Đau dạ dày sôi bụng – Nguyên nhân và cách điều trị
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
22/07/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
553
Nội dung bài viết
ToggleNhững cơn đau dạ dày sôi bụng không chỉ khiến người bệnh có cảm giác khó chịu mà còn là biểu hiện cực kỳ có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, việc tìm hiểu để có thể ngăn chặn và hạn chế đi tình trạng này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
1. Hiện tượng đau dạ dày sôi bụng là gì?
Bệnh lý đau dạ dày thường đi kèm với rất nhiều các dấu hiệu. Một trong số đó là tình trạng bụng đau và phát ra tiếng kêu lục bục bất thường. Người bệnh có thể thấy cảm giác như có khí ở trong bụng. Triệu chứng đau bụng như vậy được gọi là đau dạ dày sôi bụng.
Triệu chứng này thể hiện rõ nét nhất khi người đau dạ dày ở trạng thái đói. Đôi khi, nó cũng xuất hiện khi bạn đang có cảm giác no. Mặc dù dấu hiệu ban đầu chỉ là những cơn sôi bụng nhưng nó lại chỉ ra rằng đó là một dấu hiệu tiêu hóa thông thường được.
2. Nguyên nhân đau dạ dày bị sôi bụng
Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích là do hệ tiêu hóa hoạt động kém, nên dẫn đến các triệu chứng khó tiêu. Do khó tiêu, thức ăn tiêu hóa chậm nên sinh ra hơi, tạo tiếng kêu lục bục trong dạ dày.
Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần, chứng tỏ hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Lúc này người bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để có thể được tư vấn và điều trị kịp thời nhất.
3. Triệu chứng đau dạ dày sôi bụng
Sôi bụng do đau dạ dày, người bệnh có thể thấy nhiều biểu hiện như sau:
3.1. Sôi bụng, có cảm giác cồn cào
Khi các cơn đau dạ dày dẫn đến sôi bụng xuất hiện, bệnh nhân sẽ cảm thấy trong bụng xuất hiện những tiếng kêu lục bục đồng thời cảm thấy đói, cồn cào ruột. Lúc này dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường và khiến cảm giác đói càng rõ nét.
3.2 Đau bụng, cơn đau có thể giảm khi bệnh nhân trung tiện hoặc đại tiện
Với những bệnh nhân đau dạ dày sôi bụng thì những cơn sôi bụng sẽ là cảm giác đau âm ỉ. Axit dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường, kích thích dạ dày co bóp trong khi không có thức ăn. Chính hoạt động này làm tác động lên các vết loét, ổ viêm có sẵn trong dạ dày, tạo ra cảm giác đau.
Ngoài ra, sinh hơi quá nhiều trong dạ dày và ống tiêu hóa cũng khiến các cơn đau tồi tệ hơn. Nếu người bệnh trung tiện hoặc đại tiện, hơi sẽ được thoát bớt ra ngoài, làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Khi này, cảm giác đau có thể giảm bớt, khiến người bệnh thấy dễ chịu hơn.
>> Tìm hiểu thêm:
- Thuốc trị đau dạ dày nào tốt?
- Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong tại nhà hiệu quả
- Bị đau bao tử bấm huyệt nào?
3.3 Có dấu hiệu chướng bụng
Chướng bụng xảy ra khi hệ thống tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày hoạt động kém. Thức ăn nằm lâu trong dạ dày sẽ lên men và sinh khí. Khi này tồn tại trong dạ dày hoặc được đẩy xuống ruột một phần, khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng rất khó chịu.
Chướng bụng có thể ảnh hưởng tới hoạt động ăn uống của người bệnh, khiến người bệnh không thể ăn uống được bình thường.
3.4 Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, cơ thể suy nhược
Những cơn đau dạ dày sôi bụng liên tục tái diễn sẽ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi. Người bệnh ăn uống không còn cảm giác ngon miệng và khẩu phần ăn giảm sút, khiến cho cơ thể sụt cân, suy nhược.
4. Mẹo chữa đau dạ dày sôi bụng tại nhà
Để làm giảm và cắt các cơn đau bụng cồn cào khó chịu, người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản sau.
4.1 Gạo tẻ
Việc sử dụng gạo tẻ sẽ giúp dạ dày tạo được lớp bọc mỏng, hạn chế tính trạng tiết dịch vị. Vì vậy có thể đẩy lùi chứng sôi bụng đau dạ dày rất đơn giản, tiện lợi.
Cách thực hiện:
- Rang vàng 100g gạo tẻ. Sau đó thêm vào 1 lít nước và đun sôi nhỏ lửa cho đến khi lượng nước này cạn dần chỉ còn ½ lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
- Uống nước này hàng ngày chia làm 2 – 3 lần sẽ nhận thấy những cơn sôi bụng này nhanh chóng thuyên giảm.
4.2 Dùng tỏi
Tỏi có công dụng tăng cường sức khỏe rất tốt.
Tỏi là bài thuốc quý mang nhiều công dụng khác nhau, trong đó có khả năng làm thuyên giảm các chứng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nhánh tỏi khô đem nướng kỹ.
- Khi tỏi còn nóng, đập nát và áp vào khu vực bụng nơi diễn ra các cơn đau dạ dày sôi bụng. Hơi nóng từ tỏi sẽ giúp làm giảm sự đầy chướng trong bụng.
4.3 Củ riềng
Riềng là một gia vị có tính ấm, nóng. Đối với các trường hợp bị đầy bụng, bụng chướng nhiều khí khó chịu, bạn có thể dùng riềng để làm dịu bớt sự khó chịu này.
Bạn cần làm những điều sau:
- Lấy một củ riềng tươi rửa sạch. Cạo bỏ vỏ riềng và nghiền nhỏ riềng thành bột.
- Đem trộn bột riềng với một ít mật ong sao cho. Chia hỗn hợp riềng mật ong thành những phần nhỏ, ngày uống 3 lần sau khi ăn.
- Bạn nên sử dụng liên tục bài thuốc này để có thể làm thuyên giảm các dấu hiệu rõ ràng chỉ sau 2 – 3 ngày.
5. Cách phòng trành bị đau dạ dày sôi bụng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để bản thân không bao giờ gặp phải hiện tượng sôi bụng do đau dạ dày
5.1 Chế độ ăn uống đúng cách
Để tránh tình trạng đau dạ dày sôi bụng, bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Chế độ ăn cần chú ý giảm tải cho dạ dày để ngăn chặn những cơn sôi bụng một cách hiệu quả:
- Nên thực hiện thời gian ăn uống khoa học, không để bụng quá đói hoặc quá nó có thể làm khởi phát các cơn đau dạ dày kèm sôi bụng.
- Khi ăn nên ăn từ tốn, nhai kỹ, tập trung ăn, không vừa ăn vừa xem ti vi hay đọc sách báo.
- Ăn đầy đủ bữa sáng, trưa và ăn no vào các bữa này. Bữa tối nên ăn ít hơn một chút và không ăn sau 8h tối.
5.2 Thay chế độ ăn uống phù hợp
Bạn nên thực hiện khẩu phần ăn với:
- Rau củ quả tươi và sạch. Những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn là nguồn thực phẩm an toàn, không chứa vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau dạ dày.
- Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu sẽ giúp dạ dày có thể hoạt động ổn định. Tinh bột giúp bao bọc thành dạ dày, tránh gây viêm loét. Các món dễ tiêu giúp dạ dày dễ dàng hoạt động, không bị quá tải nên không gây ra chướng bụng.
- Các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt sẽ giúp dạ dày có thể làm việc mà không phải làm việc quá tải đồng thời giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
- Các thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa hết đồng thời không tạo áp lực lên dạ dày.
Để tránh được những cơn đau dạ dày sôi bụng tái phát, tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày không nên thực hiện những thói quen sau:
- Không nên ăn các loại gia vị cay nóng hoặc ăn quá mặn, quá ngọt.
- Không nên sử dụng các loại nước uống có gas hay các chất kích thích như: café, rượu, bia, thuốc lá,…
- Không nên ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói, để có thể hấp thụ được dinh dưỡng nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày.
- Không sử dụng thức ăn có tính axit mạnh trong lúc đói hoặc sôi bụng như các loại hoa quả cam, bưởi, chanh, me, các thực phẩm đã lên men: cà muối, giấm, mẻ…
- Không nên sử dụng quá nhiều những thực phẩm chiên, rán.
- Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ uống lạnh gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng như: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
5.3 Chế độ sinh hoạt hợp lý
Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn những cơn đau dạ dày dẫn đến sôi bụng vô cùng khó chịu. Do đó, người bệnh sau khi biết mình đã mắc chứng bệnh này nên duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm:
- Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Vận động cũng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giải phóng khí thừa trong hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng sôi bụng.
- Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, không nên thức quá khuya để có thể tạo khoảng thời gian trống giúp cho dạ dày có thể nghỉ ngơi và tiêu hóa hết thức ăn. Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng. Bữa tối không nên ăn quá no và tốt nhất không nên ăn sau 8h tối để tạo khoảng thời gian cho dạ dày làm việc trước khi đi ngủ.
- Nên duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress- một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khởi phát.
- Không nên lười vận động mà cần thực hiện thể thao đều đặn mỗi ngày.
Hi vọng, với những thông tin về đau dạ dày sôi bụng mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về bệnh lý này. Từ đó có được cho mình phương thức để hạn chế, ngăn chặn tình trạng này xuất hiện.
>> Tìm hiểu thêm: