Skip to main content

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP dương tính

  • Ngày đăng:

    06/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    77

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp dương tính đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt, sử dụng đủ liều quy định, đúng thời gian, đúng thời điểm.

Xem thêm: 

1. Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày có HP

Như đã đề cập ở trên, vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày. Do đó, để chữa đau dạ dày Hp chúng ta cần phải nhanh chóng triệt vi khuẩn Hp có hại này. Tuy nhiên, để có kết quả điều trị Hp hiệu quả, trước đó bệnh nhân cần phải đến bệnh viện và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán đúng bệnh:

1.1. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán trước khi điều trị bằng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP

Một trong những điều cần thiết phải làm trước khi tiến hành điều trị vi khuẩn Hp đó chính là xét nghiệm máu. Phân tích mẫu máu có thể tiết lộ bằng chứng của việc nhiễm vi khuẩn Hp bằng việc phát hiện kháng thể Hp trong máu. Thế nhưng, bài kiểm tra hơi thở và xét nghiệm phân có thể cho kết quả tốt hơn xét nghiệm máu trong việc chẩn đoán sự có mặt hay không của vi khuẩn Hp.

1.2. Kiểm tra hơi thở

Hiện nay có 2 dạng, test thở sử dụng bóng thì bạn thổi vào thiết bị giống quả bóng, test thở sử dụng thẻ, bạn thổi hơi vào thiết bị giống 1 chiếc thẻ ATM. Sau đó hơi thở của bạn được đánh giá trên thiết bị phân tích và có chỉ số đánh giá xem bạn có dương tính với Hp hay không. Nếu dương tính với Hp tức là bạn đã nhiễm Hp, còn âm tính thì ngược lại.

1.3. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang giúp phát hiện vi khuẩn Hp trong phân một cách chính xác bởi Vi khuẩn Hp nếu có trong dạ dày sẽ được thải trừ thường xuyên qua phân. Đây cũng là một xét nghiệm được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn Hp.

1.4. Nội soi

Mục đích của phương pháp nội soi là lấy mẫu vật và tiến hành sinh thiết quanh vị trí có tổn thương dạ dày để làm xét nghiệm Clo Test hoặc nuôi cấy vi khuẩn, hoặc chỉ đơn giản là nhìn hình thái của tổn thương dạ dày, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn Hp của bệnh nhân.

Dựa vào các xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra về sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày của bệnh nhân. Đồng thời, đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra phác độ điều trị cụ thể.

Chi tiết xem: Top 5 phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

2. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP mới nhất hiện nay

Sau khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, dựa vào tình trạng của bệnh và sự phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày, các bác sĩ sẽ lựa chọn 1 trong các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày HP dương tính mới nhất do Bộ y tế ban hành dưới đây để áp dụng:

2.1. Phác đồ 3 thuốc

Đây là phác đồ được sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ. Thời gian áp dụng phác đồ này là từ 10 – 14 ngày.

Cụ thể việc điều trị phát đồ này là sự kết hợp của 3 loại thuốc theo 2 trường hợp sau:

  • PPI (2 lần/ngày) + Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + Amoxicillin (2g/ ngày)
  • PPI (2 lần/ngày)+ Amoxicillin (2g/ ngày) + Metronidazonle/ Tinidazole (500mg/ 2 viên/ ngày)

Phác đồ này phù hợp với những bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc bệnh ở mức độ nhẹ.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP dương tính

2.2. Phác đồ 4 thuốc

Sau khi sử dụng phác đồ 3 thuốc bị thất bại, phác đồ 4 thuốc này sẽ được sử dụng. Thế nhưng, hạn chế của phác đồ này là có thể làm tăng nguy cơ Hp kháng kép và khó có thể dung nạp vì sử dụng nhiều loại thuốc. Thời gian để sử dụng phác đồ 4 thuốc là 10 – 14 ngày.

Phác đồ này được chia làm hai loại là có hoặc không sử dụng Bismuth:

  • Phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth với liều lượng 120mg/4 viên/ngày với Metronidazole (hay Tinidazole) 250mg/4 viên/ngày, Tetracyclin 500mg/4 viên/ ngày và PPI dùng 2 lần/ngày (hoặc Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày).
  • Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), Amoxicillin (1g/ 2 viên/ ngày). Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) và Metronidazole (500mg/ 2 viên/ ngày).

2.3. Phác đồ kế tiếp

Phác đồ điều trị Hp kế tiếp được áp dụng trong 10 ngày. Theo đó, trong 5 ngày đầu, bệnh nhân cần sử dụng PPI 2 lần/ngày và Amoxicillin 2g/ngày. Trong 5 ngày tiếp theo, bệnh nhân sẽ dùng PPI 2 lần/ngày với Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày và Tinidazole 500mg/2 viên/ngày.

2.4. Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin

  • Khi phác đồ 4 thuốc và phác đồ kế tiếp thất bại thì phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin được áp dụng trong vòng 10 ngày.
  • Phác đồ triệt vi khuẩn Hp này sử dụng thuốc PPI 2 lần/ngày với Levofloxacin 500mg x 2 viên/ngày và Amoxicillin 2g/ngày.

Việc áp dụng các phác đồ điều trị của người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp phải được chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị, sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian và đúng thời điểm. Tránh tình trạng sử dụng thuốc tùy ý hay lạm dụng thuốc quá mức sẽ rất dễ gây nên tình trạng kháng thuốc, là một gánh nặng trong việc điều trị vi khuẩn Hp.

Để hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc trên các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị có thành phần tự nhiên để có thể sử dụng lâu dài mà không lo lắng về tác dụng phụ.

Xem thêm: Top 9 bài thuốc nam trị viêm dạ dày tá tràng hiệu quả

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x