Skip to main content

Mách bạn cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    167

Ở Việt Nam, người ta ước tính tỷ lệ dân số mắc viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình vào khoảng 5 – 10%. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào là câu hỏi, nỗi băn khoăn của nhiều người mắc bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Xem thêm: 

1. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

 Nguyên tắc điều trị bệnh là loại trừ nguồn gốc gây bệnh

  • Dựa trên cơ sở sinh lý bệnh để loại trừ các yếu tố gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc làm bệnh trầm trọng hơn như stress, xoắn khuẩn HP, hay các thuốc chống viêm nhóm NSAIDs, tăng tiết HCL…
  • Bình thường hóa chức năng của dạ dày
  • Tăng cường các quá trình tái tạo niêm mạc, đồng thời loại trừ các bệnh kèm theo.

Mục tiêu điều trị:

  • Giảm yếu tố gây viêm loét (HCl và pepsin).
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ (chất nhầy và bicarbonat).
  • Diệt trừ vi khuẩn HP.

2. Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

2.1. Thuốc chống acid (antacid)

Các thuốc loại này có khả năng trung hòa HCL đã được bài tiết vào dạ dày, có tác dụng nhanh nhưng ngắn, vì vậy hiện nay được dùng để cắt cơn đau và giảm nhanh triệu chứng.

Hay dùng là các muối và hydroxid của alumini và magnesi cùng các biệt dược như Alusi, Phosphalugel, Maalox, Gastropulgit…

2.2. Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét

  • Loại kích thích tạo và bài tiết chất nhầy như cam thảo, dimixen, teprenon( Selbex), prostaglandin E1( Misoprostol, Cytotex)
  • Mucosta, Rebamipid có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra prostaglandin, nhờ đó cải thiện chất lượng của chất nhầy do tăng glycoprotein trong thành phần chất nhầy; đồng thời ức chế bạch cầu đa nhân trung tính sản sinh cytokine, interleukine-8, và ức chế sự bám dính của HP vào niêm mạc, làm lành ổ loét, ngăn ngừa loét tái phát.
  • Sucralfat: khi gặp HCL sẽ chuyển thành một lớp dính quánh gắn lên ổ loét.
  • Vitamin: U, B1,B6,PP, có tác dụng bảo vệ, điều hòa độ acid đồng thời giúp cơ thể hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng

2.3. Các chất chống bài tiết axit

  • Thuốc ức chế thụ thể H2 của Histamin
  • Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ AT Pase

2.4. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP

  • Kháng sinh: Kháng sinh được dùng phổ biến là amoxicilin, tetracyclin, clarithromycin giúp ức chế tổng hợp protein hoặc làm rối loạn quá trình tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn. Nhóm 5-nitro imidazol: Metronidazol, hay tinidazol…
  • Bismuth:  thường được dùng dưới dạng các thuốc hữu cơ như: Colloidal bismuth subnitrat( CBS) hay tripotatsium dicitrato bismuth(TDB) có kích thước phân tử lớn, có MIC90 rất thấp và nếu chỉ dùng liều thấp rất ít gây tác dụng phụ.

3. Công thức thuốc kết hợp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Dùng kết hợp các loại thuốc cho hiệu quả điều trị cao hơn
Dùng kết hợp các loại thuốc cho hiệu quả điều trị cao hơn

Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng dùng đơn độc một kháng sinh là ít có hiệu quả trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, dùng 2 loại kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bài tiết acid thì tỷ lệ diệt HP sẽ cao hơn (hơn 90%)

Công thức như sau:

  • Amoxicilin + clarythromycin + PH
  • Amoxicilin + metronidazol + PPI ( hoặc anti- H2)
  • Tetracyclin + metronidazol + CBS
  • Clarythromycin + metronidazol + PPI( hoặc anti-H2)

Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã có những thông tin tham khảo về các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng để hữu ích cho quá trình điều trị bệnh của mình.

Xem thêm: Mách bạn cách điều trị viêm loét dạ dày bằng tây y

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x