Skip to main content

1001 thông tin về đau dạ dày sau khi uống thuốc bạn cần nên biết 

Rất nhiều người không biết tại sao bị đau dạ dày sau khi uống thuốc bởi đây là triệu chứng thường xuyên gặp. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào, các bạn cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Hiện tượng đau dạ dày sau khi uống thuốc là gì?

Tại sao uống thuốc xong bị đau dạ dày
Tại sao uống thuốc xong bị đau dạ dày

Khi có bệnh, người bệnh cần phải uống khá nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị. Trong khi sử dụng các loại thuốc này, một số người có các triệu chứng như nóng ran vùng dạ dày, bụng sôi, có thể cảm thấy cồn cào, buồn nôn. Đây chính là hiện tượng đau dạ dày sau khi uống thuốc. Và hiện tượng này có thể  là một trong những biểu hiện của triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng do ảnh hưởng của các loại thuốc tây.

Mặc dù các loại thuốc tây có tác dụng điều trị bệnh khá tốt nhưng cũng có thể đem lại những tác dụng phụ cho cơ thể. Một trong số đó là căn bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xảy ra khi bạn không tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ khi uống thuốc, hoặc do cơ địa của cơ thể bạn quá nhạy cảm. Chi tiết sẽ được giải thích ở phần tiếp theo

2. Tại sao uống thuốc xong bị đau dạ dày?

Để biết vì sao uống thuốc tây có thể gây đau dạ dày, ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc tây nhé. Trên thực tế, thuốc tây vốn là các chất hoá học tổng hợp hoặc bán tổng hợp, giúp cho quá trình điều trị bệnh được đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, một số chất có trong thuốc tây khi vào cơ thể lại tạo ra các phản ứng hoá học không tốt như kích ứng với dạ dày khiến cho sức khoẻ dạ dày bị suy yếu. Chi tiết nguyên nhân khiến người bệnh bị đau dạ dày do uống thuốc gồm có:

2.1 Uống thuốc sai thời điểm

Bạn cũng cần lưu ý rằng, các loại thuốc tây thường được chỉ định uống chính xác trước hoặc sau bữa ăn. Vì vậy, nếu bạn sử dụng thuốc sai thời điểm, dạ dày của bạn rất dễ bị ảnh hưởng và sinh ra đau dạ dày.

2.2 Đau dạ dày sau khi uống thuốc do dùng thuốc quá liều

Uống thuốc đúng thời điểm
Uống thuốc đúng thời điểm

Việc dùng thuốc quá liều hay không đủ liều đều không tốt bởi nếu uống thiếu liều thì sẽ giảm hiểu quả chống nhiễm khuẩn của cơ thể. Ngược lại nếu sử dụng thuốc quá liều bạn sẽ gặp phải những tác hại trên.

  • Sử dụng quá nhiều một thứ gì đó chưa bao giờ là tốt, kể cả các loại thuốc. Thuốc tây vốn là các hoá chất được tổng hợp, khi sử dụng quá liều có thể tăng hoạt lực của thuốc, dẫn đến tăng nguy cơ đau dạ dày.
  • Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thuốc còn gây nhờn thuốc khiến cho khả năng điều trị bệnh bị giảm thuốc, thuốc trở nên kém hiệu quả khiến bạn có xu hướng tăng liều dùng gây đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

>> Tìm hiểu thêm: 

2.3 Do thuốc kháng sinh tiêu diệt hệ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa

Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng chống lại các vi khuẩn có hại nhưng lại có nhược điểm là tiêu diệt lợi khuẩn trong cơ thể. Cụ thể

  • Kháng sinh liều cao sẽ có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có lợi cho dạ dày và đường tiêu hóa, khiến cho hoạt động của dạ dày trở nên khó khăn hơn và dễ sinh ra bệnh.
  • Kháng sinh là các chất đặc biệt được chiết từ vi sinh vật và nấm đặc biệt, tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh và lời khuẩn. Chính vì thế, khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là khi sử dụng kháng sinh lâu ngày, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém đi trông thấy và dễ dàng phát sinh viêm loét, đau dạ dày.

2.4 Một số thuốc làm gia tăng yếu tố tấn công dạ dày

Một số thuốc làm gia tăng yếu tố tấn công dạ dày
Một số thuốc làm gia tăng yếu tố tấn công dạ dày

Một số loại thuốc Tây có thể tác động với một số chất bên trong cơ thể, gây kích thích dạ dày, làm giảm chất nhầy, từ đó làm lớp niêm mạc của dạ dày gặp phải những tổn thương. Tình trạng này kéo dài khiến vùng niêm mạc dạ dày ngày càng bị yếu đi, tạo ra các ổ loét, thậm chí là gây xung huyết dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng.

Có nhiều loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho dạ dày như các nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid… Cụ thể một số loại thuốc trong các nhóm trên như:

Aspirin

Đây là loại thuốc giảm đau thường dùng để giảm đau, hạ sốt, đau răng và các cơn cảm lạnh thông thường hay các chứng sưng khớp. Aspirin có tác dụng ngăn chặn các vật chất tự nhiên trong cơ thể nhằm giảm sưng, đau. Tuy nhiên nguyên nhân khiến đau dạ dày sau khi uống thuốc này là do:

  • Loại thuốc này lại ức chế mạnh sự tổng hợp prostaglandin nội sinh – một chất cần cho sự bảo vệ niêm mạc dạ dày, có khả năng kích thích đào thải chất nhầy bicarbonat và đưa máu đến niêm mạc dạ dày.
  • Đồng thời, prostaglandin nội sinh còn giúp giảm lượng acid dịch vị trong dạ dày giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày. Vì thế, sử dụng quá liều Aspirin khiến niêm mạc dạ dày bị suy yếu và tăng nguy cơ đau dạ dày.

Ibuprofen

Là thuốc có tác dụng chống viêm, hạ sốt, thường được dùng trong điều trị cảm sốt, bệnh gút, hay các bệnh về xương khớp. Ibuprofen giúp ức chế sự tổng hợp hay phóng thích Prostaglandin nên giảm cơn đau nhanh chóng

Tuy nhiên loại thuốc lại gây ra các tác dụng phụ cực kỳ có hại cho dạ dày như nôn mửa, đi ngoài ra phân đen, chán ăn, thậm chí là co giật. Kèm theo đó là tình trạng loét dạ dày, xuất huyết dạ dày diễn ra nghiêm trọng hơn.

Diclofenac (voltaren, Diclofenac)

Là dòng thuốc giảm đau được dùng điều trị chủ yếu cho xương khớp. Dòng thuốc này có tác dụng ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase (COX) – nguyên nhân gây ra các cơn đau cho xương khớp.

Tuy nhiên song song đó, nó cũng gây ức chế một số chất có vai trò bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày. Do đó, sử dụng Diclofenac (voltaren, diclofenac) thường xuyên khiến cho người bệnh gặp các tác dụng phụ như đau dạ dày, chảy máu dạ dày vô cùng nguy hiểm.

Indomethacin

Loại thuốc này là hoạt chất dùng để điều trị các triệu chứng sưng, cứng khớp do viêm khớp, bệnh gout, viêm bao hoạt dịch, viêm gân. Indomethacin cũng gây ra các tác dụng phụ như ho ra máu, đi ngoài ra máu, tăng cân nhanh chóng, đau bụng, buồn nôn… nặng hơn thì có thể viêm loét dạ dày – tá tràng, ruột, rối loạn đông máu.

==>> Tìm hiểu thêm:

3. Cách xử lý cơn đau dạ dày sau khi uống thuốc nhanh tại nhà

Uống thuốc xong bị đau dạ dày là dấu hiệu phổ biến thường gặp. Vậy làm thế nào để xử lý cơn đau dạ dày nhanh tại nhà? Mọi người có thể tăng lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt hơn bằng các cách sau:

3.1  Sữa chua

Đây là loại nguồn lợi khuẩn và probiotics vô cùng dồi dào. Với những người bị đau dạ dày, lượng lợi khuẩn có thể bị hao hụt, do đó, bạn nên tăng cường bổ sung thêm từ 1-2 cốc sữa chua mỗi ngày. Nên chú ý dùng sữa chua trắng hoặc các loại sữa chua uống sẽ được cung cấp nhiều lợi khuẩn nhất.

3.2 Giảm cơn đau dạ dày nhanh bằng Tỏi

Trong tỏi rất dồi dào prebiotic – một hoạt chất có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho các probiotic. Nhờ đó lượng vi khuẩn có lợi trong dạ dày được tăng đáng kể hạn chế tình trạng đau dạ dày sau khi dùng các loại kháng sinh, giảm đau.

Bạn có thể bổ sung tỏi bằng cách chế biến món ăn, chú ý không chế biến tỏi quá cháy có thể gây hại lại cho sức khỏe. Mỗi ngày hãy dùng khoảng 3 nhánh tỏi nhé.

3.3 Uống nước súp gà

Nghe có vẻ lạ nhưng nước súp gà lại là một nguồn bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể và dạ dày trong thời gian sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên ăn nhiều thịt trắng hơn các loại thịt đỏ để tăng cường protein và tốt cho tim mạch hơn.

