Đau Dạ Dày (Đau Bao Tử) Kèm Buồn Nôn Xử Lý Thế nào?
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
494
Nội dung bài viết
ToggleBạn có cảm giác đau vùng bụng và buồn nôn? Bạn thắc măc đau dạ dày có buồn nôn không? Nguyên nhân nào gây ra đau dạ dày kèm buồn nôn? Cách xử lý thế nào? Bài viết dưới đây, CumarGold sẽ hướng dẫn bạn 6 cách xử lý khi đau dạ dày kèm buồn nôn khá đơn giản và hiệu quả
1. Triệu chứng đau dạ dày buồn nôn
Người bị đau bao tử nhẹ có triệu chứng buồn nôn và nôn thường thấy như sau:
- Khó chịu dạ dày: Cảm giác khó chịu và nhộn nhạo ở bao tử. Đồng thời thấy chóng mặt & mệt mỏi
- Nôn khan đau dạ dày: Bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn. Hiện tượng này người ta gọi là nôn khan. Điều này rất khó chịu vì nếu không nôn được thì cảm giác quặn bụng sẽ kéo dài rất lâu do trung tâm gây nôn ở não bị kích thích liên tục.
- Mất nước nhẹ: Cảm giác khát, khô môi và miệng, tiểu ít là hiện tượng xuất hiện sau khi nôn xong.
- Đau bụng khó chịu buồn nôn và đi ngoài: Theo các bác sĩ chuyên khoa thì trước, trong và sau khi đi cầu sẽ xuất hiện các cơn buồn nôn kèm đau bụng. Bị đi ngoài có thể là do những thực phẩm cay, nóng hoặc không hợp vệ sinh. Hoặc cũng có thể là do không dung nạp được với lactose có trong thực phẩm khi ăn
- Ợ hơi hoặc chướng bụng ( đầy bụng khó tiêu): Bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược thực quản, đau dạ dày ói nhiều.
- Cảm giác chán ăn, lâu dần dẫn đến suy nhược cơ thể: Nhiều người bệnh có cảm giác tiêu hoá chậm, sau khi ăn, bụng chướng căn, cảm giác nặng nề ấm ách sau khi ăn. Nhưng nhiều người bệnh sau khi ăn có cảm giác đau thượng vị, rát bỏng vùng thượng vị lan lên xương ức, nôn. Khi dạ dày mắc bệnh chức năng tiêu hoá bị suy giảm gây ra cảm giác chán ăn. Kết hợp với việc hấp thu kém dinh dưỡng dễ dẫn đến tình trạng suy nhược ở cơ thể. Đây cũng là lý do ta thấy phần đông người bị bệnh khi bị đau bao tử thường khó lên cân, cơ thể gầy yếu khó lên cân.
- Chướng bụng trên sau khi ăn: Đây là hiện tượng phổ biến ở các trường hợp, ban đầu những biểu hiện của bệnh đau bao tử là tương đối nhẹ và xuất hiện trong thời gian ngắn.
- Đau tức thượng vị: cảm giác nóng rát hoặc đau âm ỉ vị trí xương ức theo chu kỳ từ một đến vài ngày tự hết, sau đó lại bị lại
- Cảm giác xót bao tử: Đây là triệu chứng thường gặp do việc đau dạ dày buồn nôn khiến dạ dày co bóp ở cường độ cao, kết hợp các bệnh lý kết hợp như tăng tiết acid dạ dày, viêm loét dạ dày… Từ đó gây ra cảm giác xót dạ dày nhẹ, như kiến đốt khiến người bệnh khó chịu.
2. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày buồn nôn
Khi bao tử gặp vấn đề, thức ăn không tiêu hóa được tạo cảm giác đầy bụng khó tiêu. Lúc này khí và dịch tích tụ lại trong dạ dày đẩy ngược lên tạo thành trào ngược thực quản khiến người bệnh đau dạ dày và buồn nôn.
Thức ăn đang bị ứ lại tại bao tử gây ra cảm giác chướng bụng đầy hơi, cảm giác buồn nôn và nôn được là phản ứng của cơ thể để cho ra ngoài những thức ăn bị tồn ứ.
Sau khi đau dạ dày ói nhiều, người bệnh sẽ có cảm giác miệng đắng, khô.
>> Tìm hiểu thêm:
3. Bị đau bao tử buồn nôn nên làm gì?
Vậy bị đau dạ dày buồn nôn phải làm sao? Đối với những người bị đau dạ dày có kèm cảm giác bụng khó chịu buồn nôn (nôn hoặc nôn khan) thì có một vài mẹo xử lý sau đây:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa giúp bao tử tiêu hóa tốt hơn, thức ăn không bị ứ lại trong bao tử cũng không ra cảm giác buồn nôn cho người bệnh
- Nhai gừng bạc hà: Gừng có vị cay, tính ấm trị lạnh tốt, giúp giảm đau bao tử hiệu quả. Hơn nữa còn giúp giảm cảm giác buồn nôn nên rất tốt cho người bị đau bao tử kèm với buồn nôn. Nước cốt bạc hà thường được sử dụng giảm đau bao tử sau khi ăn, việc nhai một vài lá bạc hà không chỉ cải thiện cảm giác buồn nôn mà còn cảm giác đầy bụng khó tiêu hiệu quả.
- Nôn: Khi mọi biện pháp đều trở nên bế tắc, cảm giác buồn nôn vẫn theo bạn hãy làm cách nào đó để có thể nôn được ra bởi sẽ khiến dạ dày dịu đi được phần nào
- Không suy nghĩ và tập trung vào cảm giác buồn nôn: Cũng như cảm giác đau khi bạn chuyển sự chú ý của hệ thần kinh sang một hướng khác thì cảm giác muốn nôn sẽ được lãng quên, thay vào đó là các ưu tiên khác như công việc hoặc giải trí.
Bệnh nhân đau dạ dày nôn nhiều có thể gây ra mất nước và đắng miệng. Một số loại đồ uống sau đây có thể làm giảm cảm giác buồn nôn và đắng miệng, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày vô cùng hiệu quả.
- Sử dụng nước soda đây là biện pháp chữa buồn nôn khi đau dạ dày tức thời giúp giảm nhanh cảm giác buồn nôn, đồng thời lại làm dịu đi cơn đau bao tử nhẹ. Trong nước soda có chứa thành phần Bicarbonat natri khi vào bao tử tác dụng với acid HCL tạo muối từ đó tăng độ PH trong bao tử. Do đó làm giảm trung hòa lượng acid trong bao tử làm giảm đau nhanh chóng.
- Dùng nước muối ấm. Giống soda khi nước muối vào trong dạ dày Natribicarbonat trực tiếp phảm ứng với acid chlohydric tạo thành muối natrichlorua, nước, khí carbonic, làm cho môi trường bao tử bớt acid nên làm giảm cơn đau. Đây là mẹo chữa mẹo chữa đau dạ dày buồn nôn khá hiệu quả
- Tinh bột nghệ mật ong: Không những có tác dụng chữa đau dạ dày do hoạt chất curcumin trong nghệ và kháng sinh tự nhiên trong mật ong. Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong còn rất dễ uống, giúp bạn loại bỏ nhanh cảm giác buồn nôn do đau dạ dày, đồng thời hạn chế mất nước do nôn nhiều gây ra.
Buồn nôn nhưng không nôn là một triệu chứng rất thường gặp của đau dạ dày buồn nôn. Cụ thể là bệnh viêm đại trang cấp và mãn tính hoặc viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Nếu nôn ra được thì bệnh nhân sẽ đỡ mệt mỏi hơn so với việc không thể nôn.
Lúc này, bạn có thể sử dụng một số thuốc để điều trị triệu chứng này như: thuốc chống có thắt, thuốc giảm trào ngược dạ dày, thuốc giảm tiết acid dịch vị… Việc sử dụng các thuốc này cần được tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau dạ dày kèm buồn nôn nhưng không nôn như:
- Chỉ ăn thức ăn mềm như cháo, súp để dễ tiêu hoá, giảm thời gian thức ăn lưu trong dạ dày
- Không ăn đồ nhiều mỡ, chiên rán vì đây là nhóm thực phẩm nhiều chất béo, khó tiêu, tạo ra nhiều áp lực cho dạ dày
- Hạn chế tiếp xúc với các chất có mùi mạnh như nước hoa, thuốc xịt thơm phòng, sáp thơm… sẽ gây kích thích khiến bạn buồn nôn
- Trường hợp là nữ và có ý định mang thai hoặc khả năng mang thai thì nên kiểm tra để xác định có phải buồn nôn do ốm nghén hay không
- Sử dụng một số dược liệu có mùi thơm tự nhiên để giảm buồn nôn như: Chanh, gừng, bạc hà… để giảm cảm giác buồn nôn nhưng không nôn
- Sử dụng một số vị thuốc đông y như: Bạch truật, Đảng sâm, Bạch linh, Hoài sơn, Mộc hương, Trần bì, Sa nhân… để giảm triệu chứng đau dạ dày muốn nôn nhưng không nôn được
Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng rất phổ biến ở những người bị đau bao tử nhẹ. Hiểu được nguyên nhân và biết được triệu chứng từ đó có cách xử lý và phòng ngừa bệnh đau bao tử một cách hiệu quả. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha! Chúc bạn luôn có một sức khoẻ dồi dào!
>> Tìm hiểu thêm: