Viêm niêm mạc hang vị là gì? Top 8 điều cần biết
-
Ngày đăng:
12/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
203
Nội dung bài viết
ToggleViêm niêm mạc hang vị là tình trạng vùng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm trở nên đỏ hơn các vùng khác. Vậy viêm niêm mạc hang vị là gì? Nguyên nhân và triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Cùng đọc luôn bài viết dưới đây.
Xem thêm :
- Nguyên nhân & triệu chứng khi bị viêm hang vị phù nề
- 5 Nhóm thực phảm tốt cho người viêm trợt hang vị
- 8 cách trị viêm hang vị gây hôi miệng hiệu quả nhất
1. Viêm niêm mạc hang vị là gì?
Dạ dày được chia thành nhiều phần. Bắt đầu từ phần nối với thực quản là tâm vị, sau đó tới tâm vị, thân vị (phần dạ dày có bờ cong lớn và bờ cong nhỏ), rồi đến hang vị và cuối cùng là môn vị.
Vậy viêm niêm mạc hang vị là gì? Đây là tình trạng viêm hoặc loét xuất hiện ở phần niêm mạc hang vị dạ dày nên bệnh có tên gọi là viêm mạc hang vị.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu viêm hang vị là gì ?
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm niêm mạc hang vị
Khi niêm mạc hang vị bị viêm loét, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện như:
2.1. Đau bụng vùng thượng vị
Đây là triệu chứng xuất hiện từ khi phần niêm mạc hang vị mới bắt đầu viêm. Các cơn đau có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí vài ngày.
Tình trạng viêm niêm mạc hang vị ở mức độ nhẹ (tức lúc mới bị viêm) sẽ làm người bệnh cảm thấy đau bụng khi mới ăn vào. Sau đó, khi bệnh tiến triển, những cơn đau sẽ dần kéo dài hơn, xuyên suốt cả ngày lẫn đêm. Cảm giác đau này là do niêm mạc bị tổn thương chịu kích thích của dịch vị được tiết ra bên trong dạ dày.
Khi tình trạng nặng hơn, các vết viêm biến thành loét các cơn đau sẽ kéo dài hơn và thường xuyên hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bất kể khi đó đang no hay đói.
2.2. Đầy hơi, chướng bụng
Triệu chứng điển hình nhất của viêm niêm mạc hang vị là gì? Đầy hơi, chướng bụng là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.
Hiện tượng đầy hơi, chướng bụng xảy ra bởi thức ăn không được tiêu hóa hết. Phần dưới của dạ dày (phần hang vị) bị viêm, làm chậm quá trình vận chuyển, đẩy thức ăn đi vào ruột.
Thức ăn chưa được tiêu hóa bị giữ lại tại dạ dày quá lâu, dẫn đến lên men và thải khí làm đầy hơi, chướng bụng.
2.3. Khó tiêu
Ở người bị viêm niêm mạc hang vị dạ dày, khó tiêu là triệu chứng bệnh dễ nhận thấy nhất và cũng phổ biến nhất. Các vết viêm tại phần niêm mạc hang vị gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa của người bệnh.
Quá trình thức ăn đi vào ruột sẽ tạo ra cảm giác nóng, bỏng rát cùng chứng khó tiêu ở vùng bụng trên.
2.4. Buồn nôn
Cảm giác buồn nôn xảy ra ở người bị viêm niêm mạc hang vị dạ dày sẽ kèm theo tình trạng khó tiêu.
Không chỉ riêng viêm niêm mạc hang vị, khi bất cứ phần nào của niêm mạc trong dạ dày bị viêm, người bệnh đều sẽ có cảm giác buồn nôn. Cảm giác buồn nôn không chỉ xuất hiện lúc no mà còn xuất hiện cả khi đói và khi cơ thể không hề bị kích thích.
Tình trạng các vết viêm ở niêm mạc trở nên trầm trọng thì triệu chứng buồn nôn cũng dần biểu hiện nguy hiểm hơn, có thể nôn ói hay thậm chí là nôn ra máu.
2.5. Ăn không thấy ngon
Khi tình trạng nôn ói, khó tiêu, đầy hơi diễn ra thường xuyên, người bệnh dần mất cảm giác thèm ăn, không còn cảm giác ngon khi ăn nữa.
Tham khảo thêm: Bị viêm hang vị triệu chứng như thế nào ?
3. Nguyên nhân gây viêm niêm mạc hang vị là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm niêm mạc hang vị. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các nguyên nhân chính gây nên bệnh ngay sau đây.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn HP này tồn tại trong lớp màng nhầy của dạ dày. Chúng tiết ra một loại men gọi là Urease. Khi hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu loại men này sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét.
- Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm thuộc nhóm NSAIDs hay các loại thuốc thuộc nhóm Corticoid khi sử dụng thường xuyên sẽ hủy hoại lớp màng nhầy của dạ dày. Điều này, khiến cho phần niêm mạc yếu ớt dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn có hại hay chính axit tự nhiên do dạ dày tiết ra.
- Stress: Tình trạng căng thẳng kéo dài gây mất cân bằng các chức năng ở dạ dày, làm tăng axit HCL và Pepsin trong dạ dày. Điều này khiến cho phần niêm mạc chịu áp lực lớn, lớp màng nhầy dần bị bào mòn bởi axit, dẫn đến viêm niêm mạc.
- Chế độ ăn, uống không hợp lý: Chế độ ăn uống không hợp lý gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ăn các thực phẩm kém chất lượng, rượu, bia và các chất kích thích dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, cũng như khiến cho các vết viêm loét trầm trọng hơn.
- Sinh hoạt không điều độ: Chế độ sinh hoạt không tốt như ăn, uống không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói, thức khuya, ngủ không đủ giấc gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của hệ tiêu hóa, dẫn đến các vết viêm ở dạ dày, nhất là viêm niêm mạc hang vị dạ dày.
- Nuốt phải chất độc như các chất ăn mòn: Các chất độc, nhất là các chất ăn mòn có tác hại vô cùng lớn với cơ thể người, nhất là phần dạ dày vì đây là nơi trực chịu tổn hại của độc tố. Phần niêm mạc dạ dày bị bào mòn bởi chất độc gây ra tình trạng viêm, loét, thậm chí thủng dạ dày.
- Do các bệnh lý khác: Các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa hay các bệnh lý khác đều có thể dẫn đến viêm niêm mạc hang vị dạ dày.
Xem thêm: Những nguyên nhân dẫn đến viêm hang vị
4. Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh viêm niêm mạc hang vị
Qua những nguyên nhân trên, chúng ta cũng đã hiểu được viêm niêm mạc hang vị là gì và nguyên nhân do đâu rồi, Vậy, đối tượng nào là đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm niêm mạc hang vị ?
- Sử dụng nhiều đồ uống có cồn: Thói quen này gây ức chế sự hình thành của lớp chất nhầy bảo vệ phần niêm mạc dạ dày. Mặc khác, nó còn kích thích cơ thể tiết ra nhiều acid dịch vị làm tăng khả năng viêm, loét ở dạ dày.
- Hút thuốc lá: Chất Nicotin có trong thuốc lá sẽ gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều Cortisol, làm trầm trọng hơn tình trạng các vết viêm, dẫn đến loét dạ dày.
- Người cao tuổi: Nhất là người trên 60 tuổi, sức đề kháng dần suy yếu làm tăng cơ hội tấn công của vi khuẩn gây hại dẫn đến viêm dạ dày.
5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm niêm mạc hang vị
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm niêm mạc hang vị là gì? Để chẩn đoán bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày, bệnh nhân cần đi khám tại các cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết. Một số biện pháp thường được áp dụng nhất bao gồm.
- Nội soi: Thủ thuật nội soi sử dụng một ống soi mỏng mềm với đường kính khoảng 9mm, đưa trực tiếp vào miệng người bệnh để xem trực tiếp tình trạng bên trong dạ dày, tá tràng. Bằng phương pháp nội soi, bác sĩ có nhìn thấy trực tiếp tình trạng của các vết viêm niêm mạc, sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Chụp X – quang: Chụp X-quang có thể kiểm tra các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa của bạn, bằng cách nuốt chất lỏng kim loại Barium. Chất lỏng này bao phủ lên mọi cơ quan bên trong dạ dày, chúng ta có thể nhìn thấy chúng thông qua X- quang.
6. Viêm niêm mạc hang vị có nguy hiểm không?
Viêm niêm hang vị là bệnh có thế điều trị được và không gây nguy hiểm lớn cho người bệnh nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chủ quan để tình trạng viêm niêm mạc dạ dày kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Lây sang các phần khác của dạ dày do các vết viêm loét trở nên trầm trọng làm giảm chức năng ở bộ phận hang vị gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các vùng khác, dẫn đến mở rộng vùng bị tổn thương.
- Từ viêm có thể dẫn đến loét niêm mạc hang vị do không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
- Tình tràng xuất huyết dạ dày xảy đến khi phần niêm mạc dạ dày bị loét nghiêm trọng nhưng lại liên tục bị tổn thương.
- Diễn biến tệ nhất xảy đến khi viêm niêm mạc dạ dày không được chữa trị kịp thời là thủng dạ dày. Tình trạng này vô cùng nguy cấp,nó có thể khiến người bệnh dẫn đến tử vong.
- Hẹp môn vị, khiến hoạt động tiêu hóa thức ăn bị cản trở.
- Người bệnh viêm niêm mạc hang vị nếu chủ quan khiến cho tình trạng viêm kéo dài hay tái đi, tái lại nhiều lần mà không được chữa trị dứt điểm sẽ dẫn đến ung thư dạ dày. Tìm hiểu thêm: Mức độ nguy hiểm của viêm hang vị
7. Viêm niêm mạc hang vị uống thuốc gì?
Để có thể kiểm soát và điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh chắc chắn cần sử dụng các loại thuốc phù hợp. Người bị viêm niêm mạc hang vị dạ dày không thể tùy tiện các thuốc giảm đau vì điều này sẽ khiến cho tình trạng viêm trầm trọng hơn.
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế, hoặc ít nhất là tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám, cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.Trong trường hợp người bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ do vi khuẩn HP gây nên, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng.
Người bệnh cần tuyệt đối thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định này. Ngoài ra có thể dùng thuốc kháng Acid để làm giảm các triệu chứng như nhôm hydroxit, magie hydroxit…
Xem thêm: Viêm hang vị thì nên uống thuốc gì ?
8. Cách phòng bệnh viêm niêm mạc hang vị là gì
Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần thực hiện những điều sau.
Xây dựng chế độ ăn uống đúng cách
Khi phần niêm mạc hang vị dạ dày bị tổn thương người bệnh cần lưu ý một chế độ ăn uống phù hợp, tránh cho tình trạng viêm trầm trọng hơn. Một chế độ ăn uống phù hợp như:
- Ăn uống thường xuyên và chia nhỏ bữa ăn ra nhằm tránh tình trạng đói hoặc ăn quá no.
- Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà,…
- Không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn xong, nên ngồi hoặc đứng thoải mái để cho thức ăn có thể được tiêu hóa kỷ ở dạ dày.
- Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, nên ăn các đồ ăn lỏng, dễ tiêu hoá.
- Không nên ăn quá no hoặc quá đói
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Thức ăn và cách ăn có tác động trực tiếp tác động đến tình trạng của các vết viêm trong dạ dày của người bệnh.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có tính acid. Các loại thực phẩm có vị chua như cam, chanh… hay loại thức ăn cay như ớt, tiêu, hạt mù tạt,… điều có thể gây kích ứng dạ dày và khiến cho tình trạng các vết viêm diễn biến ngày càng tệ hơn.
- Tránh các loại thức uống chứa cồn và caffeine bởi thành phần này có thể gây kích thích dạ dày, làm tăng lượng acid trong dạ dày.
- Tránh các loại thực phẩm tươi sống như rau sống, thịt sống,… bởi các loại thực phẩm sống rất có thể đã bị nhiễm khuẩn và lây sang dạ dày, nhất là vi khuẩn HP.
Xem thêm: Viêm loét hang vị dạ dày thì nên ăn gì ?
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Nó sẽ giúp rất nhiều cho người bệnh trong việc cải thiện tình trạng bản thân. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh có thể kể đến như:
- Giảm bớt căng thẳng, áp lực trong cuộc sống bằng cách thường xuyên tập thể dục hay yoga hoặc thiền, giữ một tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái.
- Chế độ ăn uống phù hợp, đúng giờ, hạn chế bỏ bữa làm giúp làm giảm bớt tình trạng viêm niêm mạc.
- Giữ gìn sức khỏe tốt khi diễn biến thời tiết thất thường, tránh tình trạng hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
Phòng tránh vi khuẩn HP để tránh bị viêm niêm mạc hang vị
- Vi khuẩn HP chủ yếu lây nhiễm qua đường miệng – miệng (nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa) do thói quen ăn chung bàn, chấm chung bát, ăn chung bát canh, gắp chung đũa. Vì thế để phòng tránh vi khuẩn HP, cũng như tránh bị lây nhiễm vi khuẩn, chúng ta nên tránh các thói quen trên.
- Có một chế độ hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống hợp vệ sinh là cách phòng tránh vi khuẩn HP cơ bản nhất mà chúng ta cần phải lưu ý.
- Cần đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa kịp thời khi cảm thấy khó chịu ở bụng, tránh dùng thuốc kháng sinh tùy tiện.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được viêm niêm mạc hang vị là gì và hiểu được tổng quan về căn bệnh này từ đó có cách chữa và phòng bệnh kịp thời. Chúc bạn sớm hồi phục sức khỏe nhé.