3.4 Chườm “nóng” lên bụng giúp giảm đau dạ dày sau khi uống thuốc

Sử dụng túi chườm ấm
Chường nóng trên bụng

Chườm nóng có tác dụng giúp vùng bụng và dạ dày được thư giãn. Đồng thời các cơn đau do dạ dày bị tổn thương cũng được dịu lại, thả lỏng và giảm dần cơn đau. Bạn có thể mua các túi chườm bụng chuyên dụng và đun nước ấm đổ vào để chườm.

Trong trường hợp không có túi chườm, bạn lấy một ít gạo gói vào tấm vải mềm sạch, rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 30s rồi lấy ra chườm. Khi chườm bụng, bạn nên để mình nằm trong tư thế thật thoải mái, chườm từ 15 – 20 phút để thấy cơn đau dịu bớt lại.

3.5 Uống một tách trà hoa cúc La Mã

Trà hoa cúc La Mã là loại trà thảo mộc rất tốt cho việc thư giãn, giải toả tâm lý và hoạt động như một chất kháng viêm. Trà hoa cúc có tác dụng xoa dịu các cơn đau bụng, nóng bụng, cồn cào do tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau, kháng sinh gây nên.

Cách pha trà cũng rất đơn giản bạn chỉ cần cho một gói trà túi lọc vào nước sôi ngân từ 15- 20 phút để trà ra hết. Bạn có thể pha thêm mật ong để uống trà tăng thêm các hiệu quả kháng viêm cho dạ dày.

3.6 Uống nước cơm

Nước cơm có tác dụng làm dịu các cơn đau dạ dày sau khi uống thuốc, đồng thời tạo cho dạ dày một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày mỏng. Bạn cần chắt lấy nước cơm khi nồi cơm đang sôi, phần nước hơi sệt, uống khi còn ấm. Cho thêm một ít mật ong để uống sẽ ngon ngon hơn rất nhiều đấy.

3.7 Uống trà gừng nóng

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các cơn đau, giúp cơ thể được thư giãn và giải tỏa căng thẳng tốt hơn. Trà gừng nóng kết hợp mật ong có tác dụng xoa dịu các cơn đau dạ dày và giảm cơn buồn nôn, ợ hơi hiệu quả. Bạn có thể pha trà gừng túi lọc với nước sôi, thêm vài lát gừng tươi và 1 muỗng mật ong để nhâm nhi mỗi sáng hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cơn đau.

3.8 Bổ sung nano curcumin

Nano curcumin không chỉ giúp làm lành các tổn thương vốn có mà còn làm tăng yếu tố bảo vệ dạ dày, tăng lớp nhầy mucin bao bọc niêm mạc trong của dạ dày và giảm tiết acid. Do đó, nano curcumin giúp giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ của thuốc tây lên dạ dày và hạn chế nguy cơ đau dạ dày do thuốc hiệu quả.

4. Cách phòng tránh đau dạ dày sau khi uống thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Để hạn chế tình trạng uống thuốc xong bị đau dạ dày để từ đó tránh những rủi ro không mong muốn thì cần làm những việc sau:

  • Người bệnh cần đảm bảo tuân theo chính xác các hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cần khai báo chính xác với bác sĩ về các tiền sử bệnh, các đơn thuốc đã từng sử dụng vì để bác sĩ có thể gia giảm hay thay đổi một số loại thuốc phù hợp để việc điều trị có hiệu quả hơn đồng thời phòng tránh việc bị đau dạ dày sau khi uống thuốc. Ngoài ra cần báo ngay cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường khi uống thuốc để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bạn cần xác định xem thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng có cần uống sau khi ăn không. Bởi vì như đã nói, thuốc kháng sinh có hai loại là dùng trước khi ăn và sau khi ăn. Có nghĩa là có loại kháng sinh phù hợp uống khi đói và có loại kháng sinh cần có thức ăn làm chất trung hòa hoặc rào chắn thuốc kháng sinh. Với các loại thuốc kháng sinh sau ăn, bạn cần ăn sau đó mới được uống thuốc để tránh gây rối loạn dạ dày. Uống thuốc kháng sinh sau ăn vào lúc bụng rỗng có thể gây đau dạ dày rất nguy hiểm.
  • Đảm bảo uống đúng liều thuốc kháng sinh mỗi ngày để việc điều trị bệnh được hiệu quả nhanh chóng nhất có thể. Uống quá liều và ít hơn liều chỉ định đều gây hại cho dạ dày đồng thời giảm hiệu quả điều trị bệnh. Tốt hơn bạn có thể đặt lịch hẹn trên điện thoại để giúp nhắc nhở bạn dùng thuốc tốt hơn.

Hy vọng sau bài viết “đau dạ dày sau khi uống thuốc” này các bạn sẽ có được thêm những thông tin hữu ích để từ đó sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Chúc các bạn nhiều sức khoẻ!

>> Tìm hiểu thêm:

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x