Uống tinh bột nghệ nguyên chất như thế nào cho tốt ?
Tinh bột nghệ nguyên chất có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy uống tinh bột nghệ thường xuyên có tốt không ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
1. Tinh bột nghệ nguyên chất có những công dụng như thế nào ?
Nghệ là vị thuốc quý trong y học, nghệ đã được sử dụng trong cuộc sống từ hàng nghìn năm nay. Và tinh bột nghệ vàng nguyên chất được sử dụng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà nó còn được dùng ở rất nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ…Tinh bột nghệ vàng giúp điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mật, phòng ngừa ung thư… rất hiệu quả. Mặt khác, tinh bột nghệ vàng nguyên chất còn được sử dụng để làm đẹp cho chị em phụ nữ như: trị nám da hiệu quả; xóa mờ vết sẹo và tàn nhang nhanh chóng; trị mụn trứng cá cực tốt; đặc biệt tinh bột nghệ giúp làm mờ vết rạn da nhanh chóng, bổ máu, lưu thông máu cho phụ nữ sau sinh cực kỳ hiệu nghiệm.
Tinh bột nghệ nguyên chất được các chuyên gia sức khỏe khuyên nên dùng mỗi ngày để làm gia vị cho các món ăn, hay pha cùng nước ấm rồi uống trực tiếp… Tuy nhiên việc uống tinh bột nghệ vàng được các chị em áp dụng nhiều hơn. Vậy uống tinh bột nghệ vàng trước hay sau khi ăn mới có được hiệu quả cao nhất?
1.1. Uống tinh bột nghệ trước khi ăn
Tinh bột nghệ vàng có chứa hàm lượng curcumin rất cao – hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn và đốt cháy mỡ thừa rất hiệu quả.
Nếu đang bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh đau tá tràng hay bạn đang muốn giảm cân nhanh thì các bạn nên uống tinh bột nghệ vàng nguyên chất trước khi ăn để tác dụng của tinh bột nghệ phát huy tối đa nhé.
Xem thêm:
1.2. Uống tinh bột nghệ sau khi ăn
Mỗi ngày, bạn uống một cốc tinh bột nghệ nguyên chất pha cùng mật ong hoặc pha cùng sữa tươi giúp bạn có một làn da đẹp, trắng hồng, sạch nám và tàn nhang.
Uống sau bữa ăn khoảng 15 phút sẽ giúp cơ thể chống các bệnh tật như:
- Hen suyễn
- Mệt mỏi
- Cảm cúm
- Đau họng
- Chữa trị viêm khớp
- Ngừa bệnh ung thư thành công.
Tinh bột nghệ dùng sau khi ăn giúp bạn tăng cân nhanh chóng, đây là cách tăng cân an toàn.
2. Cách dùng tinh bột nghệ nguyên chất đúng cách
2.1. Uống tinh bột nghệ với mật ong
Cách hiệu quả nhất là bạn cho 2 – 3 thìa cà phê tinh bột nghệ vàng nguyên chất (khoảng 5-10g) cho vào 100ml nước ấm, cho thêm 1 thìa mật ong hoặc sữa tươi có đường cho dễ uống. Mỗi ngày bạn uống từ 2-3 lần trước hoặc sau bữa ăn, dùng liên tục như vậy trong vòng từ 6-12 tháng sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Tinh bột nghệ vàng với mật ong không chỉ chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày, chống ung thư mà còn tốt cho làn da của bạn.
2.2. Ăn tinh bột nghệ với mật ong bằng cách nắn thành viên
Để tiện lợi hơn cho việc sử dụng, các bạn có thể nắn tinh bột nghệ thành viên cho dễ ăn, bằng cách trộn tinh bột nghệ vàng với mật ong, làm vậy sẽ tiết kiệm được thời gian chế biến, hơn nữa lại rất dễ ăn do tinh bột nghệ vàng đã được loại bỏ hết các hết các tạp chất, bụi bẩn nên không còn hắc và đắng như bột nghệ xay từ củ nghệ, nên các bạn yên tâm sử dụng cách này nhé.
