Skip to main content

Mách bạn cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Ở Việt Nam, người ta ước tính tỷ lệ dân số mắc viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình vào khoảng 5 – 10%. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào là câu hỏi, nỗi băn khoăn của nhiều người mắc bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Xem thêm: 

1. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

 Nguyên tắc điều trị bệnh là loại trừ nguồn gốc gây bệnh

  • Dựa trên cơ sở sinh lý bệnh để loại trừ các yếu tố gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc làm bệnh trầm trọng hơn như stress, xoắn khuẩn HP, hay các thuốc chống viêm nhóm NSAIDs, tăng tiết HCL…
  • Bình thường hóa chức năng của dạ dày
  • Tăng cường các quá trình tái tạo niêm mạc, đồng thời loại trừ các bệnh kèm theo.

Mục tiêu điều trị:

  • Giảm yếu tố gây viêm loét (HCl và pepsin).
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ (chất nhầy và bicarbonat).
  • Diệt trừ vi khuẩn HP.

2. Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

2.1. Thuốc chống acid (antacid)

Các thuốc loại này có khả năng trung hòa HCL đã được bài tiết vào dạ dày, có tác dụng nhanh nhưng ngắn, vì vậy hiện nay được dùng để cắt cơn đau và giảm nhanh triệu chứng.

Hay dùng là các muối và hydroxid của alumini và magnesi cùng các biệt dược như Alusi, Phosphalugel, Maalox, Gastropulgit…

2.2. Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét

  • Loại kích thích tạo và bài tiết chất nhầy như cam thảo, dimixen, teprenon( Selbex), prostaglandin E1( Misoprostol, Cytotex)
  • Mucosta, Rebamipid có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra prostaglandin, nhờ đó cải thiện chất lượng của chất nhầy do tăng glycoprotein trong thành phần chất nhầy; đồng thời ức chế bạch cầu đa nhân trung tính sản sinh cytokine, interleukine-8, và ức chế sự bám dính của HP vào niêm mạc, làm lành ổ loét, ngăn ngừa loét tái phát.
  • Sucralfat: khi gặp HCL sẽ chuyển thành một lớp dính quánh gắn lên ổ loét.
  • Vitamin: U, B1,B6,PP, có tác dụng bảo vệ, điều hòa độ acid đồng thời giúp cơ thể hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng

2.3. Các chất chống bài tiết axit

  • Thuốc ức chế thụ thể H2 của Histamin
  • Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ AT Pase

2.4. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP

  • Kháng sinh: Kháng sinh được dùng phổ biến là amoxicilin, tetracyclin, clarithromycin giúp ức chế tổng hợp protein hoặc làm rối loạn quá trình tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn. Nhóm 5-nitro imidazol: Metronidazol, hay tinidazol…
  • Bismuth:  thường được dùng dưới dạng các thuốc hữu cơ như: Colloidal bismuth subnitrat( CBS) hay tripotatsium dicitrato bismuth(TDB) có kích thước phân tử lớn, có MIC90 rất thấp và nếu chỉ dùng liều thấp rất ít gây tác dụng phụ.

3. Công thức thuốc kết hợp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Dùng kết hợp các loại thuốc cho hiệu quả điều trị cao hơn
Dùng kết hợp các loại thuốc cho hiệu quả điều trị cao hơn

Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng dùng đơn độc một kháng sinh là ít có hiệu quả trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, dùng 2 loại kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bài tiết acid thì tỷ lệ diệt HP sẽ cao hơn (hơn 90%)

Công thức như sau:

  • Amoxicilin + clarythromycin + PH
  • Amoxicilin + metronidazol + PPI ( hoặc anti- H2)
  • Tetracyclin + metronidazol + CBS
  • Clarythromycin + metronidazol + PPI( hoặc anti-H2)

Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã có những thông tin tham khảo về các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng để hữu ích cho quá trình điều trị bệnh của mình.

Xem thêm: Mách bạn cách điều trị viêm loét dạ dày bằng tây y

Mách bạn cách điều trị viêm loét dạ dày bằng tây y

Viêm loét dạ dày là một bệnh phổ biến ở Việt Nam, nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị viêm loét dạ dày, nhưng chữa bằng tây y được nhiều người lựa chọn vì tác dụng nhanh, hiệu quả. Tham khảo bài viết dưới để biết thêm về phương pháp này nhé.

Xem thêm: 

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Nguyên nhân phổ biến của bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày là do chế độ ăn uống không điều độ. Có khi ăn quá no nhưng có khi lại nhịn đói làm cho quá trình làm việc của dạ dày bị rối loạn không theo một trình tự nào dẫn đến viêm loét dạ dày. Một nguyên nhân nữa là do bạn có thói quen ăn quá cay hoặc quá chua nên lượng acid HCl có trong dạ dày quá cao gây ra hiện tượng đau, viêm loét dạ.

2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Ăn uống không khoa học
Ăn uống không khoa học là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm loét dạ dày là do:

  • Chế độ ăn uống bất hợp lý
  • Làm việc quá căng thẳng mệt mỏi
  • Thói quen ăn quá cay hoặc quá chua
  • Uống nhiều bia rượu, đồ uống có nồng độ cồn cao
  • Ăn xong không được nghỉ ngơi mà lại vận động mạnh đẫn đến đau dạ dày.
  • Ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa thất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày

3. Điều trị viêm loét dạ dày bằng tây y

Dưới đây là một số thuốc điều trị viêm loét dạ dày bạn có thể tham khảo:

3.1. Nhóm thuốc kháng Acid

Nhóm thuốc này với tác dụng chủ yếu là giúp trung hòa lượng acid có trong dạ dày khi mà lượng acid đó tăng lên quá nhiều, đồng thời làm tăng lượng Hp trong dạ dày lên với hàm lượng thích hợp và tái tạo, làm dày hơn niêm mạc dạ dày.

Có 2 loại thuốc kháng acid là thuốc kháng acid chứa magie và thuốc kháng acid chứa nhôm. Thuốc kháng acid chứa magie thì giúp nhuận tràng nhưng thuốc kháng acid chứa nhôm thì lại có thể làm cho bệnh nhân bị táo bón.

3.2. Nhóm thuốc giảm tiết acid

Acid trong dạ dày tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày. Loại thuốc này sẽ giúp cân bằng lượng acid sinh ra trong dạ dày đồng thời điều tiết sao cho lượng acid sản sinh ra phù hợp nhất với dạ dày của bạn.

Nhóm thuốc này có 2 loại thuốc là thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton, loại thuốc này giúp ức chế men H+/K+ giúp H+ không bị bơm ra ngoài có nghĩa là loại thuốc này giúp giảm lượng HCl sản sinh ra trong dạ dày.

3.3. Nhóm thuốc tạo màng bọc

Loại thuốc này giúp tạọ màng bọc bao quanh vị trí viêm loét và xung quanh niêm mạc dạ dày đồng thời thuốc còn giúp cân bằng lượng acid và tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Một số loại thuốc được sử dụng trong nhóm này như: Subcitrate Bismuth (Trymo), Silicate Al (Kaolin, smecta), Silicate Mg (gastropulgite…), Sucralfatre (Ulcar, Keal, Sucrate gel, Sucrabest…), Misoprostol (Cytotec), Enprostol…

3.4. Nhóm thuốc diệt Hp

Vi khuẩn Hp là vi khuẩn chính gây ra viêm loét dạ dày ở người bệnh. Chính vì vậy có rất nhiều loại thuốc kháng sinh được điều chế ra để kháng lại loại vi khuẩn này, giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày

Một số loại thuốc trong nhóm thuốc này là: Amoxicilline, Imidazole, Clarithromycin

4. Cách phòng tránh viêm loét dạ dày hiệu quả

  • Có chế độ ăn uống hợp lý
  • Ăn uống điều độ không nên ăn quá no hoặc để cơ thể bị đói quá lâu
  • Không nên bỏ bữa sáng hoặc thức quá khuya.
  • Không nên uống nhiều rượu bia, đồ uống có nồng độ cồn cao
  • Ăn uống kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý
  • Nên chăm sóc cho dạ dày bằng cách uống nghệ trước bữa sáng.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng biện pháp tây y là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay do nó đem lại cho người bệnh hiệu quả nhanh chóng và làm giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó thuốc có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Cô gái 24 tuổi và ác mộng mang tên viêm loét dạ dày

Mách bạn các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đang được áp dụng, nhưng không phải phương pháp nào cũng đem lại hiệu quả lâu dài và chữa trị dứt điểm tận gốc bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày trong bài viết dưới đây.

Dùng thuốc tây điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Dùng thuốc tây điều trị dạ dày cho kết quả nhanh

Sử dụng thuốc tây là cách được nhiều người lựa chọn nhất để điều trị đau dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng, thường dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau như Cimetidin, nizatidine, famotidine, lanzoprazole… Các loại thuốc này có ưu điểm là hiệu quả nhanh tức thì nhưng dễ gây ra tác dụng phụ và không dùng để điều trị bệnh lâu dài do gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Không ít người bệnh hiện nay sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Trên thị trường cũng có rất nhiều các loại thực phẩm chức năng, bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn sản phẩm có uy tín và được bán rộng rãi ở các nhà thuốc như Curmagold để tránh các tác dụng phụ không đáng có của các sản phẩm kém chất lượng.

Sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị viêm loét dạ dày

Mật ong kết hợp với nghệ là bài thuốc dân gian phổ biến trị dạ dày

Phổ biến nhất là các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng cách kết hợp mật ong với nghệ vàng, hoặc nước ép bắp cải… giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, khó tiêu, ợ hơi, chán ăn… Các cách này khá đơn giản, dễ áp dụng và có thể giảm được triệu chứng bệnh nhanh chóng, đổi lại đây không phải là giải pháp điều trị tận gốc căn bệnh.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng đông y

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng theo phương pháp đông y hiện nay là xu hướng chữa bệnh được nhiều người lựa chọn. Nếu như tây y tập trung chữa triệu chứng bệnh và để lại các tác dụng phụ không mong muốn thì đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc nên cho hiệu quả cao, lại khá an toàn, không gây tác dụng phụ như các thuốc tây y.

Theo đông y, bệnh viêm loét dạ dày có bệnh danh là vị quản thống, được xếp vào bệnh lý của tỳ vị. Bệnh được hình thành do nhiều nguyên nhân như do ăn uống thất thường, ăn thức ăn sống lạnh, thời tiết lạnh hoặc do những căng thẳng về mặt tâm lý như lo âu, buồn phiền, áp lực công việc…

Từ cội nguồn gốc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đông y điều trị bệnh theo từng thể bệnh, đi vào đúng nguyên nhân gây bệnh để tác động trực tiếp. Ví dụ như, với người bệnh thể khí uất thì sơ can, lý khí, an thần, giải uất. Còn với người bệnh thể huyết ứ thì hoạt huyết, chỉ huyết, tiêu ứ. Và với người bệnh mãn tính, tỳ vị hư hàn thì ôn trung kiện tỳ…

Thuốc đông y một mặt vừa điều trị bệnh, lại vừa bồi bổ gan thận, khí huyết, tỳ vị giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đây cũng là ưu điểm nổi bật chỉ có phương pháp điều trị bằng đông y mới có.

Như vậy để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không khó để tìm ra các giải pháp. Dựa trên những đánh giá, phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp nêu trên sẽ giúp người bệnh xác định và hiểu rõ được các phương pháp điều trị đang áp dụng.

 

Mách bạn bài thuốc chữa đau dạ dày đơn giản tại nhà

Việc điều trị đau dạ dày bằng tây y thường mang lại nhiều tác dụng phụ. Do đó, rất nhiều người đã tìm đến sự hỗ trợ từ các bài thuốc dân gian từ xa xưa truyền lại. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số phương thuốc chữa đau dạ dày bằng các nguyên liệu dễ kiếm tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả.

Chữa đau dạ dày bằng chuối hột

Chuối hột là cách chữa đau dạ dày hiệu quả mà an toàn, không hề đem lại tác dụng phụ nào cả.

Cách dùng: đem quả chuối hột già, xắt mỏng, rồi phơi khô trong bóng râm, sau đó nghiền nhỏ thành bột. Bạn có thể pha bột chuối hột với nước ấm hoặc dùng kèm mật ong pha trong nước. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn.

Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Chữa đau dạ dày bằng nha đam

Chữa đau dạ dày bằng nha đam

Nha đam là một loại cây rất giàu vitamin B, C, A và có nhiều nguyên tố khoáng vi lượng như Na, Ca, K, Zn, Fe….rất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, chất prostaglandin trong nha đam giúp tiêu sưng, làm lành vết thương, rất hữu ích cho những người bị đau dạ dày.

Cách dùng: Cắt lá nha đam đã rửa sạch thành miếng nhỏ, rồi xay nhuyễn, ngâm cùng với mật ong nguyên chất.

Bạn có thể bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn lấy khoảng 30 ml để uống sẽ giảm triệu chứng đau và giúp hệ tiêu hóa dễ chịu hơn.

Tỉ lệ nha đam và mật ong thông thường là: 5 lá nha đam và nửa lít mật ong.

Chữa đau dạ dày bằng gừng

 Dùng gừng làm thuốc chữa đau dạ dày

Gừng là một trong những nguyên liệu phổ biến nhất, cũng là vị thuốc hữu hiệu từ dân gian giúp chữa đau dạ dày nhanh chóng. Các thành phần tinh dầu có trong gừng như zingiberol, chavicol… có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh hiệu quả.

Cách làm thuốc chữa đau dạ dày từ gừng:

– Gừng tươi bỏ vỏ, đem xắt mỏng và rửa sạch, cho vào cùng với nước sôi. Để nguyên như vậy trong 10 phút rồi lọc bỏ xác gừng đi.

– Sau đó, cho 1 muỗng mật ong vào phần nước gừng vừa mới nấu và chắt lọc đó rồi khuấy đều.

– Bạn có thể dùng hỗn hợp gừng pha mật ong này sau bữa ăn để giúp giảm đau dạ dày.

– Ngoài ra bạn cũng có thể nhai một ít gừng tươi cũng đem đến tác dụng tương tự, nhưng vì gừng có tính nóng nên bạn không nên nhai nhiều.

Lưu ý: Những người có vấn đề về huyết áp, tim mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cách chữa đau dạ dày theo phương pháp này.

Chữa đau dạ dày bằng mật ong và bột nghệ

Trong nghệ có hoạt chất curcumin nổi tiếng và tinh dầu hỗ trợ kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, mật ong lại là nguồn thực phẩm dồi dào các vitamin như A, E, B… giúp tăng cường sức khỏe. Do đó, sự kết hợp giữa bột nghệ và mật ong sẽ đem đến cho bạn tác dụng chống viêm loét và hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả, nhờ vậy mà hệ tiêu hóa của bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng.

Cách làm:

– Trộn nghệ và mật ong theo tỉ lệ 1 thìa mật ong với 2 thìa bột nghệ.

– Sau đó, chia hỗn hợp này thành viên nhỏ bằng hạt đậu đen để tiện sử dụng hơn.

– Bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín, mỗi ngày dùng 2-3 viên.

Trên đây là những phương pháp sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên dễ kiếm tại nhà để làm thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả mà đơn giản. Chúc bạn mau chóng hồi phục và có sức khỏe tốt.

“Mạ vàng” cho củ nghệ vàng

Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam vừa phối hợp với hội Nội khoa Việt Nam tổ chức đánh giá ứng dụng của Nano Curcumin trong phòng và trị bệnh. Hoạt động này dựa trên kết quả nghiên cứu và sản xuất thành công quy mô pilot Nano Curcumin từ củ nghệ vàng của PGS.TS Phạm Hữu Lý cùng các cộng sự thuộc viện Hoá học (thuộc viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).

Người Việt bao đời qua vẫn sử dụng nghệ như là một thứ gia vị truyền thống, tạo nên màu vàng và mùi vị của món ăn. Nghệ còn là vị thuốc dân gian quý với rất nhiều công dụng như làm mờ vết sẹo, chữa đau dạ dày, giải độc gan, giúp phụ nữ sau sinh co hồi tử cung, sớm lấy lại vóc dáng và làn da đẹp.

Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá hoạt chất tạo nên màu vàng và đem lại tác dụng của nghệ vàng là tinh chất Curcumin, chỉ chiếm 0,3% khối lượng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh công dụng của Curcumin giúp phòng và chống hầu hết các loại bệnh như ung thư, bệnh về hệ thống tiêu hoá, hệ thống tim mạch, hệ thống thần kinh…

“Tuy nhiên do Curcumin khó tan trong nước nên khả năng hấp thụ sinh học của nó rất thấp, vì vậy đến nay ứng dụng thực tế của Curcumin trong y, dược rất hạn chế”, PGS.TS Phạm Hữu Lý nói. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển công nghệ nano, sử dụng các hệ dược phẩm kích thước cực nhỏ như liposome, polymersome, các hạt polymer mi-xen… chế tạo các phức và các dẫn xuất tan trong nước của Curcumin. Trong nước cất, các hạt Nano Curcumin có kích thước 50 – 70nm, trong khi các kênh hấp thu sinh học của tế bào có kích thước khoảng 200nm.

củ nghệ vàng

Nghệ vàng. Ảnh: Mỹ Phùng

Vì vậy, Nano Curcumin hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn vào máu, các mô, dịch trong cơ thể và các tế bào, đem lại hiệu quả điều trị cao. Nano Curcumin đã được thử trên tế bào ung thư phổi SKBR3 của chuột đực Sprague-Dawley (trọng lượng 250 – 290g). Liều Nano Curcumin thử nghiệm là 200mg/kg trọng lượng cơ thể (tương đương 40mg Curcumin) được pha thành dung dịch 1% trong nước và đưa thẳng vào dạ dày bằng ống xông. Sau khoảng 14 –16 giờ, các hạt Nano Curcumin đã thâm nhập đạt nồng độ cao vào các tế bào ung thư phổi SKBR3.

Tại Việt Nam, rất nhiều nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu lớn cũng đang tiến hành thử nghiệm để chế tạo vật liệu Nano Curcumin từ củ nghệ vàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của PGS Lý cùng các cộng sự là đơn vị đầu tiên của Việt Nam sản xuất thành công quy mô pilot Nano Curcumin từ cây nghệ vàng. Sản phẩm này được thương mại hoá với tên đăng ký Curmanano – có kích thước dưới 100nm, tan tốt trong nước, hấp thụ nhanh qua màng tế bào, sinh khả dụng lên tới 80 – 95%, giúp mang lại hiệu quả điều trị gấp 40 lần Curcumin thường, tiêu chuẩn chất lượng tương đương chế phẩm Nano Curcumin của Mỹ, cao hơn chế phẩm của Ấn Độ, Trung Quốc…

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, chủ tịch hội đồng khoa học ngành khoa học vật liệu, viện Hàn lâm và khoa học công nghệ Việt Nam cho biết trên thế giới mới có gần chục sản phẩm Curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng. Hiện nguồn nguyên liệu Nano Curcumin của nhóm nghiên cứu đã được chuyển giao cho công ty dược mỹ phẩm CVI kết hợp với đại học Dược Hà Nội và công ty cổ phần dược phẩm Mediplantex để sản xuất thương mại chế phẩm chứa Nano Curcumin, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh lý gan mật và một số bệnh mạn tính…

GS Hiệu nhận định: “Đây là bước tiến của ngành hoá dược Việt Nam trong việc hợp tác thành công chuyển giao kết quả đề tài nghiên cứu giữa các nhà khoa học với nhà sản xuất dược phẩm, mở ra tiềm năng lớn trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng một phần nhu cầu phòng và trị bệnh của người dân”.

Theo Lê Hương – Thanh Tuấn (Sài Gòn Tiếp Thị)  

Lý giải nguyên nhân tinh bột nghệ nano curcumin được ưa chuộng

Ngày càng nhiều người ưa chuộng sử dụng tinh bột nghệ nano curcumin để chữa bệnh, làm đẹp, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Lý do gì khiến cho sản phẩm này nhanh chóng được tin dùng đến vậy?

Xem thêm:

1. Sản phẩm thuần khiết thiên nhiên

 Sản phẩm thuần khiết thiên nhiên
Sản phẩm thuần khiết thiên nhiên

Không chỉ là một loại gia vị thực phẩm, từ xa xưa, nghệ đã được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc có tác dụng điều trị khá nhiều bệnh, đặc biệt bệnh đau dạ dày, điều trị vết thương. Ngày nay, bằng sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ nano đã giúp ra đời sản phẩm tinh bột nghệ nano curcumin.

Sản phẩm này ngày càng được ưa chuộng bởi tính thuần khiết thiên nhiên. Tinh bột nghệ nano curcumin được sản xuất 100 % từ củ nghệ tươi, không chứa bất kỳ các thành phần hóa chất nào khác nên rất an toàn cho cơ thể.

Mặt khác, tinh bột nghệ nano curcumin ngoài việc được loại bỏ tạp chất thì còn được loại bỏ các tinh dầu nghệ – tác nhân gây ra các tác dụng phụ khi dùng nghệ nguyên chất chữa bệnh nên rất lành tính, không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

2. Hàm lượng curcumin trong tinh bột nghệ nano curcumin

Curcumin là hoạt chất tạo nên tác dụng của nghệ, là thành phần quan trọng nhất của củ nghệ cũng như trong sản phẩm tinh bột nghệ nano curcumin.

Tuy nhiên, trong củ nghệ tươi, hàm lượng curcumin rất thấp, thông thường chỉ dưới 1 % trọng lượng, do vậy khi chữa bệnh bằng nghệ tươi hay bột nghệ nguyên chất, thường phải dùng lượng lớn và lâu dài mới có hiệu quả.

Với tinh bột nghệ nano curcumin thì hoàn toàn khác, nhờ đã được tinh chế và nano hóa curcumin nên hàm lượng curcumin rất cao, có thể lên đến 98 % trọng lượng. Nhờ vậy, sản phẩm cho tác dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với dùng nghệ nguyên chất.

Mặt khác, các hạt curcumin trong tinh bột nghệ nano curcumin siêu nhỏ, chỉ từ 30 – 100 nanomet nên dễ dàng được cơ thể hấp thụ, dễ dàng phát huy tác dụng đối với các tế bào.

3. Tác dụng của tinh bột nghệ nano curcumin

1 Sản phẩm thuần khiết thiên nhiên
1 Sản phẩm thuần khiết thiên nhiên

Tinh bột nghệ nano curcumin có tác dụng tăng cường sức khỏe nhờ khả năng chống ô xy hóa, khả năng chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hiệu quả. Curcumin có trong sản phẩm còn có tác dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, đặc biệt tốt cho những phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Curcumin còn có tác dụng giảm đau, làm lành vết thương, tái tạo tế bào da và đặc biệt là khả năng chống ung thư rất hiệu quả. Không như nhiều loại thuốc điều trị ung thư hiện nay, curcumin tiêu diệt tế bào ung thư nhưng không gây ảnh hưởng tới các tế bào lành xung quanh.

Nhờ khả năng chống ô xy hóa mà tinh bột nghệ nano curcumin có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ giữ gìn làn da tươi trẻ của chị em phụ nữ, hỗ trợ điều trị mụn, các vết thâm nám và tàn nhang hiệu quả.

4. Giá thành của tinh bột nghệ nano curcumin

So với nhiều loại thuốc điều trị bệnh cũng như so với nhiều loại thực phẩm chức năng có cùng tác dụng thì nano curcumin có giá không cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Đây cũng là một trong những lý do giúp sản phẩm này ra đời chưa lâu nhưng nhanh chóng được nhiều người tin tưởng và ưa chuộng sử dụng.

Lựa chọn đồ ăn thức uống như nào để gan luôn khỏe mạnh ?

Gan khỏe mạnh giúp cơ thể tràn trề năng lượng và tăng cường sức khỏe . Khi gan suy yểu, chất độc tính tụ lại sẽ dẫn tới một số hệ lụy như mệt mỏi, nhức đầu, hơi thở có mùi khó ưa, dị ứng, mẫn ngứa, da xấu… Gan là cỗ máy thanh lọc đóng vai trò khử độc cho cơ thể. Vì thế, cần phải đưa vào cơ thể những loại thực phẩm mà gan cần, có lợi cho gan, giúp cho gan khỏe mạnh.
 

Thực phẩm có lợi cho gan được phân thành 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm kích thích tiến trình khử độc cho gan và nhóm thứ hai là những loại thực phẩm giàu các chất kháng ôxy hóa (antioxidants). Cả hai nhóm có tác dụng bảo vệ gan khi tiếp xúc với độc chất cũng như khi thực hiện chức năng khử độc chất. Dưới đây là các loại thực phẩm “hảo hạng” giúp cho gan khỏe mạnh.
 

Cà rốt
Đứng đầu danh sách “những người bạn thân của gan” phải kể đến cà rốt, loại thực phẩm dồi dào beta-carotene, giúp tăng cường sức khỏe của gan. Theo giới chuyên môn, ăn cà rốt thường xuyên sẽ có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết và giảm tình trạng viêm bên trong cơ thể. Mặt khác, cà rốt còn cung cấp nhiều năng lượng và dễ tiêu hóa. Để phát huy hiệu quả cao, khi chọn mua cà rốt bạn nên tìm loại còn tươi và thuộc sản phẩm hữu cơ.


 

 
 

Hành tỏi
Tỏi có chứa allicin, là một hợp chất sulphur mà gan cần để tiến hành chức năng khử độc. Tỏi giúp gan “đuổi” những độc tố như thủy ngân, các phụ gia thực phẩm có độc tính…

Bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải…
Những loại rau cải này có “quyền lực” rất lớn trong việc giải độc gan. Chúng chứa những “siêu hóa chất” có khả năng trung hòa một số độc tố, chẳng hạn như nitrosamines có trong khói thuốc và aflotoxin có trong đậu phộng mốc. Những loại thực phẩm này cũng chứa glucosinolates giúp cho gan sản xuất ra những loại enzyme cần thiết cho tiến trình khử độc tại gan.


 

 

Bông cải xanh có khả năng làm mát gan giải độc tốt
 

Chanh ấm
Sáng sớm uống một ly chanh ấm có thể giúp “dọn dẹp” gan, đồng thời kích thích gan hăng say hơn với trọng trách khử độc. Uống chanh ấm pha với mật ong  cũng kích thích sự tổng hợp mật ở gan, giúp làm sạch bao tử và ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Củ dền

Củ dền là bạn tốt của máu, nó có tác dụng ngăn chặn các kim loại nặng, nhờ đó sẽ làm nhẹ đi gánh nặng của gan.

Những trái cây giàu chất chống ôxy hóa

Một nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp Mỹ thực hiện tại Trường Đại học Tuffs (Mỹ) cho thấy những loại trái cây rất giàu các chất chống ôxy hóa bao gồm mận, trái mâm xôi, dâu tây, cam, bưởi ruột đỏ, chuối, táo, lê… 

Các chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ gan bình an vô sự trước sự tấn công của độc chất và các gốc tự do. Riêng táo tây (apples) chứa thêm pectin có chức năng “bắt sống” những kim loại nặng (nhất là trong ruột) để “áp giải” chúng ra ngoài, xem như gánh vác một phần trách nhiệm nặng nề của gan.

Atisô

Thực phẩm này giúp gan tăng sự tổng hợp mật. Mà một trong những nhiệm vụ của mật là loại bỏ độc tố ở ruột cũng như những vi sinh vật có hại.

Tóm lại, chọn những loại thực phẩm “hợp ý” với gan sẽ có tác dụng cải thiện và hỗ trợ chức năng của gan trong cuộc sống đầy rẫy độc chất cùng với sự cám dỗ của rượu, bia và thuốc lá.

Theo suckhoedoisong.vn 

Lựa chọn ăn gì cho bữa sáng khi bị đau dạ dày

Bữa sáng rất quan trọng, có vai trò cung cấp năng lượng cho cả ngày dài. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người dân không ăn sáng, thay vào đó sử dụng trà hay cà phê. Làm như vậy lâu dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến dạ dày và hệ tiêu hoá. 

Những người đã có tiền sử bệnh đau dạ dày – tá tràng càng cần phải chú ý đến bữa ăn sáng mỗi ngày. Thói quen bỏ bữa sáng khiến các triệu chứng của bệnh dạ dày ngày càng trầm trọng hơn đối với bệnh nhân vì khả năng hấp thu, tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa đã bị giảm. Bạn cần ăn sáng đúng giờ, và ăn một lượng vừa đủ. Vậy người bệnh đau dạ dày ăn gì tốt vào buổi sáng?

Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì cho bữa sáng?

Bữa ăn sáng dành cho người đau dạ dày, viêm loét dạ dày phải đáp ứng yêu cầu tạo điều kiện tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động, vừa phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Lựa chọn phù hợp nhất là các thức ăn lỏng để giảm gánh nặng co bóp và xay nhuyễn thức ăn cho dạ dày, hoặc là các thực phẩm giàu tinh bột để đảm bảo năng lượng.

Đối với thức ăn lỏng, bạn có thể lựa chọn các loại súp, uống một cốc nước ép trái cây cho bữa sáng. Đây là một bữa sáng dinh dưỡng và không quá nhiều calo. Nhưng nên nhớ tránh các loại hoa quả cần tránh khi đau dạ dày như cam, chanh, dứa, chuối,… nhé. Bạn có thể uống các loại thức uống nay sau khi đã ăn no.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng với bệnh nhân đau dạ dày.

Ngoài ra, sữa cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng với bệnh nhân viêm loét dạ dày bởi có khả năng hấp thu nhanh và giàu canxi, sắt và vitamin rất tốt cho cơ thể. Một lưu ý nhỏ, không nên dùng đối với những bệnh nhân không dung hợp sữa.

Những thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai lang,… giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa và cung cấp được khoáng chất và năng lượng dồi dào. Các loại củ như khoai lang còn dễ tiêu hóa và có tác dụng nhuận tràng, là những thực phẩm “ưu ái” hệ tiêu hóa.

Khi hệ tiêu hóa bắt đầu có sự cải thiện được ghi nhận, người bệnh đau dạ dày có thể mở rộng thực đơn bữa sáng phong phú hơn với protein. Protein có tác dụng hỗ trợ phục hồi dạ dày được tốt hơn trong trường hợp cơ thể có khả năng dung nạp.

Trứng là món ăn được sử dụng phổ biến trong bữa sáng, chúng rất giàu protein, gelatin và dễ ăn. Trứng còn có lợi cho hệ tim mạch, không chất béo, không làm tăng cân và có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một tuần nên dùng 3 – 4 quả trứng.

Lựa chọn không tồi dành cho bệnh nhân có vết loét hay xước niêm mạc dạ dày: bột yến mạch. Giàu hàm lượng chất xơ và giúp hệ tiêu hóa no lâu, bột yến mạch được coi như người bạn đồng hành với người bệnh.

Một số thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được thực đơn bữa sáng hoàn hảo dành cho người đau dạ dày. Nếu cơ thể của bạn chưa thể thích nghi được ngay với các thực phẩm đặc, hãy sử dụng các thực phẩm lỏng đến khi triệu chứng cải thiện. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập, chúc bạn luôn khỏe mạnh.

 

Lợi ích sức khỏe không ngờ từ việc lau mặt bằng khăn nóng

Các bạn có biết nếu lau mặt bằng khăn nóng sẽ đem lại những lợi ích sức khỏe vô cùng lớn mà chúng ta không thể ngờ đến được.
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, nhà phát minh ra phương pháp Diện Chẩn, một phương pháp y học bổ sung hàng đầu của Việt Nam và thế giới cho biết: “Phương pháp chà mặt bằng khăn nóng có tác dụng phòng bệnh dưỡng sinh, và hỗ trợ điều trị một số bệnh đang biểu hiện trên cơ thể chúng ta. Vì mặt là tấm gương phản ánh toàn bộ nội tạng, ngoại vi của cơ thể; đồng thời sức nóng khi xoa bóp góp phần đả thông các huyệt đạo liên quan trong toàn thân, góp phần điều chỉnh cơ thể về trạng thái cân bằng“.
Các thao tác trong phương pháp dưỡng sinh chà mặt bằng khăn nóng:
Chuẩn bị:
Chuẩn bị một chiếc khăn mặt mềm mại

  • Một chiếc khăn lau mặt, loại tốt, sợi vải mềm mại.
  • Một thau nước nóng 45 – 47 độ C (Sờ tay vào thấy nóng chứ không phải thấy ấm, nhưng chưa đến mức gây phỏng).
Thao tác:
Nhúng khăn vào thau nước nóng, vắt khô, và lau lần lượt các vùng: trán, mặt, tai, cổ và sau gáy.
* Lưu ý:
  • Thao tác chà mặt bằng khăn nóng cần tác động lực để có sức ma sát với da, nhằm đả thông các huyệt đạo trên toàn bộ khuôn mặt.
  • Đối với người có da mẫn cảm, nên lau nhẹ tay với khăn nóng trong 1-2 ngày đầu cho da quen dần.
  • Khi khăn nguội, hãy nhúng lại nước nóng, vắt khô để giữ độ nóng.
  • Nên uống nhiều nước để tránh da mặt bị khô.
  • Không nên dùng khăn ướp lạnh để lau mặt hoặc để da mặt hứng chịu gió và nắng khi ra đường.
  • Bạn nên chụp hình khuôn mặt mình, tự quan sát sức khỏe bản thân trước khi áp dụng phương pháp này, và đối chiếu lại sau thời gian 1-2 tháng.
Những ích lợi của việc lau mặt bằng khăn nóng mỗi sáng (hoặc tối, trước khi đi ngủ) mang lại :
Những lợi ích từ việc lau mặt bằng khăn nóng
  • Da mặt trắng hồng, mịn màng, khép lỗ chân lông, căng bóng, trẻ hóa làn da.
  • Tẩy nám và tàn nhang cám.
  • Săn da chắc thịt toàn thân, chống lão hóa da mặt, da cổ.
  • Ăn ngon, ngủ tốt.
  • Ấm khớp chân tay, tan vôi ở các khớp, chống thoái hóa khớp, hỗ trợ việc trị viêm chu vai (tay đau không thể giơ cao khỏi đầu).
  • Mạnh sinh lý: giúp quý ông cường dương, chống xuất tinh sớm.
  • Phòng và trị bệnh liệt dây thần kinh số 5 và số 7 (làm liệt mặt, méo miệng).
  • Phòng và trị bệnh cholesterol trong máu cao.
  • Phòng và trị bệnh đau dạ dày, lá lách.
  • Phòng và trị bệnh đường ruột như táo bón, tiêu chảy, bụng âm ỉ.
  • Mạnh gân xương, khỏe tim: đi lên xuống cầu thang không mệt, hết mệt tim, hồi hộp, giật mình khi nghe tiếng động mạnh.
*Lưu ý chọn nhiệt độ nước ấm thích hợp cho từng loại da
Lưu ý nhiệt độ nước nóng
Rửa mặt bằng nước nóng thích hợp với tất cả mọi loại da. Tuy nhiên, để sử dụng đúng cách, phát huy được tác dụng chúng ta cần căn cứ vào từng loại da mà điều chỉnh nhiệt độ nước ấm phù hợp. Nhiệt độ nước trung bình lý tưởng dành cho da là 34 độ C nhưng ở phương pháp này, yêu cầu nước phải ở nhiệt độ cao từ 45-47 độ C.
Các bạn có làn da khô, nhạy cảm thì cần thời gian làm quen, sau đó tăng nhiệt độ lên dần dần. Ở làn da khô, chỉ được rửa mặt bằng nước ấm 1 lần/ngày (buổi tối trước khi đi ngủ). Nếu các bạn lạm dụng rửa mặt nhiều lần bằng nước ấm trong ngày, da các bạn sẽ trở nên khô hơn và dễ nổi mẩn đỏ, lâu ngày da sẽ trở nên khô sạm, xỉn màu.
Đối với các bạn da nhờn và da hỗn hợp có thể rửa mặt bằng nước ấm 2 lần/ngày, để giúp rửa sạch dầu nhờn và bụi bẩn bám trên bề mặt da. Đây là phương pháp lý tưởng để giữ cho hai loại da này được sạch dầu, tươi sáng.
Theo Hanh Nguyen/TTVH

Loét dạ dày, nửa đêm dậy khóc tu tu

Một lượng lớn dân công sở bị viêm loét dạ dày, căn bệnh gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người lo lắng liệu căn bệnh tái đi tái lại lâu năm có biến chứng thành bệnh nguy hiểm khác? Vậy có cách để điều trị dứt điểm khỏi căn bệnh này?
Xem thêm:

1. Chia sẻ từ bệnh nhân đã từng bị viêm loét dạ dày

Chị Nguyễn Thu T. vốn là nhân viên truyền thông tại Hà Nội. Một căn bệnh mà chị muốn chữa dứt nhưng thấy rất khó khăn, là đau dạ dày.

Hình ảnh nội soi viêm loét dạ dày

Sáng dậy, phải chuẩn bị cho 2 con đi học, sau đó vội vàng đến cơ quan khiến chị không có thời gian ăn sáng.

Hôm nào ít việc, chị đến cơ quan đúng giờ rồi tranh thủ ra ngoài ăn nhưng những hôm nhiều việc, bữa sáng bị bỏ bẵng. Những lúc đó, dạ dày chị đau tức, khó chịu. Khi chị ăn vào,  bụng lại êm.

Một lần, chị dùng thuốc của thầy lang chữa hen phế quản. Đang trong thời gian uống thuốc, bỗng gần sáng chị tỉnh giấc vì dạ dày đau quặn, đau phát khóc. Chị ôm bụng rên rỉ đi tìm bánh quy và sữa để uống nhằm giảm cơn đau. Đợi đến sáng hôm sau mới đến BV Bưu điện khám.

Kết quả nội soi cho thấy chị bị loét trợt niêm mạc dạ dày. Bác sỹ cho biết, chị bị viêm trợt dạ dày do rất nhiều lý do: Có thể do sinh hoạt không đều đặn như bỏ bữa sáng, dùng thuốc không rõ thành phần, thậm chí thần kinh căng thẳng cũng khiến chị bị đau như vậy.

Theo một bác sỹ tại bệnh viện Quân y, các vấn đề của dạ dày có liên quan chặt chẽ đến yếu tố thần kinh. Nếu bị căng thẳng, phải suy nghĩ nhiều, thức khuya sẽ ảnh hưởng đến tiết dịch dạ dày. Khi thần kinh bị căng thẳng kéo dài sẽ làm dạ dày có nguy cơ viêm loét.

Một yếu tố nữa khiến dân công sở dễ bị loét dạ dày là uống cà phê. Caffeine kích thích sự tiết axit trong dạ dày khiến vết loét càng nặng.

Các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, meloxicam, hoặc piroxicam, có thể cản trở khả năng sản xuất bicarbonat và dịch nhầy, cũng như ảnh hưởng đến dòng chảy của máu đến dạ dày của một người, cản trở sửa chữa tế bào. Từ đó, làm cho cơ chế phòng vệ của dạ dày yếu đi gây loét dạ dày

Theo các chuyên gia, loét hành tá tràng gần như luôn luôn lành tính, còn loét dạ dày có thể trở thành ác tính với nguy cơ cao viêm loét dạ dày biến chứng thành ung thư, đặc biệt là những trường hợp viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị và viêm loét hang vị. Máu chảy từ vết loét dạ dày có thể gây ra thiếu máu, thiếu sắt. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn HP cũng làm tăng 2-6 lần nguy cơ gây ung thư dạ dày

2. Làm gì để tránh bị loét, biến chứng dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dày liên quan đến một vài yếu tố, bao gồm thay đổi lối sống, giảm căng thẳng.

Một bác sỹ cho biết, để điều trị và tránh biến chứng như ung thư dạ dày, chúng tôi thường kê một số loại thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc, và các thuốc ức chế bơm proton.

Để điều trị vi khuẩn H. Pylori, các loại thuốc này được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh.

Với bệnh loét tá tràng cần uống thuốc trong khoảng thời gian bốn tuần. Loét dạ dày cần uống thuốc từ  sáu đến tám tuần.

Vị bác sỹ này đặc biệt lưu ý, với người hay thấy đau tức dạ dày, từng được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày cần đi kiểm tra dạ dày 6 tháng 1 lần và nên sử dụng thường xuyên các thảo dược hỗ trợ bao lót để bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh bị tổn thương. Trong đó nổi bật là cây nghệ vàng, một thảo dược đã được dân gian ta truyền tai nhau như một bài thuốc quý trị bệnh dạ dày

3. Dùng Nano Cucurmin để bảo vệ dạ dày

GS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày. Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin với nhiều hoạt tính sinh học quý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan…

Theo GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội thực tế rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có hiệu quả cao với bệnh viêm loét dạ dày –tá tràng do có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy, phục hồi nhanh các tổn thương và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các nghiên cứu đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol do curcumin ức chế một số enzym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin cần thiết cho vi khuẩn.

Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều  20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.

Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam (Viện HLKHCNVN) đã công bố kết quả chế tạo thành công nano curcumin từ cây nghệ vàng trồng trong nước, với sinh khả dụng từ 85-95%, đạt chất lượng tương đương các chế phẩm của Mỹ, mang lại hiệu quả điều trị gấp 40-50 lần tinh nghệ thường. Vì vậy, nó có ưu thế hơn hẳn tinh nghệ thông thường mà dân gian hay sử dụng.

Và hiện nay, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã chuyển giao Nano Curcumin cho Công ty Dược Mỹ phẩm CVI đưa ra thị trường với tên gọi CumarGold. Hiện nay trên thế giới mới chỉ có gần chục sản phẩm được chiết xuất Curcumin từ cây nghệ vàng.

Xem thêm: Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn gì để giảm đau

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x