4 cách khắc phục viêm dạ dày thực quản trào ngược
-
Ngày đăng:
30/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
167
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày thực quản trào ngược có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, viêm thực quản… Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trào ngược thực quản để tránh những biến chứng trên cùng tham khảo bài viết dưới đây:
1. Viêm dạ dày thực quản trào ngược là gì?
Viêm dạ dày thực quản trào ngược còn được gọi là chứng trào ngược acid dạ dày. Đây là tình trạng dịch tiêu hóa, acid cùng với hỗn hợp thức ăn và đồ uống đang tiêu hóa dở ở dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
Bệnh không chỉ gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản, ung thư thực quản hay một số biến chứng hô hấp khác.
2. Dấu hiệu cho thấy bị viêm dạ dày thực quản trào ngược
Nếu bạn bắt gặp những triệu chứng như sau, rất có thể bạn đang mắc phải bệnh viêm dạ dày thực quản trào ngược:
- Ợ nóng, ợ hơi: Người bệnh có cảm giác nóng rát từ dạ dày hoặc vùng ngực dưới lan hướng lên trên cổ, có cảm giác khí nóng tập trung nhiều ở dạ dày và thực quản, dẫn đến hành động ợ hơi.
- Buồn nôn và nôn: Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều nhất khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn, hoặc vào lúc đánh răng buổi sáng. Khi viêm dạ dày thực quản lâu ngày, người bệnh có thể có cảm giác buồn nôn, đầy bụng kể cả khi không ăn.
- Đau vùng thượng vị: Người bệnh có thể cảm thấy đau thắt ở bụng trên, ngực, lan ra lưng và cánh tay. Cảm giác đau này là do dạ dày bị viêm và do acid trào ngược lên kích thích các đầu mút của sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản.
- Khó nuốt – khàn giọng và ho: Acid dạ dày trào ngược lên thực quản và hầu họng, thường xuyên tiếp xúc với dây thanh quản, làm cho dây thanh quản bị sưng tấy, dẫn tới viêm dây thanh quản, viêm họng mãn tính.
- Miệng tiết nhiều nước bọt: Khi bị trào ngược, acid thường xuyên được đẩy lên khoang miệng. Nước bọt người bệnh tiết ra nhiều hơn chính là phản xạ trung hòa của miệng khi gặp phải acid dạ dày.
3. Nguyên nhân bị viêm dạ dày thực quản trào ngược
Bệnh viêm dạ dày thực quản trào ngược thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày: Một số chứng bệnh tiêu hóa như hẹp môn vị, viêm dạ dày, ung thư dạ dày… làm cho thức ăn bị chậm lưu thông xuống ruột, từ đó làm dạ dày bị tăng áp lực, gây ra trào ngược.
- Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: Khi người bệnh hắt hơi, ho hay vận động quá mạnh… thì các cơ cũng sẽ bị thắt lại, có thể gây ra trào ngược dạ dày lên thực quản.
- Sự dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày: Khi dạ dày bị dư thừa acid do bệnh lý gây ra hoặc phải chịu áp lực lớn… thì cơ thắt thực quản sẽ không thể giữ được lượng acid nằm ở vị trí ổn định mà phải để acid trào ngược lên trên.
- Thói quen ăn uống: Các thói quen xấu như ăn quá no, ăn đêm, ăn thức ăn nhanh, ăn hoa quả nhiều tính acid như cam, bưởi, chanh… sẽ gây áp lực lên cơ thắt của thực quản, khiến cơ thắt yếu đi, đóng mở thất thường và gây ra trào ngược dạ dày.
4. Cách khắc phục viêm dạ dày thực quản trào ngược
Để khắc phục chứng viêm dạ dày thực quản cùng những triệu chứng phiền toái của chúng, bạn nên thực hiện những điều sau.
4.1 Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Người bị viêm dạ dày thực quản trào ngược nên tập luyện thói quen ăn uống khoa học để giúp cho dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả hơn:
- Nên ăn uống đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá khuya.
- Không nên ăn quá no, tránh làm dạ dày bị quá tải.
- Nên nhai kỹ thức ăn, có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm tải áp lực cho dạ dày.
- Không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc làm các hành động khác, gây gián đoạn cho hoạt động tiêu hóa
4.2 Người bị viêm dạ dày thực quản trào ngược nên ăn gì
Người bị viêm dạ dày thực quản trào ngược nên ăn các loại thực phẩm có tính kiềm:
- Nhóm tinh bột (bánh mì, bột yến mạch…): nhóm này có khả năng giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày và hạn chế thương tổn cho dạ dày.
- Nhóm đạm dễ tiêu (thịt thăn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn…): có thể trung hòa acid, hạn chế triệu chứng trào ngược.
- Sữa chua: Giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, đồng thời chứa nhiều men lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Mật ong và nghệ: Giúp chữa các chứng viêm loét, điều trị trào ngược dạ dày rất tốt.
Chi tiết xem:
4.3 Người bị viêm dạ dày thực quản trào ngược nên hạn chế ăn gì
Để hạn chế dạ dày tiết acid và hoạt động quá tải, người bị viêm dạ dày thực quản nên hạn chế
- Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm kích thích tiết acid như hoa quả chua (dứa, cam, chanh…), nước có ga, thức ăn cay nóng….
- Cần kiêng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… để không gây kích thích tới dạ dày.
- Hạn chế ăn vặt và đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh vì chúng thường khó tiêu, gây nhiều áp lực cho dạ dày.
- Hạn chế ăn mặn, ăn các đồ ăn nhiều muối để tránh kích thích dạ dày tăng tiết acid gây trào ngược.
- Không nên ăn nhiều đồ ăn cứng, khó tiêu hoặc các đồ ăn quá loãng
Xem thêm: Top 15 nhóm thực phẩm viêm dạ dày tá tràng nên kiêng
4.4 Chế độ sinh hoạt lành mạnh dành cho người bị viêm dạ dày thực quản trào ngược
Ngoài ra, người bệnh cũng nên điều chỉnh lại chế độ làm việc và nghỉ ngơi của mình
- Làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, giảm tải áp lực
- Không làm việc quá khuya, cần ngủ đúng giờ và đủ giấc
- Không mặc quần áo quá chật để tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa
- Không uống quá nhiều nước khi ăn
- Không nằm trong vòng 2 giờ sau khi ăn
- Khi đi ngủ gối có thể đầu cao 15cm so với chân để làm giảm tình trạng trào ngược
- Nên chọn lựa các môn thể thao nhẹ nhàng để tập luyện, giúp kích thích hoạt động tiêu hóa và giúp giải phóng khí hơi thừa trong dạ dày.
Vừa rồi là một số điều cần biết về viêm dạ dày thực quản trào ngược. Mong rằng các bạn đã hiểu hơn về chứng bệnh này để có kế hoạch phòng tránh hiệu quả và vui khỏe trong cuộc sống nhé.