Để bảo quản được viên tinh bột nghệ vàng này lâu dài, các bạn nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh dùng dần hoặc dùng hộp sạch có nắp đóng kín lại.
*Lưu ý: Những đối tượng sau đây tuyệt đối không nên ăn tinh bột nghệ, không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể :
- Phụ nữ đang mang thai không nên uống tinh bột nghệ vàng.
- Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, hiện đang dùng thuốc tây, thì không nên uống tinh bột nghệ.
- Bệnh nhân bị thiếu máu cũng không nên uống tinh bột nghệ.
Khi pha chế tinh bột nghệ, không nên pha với nước sôi hoặc pha với nước quá nóng. Tốt nhất, các bạn nên pha tinh bột nghệ với nước ấm khoảng 40 độ C. Các bạn cũng không nên uống tinh bột nghệ khi quá đói, nên nếu bạn uống tinh bột nghệ trong khi đang đói thì chất curcumin có trong tinh bột nghệ sẽ nhanh chóng xuống ruột non (có môi trường kiềm), nơi mà curcumin sẽ bị phân hủy, và sẽ không đạt được hiệu quả cao trong quá trình sử dụng.
Uống tinh bột nghệ có nóng không?
Uống tinh bột nghệ có nóng không? Đây là câu hỏi không ít người tự đặt ra vì thường khi chúng ta ăn nghệ tươi với lượng nhiều đều cảm thấy trong cơ thể khá nóng.
Xem thêm:
- 5 cách uống tinh bột nghệ đúng cách ‘không nóng
- Tinh bột nghệ là gì và cách sử dụng chúng để làm đẹp
1. Trước hết chúng ta tìm hiểu qua “Tinh bột nghệ” đã nhé
2. Uống tinh bột nghệ có nóng không?
3. Tinh nghệ Nano khác gì so với tinh bột nghệ thường
Đau Dạ Dày Uống Nước Cam Được Không? [TƯ VẤN]
1. Đau dạ dày uống nước cam được không?
Bị đau dạ dày có nên uống nước cam? Câu trả lời: Những người mắc bệnh đau dạ dày hay viêm loét dạ dày thì hoàn toàn không nên uống nước cam mặc dù nước cam rất tốt cho sức khoẻ.
Nước cam mặc dù được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt thanh, mát và hương thơm rất đặc trưng, nước cam mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể và sức khỏe của con người. Uống nước cam mỗi ngày sẽ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, đường, chất axit hữu cơ tốt. Nhờ vậy, sức đề kháng của cơ thể sẽ tăng dần lên. Vậy tại sao nước cam tốt vậy mà người đau dạ dày không nên uống? Để giải đáp rõ về vấn đề đau dạ dày uống nước cam được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong những thông tin dưới đây nhé!
2. Tại sao người bị đau dạ dày không nên uống nước cam?
Bị đau dạ dày có nên uống nước cam? Bởi nước cam được yêu thích nhiều như vậy, nhưng chính xác thì nó có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta?
Nước cam có tác dụng gì tới sức khỏe con người?
Các nghiên cứu dinh dưỡng đều chỉ ra rằng, việc ăn cam hay uống nước cam nguyên chất thường xuyên sẽ mạng lại một sức khỏe tốt.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Các Flavonoids có trong cam, đặc biệt là hesperidin là hoạt chất có thể bảo vệ chống lại bệnh tim rất hiệu quả. Ăn hoặc uống nước cam tươi hằng ngày với liều lượng vừa đủ trong vòng 4 tuần liên tiếp có thể làm loãng máu và có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Ngoài ra, các chất xơ có trong trái cam cũng thực sự tốt cho tim mạch.
