Skip to main content

Đau Dạ Dày Sau Khi Ăn: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Có không ít người bị đau dạ dày sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn no. Các cơn đau có mức độ khác nhau, đôi khi âm ỉ kéo dài nhưng cũng có thể trở nên dữ dội bất thường. Để có biện pháp ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi cơn đau, hãy cùng CumarGold tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng đau dạ dày (bảo tử) sau khi ăn dưới đây nhé!

1. Biểu hiện đau dạ dày sau khi ăn

Sau khi ăn, các biểu hiện của tình trạng đau dạ dày sau ăn thường xảy ra cùng với cơn đau dạ dày. Chúng có thể xuất hiện cùng lúc một hoặc nhiều triệu chứng, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, về lâu dài dẫn đến suy nhược.

1.1. Đau bụng vùng thượng vị

Đau thượng vị thường xuất hiện những cơn đau dạ dày sau khi ăn
Đau thượng vị thường xuất hiện những cơn đau dạ dày sau khi ăn

Đau bụng vùng thượng vị có thể là các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau thượng vị thường xuất hiện những cơn đau dạ dày sau khi ăn. Bởi khi này dạ dày đang tăng tiết acid và dịch vị, khiến lớp niêm mạc dạ dày vốn đã bị tổn thương lại càng bị tổn thương nhiều hơn.

Các cơn đau có thể biến mất sau 30 phút, nhưng cũng có thể kéo dài tới 2 – 3 tiếng mới thuyên giảm. Ngoài ra, các cơn đau cũng có thể kèm theo cảm giác bỏng rát vùng dạ dày, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn, tức ngực, đau lan ra sau lưng…

1.2. Buồn nôn và nôn

Các cơn đau bụng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn. Thậm chí người bệnh có thể bị nôn ngay sau khi ăn xong. Ngay sau cơn nôn, tình trạng đau bụng sẽ giảm nhẹ hơn và chỉ còn âm ỉ. Nôn quá nhiều có thể khiến bệnh nhân mất nước và chất điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, không có sức. Nôn cũng khiến người bệnh không hấp thu được đủ chất dinh dưỡng, khiến cơ thể bị thiếu chất, hốc hác và sút cân nhanh chóng.

Ngoài ra, các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cũng có thể xuất hiện như: chướng bụng, bụng sôi lục bục, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng và chán ăn.

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày sau khi ăn. Dưới đây là 8 nguyên nhân chính gây ra:

2.1. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là nguyên nhân đầu tiên có thể gây nên các cơn đau bụng sau khi ăn. Điều này diễn ra khi cơ thể bạn phân biệt nhầm một loại thức ăn nào đó là có hại, xảy ra những phản ứng ở hệ miễn dịch và tạo thành một loạt các triệu chứng tiêu cực, bao gồm cả đau dạ dày.

Thông thường những thực phẩm như: sữa, đậu nành, lạc, trứng, cá và động vật có vỏ… là những loại thức ăn thường dễ gây dị ứng.

2.2. Trào ngược axit dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược axit dạ dày không chỉ khiến bệnh nhân bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng hoặc buồn nôn, nôn,… mà nó còn gây nên những cơn đau dạ dày sau khi ăn thậm chí xuất huyết dạ dày. Người bệnh sau cơn trào ngược còn có thể cảm thấy đau rát họng, khản tiếng, mất giọng nói do dịch acid làm tổn thương thanh quản.

2.3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) được hiểu là tình trạng mãn tính hay gặp ở nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý đau dạ dày. Các triệu chứng của đau dạ dày kích thích thường bao gồm tình trạng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, đau bao tử sau khi ăn. Những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích điều trị cần phải có sự kiên trì bởi bệnh ở dạng mãn tính rất lâu mới có thể chữa khỏi.

2.4. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn hay còn được gọi là bệnh viêm ruột mãn tính nghiêm trọng. Bệnh lý này tạo nên các ổ viêm tại đường tiêu hóa. Khi các ổ viêm này xuất hiện, bệnh nhân sẽ bị đau bụng quặn thắt, có thể kèm tiêu chảy với phân có dịch nhầy và máu. Đây là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng với các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng. Nếu bạn gặp tình trạng ăn xong bị đau bao tử thì nguyên nhân có thể do bệnh này gây ra.

>> Tìm hiểu thêm: 

2.5. Viêm dạ dày cấp

Biểu hiện của bệnh Viêm dạ dày cấp thường xảy ra đau dạ dày sau khi ăn. Những cơn đau do viêm dạ dày cấp thường khá dữ dội và khiến người bệnh quằn quại không thể làm gì được.

2.6. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng

Tình trạng ăn xong bị đau dạ dày có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Ngay khi các cơn đau xuất hiện thì có một lý do mà bạn nên nghĩ ngay đến đó chính là tình trạng viêm loét dạ dày. Những vết loét tại lớp niêm mạc dạ dày có thể khiến cho vùng thượng vị đau nhức mỗi khi có thức ăn đi vào. Đặc biệt dễ dàng nhận thấy đó chính là khi các đồ ăn cay, nóng thì cơn đau càng dữ dội hơn bao giờ hết.

2.7. Dấu hiệu của ung thư dạ dày

Trong nhiều trường hợp cơn đau dạ dày có thể là triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tụy hoặc ung thư dạ dày. Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này cùng với các cơn đau bụng là tình trạng sụt cân nhanh, người luôn mệt mỏi, chán ăn.

Ngay khi nhận thấy mình có những dấu hiệu này nên chủ động thăm khám sớm để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh của mình.

2.8. Nhiễm trùng túi mật

Khi túi mật bị nhiễm trùng cũng sẽ khiến bệnh nhân đau dữ dội vùng bụng sau khi ăn. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể kèm theo dịch màu xanh, vàng, cuống họng rất đắng.

2.9. Uống bia, rượu nhiều dẫn đến đau dạ dày sau khi ăn

Sử dụng rượu bia hoặc các chất có cồn trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn. Chúng sẽ khiến tổn thương vùng niêm mạc này và tạo vết viêm, gây đau đớn ở bệnh nhân.

3. Cần phải làm gì khi gặp tình trạng đau dạ dày sau khi ăn?

Tình trạng đau dạ dày sau ăn dù là biểu hiện ở trạng thái đau âm ỉ hay các cơn đau quặn đều khiến người bệnh cảm giác khó chịu , mệt mỏi, suy nhược. Chính vì vậy, khi các cơn đau liên tục xuất hiện cần nhanh chóng tìm kiếm nguyên nhân để xác định biện pháp điều trị phù hợp nhằm chấm dứt sớm các cơn đau.

  • Với những cơn đau dạ dày dữ dội và xuất hiện các tình trạng chảy máu, nôn mửa nhiều cần đến các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh lý bản thân.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, điều độ.
  • Chú ý đến khẩu phần ăn để có thể đảm bảo chúng tốt cho dạ dày nhất.
  • Nên dự trữ các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong nhà hoặc bên mình để có thể ứng phó với những cơn đau dạ dày dữ dội.

Mặc dù các cơn đau bao tử sau khi ăn thông thường có thể không đáng quan ngại. Tuy nhiên nó cũng rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm, cấp tính. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan mà cần tìm phương pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng.

4. Cách phòng tránh tình trạng đau dạ dày sau ăn

4.1. Ăn đúng cách

Ăn theo định lượng
Ăn theo định lượng

Để có thể phòng ngừa những cơn đau dạ dày sau khi ăn một cách hiệu quả, ăn đúng cách và đúng theo những khuyến cáo của bác sĩ cần được bệnh nhân nghiêm túc thực hiện:

  • Tập thói quen ăn phải nhai chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho tiêu hóa. Có thể thực hiện chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn ít trong mỗi bữa tuy nhiên phải đảm bảo đúng thời gian và khoa học.
  • Tốt nhất người mắc các bệnh lý về đau dạ dày nên hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc khỏi cuộc sống. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến kích thích những cơn đau dạ dày khởi phát.
  • Thực hiện khẩu phần ăn có chọn lọc, ăn uống thanh đạm, ăn những thứ dễ tiêu hóa để tránh gây nên áp lực cho dạ dày. Trong thực đơn ăn nên tránh ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn bởi chúng có thể khiến các vết viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ăn no quá bởi chúng có thể khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến dạ dày tổn thương và tạo nên những cơn đau.
  • Sau bữa ăn nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng để có thể giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa các thức ăn. Không nên ăn quá muộn, đặc biệt là sau 8 giờ tối.

4.2. Chế độ ăn uống khoa học

Để tránh được những cơn đau dạ dày sau khi ăn có thể tái phát khiến người bệnh đau đớn. Tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày không nên thực hiện những thói quen sau:

  • Không nên sử dụng các loại nước uống có gas hay các chất kích thích như: café, rượu, bia, thuốc lá.
  • Không nên ăn các loại gia vị cay nóng hoặc ăn quá mặt.
  • Nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày.
  • Không sử dụng thức ăn có tính acid như các loại hoa quả cam, bưởi, chanh, me, các thực phẩm đã lên men: cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi…
  • Không nên sử dụng quá nhiều những thực phẩm chiên, rán.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ uống lạnh gây cảm giác khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
  • Không nên dùng quá nhiều đậu, đỗ và các chế phẩm từ đậu như: sữa và các sản phẩm từ sữa,…
  • Các thực phẩm bổ sung vi khuẩn lợi khuẩn probiotic giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy hơi và khó chịu. Hiện nay, các thực phẩm sữa chua đóng hộp được bày bán rất nhiều. Bạn có thể lựa chọn mua chúng tại các cửa hàng hoặc tự làm tại nhà đều được cả.
  • Các thực phẩm có tính chất bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: chuối, táo thắng nước đường, đầu bắp,…đều được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên.
  • Thực phẩm giúp lành vết loét như cà rốt, lô hội, khoai tây, mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan,…là những thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng thúc đẩy các vết loét dạ dày nhanh chóng lành lại.
  • Thức ăn giảm tiết acid như: bánh mì, cơm trắng, nghệ và mật ong, đu đủ là nhóm những thực phẩm giúp dạ dày giảm tiết acid, trung hòa acid có trong dạ dày.

4.3. Sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục
Tập thể dục

Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn những cơn đau dạ dày dữ dội. Chính vì vậy, người bệnh sau khi biết mình đã mắc chứng đau dạ dày sau khi ăn cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya để tạo khoảng thời gian hợp lý cho dạ dày có thể nghỉ ngươi cũng như tiêu hóa hết phần thức ăn còn sót trong dạ dày. Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng.
  • Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Có thể thực hiện các bài tập thể thao nhẹ hoặc thiền hay Yoga đều là những gợi ý rất hoàn hảo.
  • Duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress – một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.

Hi vọng, với những thông tin về tình trạng đau dạ dày sau khi ăn mà chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Hãy quan tâm hơn đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày để có sức khỏe và sự thoải mái, thư thái bạn nhé! Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

>> Tìm hiểu thêm:

Đau Dạ Dày Kèm Theo Sốt: [TOP5] Cách Xử Lý Hiệu Quả

Có không ít người bị đau dạ dày kèm theo sốt. Những cơn đau vốn đã khiến người bệnh rất khó chịu rồi nhưng những cơn sốt còn khiến tình hình trở nên tệ hơn rất nhiều. Vậy lý do của tình trạng đau dạ dày sốt cao là do đâu và có thể xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.  

1. Tại sao đau dạ dày kèm theo sốt?

Tại sao đau dạ dày kèm sốt cao?
Tại sao đau dạ dày kèm sốt cao?

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý diễn ra ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi các cơn đau này xuất hiện, chúng có thể đi kèm với rất nhiều triệu chứng khác. Bên cạnh những tình trạng như đau dữ dội vùng thượng vị, nóng tức ở ngực, có cảm giác buồn nôn hoặc chướng bụng,… người bệnh cũng có thể xuất hiện những cơn sốt.

Đau dạ dày kèm theo sốt gây ra bởi cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể, để cảnh báo và chống chọi lại các tác nhân xâm nhập. Vì vậy, khi chữa hết bệnh đau dạ dày thì các cơn sốt này cũng sẽ không còn xuất hiện nữa.

Sốt là biểu hiện cho thấy trong người đang cho bộ phận nào đó bị viêm nhiễm. Đau dạ dày thông thường có thể kèm theo sốt nhẹ. Khi này, bệnh nhân có thể tự chăm sóc và hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, nếu đau dạ dày bị sốt cao, sốt lâu không hạ thì rất có thể bạn đã bị đau dạ dày cấp. Khi này, bạn sẽ cần tới viện để được khám và điều trị, chứ không thể tự chữa tại nhà.

2. Biểu hiện khi đau dạ dày kèm theo sốt

Bệnh nhân sẽ bị đau dạ dày gây sốt kèm nhức đầu, run, người vô cùng mệt mỏi.
Bệnh nhân sẽ bị đau dạ dày gây sốt kèm nhức đầu, run, người vô cùng mệt mỏi.

Thông thường, các cơn sốt kèm theo đau dạ dày thường chỉ ở mức nhẹ. Người bệnh có thể thấy cả những triệu chứng bệnh đau dạ dày như:

  • Cảm giác đau bụng vùng thượng vị
  • Đau bụng ở vùng dưới xương ức và trên rốn
  • Đầy bụng, ăn uống không tiêu, chán ăn, ăn không ngon miệng,…

Những cơn đau đau bao tử kèm theo sốt dai dẳng có thể khiến thể trạng giảm sút, người bệnh yếu đi và sút cân. Trong trường hợp bệnh nhân đau dạ dày bị sốt cao, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý và theo dõi sát sao. Sốt cao kèm đau dạ dày ám chỉ tình trạng viêm nhiễm, loét dạ dày với những triệu chứng đặc trưng như:

  • Đổ mồ hôi, run.
  • Nhức đầu, đau cơ bắp.
  • Chán ăn, mất nước.
  • Khi thân nhiệt cao từ 39,4 độ C đến 41,1 độ C, bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng ảo giác, khó chịu, đau dữ dội vùng thượng vị. Ngoài ra có thể có cảm giác đói cồn cào, buồn nôn, nôn thậm chí là nôn ra máu, co giật.

