Skip to main content

3 sai lầm cần tránh trong cách sử dụng tinh bột nghệ

Cách sử dụng tinh bột nghệ nhìn chung là đều dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý 3 sai lầm thường mắc trong cách sử dụng tinh bột nghệ để tránh tác dụng phụ không mong muốn cũng như để tinh bột nghệ phát huy tác dụng tốt nhất.

Cách sử dụng tinh bột nghệ thông thường, phổ biến hiện đang được dùng là pha uống cùng mật ong, sữa tươi; tẩy tế bào chết, đắp mặt nạ… Tuy nhiên, vẫn nhiều người mắc sai lầm trong việc sử dụng sản phẩm này.

1/ Sử dụng lượng quá nhiều

1/ Sử dụng lượng quá nhiều

Tinh bột nghệ là sản phẩm chiết xuất 100% thiên nhiên, không chứa hóa chất, không chất bảo quản, không chứa thành phần nào khác ngoài nghệ. Chính vì vậy, các cách sử dụng tinh bột nghệ đa phần đều rất an toàn.

Tuy nhiên, trong tinh bột nghệ thành phần chủ yếu là curcumin mặc dù có lợi cho sức khỏe nhưng sử dụng lượng quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Dung nạp một lượng quá lớn curcumin có thể khiến cơ quan tiêu hóa bị quá tải, rối loạn dịch vị dạ dày, gây kết khối hữu cơ…

Theo khuyến cáo của các bác sỹ, nếu dùng tinh bột nghệ để uống nhằm tăng sức đề kháng, chăm sóc da, bồi bổ cơ thể, chỉ nên uống 5 gam tinh bột nghệ mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê). Nếu hỗ trợ điều trị bệnh có thể uống 2 thìa đều đặn vào sáng và tối.

2/ Sử dụng không đúng đối tượng

2/ Sử dụng không đúng đối tượng

Curcumin có tác dụng rất tốt. Điều này đã được kiểm nghiệm và chứng nhận. Tuy nhiên, thực tế thì không phải mọi đối tượng đều có thể sử dụng sản phẩm này, nhất là cách sử dụng tinh bột nghệ bằng cách uống.

Sản phẩm này được khuyến cáo là không nên sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp. Những người đang điều trị các bệnh bằng thuốc Tây cũng không nên sử dụng tinh bột nghệ để tránh làm tăng nồng độ cao bất thường của thuốc, gây tác dụng phụ.

Ngoài ra, curcumin trong tinh bột nghệ còn có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết. Vì vậy, những người bị tắc, o bế kinh nguyệt có thể sử dụng đem lại hiệu quả rất tốt nhưng với những phụ nữ đang mang thai thì hoàn toàn không nên sử dụng.

3/ Sử dụng quá thường xuyên

Nhiều chị em phụ nữ cho rằng, tinh bột nghệ chứa curcumin cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho da. Vì vậy nhiều chị em tranh thủ mọi lúc rảnh rỗi có thể để đắp mặt nạ, thậm chí ngày 2 lần mà không biết rằng làm như vậy không hề tốt cho da.

Tinh bột nghệ có khả năng tẩy tế bào chết. Chính vì vậy, việc quá lạm dụng sản phẩm này để đắp mặt nạ hay tẩy tế bào chết toàn thân khiến cho da bị bào mỏng đi. Mặc dù không nghiêm trọng như việc sử dụng mỹ phẩm chứa hóa chất tẩy da nhưng việc này cũng ảnh hưởng không tốt cho da, khiến da dễ bị bắt nắng.

Cách sử dụng tinh bột nghệ tốt nhất để đắp mặt nạ là thực hiện mỗi tuần 3 lần. Nếu tẩy tế bào chết là 1 lần 1 tuần để đạt hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.

Trên đây là 3 sai lầm cần tránh trong cách sử dụng tinh bột nghệ. Các bạn nhớ lưu ý để việc sử dụng tinh bột nghệ đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

 

3 món cháo người bệnh đau dạ dày nên ăn

 

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là rất cần thiết để bạn có cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, chế độ ăn cho mỗi người là không giống nhau, nhất là với người bệnh, trong đó có cả những người bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Bởi nếu người bệnh lựa chọn được các loại thực phẩm hợp lý thì sẽ góp phần vào việc đẩy lui bệnh nhanh hơn. Ngược lại, nếu dùng những nhóm thực phẩm gây kích ứng nhiều hơn cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày đã bị tổn thương thì sẽ khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.

Vậy người bị đau dạ dày ăn gì tốt? Ở bài viết này, Cumargold sẽ giới thiệu với các bạn 3 món cháo dành cho người bệnh đau dạ dày. Các món cháo này vừa dễ chế biến, lại rất dễ tiêu hóa và giúp hỗ trợ hồi phục nhanh hơn.

Cháo – món ăn lành tính cho người bệnh đau dạ dày

Cháo gạo nếp táo đỏ

Nguyên liệu: 10 quả táo đỏ, 50 gam gạo nếp, đường trắng vừa đủ.

Cách chế biến: táo đỏ rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi nước ninh trong khoảng 10 phút. Gạo nếp đãi sạch, cho vào ninh cùng táo. Điều chỉnh lượng nước ít hay nhiều tùy ý bạn, ninh đến khi gạo nhừ và nở bung. Cho đường vào nêm vừa miệng, khuấy đều rồi múc ra bát.

Cháo là món ăn dễ chế biến và dễ tiêu hóa cho người đau dạ dày.

Cháo hạt sen gạo tẻ

Nguyên liệu: 50 gam hạt sen (đã bỏ tâm sen), 30 gam gạo tẻ, đường trắng.

Cách chế biến:

Nếu bạn dùng hạt sen khô, hãy ngâm khoảng 30 phút với nước để hạt sen mềm hơn trước khi nấu (hạt sen tươi có thể không ngâm). Gạo đãi sạch, cho vào nồi cùng với hạt sen và thêm nước, ninh nhỏ lửa đến khi nhừ, hạt sen mềm ra. Thêm đường vừa ăn, khuấy đều rồi múc ra bát.

Cháo hạt sen ăn khi còn ấm có tác dụng làm giảm các cơn đau dạ dày và ngăn ngừa các nguy cơ bị biến chứng xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, hạt sen cũng có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp hạn chế sự co bóp của dạ dày. Các vitamin và khoáng chất trong gạo, hạt sen cũng giúp cho vết viêm loét niêm mạc dạ dày nhanh hổi phục hơn.

Cháo đậu đỏ và lạc

Nguyên liệu: 50 gam lạc (đậu phộng), 30 gam đậu đỏ, 30 gam gạo, đường phèn.

Cách chế biến:

Lạc và đậu đỏ ngâm nước khoảng 30 phút, rửa sạch và để ráo nước. Cho cả 2 loại hạt này vào nồi, cùng với khoảng 1,5 lít nước, đun sôi. Sau đó cho gạo đã đãi sạch vào rồi ninh nhừ. Khi gạo nở bung ra, tắt bếp, thêm đường phèn vào vừa ăn, khuấy tan đường và múc ra bát.

Đây là 3 món cháo mà người mắc bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày… nên kết hợp trong chế độ ăn uống hàng ngày và trong quá trình điều trị bệnh. Những món ăn này giúp có thêm sự thay đổi để cho bữa ăn của người bệnh đỡ nhàm chán.

Chi tiết xem: Top 14 món cháo giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng

Bên cạnh đó, khi dùng những món cháo này, người bệnh đau dạ dày nên chú ý không ăn khi quá nóng hay quá lạnh. Và với câu hỏi đau dạ dày ăn gì, bạn cũng hoàn toàn có thể tham khảo, lựa chọn thêm nhiều món ăn bổ dưỡng khác.

 

3 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh hiện nay rất nhiều người mắc phải. Từ xa xưa, y học cổ truyền của nước ta đã tìm ra rất nhiều cây thuốc có tác dụng dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả và phù hợp với cơ địa của nhiều người. Sau đây là 3 vị thuốc tiêu biểu trong số đó.

Xem thêm:

1. Chuối hột già chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Chuối hột già thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa viêm loét dạ dày. Chuối hột già có tác dụng làm giảm tiết dịch vị và kích thích sự hồi phục của màng nhày lót trong dạ dày, giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt hơn.

Cách làm:

Lấy quả chuối hột già thái vát mỏng, phơi khô trong bóng râm. Hoặc sấy kho trong nhiệt độ khoảng 50 đến 60 độ C.  Khi chuối đã đủ khô, đem lát chuối tán thành bột mịn. Bột chuối này có thể đem pha với 20 đến 30ml nước ấm, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần trước mỗi bữa ăn.

2. Cây dạ cẩm bài thuốc chữa viêm loét dạ dày lạ mà quen

Cây dạ cẩm là một loại thuốc nam được dùng làm thuốc chữa viêm loét dạ dày rất phổ biến đã có từ lâu đời. Cây thuốc này xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Lạng Sơn, đây chính là nơi trồng cây thuốc này nhiều nhất. Ngay từ tên gọi dạ cẩm của nó cũng cho thấy đây chính là loại thuốc dùng để điều trị dạ dày rồi. Dạ = dạ dày, cẩm = điều trị, mang lại ý nghĩa đây là loại thuốc để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Cam thảo là một vị thuốc phổ biến cho nhiều bài thuốc đông y, trong đó có cả những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày.

Theo kinh nghiêm lâu năm của dân gian, thường sử dụng phần ngọn, lá non và thân của cây dạ cẩm phơi khô để làm thuốc. Đối với bệnh viêm loét dạ dày, cây dạ cẩm giúp giảm cơn đau dạ dày do tác dụng trung hoà được lượng acid trong dạ dày và có tác dụng hỗ trợ giảm bớt ợ chua và giúp liền vết loét. Có thể tìm đến những nơi tin cậy để mua thuốc đã được chế biến sẵn và được tư vấn về liều lượng sử dụng. Sau đây là gợi ý về cách sắc thuốc uống:

Cách sắc: cho 20 đến 25g lá dạ cẩm phơi khô, sắc với 1 lít nước trong thời gian khoảng 20 phút. Khi uống cho thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng hiệu quả, do mật ong có tác dụng tốt đối với bệnh viêm loét dạ dày. Chắt lấy nước, và chia thành 3 lần uống trong ngày, có thể uống trước bữa ăn nửa tiếng hoặc uống vào lúc đau.

3. Cam thảo chữa viêm loét dạ dày không phải ai cũng biết

Cam thảo có tác dụng thanh lọc và làm mát cơ thể mà rất nhiều người đã biết đến trước đó. Ngoài việc là thành phần của các loại trà giải nhiệt, cam thảo cũng là một vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc nam. Cam thảo có tác dụng chống viêm và tăng cường miễn dịch cho cơ thể nên đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Hãy tìm đến thầy thuốc đáng tin cậy để được kê đơn và hướng dẫn sử dụng cam thảo hợp lý. Cam thảo chỉ nên sử dụng trong khoảng 1 đến 2 tuần rồi ngừng một thời gian và người gặp vấn đề về huyết áp không nên sử dụng cam thảo.Gợi ý cho việc sử dụng cam thảo là trước bữa ăn khoảng nửa tiếng có thể ăn hoặc uống nước cam thảo để giúp điều trị bệnh đau dạ dày của bạn.

Xem thêm: 

3 cách sử dụng tinh bột nghệ hiệu quả tối đa

Tinh bột nghệ rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt tốt cho việc chăm sóc vẻ đẹp phụ nữ. Tuy nhiên, việc sử dụng tinh bột nghệ như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng. Dưới đây là 3 cách sử dụng tinh bột nghệ để đạt được hiệu quả tối đa.

Tinh bột nghệ rất giàu hoạt chất curcumin, chất này cực kỳ có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh đồng thời có tác dụng dưỡng da rất tốt. Cách sử dụng tinh bột nghệ có rất nhiều nhưng sau đây là 3 cách phổ biến và đạt hiệu quả nhất:

Cách 1: Uống tinh bột nghệ

Cách 1: Uống tinh bột nghệ

Curcumin trong tinh bột nghệ có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, có tác dụng hỗ trợ hiệu quả việc điều trị một số bệnh dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Vì vậy, nếu không may mắc bệnh này, hãy uống mỗi ngày 2 lần tinh bột nghệ pha với mật ong. Mỗi lần uống gồm 1 thìa cà phê tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong với 200 ml nước ấm. Uống đều đặn hàng ngày trước bữa ăn sáng và tối.

Với những người không mắc bệnh, chỉ muốn uống tinh bột nghệ để bổ máu, tăng cường sức khỏe thì có thể uống từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, cách pha như trên. Có thể pha tinh bột nghệ với sữa tươi hay sữa chua tùy theo sở thích mỗi người.

Cách sử dụng tinh bột nghệ này là phổ biến và dễ sử dụng nhất, đồng thời là cách có nhiều tác dụng và phát huy được tác dụng tối đa nhất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ pha với nước ấm hoặc nước nguội hẳn, không pha với nước nóng nhằm tránh làm biến đổi hoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ.

Cách 2: Đắp mặt nạ tinh bột nghệ

Cách 2: Đắp mặt nạ tinh bột nghệ

Curcumin có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống ô xy hóa rất hiệu quả do đó, tinh bột nghệ cũng được coi là một loại thuốc tự nhiên có tác dụng trị mụn. Ngoài ra, trong tinh bột nghệ còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho da.

Vì vậy, cách sử dụng tinh bột nghệ tốt nhất cho da chính là đắp mặt nạ với tác dụng cân bằng độ ẩm, bổ sung dưỡng chất, chống lão hóa, chống nám, làm mờ vết thâm, tàn nhang, trị mụn vô cùng hiệu quả.

Cách dùng tinh bột nghệ để đắp mặt nạ cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng 1 đến 2 thìa cà phê tinh bột nghệ trộn với 1 thìa sữa tươi hay sữa chua hoặc mật ong, nước hoa quả là có một hỗn hợp đắp mặt nạ tuyệt vời. Thoa đều hỗn hợp này lên da trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Thực hiện 3 lần mỗi tuần để có làn da đẹp mịn màng, tươi tắn.

Cách 3: Tẩy tế bào chết bằng tinh bột nghệ

Có rất nhiều người không biết rằng, tinh bột nghệ còn có tác dụng tẩy tế bào chết rất hiệu quả. Để có được làn da đẹp, bạn có thể dùng tinh bột nghệ để tẩy tế bào chết mỗi tuần một lần.

Cách sử dụng tinh bột nghệ để tẩy tế bào chết cũng rất đơn giản. Làm ướt toàn bộ cơ thể, thoa đều tinh bột nghệ lên da, mát xa nhẹ nhàng khoảng 10 phút rồi tắm lại bằng nước ấm.

Ba cách sử dụng tinh bột nghệ này vừa đơn giản nhưng lại phát huy tối đa được hiệu quả tác dụng của tinh bột nghệ đối với sức khỏe và sắc đẹp của chị em phụ nữ. Hãy cùng thử áp dụng để kiểm nghiệm hiệu quả.

 

3 cách làm đẹp sau sinh mổ an toàn và hiệu quả nhanh chóng

Làm đẹp sau sinh mổ thế nào để an toàn luôn là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất. Các cách dưới đây giúp các mẹ hoàn toàn đạt được mục đích.

Các mẹ làm đẹp sau sinh mổ luôn phải vừa phải giữ dáng vừa phải giữ gìn sức khỏe và cả nguồn sữa cho trẻ. Để chăm sóc và làm đẹp sau sinh mổ thường khó hơn những người sinh thường, các mẹ cần chú ý đến thẩm mỹ của vết mổ sau sinh và cả làn da vùng bụng sau quá trình dài mang thai.

Làm đẹp sau sinh mổ: Trị sẹo vết mổ sau sinh

Sau sinh mổ từ bốn đến sáu tuần thì các vết mổ sẽ lành lặn nhưng sẽ để lại vết sẹo trên bùng bụng khiến nhiều chị em mất đi sự tự tin của bản thân. Đừng lo vì chúng tôi sẽ mách bạn những bí kiếp dễ dàng mà lại cực  kì hiệu quả để đánh bay các vết sẹo khó ưa ấy.

