Bị Đau Dạ Dày Nên Uống Nước Gì Để Giảm Đau, Tốt Cho Sức Khỏe?
-
Ngày đăng:
28/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
441
Nội dung bài viết
ToggleCâu hỏi: “Chào dược sĩ, em năm nay 29 tuổi, thường xuyên đau vùng trên bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, cơ thể ê ẩm mệt mỏi. Đi khám bác sĩ bảo bị đau dạ dày. Em không biết đau dạ dày nên uống nước gì và cần tránh nước gì, nhờ dược sĩ tư vấn giúp em”.
(Bạn Yến, Hà Nội)
Trả lời: Chào Yến! Đau dạ dày (đau bao tử) là bệnh phổ biến hiện nay. Nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày ở Việt Nam đang gia tăng một cách chóng mặt. Hiện tại tỷ lệ đau dạ dày trên thế giới ước tính có tới 5-10% dân số toàn thế giới mắc bệnh dạ dày, còn ở Việt Nam là khoảng 7%. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn HP, do stress, do chế độ ăn uống,…Để điều trị đau dạ dày nhanh, hiệu quả thì chế độ ăn uống là một trong những phương pháp bạn cần lưu ý. Vậy bị đau dạ dày nên uống gì? Dưới đây là danh sách các loại nước tốt cho người bệnh đau dạ dày mà bạn có thể tham khảo:
1. Trà gừng mật ong
Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Đau dạ dày nên uống nước gì” là trà gừng mật ong. Gừng có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm và trung hòa acid. Khả năng trung hòa acid của gừng giúp khắc phục các triệu chứng như ợ hơi, chướng bụng,… Hiệu quả sẽ tăng lên nếu kết hợp gừng với mật ong, bởi vì, mật ong có chứa cũng có tác dụng chống khuẩn, chống oxy hóa và kháng viêm.
Cách thực hiện và sử dụng
Bước 1: Gừng rửa sạch, cạo vỏ và thái thành lát mỏng
Bước 2: Chuẩn bị 1 cốc nước nóng và cho gừng đã thái lát vào
Bước 3: Đậy nắp kín trong khoảng 5 – 7 phút
Bước 4: Thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều và uống khi còn nóng
2. Nước dừa và nghệ vàng
Nước dừa nghệ vàng rất tốt cho người bị đau dạ dày. Theo nghiên cứu, trong nước dừa có nhiều enzyme kháng khuẩn, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Nước dừa còn có hàm lượng khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe như kali, canxi,…
Theo Đông y, nghệ vàng có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, giảm đau, giảm viêm,… Theo Y học hiện đại, nghệ có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư,… Kết hợp nước dừa và nghệ sẽ làm tăng hiệu quả trong việc giảm cơn đau dạ dày.
Cách thực hiện và sử dụng
+) Nước dừa
Bước 1: Chuẩn bị 1 quả dừa tươi, chặt bỏ đầu rồi chọc thủng lỗ
Bước 2: Cho dừa lên bếp nướng khoảng 30 phút
Bước 3: Đổ nước dừa ra cốc, cạo cả cùi dừa để dùng
Bước 4: Chia nước dừa thành 2 phần đều nhau (uống thành 2 lần)
Bước 5: Uống trước bữa ăn 30 phút
+) Nước nghệ
Bước 1: Rửa sạch nghệ vàng và mang giã nhuyễn
Bước 2: Vắt lấy nước cốt nghệ
Bước 3: Uống nước nghệ vào lúc 4 giờ sáng sau đó lấy gối kê vào lưng để ngủ tiếp
3. Nước ép cà rốt và bạc hà
Bạn chưa biết đau bao tử nên uống gì thì nước ép cà rốt và bạc hà là một gợi ý. Nước ép này rất tốt trong việc khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Cà rốt chứa hàm lượng Beta Caroten dồi dào, có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, cà rốt có tính kiềm, có khả năng trung hòa lượng acid dư thừa và khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua và giảm đau.
Cách thực hiện và sử dụng
Bước 1: Cà rốt có thể để nguyên vỏ, đem rửa sạch và thái thành khoanh
Bước 2: Cho vào nồi và cho thêm 4 cốc nước, đun sôi
Bước 3: Nghiền nát cà rốt
Bước 4: Dùng khăn mềm vắt lấy nước cà rốt
Bước 5: Cho thêm ít lá bạc hà khi uống để giảm cơn đau dạ dày
>> Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày có được uống nước mía không?
5. Nước ép lá đu đủ
Đau dạ dày nên uống nước gì? Đáp án không thể bỏ qua là nước ép lá đu đủ. Theo Đông y, lá đu đủ có chứa hoạt chất Papain, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả. Hoạt chất này cũng giúp đào thải độc tố và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Theo tạp chí Sciencedirect từng chia sẻ về khả năng phá vỡ Protein trong thực phẩm của chất Papain, từ đó tăng khả năng hấp thu và tiêu hóa. Một số nghiên cứu cũng chứng minh, nước ép đu đủ có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng như táo bón, đầy hơi. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung một cốc nước ép đu đủ vào thực đơn mỗi ngày.
Cách thực hiện và sử dụng
Bước 1: Chọn lá đu đủ tươi, không quá già
Bước 2: Rửa sạch lá đu đủ và cắt khúc 2 – 3 cm
Bước 3: Cho lá đu đủ đã cắt khúc vào nồi nhỏ, thêm nước, đun sôi khoảng 15 phút
Bước 4: Tắt bếp, cho nước lá đu đủ ra cốc hoặc bát, uống đều đặn 1 lần/ngày
6. Nước ép lô hội/nha đam
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng tốt của nước lô hội đối với người bị đau dạ dày. Lô hội chứa khoảng 200 thành phần dinh dưỡng, 18 loại acid hữu cơ và 12 loại vitamin. Chính vì vậy, loại nước này hiệu quả trong việc giảm acid dư thừa, thúc đẩy cân bằng lợi khuẩn, hại khuẩn và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện và sử dụng
Bước 1: Chuẩn bị từ 1 – 2 lá lô hội, chọn lá tươi và mập
Bước 2: Rửa sạch, lấy nguyên phần thịt trắng bên trong, bỏ vỏ
Bước 3: Cho phần thịt trắng vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn để lấy nước cốt
Bước 4: Uống nước lô hội trước bữa ăn 20 phút, có thể cho thêm chút nước hoặc mật ong dễ uống hơn
7. Trà hoa cúc
Đau dạ dày nên uống gì? Đừng bỏ qua trà hoa cúc nhé!. Tạp chí NCBI có chia sẻ về một nghiên cứu sử dụng trà hoa cúc để giảm triệu chứng buồn nôn, chống viêm, kháng khuẩn và giảm nhanh cơn đau dạ dày. Vì vậy, người bị đau dạ dày nên sấy khô và pha trà hoa cúc uống hàng ngày. Trà hoa cúc còn giúp giải độc, thanh nhiệt, bổ não, ngăn cản tế bào ung thư lan rộng và giảm một số vấn đề về đường tiêu hóa khác.
Cách thực hiện và sử dụng
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm trà hoa cúc khô
Bước 2: Cho vào cốc và đổ thêm nước sôi
Bước 3: Hãm trong khoảng 10 phút, uống trước khi đi ngủ 30 – 60 phút
>> Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày có uống được chè vằng không?
8. Một số loại nước khác tốt cho đau dạ dày
- Nước bạc hà: Một nghiên cứu trên NCBI cho thấy Peppermint có trong tinh dầu bạc hà giúp làm giảm các cơn đau dạ dày đồng thời giảm các triệu chứng buồn nôn, co thắt dạ dày và ruột. Các bạn có thể uống trà bạc hà vài lần / ngày giúp giảm các cơn đau dạ dày đáng kể
- Nước gạo: Đau dạ dày uống trà gạo có thể giúp giảm đau dạ dày. Bạn chỉ cần lấy 1/2 tách gạo và 6 tách nước đem đun khoảng 15 phút, sau đó chắc lấy nước gạo và thêm một chút mật ong cho dễ uống
- Nước giấm táo: Theo nghiên cứu được tải lên NCBI các axit có trong giấm táo giúp ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, làm giảm các cơn đau dạ dày. Các bạn có thể pha một chút giấm táo với nước và cho thêm một ít mật ong vào cho dễ uống
- Nước cam thảo: Một nghiên cứu ở trên 54 người kéo dài 1 tháng cho thấy uống 75 mg chiết xuất cam thảo hai lần/ ngày giúp giảm các triệu chứng khó tiêu đáng kể. Ngoài ra một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI cho thấy cam thảo có tác dụng làm lành nhanh vết loét ở dạ dày. Đau dạ dày uống nước trà cam thảo. Các bạn có thể bổ sung 1 cốc trà cam thảo tương ứng 240ml/ ngày. Lưu ý: Rễ cây cam thảo có một số tác dụng phụ và nếu sử dụng số lượng lớn có thể gây nguy hiểm
- Nước đinh hương: Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu đinh hương giúp làm tăng sản xuất chất ngày dạ dày từ đó giúp bảo vệ. Cũng một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí NCBI cho thấy chiết xuất từ cây đinh hương giúp điều trị vết loét ở dạ dày. Đau dạ dày uống đinh hương mỗi ngày sẽ rất tốt cho dạ dày đặc biệt là các vết loét dạ dày
- Nước quế: Một nghiên cứu được đăng tải trên NCBI cho thấy một số chất chống oxy hoá trong quế như: cinnamaldehyd, linalool, eugenol , long não giúp làm giảm sự tổn thương trong đường tiêu hoá, dễ tiêu hoá. Ngoài ra chất cimetidin có trong quế có tác dụng làm lành vết viêm loét dạ dày. Quế giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày như đầy hơi, ợ hơi, giảm khí và giúp trung hoà axit dạ dày để giảm chứng khó tiêu và ợ nóng. Các bạn có thể sử dụng quế để pha trà uống hàng ngày. Hoặc bổ sung quế vào các món ăn hàng ngày cũng rất tốt
- Tỏi: Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ tỏi có khả năng giảm khả năng bị bị loét đồng thời giúp lành nhanh các vết loét đông. Ngoài cũng theo một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn hai tép tỏi/ ngày trong ba ngày liên tục sẽ giảm hoạt động của khuẩn HP trong dạ dày
- Nước cà rốt: Trong củ cà rốt chứa một lượng lớn beta-carotene, kali, vitamin K, chất xơ và các chất chống oxy hoá giúp trung hoà axit trong dạ dày dư thừa từ đó giảm các trứng đầy hơi, chướng bụng. Các bạn có thể bổ sung nước ép cà rốt hàng ngày rất tốt cho những người bị đau dạ dày
- Nước điện giải ion kiềm: giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính, đặc biệt là giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày hiệu quả, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, các phân tử nước siêu nhỏ giúp dạ dày hấp thụ thức ăn tốt, hỗ trợ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Nước ép bắp cải: Theo một nghiên cứu được đăng tải lên NCBI nước ép bắp cải chứa một lượng lớn vitamin C, đây là một chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa vết loét ở dạ dày và giúp điều trị nhiễm trùng HP – Nguyên nhân gây bệnh dạ dày phổ biến. Các bạn có thể sử dụng nước ép bắp cải hằng ngày hoặc kết hợp với cà rốt rất tốt cho người đau dạ dà
>> Xem thêm:
- Đau dạ dày không nên ăn gì?
- Đau Dạ Dày Nên Ăn và Không Nên Ăn Hoa Quả Gì?
- TOP 20++ Rau Củ Tốt Cho Người Bị Đau Dạ Dày
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bị đau dạ dày nên uống nước gì” rồi đúng không. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Thường xuyên truy cập vào Cumargold.vn để cập nhật những thông tin mới nhất nha!
“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.