Đây là những dấu hiệu nghiêm trọng và nguy cấp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được can thiệp chữa trị sớm.

3. Đau dạ dày gây sốt có nguy hiểm không?

Đau dạ dày gây sốt nguy hiểm không>
Đau dạ dày kèm sốt cao nguy hiểm không?

Trường hợp 1: Người bệnh bị đau dạ dày có kèm theo sốt nhẹ

Đây không phải hiếm gặp và nó là dấu hiệu sinh lý bình thường của cơ thể. Nếu các cơn sốt không quá cao, người bệnh hoàn toàn có thể hạ sốt bằng những biện pháp thông thường để thân nhiệt ổn định trở lại.

Một vài những biện pháp hạ sốt tại nhà dưới đây được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên thực hiện khi xuất hiện tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt.

  • Lau người bằng nước ấm.
  • Xông hơi.
  • Ăn hoa quả, trái cây bổ sung vitamin C, uống nước chanh, cam…
  • Uống bổ sung đủ nước

Trường hợp 2: Người bệnh bị đau dạ dày có kèm theo sốt nặng

Đau dạ dày và sốt kèm theo được coi là trường hợp cực kỳ nguy hiểm và có thể để lại biến chứng nặng nề:

  • Xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng: các cơn đau dạ dày đến bất ngờ, có khi đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt. Tình trạng loét dạ dày xảy ra do dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều mà dạ dày không trung hòa được. Chúng để lại trên niêm mạc dạ dày những tổn thương, lâu dần hình thành các ổ viêm, loét.
  • Xuất huyết hệ tiêu hóa: khi các cơn đau dạ dày tiến triển nặng, niêm mạc gần như bị phá hủy gây ra tổn thương dẫn đến xuất huyết dạ dày. Biểu hiện của triệu chứng này chính là bệnh nhân sẽ nôn, chất nôn có chứa máu hoặc đi ngoài ra phân đen. Nếu bị xuất huyết quá nhiều, người bệnh có thể sẽ gặp nguy hiểm do cơ thể mất máu, bị suy nhược.
  • Thủng dạ dày: những vết loét khi bị lan rộng sẽ ăn sâu vào lớp niêm mạc có thể gây thủng dạ dày. Đây là mối nguy hiểm cần được cấp cứu nếu không muốn bệnh nhân tử vong. Thủng dạ dày sẽ khiến cả cả dày và vùng khoang bụng bị viêm, dẫn tới sốt cao và đau dạ dày dữ dội.
  • Ung thư dạ dày có thể tiến triển từ từ hoặc nhanh chóng. Khi ung thư phát triển mạnh, sức khỏe người bệnh suy yếu và có thể kèm theo những cơn sốt cao bất thường.

>> Tìm hiểu thêm: 

4. Cách xử lý nhanh khi bị đau dạ dày sốt

5 biện pháp dưới đây được bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện khi các cơn đau dạ dày và sốt kèm theo xuất hiện.

4.1 Chườm mát

Chườm mát
Chườm hạ nhiệt là cách đơn giản nhất để cắt cơn sốt.

Chườm mát là sử dụng túi chườm, khăn ẩm để giúp cơ thể giải tỏa lượng nhiệt thừa, từ đó mà hạ sốt. Tuy nhiên, bạn nên dùng nước ấm chứ không nên dùng nước lạnh, nước đá để chườm.

Nước ấm có tác dụng hạ nhiệt cơ thể tốt khi bị đau dạ dày kèm theo sốt. Nước ấm giúp các mạch máu trên cơ thể giãn nở đồng đều, từ đó mà vừa giúp giảm đau, vừa giúp tản nhiệt cho cơ thể. Nước lạnh tuy làm mát da nhanh, nhưng lại khiến các mạch máu co lại, khiến hơi nóng trong người không tỏa được ra ngoài.

Nếu thân nhiệt sốt không quá cao bạn có thể thực hiện chườm mát bằng cách sử dụng khăn mỏng thấm nước ấm rồi lau khắp cơ thể cho bệnh nhân. Nên chú ý những vị trí như: nách, háng, lòng bàn tay, bàn chân,…

Trước khi lau người, để cơ thể có thể hạ nhiệt một cách từ từ bệnh nhân cần được cởi bớt quần áo, tạo sự thông thoáng và thoải mái. Sau đó, khi đã chườm mát toàn thân thì bệnh nhân có thể đắp nước ấm lên trán. Chú ý nên thay khăn liên tục, giữ độ ấm cho khăn thường xuyên cho đến khi bệnh nhân hạ sốt thì dừng lại, không nên để cho khăn lạnh.

4.2 Khoai tây 

Khi cơn đau dạ dày kèm theo sốt xuất hiện, người bệnh chỉ cần sử dụng khoai tây
Khi cơn đau dạ dày kèm theo sốt xuất hiện, người bệnh chỉ cần sử dụng khoai tây

Khi cơn đau dạ dày kèm theo sốt xuất hiện, người bệnh chỉ cần sử dụng khoai tây thái lát mỏng rồi ngâm trong giấm khoảng 10 phút sau đó đắp từng lát lên trán hoặc lòng bàn tay, bàn chân… Có thể phủ thêm chiếc khăn ấm để hiệu quả hạ nhiệt được nhanh chóng hơn. Chỉ sau vài phút, nhiệt độ cơ thể sẽ từ từ hạ xuống.

4.3 Xông hơi

Xông hơi là phương pháp dân gian rất quen thuộc mang đến khả năng hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả. Nguyên lý của tình trạng này đó chính là việc sử dụng tính chất của hơi nước thấm vào da, giúp da tiết mồ hôi, tản nhiệt và hạ sốt một cách từ từ.

Để thực hiện phương pháp để giúp đau dạ dày kèm theo sốt hạ sốt thì bạn có thể làm một nồi nước xông hơi hạ sốt từ nhiều loại cây cỏ tự nhiên, phần lớn mọi người hay dùng lá bưởi, lá sả, vỏ cam, chanh hay húng quế. Sau khi đun nước xong, có thể trùm chăn kín hoặc ngồi phòng kín bên cạnh nồi nước xông hơi. Các lỗ chân lông sẽ dãn nở và đào thải độc tố kèm nhiệt độ nóng của cơ thể.

>> Tìm hiểu thêm:

Hy vọng những thông tin về tình trạng đau dạ dày kèm theo sốt mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên quan tâm nhiều hơn đến dạ dày để có thể ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này nhé

Viêm Loét Dạ Dày, Đau Dạ Dày Gây Khó Thở – Cách Xử Lý Hiệu Quả

Nhiều người thắc mắc đau dạ dày có bị khó thở không? Tại sao đau dạ dày lại khó thở? Đau dạ dày gây khó thở phải làm sao? Những cơn đau dạ dày khó thở khiến không ít người hoang mang và vô cùng lo sợ. Tuy nhiên, người mắc thường lại không biết phải làm thế nào và đành phải sống chung với nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thêm về tình trạng bị đau dạ dày (bao tử) kèm khó thở, hãy tìm hiểu và ngăn chặn chúng một cách hiệu quả nhé!

1. Tại sao viêm dạ dày, đau dạ dày gây khó thở?

Tại sao đau dạ dày khó thở
Bị đau bao tử có làm khó thở không?

Tại sao viêm loét dạ dày, đau dạ dày gây khó thở? Đau dạ dày thông thường không gây ra tình trạng khó thở. Các tổn thương và triệu chứng gây ra bởi đau dạ dày chỉ nằm trong hệ thống tiêu hóa chứ không nằm trong hệ hô hấp. Do đó, tình trạng khó thở do đau dạ dày là khá hiếm.  Nguyên nhân chính là chứng trào ngược dạ dày thực quản – một biến chứng của đau dạ dày có thể gây một số ảnh hưởng tới hệ hô hấp và làm người bệnh khó thở.

Khi dạ dày không vận hành khỏe mạnh như bình thường, nó không thể thực hiện tốt chức năng tiêu hóa. Thức ăn thay vì được nghiền nhỏ và chuyển xuống ruột thì bị ứ đọng trong đáy dạ dày. Số thức ăn còn sót lại này sẽ lên men và tạo khí ngay trong dạ dày, kích thích sinh ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản có mối liên quan như thế nào tới chứng khó thở?

Chứng trào ngược dạ dày thực quản diễn ra khi dòng dịch vị và các axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên vùng thực quản (có thể kèm theo cả thức ăn chưa tiêu hóa hết). Khi dòng axit này đi qua niêm mạc thực quản, các đầu mút thần kinh trên bề mặt thực quản sẽ bị kích thích, khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực. Ngoài ra, trong một số trường hợp, thức ăn đi vào và thức ăn bị trào ra có thể đồng thời bị vướng lại ở vòm họng. Hiện tượng này tạo nên một áp lực ở vùng ngực khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở.

Ngoài triệu chứng trào ngược thường thấy thì bệnh nhân cũng có thể mắc phải một vài các biểu hiện như: ợ hơi, ợ chua, khó thở, khàn tiếng, buồn nôn, tức ngực,… Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc âm ỉ ngay sau cơn đau dạ dày dẫn đến khó thở xuất hiện.

2. Đau dạ dày gây khó thở khác gì với khó thở do các bệnh khác

Khó thở do đau dạ dày có gì khác?
Khó thở do đau dạ dày có gì khác?

Khó thở do các cơn trào ngược thực quản dạ dày – đau dạ dày thực chất rất khó để có thể phân biệt với triệu chứng khó thở do các bệnh đường hô hấp hay tim mạch gây ra. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể dựa vào một số điểm lưu ý đặc biệt làm căn cứ để phân loại các trường hợp bệnh này.

  • Khi bị viêm loét dạ dày (viêm dạ dày) gây khó thở gây ra, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ở vùng ngực, vùng xương ức. Các cơn đau có thể lan xuyên ra vùng sau lưng. Cảm giác đau thường xuất hiện bất chợt, không đau âm ỉ mà hình thành các cơn đau khá rõ ràng.
  • Các triệu chứng khó thở xuất hiện bất chợt và thậm chí có thể hành hạ người bệnh cả khi ăn uống lẫn khi đi ngủ. Khi ngủ, bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó thở. Khi ăn, bệnh nhân có thể cảm thấy thức ăn khó nuốt và thường xuyên có cảm giác như vùng lồng ngực có gì đó đè ép. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là làm nảy sinh cơ số các vấn đề về đường hô hấp như ho khan, hen suyễn, cổ có đờm và rát họng.

>> Tìm hiểu thêm: 

3. Đau dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Đi khám để chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt
Hãy đi khám khi thấy biểu hiện khó thở bất thường

Thở là hoạt động quan trọng nhất trong cơ thể của con người. Con người có thể bỏ ăn, nhịn uống nước nhưng không thể ngừng thở quá lâu. Chính vì vậy khi các cơn đau bao tử khó thở diễn ra thường xuyên chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bệnh lý này nếu không sớm được cải thiện sẽ có thể gây nên những biến chứng vô cùng đáng sợ.

  • Trào ngược diễn ra thường xuyên khiến họng, thanh quản thường xuyên phải tiếp xúc với axit từ dạ dày. Điều này khiến các bộ phận này bị tổn thương và viêm. Bệnh nhân có thể bị ho nhiều, khản tiếng mạn tính và thậm chí là thay đổi giọng nói.
  • Khi thực quản vốn đã tổn thương sẵn, các dịch acid này chứa rất nhiều vi khuẩn có hại có thể lưu trú lại ở các vị trí bị thương từ đó hình thành các ổ viêm, loét thanh quản. Bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày có thể phải đối mặt với các vết viêm, loét thường trực gây nên chứng viêm thực quản mãn tính.
  • Xuất hiện u bướu thực quản do dịch vị lâu ngày tích tụ, hình thành. U bướu này có thể là lành tính hoặc ác tính.
  • Phát triển ung thư thực quản tại các vị trí viêm, loét lâu ngày. Theo các con số thống kê, cứ 5 người bị đau dạ dày kèm các cơn trào ngược thực quản thì lại có 1 người đã mắc ung thư thực quản. Con số này cho thấy mối liên hệ mật thiết và đáng báo động ở những người đau dạ dày khó thở.

Một điều đáng lo ngại là phần lớn những người từng có cơn đau dạ dày dẫn đến khó thở cụ thể là bị viêm loét dạ dày gây khó thở lại không hề biết vì sao mình lại bị vậy. Phần đông cho rằng nó là triệu chứng của bệnh hô hấp vì vậy dẫn đến hiện tượng điều trị sai thuốc, khiến tình trạng bệnh càng thêm trở nặng. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các cơn khó thở kèm đau dạ dày, dù với bất kì nguyên nhân nào bệnh nhân cần hết sức nghiêm túc đề phòng và nghiêm túc điều trị để có thể đẩy lùi những cơn trào ngược thực quản dạ dày.

4. Khi bị đau dạ dày gây ra khó thở cần làm gì?

Ngay khi cơ thể xuất hiện các cơn khó thở, dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào thì bệnh nhân cũng cần phải thực hiện thăm khám để có thể tiếp nhận những chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Đối với những bệnh nhân được xác định bị viêm loét dạ dày gây khó thở, cần tuyệt đối tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc chữa trị theo cảm tính. Chí có bác sĩ mới có thể có được cách thức kiểm soát và sau đó là đẩy lùi các cơn đau bao tử gây khó thở, hạn chế các biến chứng.

Bệnh nhân cũng nên dự trữ cho mình một số loại thuốc để có thể phòng ngừa các cơn đau dạ dày tái phát dẫn đến khó thở, suy hô hấp.

>> Tìm hiểu thêm:

5. Cách phòng tránh bị đau dạ dày gây khó thở

Để phòng tránh tối đa nguy cơ bị bệnh, bạn cần làm những điều sau.

5.1 Ăn đúng cách

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống lành mạnh là điều cơ bản để có một sức khỏe tốt.

