi khắm hoặc đi ngoài dính máu
Các loại thuốc phổ biến được kê đơn để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
- Thuốc chẹn histamine 2 (H2): Chúng có công dụng giảm sản xuất acid thông qua việc chẹn thụ thể điều hoà tiết acid – histamin H2.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Là nhóm thuốc ức chế trực tiếp các bơm sản xuất acid dưới niêm mạc dạ dày.
- Thuốc kháng sinh: Thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp.
- Thuốc bao phủ vết loét (Bismuth): Có tác dụng tạo màng bao bảo vệ vết loét, tránh sự tấn công của acid dịch vị đối với vết loét dạ dày.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc không có tác dụng thay thế các chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên tuân thủ hoàn toàn phác đồ điều trị của cán bộ y tế để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Tư vấn 2 đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả