Skip to main content

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn gì để giảm đau

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    318

Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị và có chế độ ăn uống chăm sóc kịp thời đúng cách có thể dẫn đến chảy máu, ung thư dạ dày, thậm chí có thể trở nên đe dọa tính mạng. Chưa kể đến, trong thời gian mắc bệnh, người bệnh thường xuyên bị những cơn đau hành hạ, cùng rất nhiều triệu chứng gây phiền phức khác đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân. Vậy, bị viêm loét dạ dày nên ăn gì để giảm triệu chứng bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Xem thêm: 

Các triệu chứng có thể báo hiệu bệnh viêm loét dạ dày, bao gồm cảm giác nóng rát, đau bụng và đau, buồn nôn và ợ hơi liên tục. Nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) dạ dày.Theo nghiên cứu của các bác sĩ, một số thực phẩm có khả năng giúp giảm bớt các triệu chứng loét dạ dày và loét bằng cách giết chết vi khuẩn HP.

1. Viêm loét dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh?

1.1. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa một hóa chất gọi là sulforaphane, được biết đến là một thực phẩm với các hiệu ứng kháng khuẩn tốt. Nó chứa các chất có đặc tính chống ung thư, đặc biệt ăn mầm cải xanh có thể giúp giảm viêm dạ dày và giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Bằng chứng về việc bông cải xanh diệt vi khuẩn HP xuất phát từ một nghiên cứu năm 2009 được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư . Những người ăn ít nhất 1 chén bông cải xanh mỗi ngày trong thời gian 8 tuần đều có ít nguy cơ bị nhiễm trùng hp dạ dày và viêm so với những người không ăn.

1.2. Sữa chua

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã khảo sát và báo cáo về tác động của việc bổ sung một ly sữa chua hàng ngày có chứa probiotic đến chế độ ăn uống cùng với liệu pháp dùng thuốc giảm đau để điều trị khuẩn HP gây bệnh dạ dày. Kết quả là, tổng cộng 86% những người ăn sữa chua cùng với thuốc diệt vi khuẩn HP tốt hơn 71% so với những người chỉ dùng thuốc kháng sinh.

Trên thực tế, sữa chua có hoạt tính nuôi cấy vi khuẩn tốt, có tác dụng giúp cải thiện khả năng chống lại những vi khuẩn không tốt trong dạ dày.

Những thực phẩm diệt khuẩn HP dạ dày khác

  • Táo
  • Cần tây
  • Quả việt quất, mâm xôi, dâu tây
  • Dầu ô liu
  • Mật ong
  • Một số loại trà thảo mộc

2. Viêm loét dạ dày  nên ăn theo chế độ nào để giảm đau

  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ba bữa ăn lớn, bạn nên thử ăn 5-6 bữa nhỏ trong suốt cả ngày. Ăn một lượng nhỏ thức ăn có thể làm tăng khả năng chữa bệnh dạ dày nhờ việc giảm tác dụng của acid dạ dày.
  • Nước là một lựa chọn tuyệt vời cho hydrat hóa. Nên tránh hoặc giảm tối đa lượng tiêu thụ rượu, vì nó làm tăng đáng kể chứng viêm loét dạ dày.
  • Hút thuốc dẫn đến chứng viêm dạ dày trầm trọng hơn và làm tăng nguy cơ trào ngược thực quản và ung thư dạ dày.
  • Căng thẳng cảm xúc sẽ kích thích sản xuất axit dạ dày, có thể dẫn đến triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày gia tăng và viêm. Do đó, bạn cũng nên giảm căng thẳng để có thể làm lành vết thương bằng cách cải thiện hệ miễn dịch.

Biết được viêm loét dạ dày nên ăn gì, ăn các thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm và loại bỏ vi khuẩn HP, từ đó mà giảm các triệu chứng đau được nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ đó, cũng sẽ làm giảm nguy cơ viêm dạ dày, sự hình thành loét và ung thư.

Xem thêm: 3 bài thuốc trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP siêu hiệu quả

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x