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp hạn chế chứng trào ngược dạ dày thực quản, giảm nguy cơ bị đau dạ dày khó thở.

  • Bạn cần lưu ý chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
  • Nên hạn chế và tránh những thực phẩm khiến bệnh thêm nặng như đồ uống có gas, cafein, nước ép cam, cà chua, và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Nên tăng cường các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.
  • Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, đúng bữa, không bỏ bữa, không để bụng quá đói hoặc không ăn quá khuya, không nên ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Nên từ bỏ những thói quen xấu như: hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt, nên ngưng sử dụng là điều tốt nhất.
  • Để cải thiện tình trạng ợ hơi chua và trào ngược thực quả dạ dày có thể dẫn đến khó thở tốt nhất khi đi ngủ bằng cách kê gối cao hơn và nghiêng đầu về bên trái.

5.2 Chế độ ăn uống khoa học

Đau dạ dày nên bổ sung các thực phẩm
Đau dạ dày nên bổ sung các thực phẩm

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng bởi chúng có liên quan mật thiết đến dạ dày.

  • Đau dạ dày khiến khả năng ăn uống của người bệnh sẽ bị hạn chế. Do đó, việc chắt lọc và đưa ra những thực phẩm lành mạnh, giàu vi lượng, khoáng chất, vitamin từ những thực phẩm sạch là điều hoàn toàn cần thiết và giúp hạn chế bị đau bao tử khó thở. Người đau dạ dày cần thực hiện bổ sung 3 nhóm thực phẩm quan trong bao gồm:
  • Thực phẩm giúp lành vết loét, viêm dạ dày có thể sử dụng nhóm hải sản như: tôm, cá,…hay nhóm các loại cải: bắp cải, súp lơ… Đây là những thực phẩm giàu kẽm, protein và vitamin u giúp vết thương chóng lành.
  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày nên lựa chọn các nhóm sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua), mật ong, trứng, chè nóng,…
  • Thức ăn giảm tiết acid như: cơm, bánh mì, xôi, cháo, khoai lộc, thịt – cá hấp,… được khuyến cáo nên sử dụng. Bởi lẽ, các nhóm thực phẩm chứa tinh bột này sẽ giúp thấm hết lượng acid dư thừa có trong dạ dày.
  • Sau mỗi bữa ăn, để hạn chế tình trạng trào ngược, bệnh nhân có thể lựa chọn thưởng thức một tách trà: trà sen, trà hoa cúc,… Trà ấm có thể trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.

5.3 Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất

Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn những cơn đau dạ dày dữ dội. Chính vì vậy, người bệnh sau khi biết mình đã mắc chứng đau dạ dày cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya để tạo khoảng thời gian hợp lý cho dạ dày có thể nghỉ ngươi cũng như tiêu hóa hết phần thức ăn còn sót trong dạ dày. Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng. Bữa tối không nên ăn quá no và tốt nhất không nên ăn sau 9h tối để tạo khoảng thời gian cho dạ dày làm việc trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Có thể thực hiện các bài tập thể thao nhẹ hoặc thiền hay Yoga đều là những gợi ý rất hoàn hảo.
  • Duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress- một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.

Để tránh được những cơn đau dạ dày khó thở tái phát khiến người bệnh đau đơn. Tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày không nên thực hiện những thói quen sau:

  • Không nên ăn các loại gia vị cay nóng hoặc ăn quá mặt.
  • Không nên ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói. Nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày.
  • Không sử dụng thức ăn có tính axit như các loại hoa quả cam, bưởi, chanh, me, các thực phẩm đã lên men: cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi…
  • Không nên sử dụng quá nhiều những thực phẩm chiên, rán.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ uống lạnh gây cảm giác khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
  • Không nên dùng quá nhiều đậu và các chế phẩm từ đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Không nên để tâm trạng lo lắng hoặc căng thẳng.
  • Không nên lười vận động mà cần thực hiện thể thao đều đặn mỗi ngày.

>> Tìm hiểu thêm:

Hi vọng, với những thông tin về đau dạ dày gây khó thở mà chúng tôi cung cấp trên sẽ là cơ sở để bạn có thể có được cho mình sự hiểu biết đầy đủ nhất. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh và đẩy lùi triệu chứng này tốt nhất. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

Tâm sự của mẹ bỉm sữa: Hôn nhân trên bờ vực thẳm bởi những hờn ghen vô cớ

“Nằm ôm trọn Cu Tít trong vòng tay, nhìn con say sưa trong giấc ngủ, tôi mỉm cười đầy hạnh phúc. Vậy mà chỉ mấy tháng trước đây, có ai biết tôi gần như không khỏi ám ảnh về chuỗi ngày sau sinh khủng hoảng cùng những xáo trộn trong cuộc sống hôn nhân”.

Vẻ rạng ngời thưở con gái

Cầm tấm ảnh kỷ niệm năm 3 đại học, tôi bất chợt mỉm cười trước một thời đã xa của mình. Khi ấy với khuôn mặt khả ái, hài hòa, thanh tú cùng vẻ đẹp đậm chất Á Đông, tôi nhanh chóng giành được giải nhất cuộc thi “Duyên dáng sinh viên Kinh tế 2015”. Chỉ sau 1 đêm, cái tên Bảo Hân đã được toàn trường biết đến. Tôi dần có nhiều cơ hội, nhận được nhiều lời mời quảng cáo và cơ duyên khiến tôi gặp anh.

Anh là giám đốc một công ty truyền thông có tiếng trong ngành, lại thêm vẻ ngoài lịch lãm, đẹp trai cùng lối nói chuyện thu hút khiến tôi cứ cuốn theo những câu chuyện của anh. Tình yêu của tôi và anh cứ như con đường trải dài hoa hồng vậy. Và rồi chỉ hơn 1 năm yêu nhau, chúng tôi nhanh chóng về chung một nhà.

Ngày ấy tôi vẫn là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng thu hút bao ánh nhìn

Cuộc hôn nhân không êm ấm

Những ngày đầu cưới nhau, anh yêu thương chiều chuộng tôi hết mực. Lại thêm việc tôi mang thai con trai đầu lòng, tôi càng được cưng nhiều hơn. Cuộc sống đúng như niềm mơ ước của bao cô gái. Thế nhưng, chỉ 5 tháng sau sinh cơ thể của tôi bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi, cân nặng tăng đều không kiểm soát,  những vết rạn trên bụng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt làn da trắng hồng mịn màng giờ đang ngày càng có dấu hiệu sạm lại. Lo lắng, tôi nhanh chóng tìm kiếm, sử dụng các sản phẩm khác nhau nhưng chẳng thấy cải thiện là bao.

Đỉnh điểm là thời kỳ sau sinh, Cơ thể tôi như xuống dốc thảm hại. Trái với thời con gái xinh đẹp trẻ trung đáng yêu bao nhiêu thì giờ đây tôi lại thấy mình xấu xí bấy nhiêu. Vùng bụng dị dạng, với lớp da thừa nhăn nheo sạm màu, chằng chịt những vết rạn. Cùng 2 gò má lốm đốm tàn nhang và nám. Nhìn tôi trong gương, không ai có thể tin rằng đây là cô gái  đã từng là Hoa khôi một trường đại học.

Không chỉ nhan sắc thay đổi, tính nết cũng dần trở nên bất thường, tôi luôn tự ti vào bản thân và không thấy hài lòng về mọi thứ. Đặc biệt suy nghĩ chồng mình đang ngoại tình với một cô gái xinh đẹp. dịu dàng và quyến rũ cứ quanh quẩn xung quanh đầu tôi.

Trầm cảm sau sinh khiến tôi luôn u uất, mệt mỏi

Đã nhiều lần tự trấn an bản thân, nhưng lý trí của tôi vẫn thường bị xuyên thủng bởi những khoảnh khắc buồn bã, u ám như vậy. Những cơn trầm cảm nhấn chìm cảm giác hạnh phúc. Chỉ cần anh nhắn tin hay cười đùa cùng ai cũng đều khiến tôi ngờ vực. Chỉ cần anh nhắn tin hay cười đùa cùng ai cũng đều khiến tôi ngờ vực.

Những lời nói tổn thương vẫn lặp lại mỗi ngày: 

  – Anh lại giấu tôi đi gặp cô ta đúng không?

Anh nhìn tôi, ánh mắt thất vọng:

 – Em làm sao vậy hả, ngày nào em cũng ghen tuông vô cớ em không biết mệt à. Anh còn bận công việc làm gì có thời gian đi với ai.

Nhưng không hiểu sao, bản thân tôi đều không chấp nhận những lời giải thích đó. Tôi cứ kết luận rằng anh đang giấu diếm tôi để ngoại tình. U uất căng thẳng, nhìn bản thân xấu xí tệ hại, tôi càng mất kiểm soát, ngồi thất thần trong phòng. 

Hãy nắm lấy tay anh

Sau bao ngày, tôi dường như không thể chịu đựng được nữa. Tôi quyết định giải thoát cho cuộc hôn nhân này. Thế nhưng trong lúc cùng cực nhất, người đã giúp mình thoát khỏi những trận stress kéo dài lại chẳng ở đâu xa. Anh biết gần đây tôi có những biểu hiện thất thường, lo lắng căng thẳng. Anh đã chia sẻ và động viên cùng cố gắng giúp tôi thoát khỏi vấn đề trầm cảm này. Tôi nhớ như in những dòng anh nói: “ Anh biết, sau khi sinh con em có những thay đổi, thời gian đó anh lại bận công việc, không dành thời gian cho em, khiến em nghĩ ngợi nhiều hơn. Hãy chia sẻ với anh, mình cùng vượt qua em nhé”.

Nghe được những lời từ anh, tôi giàn giụa nước mắt khóc nức nở rồi mếu máo nói: “Em không còn nhận ra em nữa, nhìn em quá xấu xí và già nua. Giờ em thực sự rất tự ti trước anh và mọi người. Em luôn ám ảnh anh đi cùng người khác và sợ anh sẽ bỏ rơi em và con”

Những thay đổi kinh ngạc…

Nghe được những lời này, chồng tôi mới thấu hiểu tất cả. Anh ôm tôi vào lòng và nói:” Em ngốc, mẹ của Bơ sao xấu được. Em vẫn mãi là người phụ nữ xinh đẹp nhất của anh. Dù có giông bão nào anh sẽ vẫn cùng em vượt qua.”

Thế rồi, tôi bắt đầu lấy lại tinh thần, chăm chút cho sức khỏe từng ngày và lựa chọn sản phẩm làm đẹp sao cho phù hợp. Bản thân là một người rất dễ dị ứng với các thành phần lạ. Vì vậy, tôi và chồng tìm hiểu các sản phẩm làm đẹp từ tự nhiên. Được biết hiện nay để cải thiện vết nám tàn nhang phương pháp chủ yếu vẫn là kết hợp đào thải từ sâu bên trong và xoa dịu bên ngoài. Tuy nhiên trên thị trường lại có quá nhiều các bộ đôi chăm sóc như vậy. Vì thế, tôi đã chia sẻ vấn đề này trên “Hội lợn con” một fanpage uy tín trên Facebook để có những lời khuyên từ các mẹ bỉm sữa. Rất may, hầu hết các mẹ đều feedback về bộ đôi làm đẹp an toàn cho mẹ từ tính chất Nghệ Nano thay thế nghệ truyền thống là CumarGold và CumarGold Gel. Với cơ chế làm đẹp da từ sâu bên trong, viên uống CumarGold ngăn chặn hình thành các sắc tố melanin tác nhân gây nám, tàn nhang, đồng thời giúp tăng cường lưu thông khí huyết giúp da hồng hào tươi trẻ kết hợp dạng Gel mát lạnh mịn mượt từ bên ngoài giúp mờ mán đồng thời việc bổ sung tinh chất Việt Quất, Lô Hội  giúp da tươi trẻ, trắng sáng căng bóng.

Bộ đôi sản phẩm với chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, lành tính

Đúng như những gì các mẹ review, chỉ sau 1 tháng kiên trì sử dụng kết hợp ăn uống khoa học cho mẹ bầu sau sinh  khuôn mặt tôi như được thay da đổi thịt vậy đấy, các vết nám mở hẳn, làn da sáng bừng bật tông. Đặc biệt ăn uống điều độ cân nặng của tôi cũng được duy trì, không tăng quá mức. Thú thực tôi cảm thấy vui tươi phấn chấn hẳn lên. Cơ thể lại tràn đầy năng lượng vui vẻ tự tin và thật xinh đẹp.

Đúng là chỉ sau khi sử dụng bộ đôi làm đẹp từ CumarGold, tôi mới dám bước ra khỏi cửa. Tự tin cùng chồng hạnh phúc mỗi ngày. Là phụ nữ hay chăm chút và yêu thương bản thân nhiều hơn. Sẽ không có gì là không thể nếu bạn luôn cố gắng, và không từ bỏ mỗi ngày. Cùng CumarGold tự tin sải bước rước đón thành công.

Đau dạ dày sôi bụng – Nguyên nhân và cách điều trị

Những cơn đau dạ dày sôi bụng không chỉ khiến người bệnh có cảm giác khó chịu mà còn là biểu hiện cực kỳ có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, việc tìm hiểu để có thể ngăn chặn và hạn chế đi tình trạng này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

1. Hiện tượng đau dạ dày sôi bụng là gì?

Đau dạ dày sôi bụng
Hiện tượng sôi bụng khi đau dạ dày gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh.

Bệnh lý đau dạ dày thường đi kèm với rất nhiều các dấu hiệu. Một trong số đó là tình trạng bụng đau và phát ra tiếng kêu lục bục bất thường. Người bệnh có thể thấy cảm giác như có khí ở trong bụng. Triệu chứng đau bụng như vậy được gọi là đau dạ dày sôi bụng.

Triệu chứng này thể hiện rõ nét nhất khi người đau dạ dày ở trạng thái đói. Đôi khi, nó cũng xuất hiện khi bạn đang có cảm giác no. Mặc dù dấu hiệu ban đầu chỉ là những cơn sôi bụng nhưng nó lại chỉ ra rằng đó là một dấu hiệu tiêu hóa thông thường được.

2. Nguyên nhân đau dạ dày bị sôi bụng

Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích là do hệ tiêu hóa hoạt động kém, nên dẫn đến các triệu chứng khó tiêu. Do khó tiêu, thức ăn tiêu hóa chậm nên sinh ra hơi, tạo tiếng kêu lục bục trong dạ dày.

Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần, chứng tỏ hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Lúc này người bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để có thể được tư vấn và điều trị kịp thời nhất.

3. Triệu chứng đau dạ dày sôi bụng

Sôi bụng do đau dạ dày, người bệnh có thể thấy nhiều biểu hiện như sau:

3.1. Sôi bụng, có cảm giác cồn cào

Bụng cồn cào
Bụng dạ cồn cào, sôi ùng ục đôi khi không phải vì đói mà là vì đau dạ dày.

Khi các cơn đau dạ dày dẫn đến sôi bụng xuất hiện, bệnh nhân sẽ cảm thấy trong bụng xuất hiện những tiếng kêu lục bục đồng thời cảm thấy đói, cồn cào ruột. Lúc này dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường và khiến cảm giác đói càng rõ nét.

3.2 Đau bụng, cơn đau có thể giảm khi bệnh nhân trung tiện hoặc đại tiện

Với những bệnh nhân đau dạ dày sôi bụng thì những cơn sôi bụng sẽ là cảm giác đau âm ỉ. Axit dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường, kích thích dạ dày co bóp trong khi không có thức ăn. Chính hoạt động này làm tác động lên các vết loét, ổ viêm có sẵn trong dạ dày, tạo ra cảm giác đau.

Ngoài ra, sinh hơi quá nhiều trong dạ dày và ống tiêu hóa cũng khiến các cơn đau tồi tệ hơn. Nếu người bệnh trung tiện hoặc đại tiện, hơi sẽ được thoát bớt ra ngoài, làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Khi này, cảm giác đau có thể giảm bớt, khiến người bệnh thấy dễ chịu hơn.

>> Tìm hiểu thêm: 

3.3 Có dấu hiệu chướng bụng

Sôi bụng kèm theo đau dạ dày chướng bụng
Sôi bụng kèm theo đau dạ dày chướng bụng

Chướng bụng xảy ra khi hệ thống tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày hoạt động kém. Thức ăn nằm lâu trong dạ dày sẽ lên men và sinh khí. Khi này tồn tại trong dạ dày hoặc được đẩy xuống ruột một phần, khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng rất khó chịu.

Chướng bụng có thể ảnh hưởng tới hoạt động ăn uống của người bệnh, khiến người bệnh không thể ăn uống được bình thường.

3.4 Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, cơ thể suy nhược

Những cơn đau dạ dày sôi bụng liên tục tái diễn sẽ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi. Người bệnh ăn uống không còn cảm giác ngon miệng và khẩu phần ăn giảm sút, khiến cho cơ thể sụt cân, suy nhược.

4. Mẹo chữa đau dạ dày sôi bụng tại nhà

Để làm giảm và cắt các cơn đau bụng cồn cào khó chịu, người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản sau.

4.1 Gạo tẻ

Gạo tẻ
Gạo tẻ

Việc sử dụng gạo tẻ sẽ giúp dạ dày tạo được lớp bọc mỏng, hạn chế tính trạng tiết dịch vị. Vì vậy có thể đẩy lùi chứng sôi bụng đau dạ dày rất đơn giản, tiện lợi.

Cách thực hiện: 

  • Rang vàng 100g gạo tẻ. Sau đó thêm vào 1 lít nước và đun sôi nhỏ lửa cho đến khi lượng nước này cạn dần chỉ còn ½ lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
  • Uống nước này hàng ngày chia làm 2 – 3 lần sẽ nhận thấy những cơn sôi bụng này nhanh chóng thuyên giảm.

4.2 Dùng tỏi

Đau dạ dày ăn tỏi được không?
Đau dạ dày ăn tỏi được không?

Tỏi có công dụng tăng cường sức khỏe rất tốt.

Tỏi là bài thuốc quý mang nhiều công dụng khác nhau, trong đó có khả năng làm thuyên giảm các chứng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh tỏi khô đem nướng kỹ.
  • Khi tỏi còn nóng, đập nát và áp vào khu vực bụng nơi diễn ra các cơn đau dạ dày sôi bụng. Hơi nóng từ tỏi sẽ giúp làm giảm sự đầy chướng trong bụng.

4.3 Củ riềng

Riềng là một gia vị có tính ấm, nóng. Đối với các trường hợp bị đầy bụng, bụng chướng nhiều khí khó chịu, bạn có thể dùng riềng để làm dịu bớt sự khó chịu này.

Bạn cần làm những điều sau:

  • Lấy một củ riềng tươi rửa sạch. Cạo bỏ vỏ riềng và nghiền nhỏ riềng thành bột.
  • Đem trộn bột riềng với một ít mật ong sao cho. Chia hỗn hợp riềng mật ong thành những phần nhỏ, ngày uống 3 lần sau khi ăn.
  • Bạn nên sử dụng liên tục bài thuốc này để có thể làm thuyên giảm các dấu hiệu rõ ràng chỉ sau 2 – 3 ngày.

5. Cách phòng trành bị đau dạ dày sôi bụng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để bản thân không bao giờ gặp phải hiện tượng sôi bụng do đau dạ dày

5.1 Chế độ ăn uống đúng cách

Ăn theo định lượng
Ăn uống đúng cách

Để tránh tình trạng đau dạ dày sôi bụng, bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Chế độ ăn cần chú ý giảm tải cho dạ dày để ngăn chặn những cơn sôi bụng một cách hiệu quả:

  • Nên thực hiện thời gian ăn uống khoa học, không để bụng quá đói hoặc quá nó có thể làm khởi phát các cơn đau dạ dày kèm sôi bụng.
  • Khi ăn nên ăn từ tốn, nhai kỹ, tập trung ăn, không vừa ăn vừa xem ti vi hay đọc sách báo.
  • Ăn đầy đủ bữa sáng, trưa và ăn no vào các bữa này. Bữa tối nên ăn ít hơn một chút và không ăn sau 8h tối.

5.2 Thay chế độ ăn uống phù hợp

Đau dạ dày nên bổ sung các thực phẩm
Đau dạ dày nên bổ sung các thực phẩm

Bạn nên thực hiện khẩu phần ăn với:

  • Rau củ quả tươi và sạch. Những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn là nguồn thực phẩm an toàn, không chứa vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau dạ dày.
  • Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu sẽ giúp dạ dày có thể hoạt động ổn định. Tinh bột giúp bao bọc thành dạ dày, tránh gây viêm loét. Các món dễ tiêu giúp dạ dày dễ dàng hoạt động, không bị quá tải nên không gây ra chướng bụng.
  • Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt sẽ giúp dạ dày có thể làm việc mà không phải làm việc quá tải đồng thời giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Các thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa hết đồng thời không tạo áp lực lên dạ dày.

Để tránh được những cơn đau dạ dày sôi bụng tái phát, tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày không nên thực hiện những thói quen sau:

  • Không nên ăn các loại gia vị cay nóng hoặc ăn quá mặn, quá ngọt.
  • Không nên sử dụng các loại nước uống có gas hay các chất kích thích như: café, rượu, bia, thuốc lá,…
  • Không nên ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói, để có thể hấp thụ được dinh dưỡng nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày.
  • Không sử dụng thức ăn có tính axit mạnh trong lúc đói hoặc sôi bụng như các loại hoa quả cam, bưởi, chanh, me, các thực phẩm đã lên men: cà muối, giấm, mẻ…
  • Không nên sử dụng quá nhiều những thực phẩm chiên, rán.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ uống lạnh gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng như: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…

5.3 Chế độ sinh hoạt hợp lý

Tập thể dục
Tập thể dục

Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn những cơn đau dạ dày dẫn đến sôi bụng vô cùng khó chịu. Do đó, người bệnh sau khi biết mình đã mắc chứng bệnh này nên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm:

  • Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Vận động cũng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giải phóng khí thừa trong hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng sôi bụng.
  • Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, không nên thức quá khuya để có thể tạo khoảng thời gian trống giúp cho dạ dày có thể nghỉ ngơi và tiêu hóa hết thức ăn. Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng. Bữa tối không nên ăn quá no và tốt nhất không nên ăn sau 8h tối để tạo khoảng thời gian cho dạ dày làm việc trước khi đi ngủ.
  • Nên duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress- một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khởi phát.
  • Không nên lười vận động mà cần thực hiện thể thao đều đặn mỗi ngày.

Hi vọng, với những thông tin về đau dạ dày sôi bụng mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về bệnh lý này. Từ đó có được cho mình phương thức để hạn chế, ngăn chặn tình trạng này xuất hiện.

>> Tìm hiểu thêm:

Viêm loét dạ dày – nguyên nhân, triệu chứng cùng phương pháp điều trị theo Đông y

Viêm loét dạ dày là một bệnh rất thường gặp ở khắp các nơi trên Thế Giới, nhất là các nước phát triển. Mặc dù bệnh đau dạ dày không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nguy cơ tái phát lại rất cao. Vì vậy theo các chuyên gia cho biết để ngăn chặn được tình trạng này, người bệnh cần nắm bắt được đầy đủ các thông tin về bệnh lý dạ dày để có cách điều trị phù hợp nhất. 

Xem thêm:

Thế nào là viêm niêm mạc hang vị ?

Viêm loét dạ dày là gì ?

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương gây loét niêm mạc dạ dày. Hiện tượng viêm loét hình thành khi có bất kỳ sự kết hợp nào của acid dịch vị dư thừa, thuốc, vi khuẩn hay độc tố làm tổn thương niêm mạc tá tràng. 

Viêm loét dạ dày sẽ bao gồm: 

  • Viêm loét dạ dày cấp tính: Là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày vì một tác nhân nào đó mà bị kích thích dẫn đến tổn thương. Các quá trình xuất hiện và diễn biến của bệnh đều diễn ra nhanh chóng và hầu hết không để lại di chứng gì cho người bệnh
  • Viêm loét dạ dày mạn tính: Là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Loại viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Bệnh thường có diễn tiến tốt khi được điều trị nhưng phải điều trị thường xuyên và liên tục.

Nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày là gì?

Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam có đến 70% người Việt có nguy cơ bị viêm loét dạ dày và hơn 7% dân số nước ta đang phải gánh chịu đựng những cơn đau ê ẩm, khó chịu mỗi ngày. Theo thống kê y học của nhóm nghiên cứu chuyên gia sau khi tiến hành cuộc khảo sát tại bệnh viện cho thấy. Phần lớn những người cao tuổi, người có thói quen hút thuốc, thường xuyên thức đêm, uống nhiều bia rượu có nguy cơ đau dạ dày nhiều hơn với những người không hút thuốc lá, ít bia rượu và hạn chế bia rượu. 

Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến cơn đau dạ dày nhưng thường gặp nhất vẫn là do các yếu tố sau:

  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Việc ăn uống thiếu khoa học, không điều độ sẽ là nguyên nhân lớn khiến dạ dày bị tổn thương và suy yếu dần đi. Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn trước khi đi ngủ và ăn quà vặt quá nhiều trong ngày…làm ảnh hưởng đến quá trình bào tiết dịch vị tiêu hóa gây đau dạ dày. Ngoài ra, vậy việc làm dụng bia rượu, thuốc lá…không chỉ là tác nhân gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, hệ thống thần kinh mà nó còn là nguyên nhân gây bào mòn niêm mạc dạ dày. 
  • Do nhiễm phải vi khuẩn, nấm: Một số loại nấm và vi khuẩn HP khi xâm nhập vào dạ dày đều nguyên nhân dẫn đến cơn đau. Đặc biệt vi khuẩn HP có tỷ lệ nhiễm khá cao chiếm 40% dân số, và được tìm thấy ở các ổ loét dạ dày – tá tràng là 70%.
  • Vấn đề căng thẳng, stress, áp lực: Đừng coi nhẹ những căng thẳng, stress hàng ngày, bởi khi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất acid dạ dày, tăng nguy cơ gây đau dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau: Rất nhiều các trường hợp đau dạ dày là do việc lạm dụng quá nhiều các thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm thường xuyên…Hầu hết các thuốc này đều ảnh hưởng đến khiến chất bảo vệ dạ dày prostagladine bị làm, càng làm gia tăng tình trạng loét. 
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý sẽ tổn thương đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau như bệnh lý trào ngược dịch mật hay thiếu máu ác tính…

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau dạ dày là gì

Theo PGS.Bs Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một trong các triệu chứng thường gặp ở người bệnh.

  • Bụng cồn cào hoặc đau rát: Hầu hết người bệnh sẽ có biểu hiện cồn cào, đau rát ở vùng thượng vị, đặc biệt sau khi ăn tình trạng đau có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào vị trí viêm loét dạ dày- tá tràng.
  •  Nôn, buồn nôn và ợ hơi, ợ chua: Đây là triệu chứng đau dạ dày nhẹ thường gặp ở hầu hết những người đau dạ dày. Khi bạn gặp thường xuyên dấu hiệu buồn nôn, nôn cần hết sức chú ý. Khi thức ăn không được tiêu hóa hết gây buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua. Lúc này người bệnh cần được xử lý sớm, bởi khi nôn thức ăn trào ngược từ dạ dày đẩy ra miệng có nguy cơ gây rách niêm mạc thanh quản, mất nước và tụt huyết áp…
  • Chán ăn, suy nhược cơ thể: Những biểu hiện của việc chán ăn, ăn không ngon là do chức năng hệ tiêu hóa không ổn định, nếu có đi kèm với biểu hiện miệng đắng, mất cảm giác mùi vị thì đây có khả năng là triệu chứng của đau dạ dày nhẹ. Việc dạ dày bị tổn thương sẽ khiến cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể giảm đi vì vậy cơ thể suy nhược, giảm cân.
  • Cảm giác đầy bụng, ậm ạch khó tiêu: Đầy bụng, ậm ạch khó tiêu thường là biểu hiện sau khi ăn. Đôi lúc cảm giác này còn kéo dài ngay cả sau khi ăn đã lâu. Với triệu chứng này, mọi người cần theo dõi tình trạng cơ thể mình để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh được các biến chứng về sau.
  • Đi ngoài phân đen, nôn ra máu: Hiện tượng này xảy ra sau khi máu thoát khỏi thành mạch của dạ dày chảy vào trong ống tiêu hóa. Cần thận trọng chú ý hiện tượng này, bởi nó rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong sau vài phút

Chữa viêm loét dạ dày bằng phương pháp Đông Y

Hầu hết, để chữa viêm loét dạ dày, mọi người vẫn luôn hướng đến theo phương pháp Tây y.  Tuy nhiên, ngoài việc cho tác dụng điều trị nhanh mạnh, thì xu hướng Tây y lại có những hạn chế bởi hiệu quả điều trị không được lâu dài kèm thêm các tác dụng phụ, vì vậy xu hướng tìm đến các thảo dược thiên nhiên đang được các nhà khoa học lựa chọn.

Nghệ vàng

Tác dụng của nghệ vàng đối với viêm loét dạ dày:

  • Từ lâu, củ nghệ vàng vẫn được nhắc đến là một thảo dược quý nhờ hợp chất curcumin  có hoạt tính chống viêm, chống oxy hóa cực mạnh nhờ đó có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày và thúc đẩy các vết loét mau lành hơn.
  • Ngoài ra, curcumin còn giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm. Do đó, nó giúp giảm tình trạng viêm loét dạ dày do stress, căng thẳng và lo âu
  • Vi khuẩn HP cũng bị tiêu diệt trong môi trường có curcumin vì vậy mà sử dụng nghệ cũng có tác dụng chữa trị các trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn gây nên.

Không phủ nhận tác dụng từ củ nghệ vàng, tuy nhiên do thành phần Curcumin có trong nghệ thấp, đồng thời khả năng kém hòa tan trong nước khiến người bệnh phải sử dụng hàm lượng lớn duy trì trong nhiều ngày mới có tác dụng Vì vậy ngày nay, chiết xuất tinh nghệ khi được xử lý với công nghệ nano hiện đại một phiên bản nâng cấp từ Curcumin. Với kích thước siêu nhỏ, các hạt Nano Curcumin dễ dàng thẩm thấu, phân bố vào tận vị trí tổn thương của các vết loét mang hiệu quả vượt trội so với Curcumin thông thường. Tại Việt Nam công nghệ Nano được nghiên cứu duy nhất tại Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam chuyển giao độc quyền trong sản phẩm CumarGold của công ty Dược Mỹ phẩm CVI, đơn vị đi đầu về công nghệ này. 

Cùng lắng nghe ý kiến từ PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Phó trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về CumarGold chia sẻ về tác dụng của CumarGold trong bệnh lý dạ dày

Nói về ưu điểm của sản phẩm CumarGold, PGS.TS Phạm Hữu Lý – Phó chủ tịch hội đồng khoa học,Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: “CumarGold là sản phẩm đầu tiên có chứa Nano Curcumin tại Việt Nam, được nghiên cứu chặt chẽ, có hệ thống để đánh giá hoạt tính sinh học, tác dụng dược lý bài bản trong một thời gian dài tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội trước khi đưa ra thị trường, để đảm bảo tốt nhất các yêu tố như hàm lượng curcumin trong hạt nano phải trên 20%, kích thước hạt nano phải trong khoảng 50-70nm, khả năng hòa tan trong nước đạt cỡ 8 ngàn – 10 ngàn lần so với curcumin thường. Chúng tôi đã chọn công nghệ micell, gói curcumin vào nhân bằng các polymer thân nước để đảm bảo độ ổn định, đây là công nghệ tạo hạt nano tiên tiến nhất”.

Hơn 5 năm có mặt trên thị trường, được hàng triệu người Việt tin tưởng sử dụng, CumarGold đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý như: “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng 2017”; 4 năm liền đạt “Top 10 thương hiệu Việt Nam Tin dùng” 2014, 2015, 2016, 2017;…

Nha đam

Nhắc đến nha đam, mọi người vẫn luôn nghĩ đó là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc làm đẹp. Tuy nhiên bên cạnh công dụng thần thánh đó, nha đam cũng được biết đến là một vị thuốc quý giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng đặc biệt là khả năng giảm tình trạng táo bón, đau dạ dày và viêm đại tràng. 

Tác dụng của nha đam đối với viêm loét dạ dày:

  • Nha đam có nhiều axit amin và enzyme có tác dụng tăng cường sức khỏe cho dạ dày. Các hợp chất như Saponin và Phytochemicals có trong nha đam có tác dụng chống viêm, sát trùng mạnh. Nhờ vậy, nha đam có thể tiêu diệt những vi khuẩn có hại cho dạ dày và thúc đẩy hoạt động của các lợi khuẩn.
  • Nha đam có khả năng chống oxy hóa trong cơ thể nên giúp giảm đau hiệu quả.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm loét dạ dày. Để được tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề xoay quanh bệnh lý dạ dày như: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị, ung thư đại tràng, trực tràng…bạn hãy theo dõi thường xuyên những cập nhật mới nhất tại Cumargold.vn. CumarGold giảm đau dạ dày – lành nhanh vết loét.

CumarGold là Tinh nghệ Nano giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày, xung huyết hang vị hiệu quả.

Sản phẩm có thành phần thảo dược hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên.

CumarGold đặt biệt hiệu quả đối với trường hợp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP.

>> XEM HỆ THỐNG NHÀ THUỐC TẠI ĐÂY <<

>> ĐẶT MUA ONLINE TẠI ĐÂY <<

TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC : 1800.1796

Đau Dạ Dày Vào Sáng Sớm: Nguyên Nhân và Giải Pháp

Đau dạ dày vào sáng sớm là một trong những biểu hiện mà rất nhiều người thường gặp phải. Tình trạng này tái diễn liên tục không chỉ làm ảnh hưởng đến một này mới của bạn mà còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hãy cùng CumarGold tìm hiểu thông tin về đau dạ dày sau khi ngủ dậy để có thể hiệu, điều trị và đẩy lùi nó nhé này nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày vào sáng sớm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày sáng sớm. Chúng khởi phát âm ỉ và có thể kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Chính vì vậy, việc thực dậy và bắt gặp những cơn đau này khiến nhiều người vô cùng đau đớn và mệt mỏi.

1.1 Sau một đêm tỉnh dậy bị đói

Tỉnh dậy bị đói
Tỉnh dậy bị đói

Các cơn đau bao tử thường đau vào buổi sáng có thể xuất phát từ nguyên nhân bụng của bạn đang đói. Bởi lẽ, sau một đêm, ngay khi vừa tỉnh dậy, do chưa thưởng thức bữa sáng nên bụng hoàn toàn trống rỗng.

Trong khi đó, dịch vị acid vẫn được tiết đều nhưng không có thức ăn để  tiêu hóa, lượng acid này sẽ tác động trực tiếp đến lớp niêm mạc, phá hủy các cơ quan trong bao tử khiến cho tình trạng đau dạ dày vào buổi sáng ngày càng nặng thêm.

Chính vì vậy để bụng đói vào buổi sáng hoặc ăn không đủ no là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý đau dạ dày.

1.2 Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được hiểu là một chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính khiến thức ăn khi đến đường tiêu hóa đi quá nhanh. Ở trạng thái ổn định, tình trạng này có thể không tạo ra bất kỳ thương tổn kéo dài nào trong đại tràng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu đau dạ dày sau khi ngủ dậy đi kèm với đó là tình trạng tiêu chảy.

Khi kết hợp cùng với bất kỳ thay đổi nào trong thói quen ăn uống sinh hoạt hoặc căng thẳng, hội chứng kích thích ruột sẽ xuất hiện và để lại các cơn đau dạ dày thường xuyên hơn. Mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này vào buổi sáng bởi chúng khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau đớn vật vã.

Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa học đều khuyến cáo rằng trong chế độ ăn nhiều chất xơ và dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp ngăn ngừa những rắc rối này.

1.3 Viêm túi mật

Viêm túi mật cũng là nguyên nhân có thể khiến bạn gặp phải những cơn đau dạ dày vào sáng sớm. Túi mật là một cơ quan hình quả lê nằm bên dưới gan, có nhiệm vụ lưu trữ mật- đây là chất quan trọng có tác dụng tham gia tiêu hóa chất béo trong ruột non. Viêm túi mật cấp tính là một tình trạng viêm và gây sưng túi mật từ đó khiến đau bụng quằn quại và có thể có các cơn đau xuyên qua lưng.

1.4 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày là tình trạng không ít người thường gặp phải vào buổi sáng. Chúng thường sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn nằm xuống. Trong GERD, dịch trong dạ dày có thể đi ngược trở lại vào thực quản và gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua,…Chúng có thể là nguyên nhân khiến bạn thức bạn dậy khi đang ngủ tạo thêm căng thẳng, mệt mỏi do thiếu ngủ

Những cảm giác đau rát vùng thượng vị do trào ngược acid bên trong dạ dày cũng là nguyên nhân gây nên những vấn đề nghiêm trọng hơn như loét thực quản hay loét dạ dày. Để hạn chế tình trạng đau dạ dày vào buổi sáng từ nguyên nhân này, cần thiết phải thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và chú ý khi ngủ nên nâng đầu cao hơn so với thân.

1.5 Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là bệnh lý xảy ra khi lớp niêm mạc trong dạ dày bị kích thích và viêm. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm khó tiêu, ợ nóng, đau bụng và nôn. Những người thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn cà phê, rượu, những người hút thuốc lá trước khi đi ngủ có thể gây ra viêm dạ dày sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, khả năng viêm dạ dày ở những người bị bệnh tự miễn dịch hoặc dùng quá nhiều thuốc chống viêm không steroid cũng được chứng minh rằng cao hơn so với người bình thường

>> Tìm hiểu thêm: 

2. Đau dạ dày sáng sớm có nguy hiểm không ?

Đau dạ dày sau khi ngủ dậy mặc dù không quằn quại hay đau quặn như những cơn đau dạ dày cấp nhưng chúng để lại rất nhiều hậu quả nặng nề. Chính vì vậy, ngay sau khi nhận thấy tình trạng đau dạ dày vào sáng sớm diễn ra thường xuyên, tốt nhất bạn nên đến các địa chỉ y khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh lý mà mình đang mắc phải.

Bởi lẽ, nếu không được khắc phục sớm thì điều này tiềm ẩn mối nguy cơ bệnh nhân mắc phải hàng loạt các bệnh về đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh mạn tính gây đau thượng vị vào mỗi buổi sáng như các bệnh về tim mạch, đường mật, nhiễm giun sán cần được thăm khám định kì để có thể theo dõi tình trạng bệnh đầy đủ. .

3. Cách khắc phục chứng đau dạ dày vào sáng sớm

3.1 Có thể chườm nóng vùng dạ dày cũng có tác dụng làm dịu dạ dày

Chườm nóng là một trong những cách khắc phục các cơn đau dạ dày sáng sớm một cách hiệu quả và dễ thực hiện. Khi cơn đau mới khởi phát, bạn chỉ cần sử dụng một túi chườm ấm đặt lên khu vực này. Ngay lập tức, bạn sẽ thấy những cơn đau này dịu lại, thuyên giảm và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

3.2 Tập thể dục cổ, đầu cũng làm dịu cơn đau dạ dày sau khi ngủ dậy

Những người thường xuyên đau bao tử vào buổi sáng thường uể oải và lười vận động. Tuy nhiên, điều này không làm tình trạng này thuyên giảm mà chỉ khiến sức khỏe của người bệnh mau chóng xuống cấp. Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa học đều khuyến cáo rằng, bệnh nhân nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như duỗi lưng và cổ để vùng bụng cũng như cả cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

3.3 Bấm huyệt

Bấm huyệt có tác dụng gì?
Bấm huyệt giúp làm dịu những cơn đau

Khi bấm huyệt sẽ giúp làm dịu những cơn đau, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hoá từ đó giúp điều trị bệnh dạ dày. Những thao tác bấm huyệt bằng cách ấn tay vào lòng bàn chân trái, di chuyển lên xuống dọc theo lòng bàn chân sẽ giúp cho bệnh nhân đau dạ dày lúc gần sáng dịu lại và dễ chịu hơn.

3.4 Sử dụng thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày vào sáng sớm

3.4.1 Ăn cháo

Cháo là một những sự lựa chọn hiệu quả nhất vào buổi sáng. Bởi lẽ, cháo nấu nhừ là món ăn dễ tiêu hóa, dễ ăn, giúp dạ dày không có co bóp mạnh để tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày vào buổi sáng vì vậy giúp ngăn chặn sự hình thành một số cơn đau ám ảnh.

Không chỉ vậy, trong thành phần của cháo còn có tinh bột sẽ tạo lớp màng tráng dạ dày, giúp ngăn acid  trong dịch vị tiếp xúc với tổn thương, viêm loét dạ dày gây nên các cơn đau dạ dày.

Có thể lựa chọn ăn cháo trắng hoặc ăn kèm với cháo thịt bằm hầm nhừ, mềm để bổ sung dinh dưỡng cho bữa sáng khi mắc đau dạ dày. Ngoài ra, để đổi khẩu vị bạn có thể cho thêm chút hành lá, tía tô hoặc hạt sen vừa tốt cho dạ dày, giúp ăn ngon miệng cũng như đỡ ngán hơn.

3.4.2 Món súp

Ngoài cháo ra, bệnh nhân mắc đau dạ dày vào sáng sớm có thể lựa chọn ăn thêm các dạng thức ăn lỏng khắc, điển hình như những món súp. Những món súp giàu dinh dưỡng cũng giúp dạ dày dễ tiêu hóa, hấp thu tốt. Các loại súp thanh đạm và đơn giản có thể thực hiện vào buổi sáng như: súp gà nấm, súp yến mạch,…

3.4.3 Sử dụng thực phẩm giàu tinh bột

Khoai tây, khoai lang
Khoai tây, khoai lang

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột tiêu biểu như: gạo, khoai tây, yến mạch… là gợi ý hoàn hảo cho những người thường có các cơn đau dạ dày vào buổi sáng. Chúng không chỉ cung cấp lượng tinh bột mà còn có khả năng làm dịu các cơn đau dạ dày do những loại thực phẩm này không lưu lại lâu trong dạ dày, dễ tiêu hóa đồng thời không gây kích ứng trào ngược axit dịch vị.

Trong trường hợp đau dạ dày, người bệnh có thể lựa chọn gặm nhấm một vài chiếc bánh mặn để chúng hấp thụ bớt axit dư thừa trong dạ dày, từ đó giúp cơn đau dạ dày được kiểm soát.

3.4.4 Bánh mì khô

Bên cạnh các món ăn lỏng, một vài lát bánh mì ăn sẽ làm đau bụng âm ỉ lúc gần sáng giảm đau nhức vô cùng tốt. Bánh mì được làm từ bột mì có khả năngcơn  giúp khiến giảm lượng axit dịch vị dư thừa, từ đó khiến cho giảm cơn đau dạ dày. Đặc biệt bạn có thể kết hợp bánh mì với trứng hay các loại rau xà lách để tạo nên những món ăn hấp dẫn, mới mẻ trong thực đơn của buổi sáng.

Tuy nhiên không nên ăn những loại bánh mì phết bơ hoặc bánh mì được chiên, áp dầu. Bởi lẽ, dầu mỡ có thể là nguyên nhân khiến dạ dày trở nên đầy, chướng và ợ hơi khó chịu.

3.4.5 Ăn sữa chua

Sữa chua chứa hàng tỷ lợi khuẩn cực tốt cho dạ dày. Do đó, khi bị đau dạ dày có thể lựa chọn thực phẩm này là một trong những món ăn để khởi đầu ngày mới. Trong sữa chua còn chứa rất nhiều vitamin, canxi, sắt… và các dưỡng chất tốt cho cơ thể của chúng ta. Vì vậy bệnh nhân có thể uống sữa chua để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi vết thương trong dạ dày, giảm các cơn đau bụng về đêm và gần sáng

Tuy nhiên, chỉ nên ăn sữa chua khi dạ dày đã có thức ăn lót dạ. Bởi nếu chúng ta uống sữa khi đói, tình trạng đau dạ dày sẽ càng nặng hơn. Thế nên các bạn cần lưu ý là chỉ nên ăn loại thực phẩm này sau khi đã ăn sáng nhẹ như các món nước, món lỏng hay các món ăn dễ tiêu hóa khác.

3.4.6 Sữa tươi

Sữa tươi là thực phẩm cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào canxi và các vi chất có lợi cho cơ thể. Sau khi các món nhẹ buổi sáng như bánh, phở, bún…có thể lựa chọn uống thêm một cốc sữa tươi ấm nóng để bồi bổ cho cơ thể, giúp nhanh chóng làm lành vết thương và giảm cơn đau dạ dày vào sáng sớm

3.5 Sử dụng thức uống giúp giảm đau

3.5.1 Uống nước ấm

Uống đủ nước có thể giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn và trơn tru hơn, Thêm vào đó, nước ấm được cũng giúp cơ thể có thể loại trừ độc tố và virus độc hại. Ngoài ra việc sử dụng nước ấm trong các bữa ăn cũng sẽ giúp tránh rối loạn tiêu hóa cho bạn. 1 cốc nước ấm ngay khi thức dậy có công năng làm dịu triệu chứng khó chịu do đau dạ dày vào sáng sớm

3.5.2 Uống 1 cốc trà gừng làm dịu cơn đau dạ dày vào sáng sớm

Khi thấy các cơn đau dạ dày bất chợt khởi phát, có thể sử dụng gừng để giảm đau ngay tức thì. Một tách trà gừng vào buổi sáng khi thức giấc có thể uống trà gừng pha nước ấm. Trà gừng sẽ thúc đẩy sản sinh ra các enzyme để trung hòa axit dạ dày giúp xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng.

3.5.3 Trà hoa cúc

Trà hoa cúc
Trà hoa cúc

Các thành phần trong trà hoa cúc được nghiên cứu mang đến tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày vào buổi sáng, thúc đẩy quá trình hồi phục, làm lành tại các vết tổn thương, từ đó đẩy lùi các cơn đau dạ dày. Nếu bạn thường xuyên đau dạ dày vào sáng sớm hãy tập cho mình thói quen uống trà gừng hàng ngày để có thể hỗ trợ điều trị và đẩy lùi chứng bệnh này.

4. Lưu ý tránh ăn gì vào buổi sáng

Người mắc chứng đau dạ dày sau khi ngủ dậy cần quan tâm đặc biệt đến khẩu phần ăn của bữa sáng. Bởi lẽ đây là thời điểm dễ gặp phải những cơn đau dạ dày. Chính vì vậy, cần chú ý:

  • Vào buổi sáng, hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động kém nên tốt nhất hãy tránh ăn các thực phẩm khó tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo vì có thể gây tức bụng rất khó chịu.
  • Trong bữa sáng không nên sử dụng rượu, bia, cafe, nước ngọt có gas vì đây là những đồ uống gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ăn đồ ăn cay nóng nhiều bởi chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Tránh ăn sáng khá vội, ăn nhanh và nhai không kĩ bởi thói quen này cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Không nên hoạt động mạnh sau khi ăn sáng xong, chúng có thể gây tức bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Mặc dù các cơn đau dạ dày có thể xảy xong tuyệt đối không bỏ qua bữa sáng. Bụng đói sẽ chỉ làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

>> Tìm hiểu thêm:

Hi vọng rằng với những thông tin về đau dạ dày vào sáng sớm mà chúng tôi đã thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thể có thêm hiểu biết. Từ đó vận dụng để hạn chế gặp phải tình trạng này. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!

Đau Dạ Dày Xuyên Qua Lưng – Nguyên Nhân và Cách Xử Lý

Có rất nhiều người bị đau dạ dày xuyên qua lưng vẫn hết sức chủ quan và cho rằng đó là những cơn đau nhẹ nhàng, thoáng qua. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng theo dõi, đó rất có thể là một trong những biểu hiện nguy hiểm báo hiệu bạn đang mắc phải một vài loại bệnh lý nghiêm trọng. Cùng CumarGold tìm hiểu ngay những thông tin về đau dạ dày xuyên ra sau lưng ở dưới đây nhé!

1.Nguyên nhân gây ra đau dạ dày xuyên qua lưng

Đau dạ dày có bị đau lưng không? Nhiều người sẽ tỏ ra ngạc nhiên bởi họ không nghĩ rằng đau dạ dày có liên quan đến đau lưng. Nhưng các bộ phận trong cơ thể người đều có mối liên hệ mật thiết và liên hệ với nhau. Do đó, khi một bộ phận bị tổn thương chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Thế nên dẫn đến tình trạng người bị đau dạ dày xuyên qua lưng. Đây là hệ lụy đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có liên quan đến nhau.

Các cơn đau dạ dày đau lan ra sau lưng thường xuất hiện vùng trên rốn và dưới mũi xương ức rồi lan ra tỏa khắp lưng. Đau dạ dày âm ỉ kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm với mức độ tái phát thường xuyên khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, đau đớn.

Dưới đây là 3 nguyên nhân nào gây ra đau dạ dày xuyên ra sau lưng:

2.1 Bệnh viêm loét gây đau dạ dày xuyên qua lưng

Loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày có thể gây đau lưng.

Khi những cơn đau dạ dày của bạn xuất hiện, chúng khiến hoành hành của bạn khó chịu và bắt đầu đau đớn. Các dây thần kinh sẽ đảm nhận tín hiệu truyền về não bộ, thúc đẩy các phản ứng co giãn dây chằng. Điều này lý giải tại sao đau dạ dày và đau lưng thường xảy ra đồng thời. Đặc biệt, tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt và trở về trạng thái bình thường khi dây chằng hết co giãn.

Trước khi xuất hiện những cơn đau dạ dày xuyên ra sau lưng, bệnh nhân đau dạ dày sẽ có hàng loạt những triệu chứng điển hình như: hiện tượng đau dạ dày âm ỉ, bệnh nhân có cảm giác nóng ở lồng ngực và có các cơn ợ chua, ợ nóng. Cuối cùng, sau khi dạ dày đau, các cơn đau lưng khởi phát và lan rộng ra vùng giữa lưng.Như vậy, có thể nói, đau dạ dày, viêm loét dạ dày được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh đau dạ dày xuyên qua lưng.

Tuy nhiên, với một số trường hợp ngoại lệ, có một số bệnh nhân đau dạ dày không có những biểu hiện, triệu chứng thông thường như: đau hay nóng rát bụng mà chỉ có triệu chứng âm ỉ, còn đau lưng nhiều hơn. Cho nên họ thường lầm tưởng những cơn đau lưng và đau dạ dày không liên quan đến nhau. Vì vậy dẫn đến tình trạng chữa đau lưng sai nguyên nhân, gây nên tình trạng nguy hiểm.

2.2 Trào ngược gây đau dạ dày đau lan ra sau lưng

Tình trạng trào ngược gây đau dạ dày cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra các cơn đau dạ dày kèm đau lưng. Tính chất các cơn đau gần giống với viêm loét dạ dày. Chúng thường sẽ khiến người bệnh buồn nôn, nôn, ợ hơi,…ảnh hưởng đến tiến trình sinh hoạt.

2.3 Ung thư dạ dày có biểu hiện đau dạ dày đau lan ra sau lưng

Những biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường có tình trạng đau dạ dày xuyên qua lưng. Các cơn đau thường kéo dài một cách âm ỷ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt. Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất song thường không được bệnh nhân nhận biết sớm.

Chính vì vậy, không ít bệnh nhân chỉ phát hiện chúng khi đã ở giai đoạn cuối, khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy ngay khi phát hiện bị đau vùng thượng vị lan ra sau lưng kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, chướng bụng,.. thì tốt nhất bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm, khám và chẩn đoán bệnh sớm.

>> Tìm hiểu thêm: 

3. Phân biệt đau dạ dày đau lưng với bệnh đau lưng do bệnh khác gây ra

Phân biệt đau lưng do đau dạ dày với đau lưng do bệnh khác
Bằng cách ấn vào vùng đau có thể xác định các cơn đau dạ dày và đau lưng có liên quan gì tới nhau.

Thông thường, khi thấy đau dạ dày xuyên qua đau lưng, người bệnh sẽ chủ quan và tự ý mua thuốc chống viêm, thuốc bôi giãn cốt, thoái hóa cột sống và sử dụng tại nhà với mong muốn có thể giảm bớt cơn đau lưng. Suy nghĩ chủ quan này thực sự là một sai lầm bởi việc sử dụng thuốc sai bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường.

Chính vì vậy, cách thức phân biệt các cơn đau lưng do xương cốt và đau lưng có liên quan đến dạ dày là điều vô cùng quan trọng. Bằng cách cảm nhận vị trí đau sẽ giúp cho bệnh nhân có thể phát hiện chính xác về bệnh lý này.

Theo đó, đau dạ dày đau lan ra sau lưng thường là tình trạng đau ở vùng thượng vị, trên rốn và dưới phần xương ức. Khi cơn đau lan ra sau lưng, người bệnh thường có cảm giác khó thở, tức ngực. Thông thường, các cơn đau này kéo dài chỉ từ 5 đến 10 phút là sẽ khỏi.

Ngay sau khi xác định đau dạ dày dẫn đến đau lưng rồi, bạn nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để có thể được điều trị tốt nhất.

4. Cách điều trị đau dạ dày xuyên qua lưng nhanh tại nhà

Ngay sau khi phát hiện tình trạng đau dạ dày đau lưng, dù xuất phát từ bất kì nghi ngờ hay chẩn đoán sơ bộ nào cũng cần phải đến ngay các cơ sở ý tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp nhất. Trong tình trạng đã xác định nguyên nhân hoặc vì lý do nào đó chưa thể đến khám tại các cơ sở y tế thì có thể sử dụng một số cách giảm đau ngay tại nhà ngay dưới đây:

4.1 Nghỉ ngơi, thư giãn

Nếu người bệnh có triệu chứng đau dạ dày xuyên qua lưng thì cần duy trì chế độ sinh hoạt với thời gian nghỉ ngơi khoa học. Tốt nhất nên tránh các vận động mạnh, không bê vác đồ nặng, không cúi gập người quá nhiều, hạn chế đi lên xuống cầu thang hoặc vận động quá nhiều.

Đồng thời phải giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh mệt mỏi, stress bởi đây là nguyên nhân khiến dạ dày tiết dịch vụ nhiều và làm bệnh đau dạ dày càng thêm trở nặng.

>> Tìm hiểu thêm: 

4.2 Chườm nóng giúp giảm cơn đau dạ dày xuyên ra sau lưng

Sử dụng túi chườm ấm
Chờm nóng

Dùng nước ấm hoặc dùng thảo dược lá trà xanh, ngải cứu, lá lốt…sau đó sao nóng các nguyên liệu này, bọc qua một lớp khăn và chườm nhẹ tại vùng bị đau sẽ giảm đau dạ dày đau lan ra sau lưng rất tốt

Ngoài ra, có thể sử dụng muối để chườm nóng và tiến hành massage. Đây chính là liệu pháp an toàn và dễ thực hiện cho người bệnh. Bạn có thể dùng túi muối nóng bọc qua lớp khăn xô sau đó đặt lên vùng lưng và vùng bụng để làm giảm đi những cơn đau. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không được để túi quá nóng sẽ gây ảnh hưởng lên da và cơ thể bạn. Kết hợp chườm nóng và thường xuyên massage nhẹ nhàng cũng giúp bạn thư giãn, thoải mái hơn làm giảm các cơn đau đau dạ dày đau lan ra sau lưng một cách hiệu quả.

4.3 Uống nước muối ấm giúp giảm cơn đau dạ dày xuyên quả lưng

Ngoài việc chườm bằng muối nóng thì nước muối ấm cũng rất thích hợp với những người bị đau dạ dày xuyên qua lưng do các bệnh viêm loét dạ dày gây nên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tron các tinh chất của muối có tính sát khuẩn nên có tác dụng giảm đau, chống viêm mà lại không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách thực hiện tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần pha 2 thìa nhỏ muối vào cốc nước ấm, rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ. Uống thường xuyên và đều đặn sẽ giúp các cơn đau dạ dày và đau lưng giảm đi đáng kể đấy!

4.4 Nước chanh giúp giảm cơn đau dạ dày dẫn đến đau lưng rất tốt

Dùng nước chanh để khắc phục tình trạng đau dạ dày lan ra sau lưng là một gợi ý vô cùng tuyệt vời. Chanh thường rất sẵn có trong gia đình, bạn chỉ cần hòa một cốc nước ấm với 3 thìa nước cốt chanh rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khoảng 3 lần/tuần sẽ giúp tình trạng đau thượng vị sẽ thuyên giảm đáng kể.

Tuy nhiên, đối với người bệnh bị viêm loét dạ dày thì nên hạn chế dùng nước chanh do chúng có thể khiến dạ dày thêm loét và xuất hiện các cơn đau dữ dội.

4.5 Sử dụng trà gừng ấm và đắp gừng vào vị trí lưng bị đau

Bị đau dạ dày có uống trà xanh không?
Trà gừng

Gừng là một lựa chọn tuyệt vời để giảm đau dạ dày xuyên qua lưng. Phương pháp này rất dễ thực hiện. Khi các cơn đau dạ dày dẫn đến đau lưng khởi phát bạn có thể pha một cốc trà gừng nóng, sau đó từ từ uống từng ngụm nhỏ cơn đau sẽ giảm dần đi.

Để cắt giảm những cơn đau lưng, bạn có thể bọc củ gừng vào miếng giấy bạc nướng lên cho nóng rồi thái lát mỏng đắp lên vùng lưng bị đau.

4.6 Cân bằng chế độ ăn uống khoa học

Ăn uống sai cách cũng là một trong những yếu tố khiến cho chứng đau thượng vị lan trở nên nặng, xuất hiện các cơn đau quặn và sau đó lan rộng ra vùng lưng. Do đó, để hạn chế đau dạ dày và đau lưng, người bệnh cần lưu ý những điều cơ bản sau đây:

  • Thực hiện chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
  • Uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý ăn chậm nhai kỹ, không để bụng đói hoặc không nên ăn quá nó.
  • Hạn chế những thức ăn chứa nhiều vitamin C như cam, xoài, hay chanh, bởi những nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất chua, axit, kích thích dạ dày tiết dịch vụ và là nguyên nhân khởi phát của các cơn đau dạ dày.
  • Hạn chế ăn quá nhiều chất béo hay các rau củ quả đã lên men. Chúng có thể là nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

4.7 Hạn chế sử dụng chất kích thích

Một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày xuyên qua lưng một cách hiệu quả đó chính là hạn chế sử dụng các chất kích thích. Chúng không chỉ gây nên các tổn thương tại vùng thượng vị mà còn là nguyên nhân tác động khiến tình trạng bệnh lý này trở nên trầm trọng.ững chất kích thích mà bệnh nhân mắc đau dạ dày nên nói không.

4.8 Rèn luyện thể dc, thể thao

Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cơ thể dẻo dai mà nó còn mang đến cho chúng ta một sức khỏe tốt để phòng tránh bệnh đau thượng vị hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút tập luyện để có được một sức khỏe tốt các bạn nhé!

Với những bệnh nhân đau dạ dày, không nên thực hiện các bài tập năng mà chỉ nên tham khảo thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. Có thể lựa chọn thiền hoặc yoga đều là những lựa chọn luyện tập rất đáng tham khảo.

>> Tìm hiểu thêm:

Hi vọng rằng với những thông tin về đau dạ dày xuyên qua lưng mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp cho bạn có thể hiểu thêm về bệnh lý này. Từ đó, có được cho mình cách thức điều trị, phòng ngừa một cách tốt nhất. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nha!

Đau dạ dày dữ dội – Xử lý nhanh cơn đau ngay tại nhà

Những cơn đau dạ dày dữ dội thực sự là nỗi ám ảnh mà các bệnh nhân mắc phải căn bệnh này phải chịu đựng. Nguyên nhân thực sự là gì? Cách làm giảm nhanh những cơn đau dữ dội này là gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết cách khắc phục nhé!

Xem thêm:

1. Triệu chứng kèm theo đau dạ dày dữ dội là gì?

Triệu chứng kèm theo đau dạ dày dữ dội
Triệu chứng kèm theo đau dạ dày dữ dội

Có đến hơn 65% số bệnh nhân bị đau dạ dày được hỏi nói rằng họ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau dạ dày mà không biết cách để làm chúng dịu đi hoặc ngăn chặn tình trạng này. Thực tế, những triệu chứng đau dạ dày dữ dội thường kèm với rất nhiều yếu tố khác. Điều này khiến người bệnh trở tay không kịp và thường phải chấp nhận như “sống chung với lũ”. Cụ thể:

  • Đau vùng thượng vị, lan ra sau lưng và lên trên: Các cơn đau âm ỉ ở dạ dày xuất hiện, sau đó từ từ lan ra sau lưng, lên vai và ngực. Các cơn đau này khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn nhưng lại không thể làm hết đau đớn nhanh chóng.
  • Đau quặn. Đây là cảm giác đặc biệt khi các cơn đau xuất hiện thành từng cơn, ở một vị trí nhất định, trồi lên sau đó dịu dần đi. Tình trạng đau quặn ở bệnh nhân đau dạ dày có thể sẽ dịu sau khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc trung tiện. Nếu cơn đau kèm theo cảm giác nóng rát và cồn cào ở dạ dày như bị dao đâm bất ngờ thì có thể người bệnh đã bị thủng dạ dày.
  • Cơn đau có thể xảy ra khi đói hoặc mới ăn xong. Chúng không cố định và thường khiến người bệnh bị bất ngờ.
  • Những người có tiền sử bị bệnh về dạ dày, hoặc gia đình có người bị bệnh dạ dày… thì thường có nguy cơ gặp phải những cơn đau dữ dội cao hơn người bình thường.
  • Cảm giác đau có thể kèm theo một số triệu chứng như: nôn, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua mặc dù không quá nguy hiểm nhưng có thể là dấu hiệu tiền phát của tình trạng đau dạ dày

Xem thêm:

2. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày dữ dội

Loét dạ dày - tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến các cơn đau dạ dày xảy ra. Chúng có thể bắt đầu đau quặn từ chính dạ dày hoặc do các cơn đau âm ỷ từ các nguyên nhân khác gây nên. Có 4 nhóm nguyên nhân chính có thể gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Do viêm loét dạ dày: Tình trạng đau dạ dày có thể xuất hiện do bệnh viêm loét dạ dày phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Chúng xảy ra khi người bệnh hấp thụ các đồ ăn, thức uống không phù hợp, khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị bất thường. Lượng dịch vị dư thừa sẽ phá hủy tế bào niêm mạc dạ dày, hình thành các vết loét, gây tổn thương vùng viêm loét và tạo nên những cơn đau dữ dội. Cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày gây ra xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày, thông thường là ở khu vực trên rốn và dưới xương ức. Chúng có thể khiến người bệnh đau âm ỷ, kéo dài. Đôi khi, chúng gây ra cơn đau quặn thắt dữ dội. Khi dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn thì cơn đau càng trầm trọng hơn.
  • Đau dạ dày do thủng dạ dày là trường hợp nguy cấp thường biểu hiện bởi những cơn đau dạ dày dữ dội. Lúc này người bệnh có cảm giác đau đớn tột cùng, đứng ngồi không yên, kèm theo hiện tượng nôn ra máu hoặc đi đại tiện phân đen, tanh hôi kèm theo máu tươi.
  • Đau dạ dày do bệnh viêm đại tràng ngang thường là những cơn đau xuất hiện ngay thượng vị. Nguyên nhân này cũng có thể kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Các nguyên nhân bệnh lý khác: Viêm ruột thừa, bệnh tụy, gan mật…cũng có thể gây nên những cơn đau dữ dội tại vị trí dạ dày.

Xem thêm:

3. Cách xử lý ngay khi bị đau dạ dày dữ dội

Các phương án xử lý nhanh khi đau dữ dội do đau dạ dày là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu không ứng phó kịp thời, nó có thể là nguyên nhân khiến tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa.

3.1 Đưa bệnh nhân đi đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu sau

Đi khám để chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt
Đi khám để chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt

Ngay khi thấy bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau đột ngột, quằn quại, có cảm giác như bị dao đâm vào người khiến đứng ngồi không yên. Cơn đau có thể xuất hiện thêm những biểu hiện như: sốc, tụt huyết áp, mạch nhanh, tâm trạng hoang mang, hoảng loạn, kèm theo rối loạn tiêu hoá: nôn, bí đại tiện và trung tiện hoặc tiêu chảy, mất nước…
  • Bệnh nhân ngất, có biểu hiện của trụy tim mạch, hoặc nôn ra máu tươi.
  • Các thao tác khám lâm sàng sẽ thấy thành bụng không di động theo nhịp thở, các cơ thành bụng nổi rõ lên và khi nắn thấy thành bụng cứng lại…

Ngay khi thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần gấp rút đến các cơ sở y tế gần nhất. Sau các cơn đau dạ dày dữ dội, rất có thể bệnh nhân đã bị thủng dạ dày, hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng, có thể gây chảy máu ồ ạt và nguy cơ mất máu nhanh dẫn đến tử vong. Việc được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân qua được cơn nguy kịch và mau chóng hồi phục.

Nếu thấy các biểu hiện bất thường như nôn mửa,… hãy đi khám ngay lập tức.

3.2 Cách làm giảm đau nhanh nhất trong lúc chờ đến bệnh viện

Nằm duỗi thẳng và kê gối thoải mái
Nằm xuống mặt phẳng và kê gối thoải mái

Trong trường hợp chưa thể đến được bệnh viện ngay hoặc trong lúc chờ phương tiện cấp cứu, một vài những biện pháp cấp cứu sơ bộ là cần thiết để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Đầu tiên, hãy ổn định tinh thần cho bệnh nhân. Cảm giác đau dạ dày dữ dội có thể khiến người bệnh hoang mang và hoảng loạn. Chính vì vậy, hãy tìm cách trấn an tinh thần, giúp nhịp thở đều lại để tình trạng không nặng thêm.

  • Đặt bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng và kê gối mỏng để bệnh nhân nằm ở tư thế dễ chịu nhất
  • Dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ giảm cơn đau hoặc chườm nóng để bệnh nhân bớt đau đớn. Chú ý chỉ nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, đều đặn.
  • Nếu có những kiến thức về y khoa, có thể tiến hành những chẩn đoán sơ bộ.
  • Tham khảo sử dụng một vài sản phẩm thuốc nếu thời gian chờ đợi quá lâu:
  • Nhóm thuốc kháng acid: Varogel, Simelox, Phosphalugel): 1 gói.
  • Thuốc giảm đau, giảm co thắt cơ trơn đường uống: Spasmaverine, Drotaverine (Nospa), Alverine (Meteospasmyl).

Các chỉ dẫn dùng thuốc này chỉ mang tính tham khảo, nên thận trọng trước khi dùng thuốc, chỉ sử dụng đúng liều lượng và dùng duy nhất 1 lần.

4. Cách phòng tránh bị đau dạ dày dữ dội

Để giữ bản thân không bị đau dữ dội, hãy lưu ý thực hiện những điều sau.

4.1 Chế độ ăn đúng cách dành cho người đau dạ dày

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh cần tuân thủ theo chế độ ăn đúng cách và đúng theo khuyến cáo:

  • Hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc, trà đặc… Đây đều là những nguyên nhân kích thích cơn đau dạ dày dữ dội khởi phát.
  • Giữ khẩu phần ăn có chọn lọc, ăn uống thanh đạm, ăn những đồ dễ tiêu hóa để tránh gây nên áp lực cho dạ dày. Trong thực đơn hàng ngày, nên tránh ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn bởi chúng có thể khiến các vết viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Không để dạ dày quá đói hoặc quá no. Cả 2 đều có thể khiến dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến dạ dày tổn thương.
  • Tập thói quen nhai chậm, nhai kỹ khi ăn. Đây là thói quen rất có lợi cho tiêu hóa. Có thể thực hiện chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn ít trong mỗi bữa tuy nhiên phải đảm bảo đúng thời gian và khoa học.

4.2 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt tốt cho dạ dày

Thư giãn
Duy trì tâm lý thoải mái

Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn những cơn đau dạ dày dữ dội. Chính vì vậy, người bệnh sau khi biết mình đã mắc chứng đau dạ dày cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya để tạo khoảng thời gian hợp lý cho dạ dày có thể nghỉ ngươi cũng như tiêu hóa hết thức ăn. Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày. Trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng. Bữa tối không nên ăn quá no và tốt nhất không nên ăn sau 8h tối để cho dạ dày một khoảng thời gian làm việc trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Bạn có thể thực hiện các bài tập thể thao nhẹ, thiền hay Yoga đều là những gợi ý rất hoàn hảo.
  • Duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng – một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến đau dạ dày.

4.3 Điều chỉnh chế độ ăn uống theo hướng giảm tải cho dạ dày

Đau dạ dày nên bổ sung các thực phẩm
Hãy lựa chọn thực phẩm dễ tiêu và giúp giảm những cơn đau dạ dày dữ dội
  • Các thực phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng đau dạ dày đầy hơi và khó chịu. Hiện nay, các thực phẩm sữa chua đóng hộp được bày bán rất nhiều. Bạn có thể lựa chọn mua chúng tại các cửa hàng hoặc tự làm tại nhà đều được.
  • Các thực phẩm có tính chất bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày như: chuối, táo thắng nước đường, đầu bắp,… đều được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên.
  • Thực phẩm giúp lành vết loét như cà rốt, lô hội, khoai tây, mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan,…là những thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng thúc đẩy các vết loét dạ dày nhanh chóng lành lại.
  • Thức ăn giảm tiết acid như: bánh mì, cơm trắng, nghệ và mật ong, đu đủ là nhóm những thực phẩm giúp dạ dày giảm tiết acid, trung hòa acid có trong dạ dày.

Xem thêm:

4.4 Đau dạ dày không nên làm gì?

Để tránh được những cơn đau dạ dày dữ dội tái phát khiến người bệnh đau đớn, tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày không nên thực hiện những thói quen sau:

  • Không nên sử dụng các loại nước uống có gas hay các chất kích thích như: café, rượu, bia, thuốc lá,…
  • Không nên ăn các loại gia vị cay nóng hoặc ăn quá mặt.
  • Không nên ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói. Người bị đau dạ dày nên chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Không sử dụng thức ăn có tính axit như các loại hoa quả cam, bưởi, chanh, me, các thực phẩm đã lên men: cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi…
  • Không nên sử dụng quá nhiều những thực phẩm chiên, rán.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ uống lạnh gây cảm giác khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
  • Không nên dùng quá nhiều đậu và các chế phẩm từ đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Không nên để tâm trạng lo lắng hoặc căng thẳng.
  • Không nên lười vận động mà cần thực hiện thể thao đều đặn mỗi ngày.
  • Ngoài ra người bệnh đau dạ dày cũng cần chuẩn bị, dự trữ thuốc giảm đau hoặc các thuốc có tác dụng bao niêm mạc mà bác sĩ đã kê riêng cho chính bạn, ít nhất đủ 1 liều để phòng cơn đau bất ngờ quay trở lại.

Ngay khi phát hiện bệnh đau dạ dày tốt nhất nên thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có thể sớm tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

Hi vọng, với những thông tin về tình trạng đau dạ dày dữ dội mà chúng tôi nêu ra trên đây có thể giúp những bệnh nhân mắc phải bệnh lý này sớm có thể tìm ra cho mình những giải pháp tốt nhất để hạn chế các cơn đau, góp phần đẩy lùi tình trạng bệnh này.

Đau Dạ Dày Quặn Thắt Từng Cơn: Nguyên nhân, Cách Điều Trị

Đau dạ dày( Đau bao tử) quặn từng cơn thường khởi phát do chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi thiếu khoa học. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc giảm đau, căng thẳng kéo dài,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thông tin chi tiết về đau dạ dày co thắt gây nhói, quặn từng cơn sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây. 

Đau dạ dày quặn thắt từng cơn
Đau dạ dày quặn thắt từng cơn có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày từng cơn

Đau dạ dày quặn từng cơn là những cơn đau khởi phát ở vùng bụng trên rốn (thượng vị). Nguyên nhân có thể do dạ dày co bóp quá mức hoặc tăng tiết acid. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến của đau dạ dày quặn từng cơn.

1.1 Viêm loét dạ dày cấp tính

Một trong những triệu chứng của viêm loét dạ dày cấp tính là đau dạ dày nhói từng cơn. Đó là khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng viêm. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc nhiễm độc. Loét dạ dày cấp có triệu chứng bùng phát đột ngột và tiến triển thành từng cơn.

1.2 Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là khi dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản và khoang miệng. Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày là đau dạ dày theo cơn, nhói, quặn thắt dạ dày, ợ hơi, ợ nóng, chua miệng, đắng ở cổ họng, buồn nôn, tức ngực,… Để lâu có thể gây nên tình trạng ho khan, khàn tiếng, hôi miệng.    

1.3 Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là khi tế bào niêm mạc phát triển bất thường, tăng sinh quá mức, xâm lấn mô lân cận. Ở giai đoạn sớm, người bệnh hầu như không gặp triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, khi kích thước khối u tăng lên, tăng áp lực cho dạ dày, phát sinh những cơn đau bao tử quặn từng cơn, chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.

1.4 Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp của loét đại tràng, loét dạ dày tá tràng, polyp dạ dày,… Biểu hiện điển hình của xuất huyết tiêu hóa là phân có màu đen và nôn ra máu. Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo trước khi phát sinh biểu hiện điển hình kể trên đó là đau quặn vùng thượng vị, đau thành cơn, hoa mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.

1.5 Hội chứng ruột kích thích

Cơ năng ruột già bị rối loạn và co thắt quá mức được gọi là hội chứng ruột kích thích. Khi đó, người bệnh sẽ bị đau bụng giữa, tiêu chảy, đầy hơi, có chất nhầy trong phân. Tuy nhiên, nếu hoạt động co thắt quá mức có thể khiến ổ bụng bị áp lực, đè nén dạ dày và phát sinh cơn đau từng cơn vùng thượng vị.

1.6 Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý mà chúng tôi chia sẻ trên đây, đau bao tử nhói từng cơn còn khởi phát bởi các nguyên nhân như:

  • Thức ăn gây kích ứng: Khi bạn tiêu thụ những loại thức ăn gây kích ứng như thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ & gia vị sẽ khiến dạ dày bài tiết acid quá mức, co bóp, phát sinh cơn đau bao tử quằn quại
  • Lạm dụng rượu, bia: Trong rượu, bia có thanh phần gây hại cho họng, thực quản, dạ dày. Sử dụng rượu, bia trong một thời gian có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, tiết ra nhiều acid hơn và làm bao tử bị đau nhói từng cơn
  • Sử dụng thuốc chống viêm: Thuốc Corticoid, NSAID là những loại thuốc chống viêm có ảnh hưởng đến màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nếu sử dụng thuốc thường xuyên, niêm mạc dạ dày sẽ bị kích thích và các cơn đau dạ dày quằn quại xuất hiện. 
  • Quá no hoặc đói: Dạ dày có xu hướng co bóp quá mức khi ăn quá no hoặc tiết nhiều acid khi bụng đói làm cho người bệnh cũng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, và đau dạ dày co thắt từng cơn
  • Stress kéo dài: Stress kéo dài có thể khiến dây thần kinh điều khiển hoạt động của đường ruột và dạ dày bị rối loạn; dạ dày co bóp bất thường, tăng tiết dịch vị, các cơn đau thượng vị xuất hiện.

2. Dấu hiệu của đau dạ dày từng cơn

Dấu hiệu đau dạ dày quặn từng cơn bao gồm:

  • Đau quặn từng cơn, lan tỏa toàn ổ bụng, vai, ngực; cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc quá no
  • Nôn mửa liên tục, dịch nôn có máu tươi hoặc màu cà phê
  • Đi ngoài hoặc táo bón kéo dài, phân có màu sẫm
  • Tụt huyết áp, choáng váng, cơ thể suy nhược
  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng, đắng miệng, ăn không ngon miệng

>> Tìm hiểu thêm: 

3. Đau dạ dày từng cơn có nguy hiểm không?

Đau dạ dày từng cơn có nguy hiểm hay không?
Đau dạ dày từng cơn có nguy hiểm hay không?

Phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể thì tác động của đau dạ dày với sức khỏe khác nhau. Nếu nguyên nhân gây đau dạ dày nhói từng cơn là thói quen ăn uống, sinh hoạt, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm nhanh chóng khi bạn có thói quen khoa học.

Trường hợp khởi phát do bệnh lý tiêu hóa (hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày, trào ngược thực quản,…), tình trạng đau thắt dạ dày từng cơn sẽ được kiểm soát nếu người bệnh kết hợp sử dụng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, đau dạ dày quặn từng cơn có thể nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu khởi phát do xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày.  

4. Chẩn đoán đau bao tử quặn từng cơn

Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp ở những người lạm dụng rượu bia, dùng thuốc chống viêm liên tục, thường xuyên ăn đồ cay nóng,… Các triệu chứng của bệnh thường gây khó khăn cho người bệnh. Khi gặp các triệu chứng mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hãy đến cơ sở y tế để có kết quả chính xác. Một số phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán đau dạ dày từng cơn là: 

  • Nội soi dạ dày: Là thủ thuật nội soi, bao gồm nội soi thực quản, dạ dày và tá tràng. Camera sẽ được gắn ngay đầu ống nội soi để thăm khám phía trong đường tiêu hóa và truyền tải hình ảnh bên trong đến một màn hình bên ngoài. 
  • Chụp X – quang: Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang có Baryt để xác định nguyên nhân gây chảy máu dạ dày. Baryt là chất cản quang thường được dùng trong xét nghiệm hình ảnh bằng tia X để xem biểu hiện của các cơ quan tiêu hóa. 
  • Chụp CT dạ dày: Các tia X sẽ được sử dụng để tạo nên hình ảnh lát cắt trong cơ thể và nhận được hình ảnh của dạ dày. Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh thu được để chẩn đoán về mức độ tổn thương dạ dày. 
  • Chụp MRI dạ dày: Đây là thủ thuật sử dụng sóng radio và từ trường để tạo các hình ảnh chi tiết các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả dạ dày. 
  • Xét nghiệm phân, máu và hơi thở: Xét nghiệm phân cũng được áp dụng để nhận định về bệnh lý dạ dày. Với xét nghiệm hơi thở, người bệnh sẽ được kiểm tra hơi thở, uống thuốc UBIT để phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. Xét nghiệm máu cũng được áp dụng để tìm vi khuẩn HP. 
  • Siêu âm dạ dày: Là phương pháp kiểm tra dạ dày bằng máy siêu âm, nhờ đó, các bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường trong dạ dày, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh đường ruột.

5. Cách trị đau dạ dày quặn từng cơn

5.1 Thuốc Tây giảm đau co thắt dạ dày

Thuốc Tây giảm đauu co thắt dạ dày
Thuốc Tây giảm đauu co thắt dạ dày

Thuốc Tây thường được sử dụng để cắt cơn đau bao tử co thắt từng cơn cấp tốc. Những loại thuốc này có bán tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia. Một số loại thuốc giảm đau bao tử nhanh chóng, được sử dụng phổ biến là:

  • Amoxicillin
  • Metronidazol
  • Tinidazole
  • Omeprazole
  • Ranitidine
  • Cimetidin
  • Nospa
  • Gastropulgite,…

5.2 Bài thuốc dân gian giảm đau dạ dày co thắt từng cơn

Việc điều trị đau bao tử bằng thuốc Tây có thể mang lại tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên, người bệnh có thể đối mặt với một số tác dụng phụ. Để khắc phục nhược điểm này, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để cắt cơn đau dạ dày cấp.

Cách 1: Mật ong và tinh bột nghệ

Mật ong và tinh bột nghệ giảm cơn đau dạ dày co thắt từng cơn
Mật ong và tinh bột nghệ giảm cơn đau dạ dày co thắt từng cơn

Mật ong và tinh bột nghệ được sử dụng để giảm cơn đau dạ dày từng cơn. Hoạt chất Curcumin trong nghệ có khả năng giảm sưng, chống viêm, trung hòa nồng độ acid dạ dày, hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả. Chuẩn bị nguyên liệu và cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 – 2 thìa cà phê tinh bột nghệ, 2 thìa mật ong và 150ml nước ấm
  • Bước 2: Cho tinh bột nghệ và mật ong vào cốc nước ấm, khuấy đều
  • Bước 3: Sử dụng khi còn ấm

Cách 2: Gừng tươi

Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian để giảm đau, ho,… Trong gừng có một số hoạt chất giúp trung hòa acid dịch vị, tăng dịch tiêu hóa, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn và khó chịu. Sử dụng gừng tươi để cắt cơn đau dạ dày được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đem gừng tươi đi rửa sạch, cạo vỏ, thái thành lát mỏng hoặc thái dạng sợi
  • Bước 2: Cho gừng thái lát/sợi vào cốc, cho thêm nước nóng, đậy nắp và hãm trong khoảng 15 phút
  • Bước 3: Có thể cho thêm một chút đường để dễ uống hơn, uống khi cơn đau xuất hiện

Cách 3: Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm và giãn cơ tốt. Một số nghiên cứu chứng minh, việc duy trì mỗi ngày một cốc trà hoa cúc giúp giảm căng thẳng và phòng chống trầm cảm. Khi bị cơn đau co thắt dạ dày, người bệnh có thể uống một cốc trà hoa cúc. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho khoảng 10g hoa cúc khô vào cốc nước ấm
  • Bước 2: Chế nước sôi vào, đậy kín, hãm trong khoảng 15 phút
  • Bước 3: Lọc lấy phần nước cốt ra một cốc khác, cho thêm khoảng 30ml mật ong vào, khuấy đều
  • Bước 4: Sử dụng khi cốc trà hoa cúc còn ấm

5.3 Chế độ dinh dưỡng giúp giảm đau bao tử nhói từng cơn

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh dạ dày. Để phòng tránh đau dạ dày từng cơn, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn thực phẩm ít mùi vị và dễ tiêu hóa. Rau, củ, quả tươi, dầu thực vật từ các loại hạt rất tốt cho người bị đau dạ dày.

Nên chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ để tránh gây áp lực cho dạ dày, không bỏ bữa nhất là bữa sáng. Buổi tối không nên ăn quá no và hạn chế ăn sau 20h. Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày quặn từng cơn không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thêm nữa, người bệnh cũng cần tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng; đồ ăn lên men như dưa cải, cà muối; chế phẩm từ đậu; đồ uống có cồn, có ga.

5.4 Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi giúp giảm tình trạng đao dạ dày quằn quại vì co thắt

Một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp ngăn chặn các cơn đau dạ dày đặc biệt là đau dạ dày cấp. Do đó, người bệnh cần thiết lập một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý theo gợi ý sau đây:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (đi bộ, yoga, thiền, dưỡng sinh,…) để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc
  • Tránh để căng thẳng kéo dài, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Trên đây là thông tin chi tiết về đau dạ dày quặn từng cơn. Đừng ngại cho chúng tôi biết những băn khoăn của bạn về bệnh lý dạ dày để chúng tôi kịp thời hỗ trợ. Hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày, viêm hang vị, vi khuẩn HP, sức khỏe phụ nữ sau sinh và sản phẩm tốt nhé!

Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa

>> Tìm hiểu thêm:

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x