Skip to main content

Viêm Loét Dạ Dày, Đau Dạ Dày Gây Khó Thở – Cách Xử Lý Hiệu Quả

  • Ngày đăng:

    22/07/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    341

Nhiều người thắc mắc đau dạ dày có bị khó thở không? Tại sao đau dạ dày lại khó thở? Đau dạ dày gây khó thở phải làm sao? Những cơn đau dạ dày khó thở khiến không ít người hoang mang và vô cùng lo sợ. Tuy nhiên, người mắc thường lại không biết phải làm thế nào và đành phải sống chung với nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thêm về tình trạng bị đau dạ dày (bao tử) kèm khó thở, hãy tìm hiểu và ngăn chặn chúng một cách hiệu quả nhé!

1. Tại sao viêm dạ dày, đau dạ dày gây khó thở?

Tại sao đau dạ dày khó thở
Bị đau bao tử có làm khó thở không?

Tại sao viêm loét dạ dày, đau dạ dày gây khó thở? Đau dạ dày thông thường không gây ra tình trạng khó thở. Các tổn thương và triệu chứng gây ra bởi đau dạ dày chỉ nằm trong hệ thống tiêu hóa chứ không nằm trong hệ hô hấp. Do đó, tình trạng khó thở do đau dạ dày là khá hiếm.  Nguyên nhân chính là chứng trào ngược dạ dày thực quản – một biến chứng của đau dạ dày có thể gây một số ảnh hưởng tới hệ hô hấp và làm người bệnh khó thở.

Khi dạ dày không vận hành khỏe mạnh như bình thường, nó không thể thực hiện tốt chức năng tiêu hóa. Thức ăn thay vì được nghiền nhỏ và chuyển xuống ruột thì bị ứ đọng trong đáy dạ dày. Số thức ăn còn sót lại này sẽ lên men và tạo khí ngay trong dạ dày, kích thích sinh ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản có mối liên quan như thế nào tới chứng khó thở?

Chứng trào ngược dạ dày thực quản diễn ra khi dòng dịch vị và các axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên vùng thực quản (có thể kèm theo cả thức ăn chưa tiêu hóa hết). Khi dòng axit này đi qua niêm mạc thực quản, các đầu mút thần kinh trên bề mặt thực quản sẽ bị kích thích, khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực. Ngoài ra, trong một số trường hợp, thức ăn đi vào và thức ăn bị trào ra có thể đồng thời bị vướng lại ở vòm họng. Hiện tượng này tạo nên một áp lực ở vùng ngực khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở.

Ngoài triệu chứng trào ngược thường thấy thì bệnh nhân cũng có thể mắc phải một vài các biểu hiện như: ợ hơi, ợ chua, khó thở, khàn tiếng, buồn nôn, tức ngực,… Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc âm ỉ ngay sau cơn đau dạ dày dẫn đến khó thở xuất hiện.

2. Đau dạ dày gây khó thở khác gì với khó thở do các bệnh khác

Khó thở do đau dạ dày có gì khác?
Khó thở do đau dạ dày có gì khác?

Khó thở do các cơn trào ngược thực quản dạ dày – đau dạ dày thực chất rất khó để có thể phân biệt với triệu chứng khó thở do các bệnh đường hô hấp hay tim mạch gây ra. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể dựa vào một số điểm lưu ý đặc biệt làm căn cứ để phân loại các trường hợp bệnh này.

  • Khi bị viêm loét dạ dày (viêm dạ dày) gây khó thở gây ra, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ở vùng ngực, vùng xương ức. Các cơn đau có thể lan xuyên ra vùng sau lưng. Cảm giác đau thường xuất hiện bất chợt, không đau âm ỉ mà hình thành các cơn đau khá rõ ràng.
  • Các triệu chứng khó thở xuất hiện bất chợt và thậm chí có thể hành hạ người bệnh cả khi ăn uống lẫn khi đi ngủ. Khi ngủ, bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó thở. Khi ăn, bệnh nhân có thể cảm thấy thức ăn khó nuốt và thường xuyên có cảm giác như vùng lồng ngực có gì đó đè ép. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là làm nảy sinh cơ số các vấn đề về đường hô hấp như ho khan, hen suyễn, cổ có đờm và rát họng.

