Tại sao đau dạ dày – 8 nguyên nhân bạn không ngờ tới
-
Ngày đăng:
09/07/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
268
Nội dung bài viết
ToggleTại sao đau dạ dày là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất không những khiến người bệnh luôn mệt mỏi và đau đớn bởi các cơn đau thường xuyên mà nó còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đau dạ dày nguyên nhân là gì trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
1. Tại sao đau dạ dày?
Để có thể lý giải đau dạ dày nguyên nhân là gì? Bạn có thể dựa theo một số những nguyên nhân cơ bản sau:
1.1 Rượu bia đồ uống có ga
Uống rượu bia nhiều tại sao đau dạ dày
Đau dạ dày nguyên nhân đầu tiên đó là do uống quá nhiều bia khiến áp lực carbon dioxide trong dạ dày tăng cao, có thể làm tổn thương thêm các ổ viêm. Nếu dạ dày yếu mà phải chịu áp lực cao thì có thể bị thủng dạ dày.
Rượu bia và các chất có cồn cũng được đánh giá là yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày. Chúng ức chế sự tạo thành chất nhầy niêm mạc, từ đó mà góp phần phá hủy đi lớp niêm mạc dạ dày. Rượu bia cũng làm giảm chức năng hấp thu của các chất và đặc biệt là khiến dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị.
Để phòng tránh các tác hại của rượu bia với đối với dạ dày, người bệnh nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Từ bỏ thói quen lạm dụng bia rượu quá mức. Đối với những người thường xuyên phải tiếp khách hàng, đối tác nên hạn chế uống ở mức thấp nhất.
- Tốt nhất không nên sử dụng những loại bia rượu có nồng độ cao thay vào đó bạn có thể sử dụng rượu vang, rượu nhẹ hay là bia hơi để hạn chế khả năng viêm loét.
- Trước khi uống rượu bia nên ăn lót dạ để tránh kiệt sức và mỏi mệt khi say.
Xem thêm:
1.2 Thuốc lá
Hút thuốc lá tại sao đau dạ dày:
Đau dạ dày nguyên nhân từ thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh đau dạ dày. Chất Nicotine có trong khói thuốc lá được chứng minh có khả năng gia tăng bài tiết acid trong dạ dày. Chất này cũng khiến quá trình hồi phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào bị cản trở. Chính vì vậy đối với người đã mắc viêm loét dạ dày việc hút thuốc lá quá nhiều có thể khiến tình trạng bệnh tái phát và bệnh trở nặng.
Không chỉ người hút chủ động mà ngay cả người hút thụ động cũng có thể có nguy cơ mắc chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày do hít phải Nicotine.
Cách phòng tránh
Để hạn chế tối đa chứng đau dạ dày, bạn nên hạn chế, từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Tại những nơi đông người, khu vực công cộng, nên sử dụng các biển cấm hút thuốc.
1.3 Chế độ ăn uống
Thói quen ăn uống không tốt tại sao đau dạ dày:
- Ăn quá nhanh khiến nước bọt chưa kịp trung hòa thức ăn, dạ dày không kịp truyền tín hiệu đến bộ não khiến dịch vị tiết ra không kịp thời sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày khi phải co bóp mạnh hơn và nhanh hơn.
- Thói quen ăn xong đi ngủ luôn: khi ăn xong không thực hiện các vận động nhẹ nhàng để tiêu hóa thức ăn mà đi ngủ luôn có thể khiến thức ăn bị phân hủy ngay trong dạ dày và lên men. Điều này về lâu dài có thể khiến chức năng của dạ dày rối loạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Thói quen ăn vặt: việc chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày có thể là lý do khiến dạ dày liên tục phải làm việc. Điều này dễ khiến dạ dày bị co bóp mạnh, gây nên các vết viêm, loét dạ dày.
- Ăn các thực phẩm quá chua: trái cây chua như: cam, chanh, quýt, xoài, khế… có thể là nguyên nhân trực tiếp gây nên chứng đau dạ dày. Bởi lẽ chúng thường chứa quá nhiều acid, khiến dạ dày bị bào mòn và gây nên các ổ viêm.
Để hạn chế các nguy cơ đau dạ dày nguyên nhân do chế độ ăn uống không phù hợp, bạn nên:
- Duy trì chế độ ăn uống với các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- Nên ăn chín, uống sôi, ăn các thực phẩm đã được nấu nhừ để tránh dạ dày phải hoạt động quá nhiều.
- Không nên ăn vặt hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày.
- Ăn uống từ tốn, ăn đúng bữa, duy trì lịch sinh hoạt ổn định.
1.4 Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt là một trong những câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao đau dạ dày. Ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn không đúng bữa có thể là nguyên nhân khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn mức bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng loét dạ dày. Ngoài ra, thói quen vừa ăn vừa đọc sách hoặc là xem tivi, sử dụng các thực phẩm bẩn có thể là nguyên nhân khiến dạ dày nhiễm vi khuẩn HP gây nên đau và loét dạ dày.
Cần thực hiện duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh để có thể đảm bảo dạ dày hoạt động ổn định, bình thường và có giờ giấc. Không dung nạp những thực phẩm bẩn, thực phẩm không có nguồn gốc, hạn chế các món ăn lề đường để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.
1.5 Stress
Stress được biết đến là một trong những lý do tại sao đau dạ dày. Việc phải suy nghĩ nhiều trong thời gian dài dẫn đến căng thẳng thần kinh, từ đó mà kích thích tăng tiết axit dạ dày.
Tình trạng này khi kéo dài trong một thời gian sẽ khiến niêm mạc dạ dày dần mất đi lớp nhầy niêm mạc có tác dụng bảo vệ, từ đó dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng,… Thậm chí, có trường hợp stress quá mức dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Trong đó có xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và phát triển thành ung thư dạ dày.
Một vài những phương pháp hạn chế đau dạ dày nguyên nhân từ căng thẳng, stress trong cuộc sống:
- Làm cho máu lưu thông: khi não bộ được cung cấp đầy đủ oxy, hoạt động hiệu quả hơn sẽ giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, stress. Bạn có thể làm tốt vấn đề này bằng cách thực hiện tập thể dục, đi bộ, hít thở không khí trong lành, vừa giúp thư giãn cơ thể vừa tăng cường máu lưu thông.
- Cần lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để có thể giúp cơ thể thư giãn, ngủ đủ giấc, làm cho tinh thần sảng khoái, hạn chế các căng thẳng, stress trong cuộc sống
- Cười thật nhiều, suy nghĩ thật tích cực sẽ giúp cơ thể tránh xa trạng thái muộn phiền hay stress.
1.6 Vi khuẩn HP
Tại sao đau dạ dày khi bị nhiễm vi khuẩn HP:
Vi khuẩn HP – Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Có đến hơn 80% người mắc bệnh loét dạ dày đều tìm thấy mẫu vi khuẩn này trong dạ dày. Có đến 25% số người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày. Tuy nhiên, khi kết hợp với các thói quen xấu như là hút thuốc lá, uống rượu bia … vi khuẩn HP sẽ dễ dàng sinh trưởng và gây bệnh.
Một điều rất quan trọng đó chính là loại vi khuẩn này hoàn toàn có thể lây lan từ người sang người qua các con đường: miệng, phân, dạ dày,… Chính vì vậy để hạn chế tình trạng mắc viêm loét và đau dạ dày cho vi khuẩn HP cần có biện pháp phòng chống lây nhiễm tích cực, hiệu quả nhất như:
- Không thực hiện dùng chung muống, cốc, bát trong ăn uống.
- Xử lý các ổ nhiễm vi khuẩn HP như phân, bãi nôn, dịch nhầy,…một cách có hiệu quả
- Hạn chế thói quen ăn uống lề đường bởi chúng có thể là nơi tiềm ẩn các mối nguy hiểm chứa vi khuẩn HP.
Các bệnh nhân được xác định mắc chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP cần tiếp nhận điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP, thuốc chống viêm, làm lành vết loét và chống axit cho niêm mạc dạ dày sẽ được sử dụng trong trường hợp này.
Trong quá trình điều trị, bạn cần đặc biệt tuân thủ liều lượng từ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý kết hợp các loại thuốc có cùng cơ chế điều trị tại một thời điểm.
Xem thêm:
1.7 Lạm dụng thuốc tây
Thói quen lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh là một trong những câu trả lời cho thắc mắc tại sao đau dạ dày. Hầu hết các loại thuốc này đều khiến chất bảo vệ dạ dày là prostaglandin bị giảm, khiến các vết viêm loét dễ dàng xuất hiện. Ngoài ra, rất nhiều các nghiên cứu y khoa cũng xác định rằng, việc sử dụng liên tục trên 1 năm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm còn có thể gây xuất huyết dạ dày.
Chi tiết: Đau dạ dày sau khi uống thuốc có nguy hiểm không?
1.8 Trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày
Tại sao đau dạ dày khi bị trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính: Bệnh trào ngược thực quản hay thiếu máu ác tính có thể khiến dạ dày đau, viêm loét dạ dày xuất hiện. Bởi lẽ, lúc này acid dịch vị trào ngược lên có thể khiến dạ dày bị tổn thương, về lâu dài khiến môi trường acid mất cân bằng, gây đau dạ dày cấp và mãn tính.
Để hạn chế tình trạng đau dạ dày nguyên nhân từ trào ngược dịch mật cũng như thiếu máu ác tính cần thực hiện một số những điều sau:
- Thực hiện chế độ ăn hợp lý, nhiều trái cây, rau củ và ít các sản phẩm từ sữa.
- Không ăn quá no, không ăn tối muộn
- Bổ sung các thực phẩm giàu sắt và tốt cho máu.
- Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay để tránh gây tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày, dịch mật.
- Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
2. Các triệu chứng và chế độ ăn uống cho người đau dạ dày
Bên cạnh những thắc mắc về việc tại sao đau dạ dày – đau dạ dày nguyên nhân là gì thì có không ít người tự hỏi rằng các triệu chứng của đau dạ dày là gì và nên thực hiện chế độ ăn uống ra sao. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thêm đầy đủ những thông tin này!
2.1 Các triệu chứng
Đau dạ dày sẽ dẫn tới các triệu chứng như:
- Đau thượng vị. Đây là triệu chứng đầu tiên cho thấy bạn có thể bị đau dạ dày. Dấu hiệu này thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân bị bệnh dạ dày và tùy từng thể trạng mà người mắc sẽ có các cảm giác khác nhau như: đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát rất khó chịu… Biểu hiện tiêu biểu của triệu chứng đau thượng vị đó là nó khiến người bệnh cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc có thể đau ở vùng dưới hoặc cách xa khu vực mũi ức và thông thường các cơn đau này sẽ xuất hiện cơn đau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói.
- Kém ăn cũng là 1 trong các triệu chứng thường gặp ở người đau dạ dày. Điều này được lý giải bởi hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến ăn không tiêu, tức bụng, trướng bụng khiến người mắc thường xuyên cảm thấy ăn không ngon miệng.
- Ợ chua, ợ hơi bởi sự vận động không ngừng của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó tiêu, tích tụ lâu ngày trong dạ dày dẫn đến lên men và sinh ra ợ hơi.
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Điều này được lý giải bởi khi nôn khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược và đẩy ra bên ngoài qua miệng dẫn đến: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản, tạo nên các ổ viêm, loét.
- Hiện tượng chảy máu tiêu hóa khiến máu thoát khỏi thành mạch và chảy vào các ống tiêu hóa. Biểu hiện của hiện tượng chảy máu tiêu hóa rất điển hình có thể kể đến như: nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, đi ngoài ra máu,…Đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm bởi nó thậm chí gây tử vong trong thời gian ngắn: vài giờ hoặc chỉ vài phút. Khi gặp tình trạng này cần khẩn cấp đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để điều trị.
Chi tiết: 13 triệu chứng đau dạ dày không thể bỏ qua
2.2 Chế độ ăn uống cho người đau dạ dày
Như các bạn đã biết được trả lời ở trên tại sao đau dạ dày thì bênh dạ dày là căn bệnh chủ yếu về đường tiêu hoá vì vậy một chế độ ăn uống tốt cho người đau dạ dày rất quan trọng bởi nó góp phần vào việc giảm các triệu chứng đau đau dạ dày.
Những thức ăn người đau dạ dày được khuyến cáo nên sử dụng bao gồm:
- Sữa, trứng nên được nên ăn dưới dạng hấp hoặc là cho vào cháo với liều lượng thích hợp khoảng 2-3 lần/tuần sẽ có tác dụng làm đệm trung hòa lượng axit có trong dạ dày.
- Các thực phẩm có chứa nhiều đạm giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa như: thịt lợn nạc, cá nạc được khuyến cáo nên sử dụng.
- Rau củ quả tươi có chứa nhiều vitamin giúp hỗ trợ phục hồi các vết thương của đường tiêu hóa.
- Các loại thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như là cơm, bánh mì khoai củ nấu, hoặc luộc chín kỹ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Xem thêm:
- Đau dạ dày uống gì tốt? 14 loại nước người đau dạ dày nên uống
- Ăn gì chữa đau dạ dày? 26 thực phẩm người đau dạ dày nên ăn
Những thực phẩm không nên dùng khi đau dạ dày như:
- Những loại thức ăn cứng, dai hay các loại rau có nhiều xơ, quả xanh sống…khiến dạ dày khó tiêu.
- Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt có thể là tác nhân khiến các vết loét thêm trầm trọng.
- Các loại nước có gas, chè, cà phê đậm đặc đều được khuyến cáo không nên sử dụng quá mức.
Chi tiết xem: Đau dạ dày không được ăn gì?
Hi vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thể sớm trả lời câu hỏi tại sao đau dạ dày, từ đó có được cho mình các phương pháp phòng tránh và điều trị tốt nhất.