Làm đẹp sau sinh mổ: Trị sẹo vết mổ sau sinh

Cách thực hiện:

Sử dụng Vitamin E để bôi lên vùng bụng có vết sẹo ( các loại vitamin E có thể mua dễ dàng tại các của hàng dược phẩm, hiệu thuốc. Massage đều dung dịch lấy ra từ viên nhộng trong suốt bằng cách cắt một lỗ nhỏ. Các massage bụng bằng vitamin E rất an toàn, dễ dàng thực hiện mà lại còn tiết kiệm chi phí cho các mẹ. Sử dụng Vitamin E để làm đẹp sau sinh mổ còn giúp các mẹ nhanh chóng có lại được làn da bụng trắng sáng và đầy gợi cảm, lấy lại sự tự tin như những ngày xưa.

 Làm đẹp sau sinh mổ với phương pháp massage bụng

Massage bụng luôn là phương pháp được nhiều chị em phụ nữ tìm đến khi muốn có một vòng eo thon gọn, vóc dáng mảnh khảnh. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các mẹ vài kĩ thuật đơn giản để chúng ta có thể tự thực hiện tại nhà vừa tiết kiệm lại an toàn và rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Sử dụng túi nhiệt điện ( để ở mức nóng mà cơ thể có thể chịu được) để đắp lên bụng hoặc có thể hơ ấm 2 tay trên than rồi đắp lên vùng bụng. Nhiệt độ sản sinh ra từ bên ngoài sẽ giúp cho việc đốt cháy mỡ vùng bụng diễn ra nhanh hơn.

Dùng 2 tay xoay theo chiều kim đồng hồ nhiều lần trên vùng vụng để massage làm săn chắc vùng da và hạn chế các vết rạn ( có thể bôi dầu dừa). Hoặc giã gừng tươi và đaows lên vùng bụng, dùng tay xoa đều để các tinh chất trong gừng nhanh thấm qua da hỗ trợ việc đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng.

Trà nóng giúp làm đẹp sau sinh mổ

Trà xanh luôn mang lại rất nhiều cho người thường xuyên sử dụng như chứa hoạt chất chống oxi hóa cao, có thể ngăn ngừa được các mầm bệnh gây ung thư. Nhưng với các mẹ sau sinh một li trà nóng sau các bữa ăn không những mang lại lợi ích sức khỏe như trên mà còn làm các mẹ đẹp hơn trông đợi.

Trà nóng giúp làm đẹp sau sinh mổ

Trong trà xanh do chứa nhiều chất chống oxi hóa mạnh mẽ nên hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng, hạn chế hình thành các vùng mỡ thừa trên cơ thể. Uống trà nóng mỗi ngày sau bữa ăn 15 phút còn là cách hiệu quả để thanh lọc cho cơ thể, đào thải độc tố xấu.

Ngoài trà xanh, các mẹ cũng có thể sử dụng trà gừng. trà vằng,… mỗi loại trà này đều có tác dụng đào thải độc tố. Quá trình thanh lọc diễn ra an toàn tự nhiên vừa giúp các mẹ đẹp dáng lại còn đẹp da. Sở hữu một vóc dáng thon gọn và làn da rạng rỡ thì còn gì giúp chị em có thể tự tin hơn sau ca sinh mổ của mình.

Với 3 bí kíp làm đẹp sau sinh mổ mà chúng tôi vừa chia sẻ qua bài viết trên, chắc hẳn đã làm các mẹ cảm thấy an toàn hơn khi vừa chăm sóc bản thân lại vẫn an toàn cho vết mổ sau sinh đúng không nào. Với những bí kíp nhỏ trên đây, mong rằng các mẹ sẽ tiết kiệm thêm được nhiều thời gian để làm đẹp cho bản thân và chăm sóc bé yêu của mình. Hi vọng các mẹ bỉm sữa hiện đại sẽ luôn ngời ngời sức sống, tự tin với vẻ đẹp mặn mà của mình nhé.

Làm đẹp sau sinh mổ bằng Nghệ

chăm sóc vết mổ sau khi sinh bằng nghệ
 
Bên cạnh những cách trên các chị em phụ nữ sau sinh có thể chủ động sử dụng các nguyên liệu dưỡng da lành tính từ tự nhiên. Sau khi vết sẹo lành, cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là dùng nghệ tươi ép lấy nước bôi lên vết mổ 2 – 3 lần/ ngày.  Đây là nguyên liệu tự nhiên lành tính và chứa curcumin- hoạt chất có lợi cho quá trình tái tạo da, liền sẹo vô cùng tốt. Chính vì thế chị em đừng bao giờ bỏ qua nguyên liệu thần thánh này nhé.

 

3 cách làm đẹp sau khi sinh mổ an toàn cho mẹ

Làm đẹp sau khi sinh mổ thế nào để an toàn cho các sản phụ luôn là câu hỏi hot nhất hiện nay. Các cách làm đẹp sau sinh dưới đây sẽ trả lời giúp các mẹ.

Các mẹ làm đẹp sau sinh mổ luôn phải vừa giữ dáng vừa giữ gìn sức khỏe và cả nguồn sữa cho trẻ. Để chăm sóc và làm đẹp sau sinh mổ thường khó hơn những người sinh thường, các mẹ cần chú ý đến thẩm mỹ của vết mổ sau sinh và cả làn da vùng bụng sau quá trình dài mang thai.

Làm đẹp sau sinh mổ: Trị sẹo vết mổ sau sinh

Làm đẹp sau sinh mổ: Trị sẹo vết mổ sau sinh

Sau sinh mổ từ bốn đến sáu tuần, các vết mổ sẽ lành lặn nhưng sẽ để lại vết sẹo trên vùng bụng khiến nhiều chị em mất đi sự tự tin của bản thân. Đừng lo vì chúng tôi sẽ mách bạn những bí kíp dễ dàng mà lại cực kì hiệu quả để đánh bay các vết sẹo khó ưa ấy.

Cách thực hiện:

Bôi Vitamin E lên vùng bụng có vết sẹo ( các loại vitamin E có thể mua dễ dàng tại các của hàng dược phẩm, hiệu thuốc. Massage đều dung dịch lấy ra từ viên nhộng trong suốt bằng cách cắt một lỗ nhỏ. Cách massage bụng bằng vitamin E rất an toàn, dễ dàng thực hiện mà lại còn tiết kiệm chi phí cho các mẹ. Làm đẹp sau khi sinh mổ với Vitamin E còn giúp các mẹ nhanh chóng có lại được làn da bụng trắng sáng và đầy gợi cảm, lấy lại sự tự tin như những ngày xưa.

Làm đẹp sau khi sinh mổ với phương pháp massage bụng

Massage bụng luôn là phương pháp được nhiều chị em phụ nữ tìm đến khi muốn có một vòng eo thon gọn, vóc dáng mảnh khảnh. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các mẹ vài kĩ thuật đơn giản để chúng ta có thể tự thực hiện tại nhà vừa tiết kiệm lại an toàn và rất hiệu quả.

Làm đẹp sau sinh mổ bằng phương pháp massage

Cách thực hiện:

Sử dụng túi nhiệt điện ( để ở mức nóng mà cơ thể có thể chịu được) để đắp lên bụng hoặc có thể hơ ấm 2 tay trên than rồi đắp lên vùng bụng. Lượng nhiệt sản sinh ra từ bên ngoài sẽ giúp cho việc đốt cháy mỡ vùng bụng diễn ra nhanh hơn.

Dùng 2 tay xoay theo chiều kim đồng hồ nhiều lần trên vùng vụng để massage làm săn chắc vùng da và hạn chế các vết rạn ( có thể bôi dầu dừa). Hoặc giã gừng tươi và đắp lên vùng bụng, dùng tay xoa đều để các tinh chất trong gừng nhanh thấm qua da hỗ trợ việc đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng.

Trà nóng giúp bạn làm đẹp sau khi sinh mổ

Trà xanh luôn mang lại rất nhiều cho người thường xuyên sử dụng như chứa hoạt chất chống oxi hóa cao, có thể ngăn ngừa được các mầm bệnh gây ung thư. Nhưng với các mẹ sau sinh một li trà nóng sau các bữa ăn không những mang lại lợi ích sức khỏe như trên mà còn làm các mẹ đẹp hơn trông đợi.

Trong trà xanh do chứa nhiều chất chống oxi hóa mạnh mẽ nên hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng, hạn chế hình thành các vùng mỡ thừa trên cơ thể. Uống trà nóng mỗi ngày sau bữa ăn 15 phút còn là cách hiệu quả để thanh lọc cho cơ thể, đào thải độc tố xấu.

Ngoài trà xanh, các mẹ cũng có thể sử dụng trà gừng. trà vằng,… mỗi loại trà này đều có tác dụng đào thải độc tố. Quá trình thanh lọc diễn ra an toàn tự nhiên vừa giúp các mẹ đẹp dáng lại còn đẹp da. Với một vóc dáng thon gọn và làn da rạng rỡ thì còn gì giúp chị em có thể tự tin hơn sau ca sinh mổ của mình. Tuy nhiên làm đẹp sau khi sinh mổ với trà xanh vẫn là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi sự thân thuộc, phổ biến nhất.

Với 3 bí kíp làm đẹp sau khi sinh mổ mà chúng tôi vừa chia sẻ qua bài viết trên, chắc hẳn đã làm các mẹ cảm thấy yên tâm và an toàn hơn. Mong rằng các mẹ sẽ tiết kiệm thêm được nhiều thời gian để làm đẹp cho bản thân và chăm sóc bé yêu của mình. Chúc các mẹ bỉm sữa hiện đại sẽ luôn ngời ngời sức sống, tự tin với vẻ đẹp mặn mà của mình nhé.

 

3 cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất

Tùy theo tình trạng mà chúng ta có thể áp dụng từng cách chữa bệnh khác nhau. Sau đây là một số cách điều trị viêm loét dạ dày được áp dụng nhiều nhất

Điều trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng thuốc dân gian

Chuối hột trị dứt điểm viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng thuốc dân gian

Trong chuối hột có nhiều chất có khả năng giải độc tố, sát trùng vết thương, tiêu viêm, kháng khuẩn… có công dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm loét dạ dày chỉ trong thời ngắn.

Bạn tiến hành việc điều trị bằng nguyên liệu này theo các bước như sau:

Chuẩn bị: 12 quả chuối hột xanh, 50g kim tiền thảo, 50g bông mã đề và 100g cỏ tranh

Chuối hột bỏ vỏ, sao vàng rồi bỏ trong chảo đất trong 1 tiếng.

Cho tất cả nguyên liệu vào nấu trong 500ml nước cho dến khi còn 200ml nước thì chia ra uống 4 lần trong ngày.

Dùng khoảng 1 tuần là thấy các triệu chứng suy giảm. Tuy nhiên với bài thuốc này đòi hỏi người bệnh phải chủ động được thời gian điều trị bởi cần rất mất thời gian cũng như công sức. Người bệnh cần hết sức kiên trì mới mong bệnh thuyên giảm.

Hết viêm loét dạ dày tá tràng nhờ gừng

Gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng chống viêm nhiễm và điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày. Bạn có thể kết hợp gừng với chanh để chữa các triệu chứng bệnh theo các bước như sau:

Gừng tươi ép lấy nước cốt rồi trộn với nước cốt chanh tươi.

Pha hỗn hợp trong một cốc nước rồi cho mật ong vào khuấy đều.

Uống vào mỗi buổi sáng sẽ thấy các biểu hiện đau giảm hẳn. Tuy nhiên người bệnh cần uống sau khi ăn bởi chanh có xít có thể tác động không tốt tới dạ dày khi rỗng.

Bột nghệ chữa khỏi viêm loét dạ dày tá tràng

Nghệ có nhiều hoạt chất curcumin có tác dụng làm tăng tiết mật, hỗ trợ hệ tiêu hóa nhưng lại không làm tăng tiết mật của dạ dày.

Bạn có thể trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng các bước tiến hành như sau:

Lấy một cốc nước ấm rồi cho 3 muỗng bột nghệ và 1 muỗng mật ong vào khuấy đều lên.

Dùng trước bữa ăn, mỗi ngày uống 3 lần. Nghệ tuy rất hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày nhưng cũng có những nhược điểm như nóng trong, gây dị ứng với một số người, vì vậy người bệnh nên cân nhắc khi dùng nếu  thấy những triệu chứng đó.

Mật ong chữa dứt viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên liệu này không chỉ chứa nhiều dưỡng chất mà còn có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả. Ngoài ra mật ong còn có khả năng chữa lành các vết loét bên trong dạ dày.

Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng đơn giản nhất là bạn pha mật ong với nước ấm và uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Không những có tác dụng giảm những cơn đau mà còn giúp cơ thể khỏe mạng hơn.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng các loại thuốc tây

Dùng thuốc Tân dược cũng là một trong những biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khá hiệu quả. Sau khi xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Thông thường, bác sĩ hay chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

Điều trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng thuốc dân gian

Thuốc kháng thụ thể histamin làm chất trung gian đối với các phản ứng viêm và phản ứng dị ứng trong cơ thể. Nhóm thuốc này giúp giảm tiết dịch vị acid, hỗ trợ não dẫn truyền thần kinh. Một số thuốc của nhóm này là: Ranitidine, Nizatidine, Cimetidin…

Thuốc kháng acid có chức năng trung hòa dịch vị acid, ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh viêm loét dạ dày. Đồng thời làm giảm bớt những cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Một số thuốc kháng acid thường dùng: thuốc Cinetidin, thuốc Nizatidine…

Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày: có tác dụng ức chế khả năng tiết axit của dạ dày, nhờ đó thuốc kháng sinh sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giảm tình trạng viêm loét tốt hơn. Một số thuốc thường được dùng trong nhóm này: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…

Thuốc tạo màng bọc: giúp kết dính với dịch dạ dày vào tạo lớp vỏ bao bọc vết loét trong dạ dày. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Người bệnh thường được chỉ định dùng: Silicate Al, Bismuth, Sucralfatre…

Thuốc diệt vi khuẩn Hp: loại vi khuẩn này là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng nên bạn cần phải tiêu diệt dứt điểm. Các loại thuốc được chỉ định: imidazole, Amoxicilline, Clarithromycin…

Việc dùng thuốc cần hết sức cẩn trọng và làm theo những gì mà bác sĩ đã chỉ dẫn. Một số thành phần của thuốc có thể gây tác dụng phụ mà chỉ có những người có chuyên môn mới biết được. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc có dấu hiệu bất thường thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc đông y

Một cách khác nữa là dùng thuốc đông y điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nền y học cổ truyền ngày càng phát triển, các bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn để có công hiệu chữa bệnh tốt nhất. Thuốc Đông y có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp khác đó là trị bệnh rất hiệu quả nhờ sự kết hợp của nhiều loại thảo mộc. Do vậy, thuốc rất lành tính, người bệnh không còn phải lo sợ bị phản ứng phụ như khi sử dụng thuốc Tây y hay thiếu căn cứ khoa học như các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên những bài thuốc đông y thường tác dụng chậm, không có kết quả rõ rệt, đòi hỏi sự kiên nhẫn cao của người bệnh. 

Trên đây là những cách điều trị viêm loét dạ dày khả thi mà chúng tôi thu thập được. Hi vọng các bạn sẽ có những sự lựa chọn đúng đắn cho mình và người thân. Chúc các bạn thành công!

 

3 bài thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả trong dân gian

Viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa tương đối phổ biến, bệnh gây ra tình trạng đau dạ dày với các cơn đau vùng thượng vi, gây buồn nôn hoặc nôn khi ăn, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu… cho người bệnh. Tình trạng viêm loét kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nặng hơn của bệnh như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày. Để làm giảm các triệu chứng của bệnh, cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn, rất nhiều bài thuốc dân gian đã được người dân sử dụng. Trong bài viết này sẽ nói về 3 bài thuốc trị viêm loét dạ dày an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên.

Bài thuốc dân gian cho người bệnh viêm loét dạ dày

– Nghệ và mật ong

Đây chắc hẳn là bài thuốc cực kỳ điển hình mà bất cứ người bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày nào cũng có thể biết đến. Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin – giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành nhanh các vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày. Nhờ đó mà giúp tăng khả năng diệt vi khuẩn Hp – nguyên nhân gây loét. Với mật ong, thành phần của nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm hiệu quả. Do đó, khi kết hợp 2 vị thuốc từ thiên nhiên này lại thì hiệu quả sử dụng là rất cao.

Nước nghệ giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Cách dùng nghệ và mật ong cũng rất đơn giản. Đó là kết hợp tinh bột nghệ với mật ong. Bạn chỉ cần trộn lại thành hỗn hợp đặc và ăn trực tiếp, mỗi ngày khoảng 10 gam tinh bột nghệ trộn mật ong. Hoặc pha nước nghệ, sữa nghệ uống vào các buổi trong ngày, nhưng hãy dùng sau bữa ăn nhé.

-Bắp cải

Bắp cải là loại rau có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin U, vitamin A,… và các chất chống oxy hóa khác. Những thành phần của rau bắp cải có công dụng tốt trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi đã kết thúc quá trình điều trị. Để dùng bắp cải, bạn có thể ép lấy nước ép tươi để uống buổi sáng hàng ngày.

Nước ép bắp cải cung cấp dưỡng chất cho người bệnh viêm loét dạ dày.

-Cây chè dây

Chè dây là một vị thuốc trị viêm loét dạ dày trong y học cổ truyền an toàn và hiệu quả. Chè dây có chứa nhiều glucose (vị ngọt), các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm. Thành phần chống viêm hiệu quả nhất của chè dây là flavonoid. Chất này giúp kháng viêm, giảm đau, đồng thời diệt vi khuẩn Hp. Vì vậy mà chè dây được nhiều người dùng để pha nước uống, và rất tốt cho người bệnh đau, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Cách sử dụng chè dây dễ nhất là hãm lấy nước uống. Lấy 70 gam chè dây mỗi lần, cho vào ấm và thêm một chút nước sôi để tráng chè, sau 10 giây bỏ lượt nước này đi. Tiếp đó cho thêm 200 – 300 ml nước sôi vào, để khoảng 10 – 15 phút là có thể dùng. Nước chè dây nên được uống trước hoặc sau khi ăn, để giúp làm giảm cơn đau cho người bệnh, cùng với đó là giảm triệu chứng đầy bụng, ăn không tiêu. Người bệnh cũng có thể dùng nước này thay cho nước uống hàng ngày nhé.

3 bài thuốc trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP siêu hiệu quả

Được sử dụng từ lâu đời trong dân gian, Chè dây – Dạ cẩm – Lá Khôi là 3 bài thuốc trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP được nhiều người sử dụng.

Xem thêm:

1. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ chè dây

Chè dây (tên khoa học là Ampelopsis cantonesis Planch Vitaceace, tiếng Nùng gọi là Thau rả, tiếng Tày gọi là Khau rả…) là thảo dược quý đã được dùng rộng rãi trong dân gian, thường được phơi khô, sao qua rồi hãm với nước đun sôi như pha chè, dùng chữa các bệnh liên quan tới dạ dày, còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

Từ năm 1990, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ – Nguyên Hiệu trưởng, Trưởng bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội – cùng cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về tác dụng của cây chè dây. Nhóm nghiên cứu đã xác định trong cây chè dây có thành phần chính là flavonoid có khả năng giảm đau, liền vết loét và có tác dụng diệt trừ xoắn khuẩn Helicobacter Pylori. Đây là “thủ phạm” hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và xác định cây chè dây không có độc tính và có độ an toàn cao.

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ chè dây
Chè dây

Sau đó, chè dây cũng được Viện dược liệu ( Bộ Y tế) nghiên cứu và kết luận: thảo dược này có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm acid tại dạ dày, giúp bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%.

2. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ dạ cẩm

Dạ cẩm có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae, còn được biết đến với các tên gọi khác là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm… Cây mọc hoang tại một số tỉnh miền núi ở nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên… Người ta thường hái lá và ngọn non hoặc dùng toàn cây bỏ rễ (rễ ít tác dụng hơn) về phơi hay sấy khô dùng dần hoặc nấu cao.

Theo Đông y, dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Trong dân gian, dạ cẩm thường được dùng như một loại thuốc trị viêm loét miệng, loét lưỡi rất tốt.

Xuất phát từ tác dụng chữa viêm loét của dạ cẩm, năm 1962, Bệnh viện Lạng Sơn lần đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng đưa cây dạ cẩm vào hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Nghiên cứu lâm sàng tác dụng của dạ cẩm cho thấy, thảo dược này có tác dụng giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, giảm ợ chua, làm se vết loét. Chính vì thế, dạ cẩm được coi là một trong số các cây thuốc trị viêm loét dạ dày đầu bảng hoặc căn bệnh dai dẳng viêm dạ dày mãn tính. Ngày nay loại cây này được người dân tin tưởng và sử dụng rất nhiều trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

3. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ lá khôi

Cây khôi có tên khoa học Ardisia silvestris, còn được gọi là Cây độc lực, Đơn tướng quân, Khôi nhung… Lá khôi là vị thuốc chữa đau bụng, đau dạ dày được ứng dụng nhiều trong dân gian, xuất phát từ kinh nghiệm của những người dân miền ngược như Thanh Hóa, Nghệ An…

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày từ lá khôi

Trong Đông y, lá khôi là một vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Loại thảo dược này không chỉ có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị mà còn giúp làm se vết loét, làm lành các vết thương do viêm ở dạ dày và tá tràng nhanh chóng.

Nghiên cứu cho thấy, tác dụng của lá khôi đến từ các thành phần chính là tanin và glucosid. Đặc biệt, không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường, giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, thảo dược này còn giúp người bệnh ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Trên đây là 3 loại thảo dược rất phổ biến trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày an toàn, lành tính. Với những gợi ý trên hi vọng các bạn sẽ tìm được lựa chọn riêng cho mình. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm: CumarGold và CumarGold Fast

3 bài thuốc trị đau dạ dày có trong vườn nhà hiệu quả không ngờ

Ngoài cách điều trị đau dạ dày bằng những viên thuốc tây tiên, người mắc bệnh có thể áp dụng 3 bài thuốc trị đau dạ dày dân gian bổ, rẻ dưới đây.

Mức độ nguy hiểm nhất của bệnh dạ dày là ung thư dạ dày. Do đó, để tránh bệnh phát triển đến mức độ này, người bệnh cần biết mình đang ở giai đoạn nào để có cách điều trị phù hợp. Một vài bài thuốc đơn giản do ông cha để lại với nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên, không tốn kém dưới đây có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày an toàn, hiệu quả.

Bài thuốc trị đau dạ dày từ mật ong + nghệ

Nghệ và mật ong là hai vị thuốc trị đau dạu dày hiệu quả. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã công nhận công dụng chữa bệnh khi kết hợp hai vị thuốc tự nhiên này với nhau.

Trong nghệ có tinh chất curcurmin hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, chống viêm loét và làm lành vết thương. Mật ong thì chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm giảm và cân bằng các dịch vị axit.

Bài thuốc trị đau dạ dày từ mật ong + nghệ

Bài thuốc thiên nhiên chữa đau dạ dày từ mật ong và nghệ như sau:

Thành phần: Dùng tinh bột nghệ và mật ong tự nhiên nguyên chất

Cách làm: Mỗi ngày bạn dùng 15g bột nghệ + 1 thìa mật ong pha cùng nước ấm để uống trước bữa ăn. Ngày 3 lần. Bạn cũng có thể viên tinh bột nghệ và mật ong thành viên tròn và uống 3 viên/ngày.

Uống liên tục như vậy thì sau khoảng 30 ngày là những vết loét trong dạ dày sẽ dần được chữa lành, hệ miễn dịch cơ thể cũng được tăng cường đáng kể.

Bài thuốc trị đau dạ dày từ sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo khác

Trước đây, những người bị viêm loét dạ dày được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ nó làm tăng tính axit, làm viêm loét nặng hơn. Nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, axit lactic trong sữa chua hóa ra lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày – tá tràng).

Bài thuốc trị đau dạ dày từ sữa chua

Ngoài ra, các vi khuẩn lành mạnh lên men trong sữa chua như lactobacillus acidophilus khi bám vào niêm mạc ruột sẽ tiết ra chất kháng sinh tự nhiên để giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại sự viêm loét. Đồng thời làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị đau dạ dày.

Bạn có thể kết hợp ăn sữa chua lên men tự nhiên với một thìa nhỏ bột nghệ nhằm tăng cường khả năng kháng viêm cho dạ dày.

Bài thuốc trị đau dạ dày từ chuối xanh + mật ong

Trong dân gian, bài thuốc tự nhiên chữa đau dạ dày nhờ chuối được lưu truyền rất phổ biến vì chuối rẻ, dễ tìm và mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc trị đau dạ dày từ chuối xanh + mật ong

Đối với y học hiện đại, chuối được xếp vào đầu danh sách các loại quả đặc biệt tốt cho cơ thể. Chuối xanh giúp kích thích sự phát triển lớp màng nhầy dạ dày, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit để giảm nguy cơ viêm tấy.

Chuối cũng chứa nhiều chất pectin- một dạng chất xơ hòa tan có lợi cho người mắc bệnh tiêu hóa. Chính vì thế, người bị đau dạ dày không nên bỏ qua loại trái cây này trong quá trình điều trị bệnh.

Nguyên liệu: 2 nải chuối xanh non và mật ong nguyên chất

Cách làm: Lột vỏ chuối xanh, ngâm nước cho ra bớt nhựa và chát. Ngâm xong thì thái lát mỏng, phơi khô và tán thành bột. Trộn bột chuối xanh với mật ong hoặc viên thành viên uống ngày 3 lần.

Sử dụng thường xuyên thì không chỉ dạ dày hết bệnh, mà cơ thể còn khỏe mạnh hơn, da dẻ được cải thiện đáng kể.

Ngoài việc sử dụng 3 bài thuốc chữa đau dạ dày tự nhiên ở trên, để việc chữa bệnh được hiệu quả hơn, người bệnh cần lưu ý:

-Hạn chế thức ăn chiên xào

-Tăng cường thức ăn mềm, thức ăn luộc hấp

-Không ăn quá no sẽ làm dạ dày tiết nhiều axit

-Khi ăn cần nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết nước bọt, có tác dụng giảm axit và bão hòa a xít trong dạ dày

-Luôn giữ tinh thần lạc quan để tránh kích thích đến hệ thần kinh, dẫn tới tiết axit dạ dày

Xem thêm: Bị đau dạ dày có nên ăn chuối không?

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x