>> Tìm hiểu thêm: 

3. Đau dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Đi khám để chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt
Hãy đi khám khi thấy biểu hiện khó thở bất thường

Thở là hoạt động quan trọng nhất trong cơ thể của con người. Con người có thể bỏ ăn, nhịn uống nước nhưng không thể ngừng thở quá lâu. Chính vì vậy khi các cơn đau bao tử khó thở diễn ra thường xuyên chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bệnh lý này nếu không sớm được cải thiện sẽ có thể gây nên những biến chứng vô cùng đáng sợ.

  • Trào ngược diễn ra thường xuyên khiến họng, thanh quản thường xuyên phải tiếp xúc với axit từ dạ dày. Điều này khiến các bộ phận này bị tổn thương và viêm. Bệnh nhân có thể bị ho nhiều, khản tiếng mạn tính và thậm chí là thay đổi giọng nói.
  • Khi thực quản vốn đã tổn thương sẵn, các dịch acid này chứa rất nhiều vi khuẩn có hại có thể lưu trú lại ở các vị trí bị thương từ đó hình thành các ổ viêm, loét thanh quản. Bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày có thể phải đối mặt với các vết viêm, loét thường trực gây nên chứng viêm thực quản mãn tính.
  • Xuất hiện u bướu thực quản do dịch vị lâu ngày tích tụ, hình thành. U bướu này có thể là lành tính hoặc ác tính.
  • Phát triển ung thư thực quản tại các vị trí viêm, loét lâu ngày. Theo các con số thống kê, cứ 5 người bị đau dạ dày kèm các cơn trào ngược thực quản thì lại có 1 người đã mắc ung thư thực quản. Con số này cho thấy mối liên hệ mật thiết và đáng báo động ở những người đau dạ dày khó thở.

Một điều đáng lo ngại là phần lớn những người từng có cơn đau dạ dày dẫn đến khó thở cụ thể là bị viêm loét dạ dày gây khó thở lại không hề biết vì sao mình lại bị vậy. Phần đông cho rằng nó là triệu chứng của bệnh hô hấp vì vậy dẫn đến hiện tượng điều trị sai thuốc, khiến tình trạng bệnh càng thêm trở nặng. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các cơn khó thở kèm đau dạ dày, dù với bất kì nguyên nhân nào bệnh nhân cần hết sức nghiêm túc đề phòng và nghiêm túc điều trị để có thể đẩy lùi những cơn trào ngược thực quản dạ dày.

4. Khi bị đau dạ dày gây ra khó thở cần làm gì?

Ngay khi cơ thể xuất hiện các cơn khó thở, dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào thì bệnh nhân cũng cần phải thực hiện thăm khám để có thể tiếp nhận những chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Đối với những bệnh nhân được xác định bị viêm loét dạ dày gây khó thở, cần tuyệt đối tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc chữa trị theo cảm tính. Chí có bác sĩ mới có thể có được cách thức kiểm soát và sau đó là đẩy lùi các cơn đau bao tử gây khó thở, hạn chế các biến chứng.

Bệnh nhân cũng nên dự trữ cho mình một số loại thuốc để có thể phòng ngừa các cơn đau dạ dày tái phát dẫn đến khó thở, suy hô hấp.

>> Tìm hiểu thêm:

5. Cách phòng tránh bị đau dạ dày gây khó thở

Để phòng tránh tối đa nguy cơ bị bệnh, bạn cần làm những điều sau.

5.1 Ăn đúng cách

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ăn uống lành mạnh là điều cơ bản để có một sức khỏe tốt.

Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp hạn chế chứng trào ngược dạ dày thực quản, giảm nguy cơ bị đau dạ dày khó thở.

  • Bạn cần lưu ý chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
  • Nên hạn chế và tránh những thực phẩm khiến bệnh thêm nặng như đồ uống có gas, cafein, nước ép cam, cà chua, và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Nên tăng cường các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.
  • Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, đúng bữa, không bỏ bữa, không để bụng quá đói hoặc không ăn quá khuya, không nên ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Nên từ bỏ những thói quen xấu như: hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt, nên ngưng sử dụng là điều tốt nhất.
  • Để cải thiện tình trạng ợ hơi chua và trào ngược thực quả dạ dày có thể dẫn đến khó thở tốt nhất khi đi ngủ bằng cách kê gối cao hơn và nghiêng đầu về bên trái.

5.2 Chế độ ăn uống khoa học

Đau dạ dày nên bổ sung các thực phẩm
Đau dạ dày nên bổ sung các thực phẩm

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng bởi chúng có liên quan mật thiết đến dạ dày.

  • Đau dạ dày khiến khả năng ăn uống của người bệnh sẽ bị hạn chế. Do đó, việc chắt lọc và đưa ra những thực phẩm lành mạnh, giàu vi lượng, khoáng chất, vitamin từ những thực phẩm sạch là điều hoàn toàn cần thiết và giúp hạn chế bị đau bao tử khó thở. Người đau dạ dày cần thực hiện bổ sung 3 nhóm thực phẩm quan trong bao gồm:
  • Thực phẩm giúp lành vết loét, viêm dạ dày có thể sử dụng nhóm hải sản như: tôm, cá,…hay nhóm các loại cải: bắp cải, súp lơ… Đây là những thực phẩm giàu kẽm, protein và vitamin u giúp vết thương chóng lành.
  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày nên lựa chọn các nhóm sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua), mật ong, trứng, chè nóng,…
  • Thức ăn giảm tiết acid như: cơm, bánh mì, xôi, cháo, khoai lộc, thịt – cá hấp,… được khuyến cáo nên sử dụng. Bởi lẽ, các nhóm thực phẩm chứa tinh bột này sẽ giúp thấm hết lượng acid dư thừa có trong dạ dày.
  • Sau mỗi bữa ăn, để hạn chế tình trạng trào ngược, bệnh nhân có thể lựa chọn thưởng thức một tách trà: trà sen, trà hoa cúc,… Trà ấm có thể trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.

5.3 Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất

Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn những cơn đau dạ dày dữ dội. Chính vì vậy, người bệnh sau khi biết mình đã mắc chứng đau dạ dày cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya để tạo khoảng thời gian hợp lý cho dạ dày có thể nghỉ ngươi cũng như tiêu hóa hết phần thức ăn còn sót trong dạ dày. Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng. Bữa tối không nên ăn quá no và tốt nhất không nên ăn sau 9h tối để tạo khoảng thời gian cho dạ dày làm việc trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Có thể thực hiện các bài tập thể thao nhẹ hoặc thiền hay Yoga đều là những gợi ý rất hoàn hảo.
  • Duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress- một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.

Để tránh được những cơn đau dạ dày khó thở tái phát khiến người bệnh đau đơn. Tốt nhất bệnh nhân đau dạ dày không nên thực hiện những thói quen sau:

  • Không nên ăn các loại gia vị cay nóng hoặc ăn quá mặt.
  • Không nên ăn quá no hoặc để dạ dày quá đói. Nên thực hiện chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày.
  • Không sử dụng thức ăn có tính axit như các loại hoa quả cam, bưởi, chanh, me, các thực phẩm đã lên men: cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi…
  • Không nên sử dụng quá nhiều những thực phẩm chiên, rán.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, đồ uống lạnh gây cảm giác khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
  • Không nên dùng quá nhiều đậu và các chế phẩm từ đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Không nên để tâm trạng lo lắng hoặc căng thẳng.
  • Không nên lười vận động mà cần thực hiện thể thao đều đặn mỗi ngày.

>> Tìm hiểu thêm:

Hi vọng, với những thông tin về đau dạ dày gây khó thở mà chúng tôi cung cấp trên sẽ là cơ sở để bạn có thể có được cho mình sự hiểu biết đầy đủ nhất. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh và đẩy lùi triệu chứng này tốt nhất. Thường xuyên truy cập vào https://cumargold.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x