- Cũng giống như các trái cây thuộc họ cam quýt, cam đã được chứng minh có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Ăn cam thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim một cách đáng để. Đồng thời, loại quả này cũng rất giàu chất chống oxy hóa. Vì vậy nó thực sự tốt cho sức khỏe của người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch.
- Ngừa sỏi thận: Các chất axit citric và citrat được tìm thấy rất nhiều trong cam là một trong những chất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Kali citrate là một hoạt chất thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị sỏi thận và Citrat có trong cam dường như có tác dụng tương tự với loại hoạt chất này.
- Phòng chống thiếu máu: Cam chứa nguồn axit hữu cơ, chẳng hạn như vitamin C (acid ascorbic) và acid citric rất giàu có và thiết yếu. Lượng C và axit citric được tìm thấy trong cam có thể làm tăng hấp thu sắt từ đường tiêu hóa một cách tự nhiên. Do đó, ăn và uống cam sẽ làm giảm tình trạng thiếu máu. Cam và nước ép cam là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng và cực kì tuyệt vời. Việc sử dụng nước ép cam mỗi ngày mang đến cho cơ thể lượng chất xơ và vitamin dồi dào.
Nước cam có hại như thế nào đối với người đau dạ dày, viêm loét dạ dày?
Mặc dù có rất nhiều những tác dụng tuyệt vời nhưng không phải bất kì ai cũng nên uống nước cam. Vậy người đau dạ dày uống nước cam được không? Điều này được lý giải bởi các lý do sau:
- Uống nước cam bị viêm loét dạ dày: Nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đối tượng. Người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam. Bởi trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
- Nước cam có vị chua và có chứa nhiều acid. Khi được đưa vào dạ dày, nước cam làm tăng lượng acid trong dạ dày. Lượng acid tăng tác động lên các vết loét, tạo ra cảm giác cồn cào và khiến bệnh nhân đau dạ dày phải chịu các cơn đau khó chịu. Khi này, các vết viêm loét trong dạ dày cũng có thể phát triển thêm. Nếu uống nước cam nhiều và thường xuyên, các vết loét dạ dày chắc chắn sẽ ăn sâu và lan rộng hơn.
- Nước cam khi uống với lượng lớn ở những bệnh nhân đau dạ dày sẽ làm tăng tần suất và mức độ của các triệu chứng đau dạ dày. Người bệnh sẽ thấy dạ dày bí bách và đầy hơi hơn, ợ chua, ợ nóng cũng nhiều hơn. Cùng với các biểu hiện này, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể bùng phát nặng nề hơn.
- Nước cam có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng. Đối với những người đang gặp phải tình trạng tiêu chảy, đau dạ dày yếu bụng thì không nên uống trực tiếp. Nếu muốn uống, hãy dùng lượng nhỏ và nên pha loãng bớt nước cam.
Có thể thấy, cam thực sự không phải là lựa chọn tốt cho những bệnh nhân đau dạ dày. Khi quá thèm, bạn có thể ăn một vài múi cam nhưng hãy nhớ không nên ăn chúng quá nhiều cùng một lúc hay liên tục nhé!
>> Tìm hiểu thêm:
Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (BTNDD-TQ) hiện chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta do triệu chứng của bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Xem thêm: Top 4 cách khắc phục viêm dạ dày trào ngược thực quản
Vậy BTNDD-TQ là gì ? Đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Do tính chất kích thích của các chất dịch trong dạ dày như HCI, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản, nên sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng. BTNDD-TQ khá phổ biến ở các nước phương Tây với tần suất từ 15 – 30% dân số. Ở các nước châu Á tần xuất dao động từ 5 – 15%.
1. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ở trạng thái sinh lý bình thường thỉnh thoảng cũng có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản nhưng rất thoáng qua và không gây hệ quả gì.
Cơ chế bảo vệ chống trào ngược:
- Hoạt động của cơ thắt dưới thực quản (CTDTQ), có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc thực quản đối với HCI của dịch dạ dày. Bình thường CTDTQ chỉ dãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch DD trào ngược lên TQ.
- Khi có sự trào ngược của dịch DD lên TQ, dịch nhày thực quản với bi-carbonat và nước bọt do có tính kềm sẽ trung hòa HCI của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc TQ.
- Nhu động của TQ sẽ đẩy dịch trào ngược trở xuống DD.
Các yếu tố gây trào ngược thực quản dạ dày:
- Sự dãn CTDTQ xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn,
- Thoái vị hoành
- Rối loạn nhu động thực quản,
- Giảm tiết nước bọt (thuốc lá)
- Các tác nhân làm giảm áp lực CTDTQ như các thuốc secretin, cholécystokinine, glucagon; các thuốc kích thích β thụ cảm, ức chế α , kháng tiết choline, theophylline; các chất cafein, rượu, thuốc lá, chocolate, hay bữa ăn nhiều mỡ…
2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Ợ nóng: Là cảm giác gây ra do trào ngược dịch dạ dày lên TQ. Niêm mạc TQ bị kích thích bởi HCI hoặc dịch mật trong dịch dạ dày làm bệnh nhân có cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, có khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai. Trường hợp điển hình, chứng ợ nóng xuất hiện sau bữa ăn và theo tư thế cúi gập người về trước, hoặc những cơn ho ban đêm do tư thế nằm. Các triệu chứng trên tăng khi uống rượu, uống nước chua.
Trớ: là sự ựa ngược dịch đọng trong TQ, ngay trên phần bị nghẽn tắc. Trớ thường xảy ra do thay đổi tư thế hay 1 sự gắng sức. Dịch trớ thường không mùi vị, không chua và có thể lẫn thức ăn chưa tiêu hóa.
Nuốt khó: Cần phân biệt với nuốt khó do nguyên nhân hầu miệng là thức ăn không đến được vùng hạ họng mà trào ngược lên mũi hoặc bị lạc vào khí quản thường có kèm theo sặc. Trước bệnh nhân bị nuốt nghẹn, dù rất nhẹ hay thoáng qua, cũng phải cảnh giác một ung thư TQ và phải làm một số thăm dò như X quang hoặc nội soi TQ để xác minh hoặc loại trừ nguyên nhân này.
Các triệu chứng không điển hình: Thường dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán với các bệnh khác như đau ngực, cảm giác cục nghẹn, ứa nước bọt trong họng, ho mạn tính, hen suyễn, khàn giọng, viêm xoang, viêm hầu họng, đắng miệng và đau họng, hôi miệng, nấc cục, ói…
3. Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Biến chứng thường xảy ra nhất là viêm thực quản do trào ngược (VTQTN) với các hệ quả loét, teo hẹp. Xơ hóa do viêm có thể làm co rút thực quản (Bracheesophage).
- Niêm mạc thực quản bị ngắn do bị thay thế dần bởi niêm mạc dạ dày với nguy cơ hóa ung thư đoạn niêm mạc bị chuyển sản.
- Loét thực quản có thể gây XHTH.
- Hiếm gặp hơn là các biến chứng viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phổi do hít do trào ngược xảy ra vào ban đêm.
4. Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Trong đa số trường hợp chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử và qua theo dõi thấy có đáp ứng với điều trị thử.
- Triệu chứng điển hình của BTNDD-TQ là chứng ợ nóng. Khi bệnh nhân có triệu chứng điển hình này, ta có thể tiến hành điều trị thử với các thuốc ức chế bơm proton
- Những ca có triệu chứng không điển hình thường cần được thăm dò cận lâm sàng để xác định chẩn đoán.
- Nội soi thực quản giúp phát hiện các biến chứng của BTNDD-TQ như viêm thực quản, loét, hẹp thực quản và chuyển sản Barrett.
- X Quang thực quản chỉ phát hiện các biến chứng teo hẹp, loét thực quản, hoặc thoái vị hoành.
- Đo áp lực CVDTQ không chính xác vì nhiều nguyên nhân như thay đổi áp lực với khẩu kính ống đo, với cử động hô hấp…
- Đo pH thực quản là phương pháp tin cậy hơn để chẩn đoán TNDD-TQ nhưng không xác định được các tổn thương thực thể do trào ngược.
- Nghiệm pháp Beratein, không nhạy và không đặc hiệu, thường dùng trong chẩn đoán nguyên nhân của đau ngực không do tim.
5. Hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Các phương pháp hỗ trợ điều trị nội khoa gồm:
- Chế độ ăn giảm các chất kích thích như rượu, café, thuốc lá, chocolate; Tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có gas.
- Tránh làm tăng áp lực xoang bụng như nịt lưng, nịt vú quá chặt.
- Tránh sử dụng 1 số thuốc làm giảm trương lực CVDTQ như: Anticholinergic, Theophylline…
- Sử dụng các thuốc chống tiết acid nhóm ức chế bơm proton (PPI) làm giảm các triệu chứng và làm lành viêm thực quản trong đa số trường hợp nên là thuốc được chọn đầu tiên trong hỗ trợ điều trị nội khoa BTNDD-TQ.
- Ngoài ra có thể sử dụng 1 số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh như Tinh nghệ Nano ( TPCN Cumargold )
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng gọi tổng đài miễn phí 1800.1796 hoặc truy cập website CumarGold !
- Những ca nhẹ có thể dùng các thuốc làm tăng trương lực CVDTQ như Metoclopramide, Cisapride hoặc các thuốc Antacid, Acid Alginic cũng có kết quả. Do bệnh dễ tái phát sau ngưng thuốc nên thường phải điều trị duy trì sai giai đoạn điều trị tấn công (giảm nửa liều) hoặc dùng thuốc khi có triệu chứng (thuốc uống khi cần).
- Phẫu thuật thường được chỉ định trong ca không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Đó là các phương pháp tạo nếp gấp đáy vị (phẫu thuật Nissen, phẫu thuật Toupet), hoặc các phương pháp can thiệp qua nội soi (khâu CVDTQ qua nội soi, Tiêm chất sinh học làm tăng khối cơ).
- Những ca bị biến chứng hẹp thực quản có thể được nong thực quản qua nội soi.
Bệnh TNDD-TQ là một bệnh mạn tính ngày càng thường gặp hơn ở các nước châu Á và có khuynh hướng tăng tần suất ở Việt Nam. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do các triệu chứng mà còn có thể gây các biến chứng nặng như loét thực quản, hẹp thực quản và hóa ung thư. Việc chẩn đoán và điều trị cần được xem xét, cân nhắc kỹ để đạt kết quả tốt nhất với chi phí hợp lý nhất, cũng như tránh bỏ sót những biến chứng nguy hiểm như hóa ung thư.
Trẻ em cũng bị mắc dạ dày
Rất nhiều người có suy nghĩ là bệnh đau dạ dày hầu như chỉ gặp ở người lớn thôi còn trẻ nhỏ thì không mắc phải. Nhưng đó có thể là những suy nghĩ sai lầm khi chăm sóc trẻ, vì hiện nay có rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải căn bệnh này.
Với nhiều tác nhân xấu cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không đúng cách của mẹ đã vô tình khiến dạ dày của bé ngày càng yếu đi. Cùng với việc tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ các bậc phụ huynh nên tham khảo để có thể phát hiện trẻ bị đau dạ dày sớm và có biện pháp điều trị sớm để không gây nên những điều đáng tiếc có thể xảy ra đối với trẻ.
- Đau dạ dày ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
- Bé 2 tuổi bị đau dạ dày – Nguyên nhân khiến các mẹ giật mình
- Bé 5 tuổi bị đau dạ dày – Nguyên nhân không ai ngờ tới
Trẻ em cũng bị đau dạ dày
Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày ở trẻ.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh đau dạ dày ở trẻ là do ăn uống. Nhiều bậc phụ huynh luôn ép con cái của họ ăn thật nhiều để nhanh lớn, nhưng việc đó làm cho dạ dày quá tải không tiêu hóa kịp , dễ nôn ói, dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ. Bên cạnh đó, do áp lực học hành căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh dạ dày ở trẻ em.Ngoài ra, viêm loét dạ dày ở trẻ cũng có thể do thuốc, việc lạm dụng và sử dụng thuốc không đúng gây tổn thương ở dạ dày nhiều hơn.
Biểu hiện của bé bị đau dạ dày
Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau bụng ở trẻ cũng thường không giống người lớn.Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, nhưng ở trẻ bé thì khó xác định được vị trí đau, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát. Thời điểm đau có thể đau lúc đói hoặc lúc no, một số ít có cả cơn đau bất kỳ kể cả về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có khi chỉ một vài ngày nhưng cũng có thể hàng tuần đến hàng tháng.
Nôn: Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.
Thiếu máu: Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.
Một số biện pháp có thể giúp trẻ giảm cơn đau dạ dày
Chườm ấm: Đây là biện pháp hữu hiệu để có thể giảm cơn đau dạ dày ở trẻ có thể nhanh nhất, cha mẹ trẻ hãy sử dụng một chai nước ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ dễ chịu và thoải mái hơn. Hoặc bạn có thể đặt một túi sưởi ấm lên trên bụng của trẻ với nhiệt độ vừa phải.
Xoa bóp cho bé: Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu. Bạn nên xoa bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.
Có thể cho trẻ uống nước gừng và mật ong để giảm cơn đau cho trẻ. Cách làm đơn giản và không quá cầu kì. Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong trong 1 cốc nước ấm và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa nguyên nhân gây nên chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc những cơn đau khác trong dạ dày. Tuy nhiên gừng không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Cho bé uống nhiều nước: Ngay cả khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên cung cấp thật nhiều nước cho trẻ bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ nhà bạn.
Xem thêm: Đau dạ dày nên làm gì? 15 cách giảm đau dạ dày ngay lập tức
Theo: chuyenkhoadaday
Trào lưu dùng tinh nghệ làm đẹp da của dân văn phòng
Thấy đồng nghiệp có làn da mịn và sáng sau một thời gian dùng tinh nghệ bột, nhiều chị em đua nhau mua về dùng hàng ngày.
Xem thêm: 28 tác dụng tuyệt vời từ tinh bột nghệ
2. Tinh bột nghệ có tốt thật?
Top 10 thực phẩm hữu ích cho người đau dạ dày
1. Mât ong
Hữu cơ có các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, tác dụng đẩy lùi và tiêu diệt vi khuẩn H. Pylory, giúp làm dịu niêm mạc bị kích thích của dạ dày, thực quản và ruột, làm giảm cảm giác đau đớn.
Chi tiết xem:
2. Sữa chua
3. Nano Curcumin – TPCN CumarGold
Xem thêm: Tìm hiểu nano curcumin là gì?
4. Bắp cải
5. Chuối
6. Gạo nâu
7. Pho mát
8. Tỏi
9. Trái cây không có múi
10. Khoai tây
Xem thêm: 19 món ăn tốt cho người đau dạ dày và những đồ ăn nên kiêng
Tinh chất nghệ khác bột nghệ thông thường chỗ nào
Tinh chất nghệ là các tinh chất tốt với sức khỏe có trong tinh bột nghệ. Đó chủ yếu là hoạt chất curcumin. Vì vậy tinh chất nghệ được hiểu như tinh bột nghệ đã được loại bỏ các tạp chất gây nóng và không tốt cho phòng trị bệnh, giữ nguyên lượng curcumin.
Xem thêm: 29 tác dụng tinh bột vàng khiến bạn bất ngờ
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều nơi bán tinh chất nghệ nguyên chất nhưng nhiều nơi chỉ là bột nghệ được sơ chế đơn giản không đạt chất lượng như tinh chất nghệ.
Vì vậy nhiều người rất muốn phân biệt giữa tinh chất nghệ và bột nghệ thông thường. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn.
Điểm khác nhau giữa bột nghệ thường và tinh chất nghệ
Bột Nghệ thường |
Tinh chất nghệ |
|
---|---|---|
Công Nghệ |
Công nghệ thủ công xay nhỏ rồi phơi khô. |
Công nghệ cuốn hơi nước hiện đại với quy trình kĩ thuật được bảo đảm nghiêm ngặt. |
Trạng thái |
Màu vàng nhạt và không còn mùi đặc trưng của nghệ với vị như bột mỳ. Dễ tan trong nước. |
Màu vàng đậm mà vẫn giữ nguyên màu sắc, mùi vị đặc trưng của nghệ. Mịn, khô, vị hắc nhẹ. Khi pha vào nước sẽ không tan hết như bột nghệ thường. |
Tách Tinh Dầu |
Chưa tách được tinh dầu và các thành phần không tốt hay cặn bã. Gây nóng và gây hại cho gan cũng như cơ thể khi sử dụng. |
Trải qua đầy đủ bước tách và lọc chưng cất bằng hệ thống hiện đại để tách tinh dầu và các chất cặn bã. An toàn tuyệt đối cho cơ thể. |
Nguồn nghệ |
Nguồn nghệ ở Nghệ An và 1 số vùng có hàm lượng Curcumin thấp và chi phí rẻ. Chế biến thủ công qua phơi dưới nắng và lọc nước nhiều lần nên mất hết Curcumin. |
Nguồn Nghệ các tỉnh phía Bắc có hàm lượng Curcumin cao nên chi phí cũng cao hơn. Công nghệ và kĩ thuật hiện đại vẫn giữ nguyên hàm lượng curcumin cao ở trong Tinh bột nghệ |
Bột nghệ: Nghệ tươi được rửa sạch, thái lát, phơi khô và nghiền nhỏ. Thành phẩm có màu vàng đậm, có mùi hắc của nghệ. Vì vậy nếu chỉ nhìn bề ngoài thì dễ nhầm lẫn với Tinh chất nghệ chuẩn. Bột nghệ chưa được lọc chất xơ, tẩy nhựa, tách dầu… và vẫn còn chứa vô số chất không có lợi cho sức khỏe con người.
Tinh bột nghệ thường: Nghệ tươi xay nhuyễn, hoà cùng nước và qua nhiều lần lọc chất xơ và phơi khô. Như vậy sản phẩm có màu nhạt hơn rất nhiều so với màu của nghệ tươi.
Tinh chất nghệ: Củ nghệ tươi được tuyển chọn rồi rửa sạch, gọt vỏ, khử trùng và loại bỏ axit, nhựa sau đó đem thái lát, sấy khô gián tiếp bằng hệ thống năng lượng mặt trời với nhiệt độ < 60 độ C. Nghệ miếng sau đó được nghiền và lọc chất xơ cùng các tạp chất rồi được đưa vào chưng cất tách tinh dầu. Sản phẩm thu được vẫn giữ được lượng curcumin cao có trong củ nghệ. Đặc biệt, sản phẩm tinh chất nghệ đã được tách tinh dầu nên không gây nóng, hại gan cho người dùng.
Tinh chất nghệ có tác dụng gì?
– Tinh chất nghệ được dùng để phòng ngừa các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, gan và thận. Sử dụng tinh chất nghệ thường xuyên sẽ tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi được đa số bệnh.
– Tinh chất nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh: Viêm loét dạ dày, xơ gan, rối loạn tim mạch,…
– Giúp phụ nữ làm đẹp da và có vóc dáng thon gọn.
Tinh chất nghệ là các sản phẩm an toàn với người dùng, mọi người hãy cẩn thận khi chọn mua tinh chất nghệ để đảm bảo hiệu quả nhé.
Tinh bột nghệ nano curcumin có gì đặc biệt?
Tinh bột nghệ nano curcumin là dòng sản phẩm rất có sức hút hiện nay nhờ nhiều tác dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Sản phẩm này có gì đặc biệt mà lại có thể tạo nên cơn sốt như vậy?
Xem thêm:
- Người tiêu dùng hoang mang trước vô vàn sản phẩm tinh nghệ nano, chuyên gia nói gì?
- Tinh bột nghệ nano curcumin có tốt không?
1. Tác dụng của tinh bột nghệ nano curcumin đối với sức khỏe và sắc đẹp
Curcumin là một hợp chất đặc biệt có trong củ nghệ. Thông thường, curcumin chiếm khoảng từ 0,3 % đến 1 % trọng lượng của củ nghệ tùy chất lượng từng loại nghệ.
Đây là hợp chất độc đáo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe: tăng cường sức đề kháng, khả năng chống viêm loét, làm lành vết thương, tái tạo da, khả năng chống ô xy hóa góp phần chống lại nhiều loại bệnh ung thư, tăng cường lưu thông khí huyết. Đối với da, curcumin hỗ trợ chống lão hóa da, trị thâm nám, giữ ẩm cho da.
Mặc dù công dụng của curcumin rất lớn. Tuy nhiên, lượng curcumin trong củ nghệ lại rất ít, để đạt được hiệu quả như mong muốn, người dùng phải sử dụng một lượng rất lớn củ nghệ. Điều này là rất khó khăn.
2. Những điểm đặc biệt của tinh bột nghệ nano curcumin
Khoa học công nghệ phát triển đã đem lại nhiều thành tựu đối với y học, đặc biệt là trong lĩnh vực điều chế thảo dược.
Tinh nghệ nano curcumin là một trong những sản phẩm của công nghệ nano. Bằng công nghệ hiện đại nhất thế giới này, người ta đã tạo ra được một sản phẩm độc đáo có hàm lượng curcumin lên đến hơn 90 %, cao gấp rất nhiều lần so với lượng curcumin trong củ nghệ.
Hơn nữa, tinh bột nghệ nano curcumin đã được tinh chế, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, bụi bẩn, tinh dầu nghệ trong củ nghệ, chỉ giữ lại những gì tinh túy nhất, tốt nhất cho sức khỏe.
Nhờ đó, tinh bột nghệ nano curcumin không gây ra các tác dụng phụ như khi sử dụng bột nghệ nghiền nguyên chất hay tinh bột nghệ như nóng trong, rối loạn dịch vị, táo bón, buồn nôn…
Kích thước của các hạt curcumin trong tinh bột nghệ nano curcumin vô cùng nhỏ bé, chỉ từ 30 đến 100 nanomet. Với kích thước này, curcumin dễ dàng được cơ thể hấp thụ, thâm nhập vào máu đến các tế bào trong cơ thể, nhờ đó, hiệu quả tác dụng nhanh và rõ rệt hơn hẳn so với việc dùng tinh bột nghệ thông thường.
3. Sử dụng tinh bột nghệ nano curcumin
Tinh bột nghệ nano curcumin được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị nhiều loại bệnh, một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, do hàm lượng curcumin rất cao, nên việc sử dụng sản phẩm này tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ và sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo.
Vì khả năng lưu thông khí huyết nên tốt nhất không nên dùng cho phụ nữ có thai nhằm tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Không nên dùng chung tinh bột nghệ nano curcumin với các loại thuốc khác nhằm tránh tăng nồng độ thuốc gây khó khăn trong điều trị bệnh.
Tinh bột nghệ nano curcumin có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng không phải là một loại thần dược có khả năng chữa bách bệnh như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nếu muốn sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm cũng như tham khảo ý kiến của các bác sỹ.