TOP 10+ Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà
-
Ngày đăng:
27/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
351
Nội dung bài viết
ToggleNhững cách chữa đau dạ dày dân gian luôn được rất nhiều người quan tâm tìm kiếm. Những bài thuốc này dễ dàng áp dụng, ít tốn kém, mang lại hiệu quả điều trị cao nếu kiên trì thực hiện. Nếu bạn là người thường xuyên bị những cơn đau bao tử hành hạ thì đừng bỏ qua top bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày dưới đây nhé!
1. Lá trầu không
Lá trầu không là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày khá hiệu quả tại nhà và được nhiều người áp dụng. Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và tiệt trùng, giúp giảm thiểu các thương tổn của vết viêm loét dạ dày, loại bỏ đi tình trạng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu…cân bằng axit dạ dày nhờ có thành phần chứa các chất chống oxy hóa.
Có 2 cách thực hiện lá trầu không trị đau dạ dày sau:
Cách 1: Bạn có thể nhai vài lá trầu không hoặc uống nước lá trầu không để giảm cơn đau bao tử kèm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
Cách 2: Bạn có thể sử dụng lá trầu đun thành nước uống dùng hàng ngày để điều trị chứng đau bao tử một cách từ từ. Cách đun như sau:
- Mỗi ngày lấy một vài lá trầu không, đem rửa thật sạch sẽ, để ráo nước.
- Sau đó vò cho lá trầu nát một chút và cho vào trong bình pha với nước sôi.
- Đợi khoảng 30 phút cho lá trầu ngấm vào trong nước.
Cách dùng: Mỗi ngày 1 ấm nước lá trầu không sử dụng sau bữa ăn khoảng 1 tiếng sẽ giúp các triệu chứng đau dạ dày dần dần sẽ giảm thiểu.
2. Lá tía tô
Bài thuốc trị đau dạ dày từ cây tía tô ( tử tô, é tía, xích tô) là được rất nhiều người áp dụng. Và cho kết quả tuyệt vời.
Tác dụng của lá tía tô:
- Theo Đông y, cây tía tô có tính ấm, vị cay và lành tính, ngoài tác dụng làm gia vị thì nó còn có khả năng điều trị bệnh lý đau bao tử một cách hiệu quả.
- Trong lá tía tô có chứa một lượng các chất glucosid và tanin. Có tác dụng chống viêm, làm hồi phục nhanh tổn thương ở dạ dày như các vết loét dạ dày. Giúp giảm tiết lượng acid trong dạ dày, từ đó giảm áp lực lên dạ dày và giúp dạ dày hoạt động êm ái, hiệu quả hơn
Cách chữa đau dạ dày bằng tía tô được thực hiện như sau:
Cách 1: Áp dụng cho bệnh nhân đau dạ dày
Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô tươi hoặc lá đã được phơi khô.
Cách thực hiện: Sắc lá tía tô với nước để uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng cách này trong một khoảng thời gian dài, bệnh nhân sẽ nhanh chóng cảm thấy sự cải thiện tình trạng đau bao tử một cách rõ rệt.
Cách 2: Bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, có thể sử dụng lá tía tô để điều trị
Nguyên liệu:
- Tía tô: 16g
- Cây ngũ sắc đã sao vàng hạ thổ: 16g
- Hoài sơn: 16g
- Bạch truật: 16g
- Lá đắng: 16g
- Đương quy: 12g
- Lá lốt: 12g
- Trần bì: 10g
- Chỉ xác: 10g
- Hoàng kỳ: 15g
- Sinh khương: 4g.
Cách thực hiện:
- Rửa qua nguyên liệu với nước lạnh rồi đem sắc với 3 lít nước, cho đến khi cạn còn ½ thì bắc ra.
- Cới cách trị đau bao tử dân gian này, người bệnh có thể chia ra 4 phần sử dụng trong 2 ngày, chia thành 2 lần để uống sau bữa ăn.
3. Lá mơ lông
Lá mơ tự nhiên mọc nhanh chóng, dễ trồng, dễ sống nên rất an toàn, lành tính. Do đó, bạn có thể an tâm sử dụng bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày với lá mơ lông mà không cần lo lắng đến tác dụng phụ
Tác dụng của lá mơ trong trị đau bao tử: Lá mơ có chứa một số thành phần có tác dụng giảm sưng viêm ở niêm mạc dạ dày, giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, loại lá này cũng mang đến công dụng giúp se lành vết thương do loét dạ dày.
Bài thuốc dùng lá mơ chữa bệnh đau dạ dày như sau:
- Chuẩn bị khoảng 40 gam lá mơ lông (1 nắm tay). Sau đó đem chúng đi rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
- Có thể sử dụng loại nước ép này uống trực tiếp hoặc đem hấp cách thủy dùng hằng ngày đều được.
- Mỗi ngày chia làm 2 lần uống trước bữa ăn sáng và tối để mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
4. Lá vú sữa
Chữa đau dạ dày bằng phương pháp dân gian bằng lá vú sữa được khá nhiều người áp dụng. Trong lá vú sữa những hoạt chất kháng viêm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế sự tiết acid dạ dày và từ đó giảm nhanh những cơn đau của người bệnh. Giúp lưu thông mạch máu tốt hơn, giúp người bệnh tránh được tình trạng thiếu máu dạ dày. Loại lá này được điều trị các bệnh liên quan về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm thiểu chứng buồn nôn.
Nguyên liệu: 12 đến 17 lá vú sữa tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và phơi khô dưới nắng cho đến khi lá chuyển sang màu vàng xanh, sờ vào thấy ráp. Đem lá bọc kín lại, bảo quản nơi khô ráo, tránh nước hay ẩm thấp.
- Cho lá vú sữa vào siêu để nấu thuốc cùng với 1 lít nước sạch. Sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút cho tới khi lượng nước cạn chỉ còn bằng ½ so với ban đầu thì bắc ra, chắt lấy nước, bỏ bã.
Cách dùng: Chia nước vừa sắc làm 2 phần, sử dụng thường xuyên sau 2 bữa chính. Nên uống vào buổi trưa và buổi tối để hiệu quả được cải thiện một cách rõ rệt.
5. Bắp cải
Bạn đã từng thử cách chữa đau dạ dày dân gian bằng bắp cải chưa? Theo đông y, bắp cải là loại rau không độc, tính hàn, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, bổ tỳ vị và tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong bắp cải có Vitamin U có khả năng điều trị hiệu quả căn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, viêm đường ruột hay rối loạn tiêu hóa…
Cách trị đau bao tử bằng bài thuốc dân gian với bắp cải:
- Bắp cải tách lá, rửa sạch, để ráo. Nên giữ cả những lá già màu xanh bọc bên ngoài bắp cải, không nên bỏ hết đi.
- Chần bắp cải với nước sôi để bắp cải mềm, sau đó vớt ra và để ráo
- Cho bắp cải vào máy xay sinh tố và xay nhỏ
- Vắt lấy nước cốt, bỏ bã.
Cách dùng: người bệnh nên uống khoảng 0.5-1 lít nước bắp cải ép, tương đương với nước ép từ 1-2kg bắp cải. Nên chia nhỏ thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Có thể cho thêm chút ít gừng hoặc vài hạt muối để dễ uống hơn.
Lưu ý: Những người thường xuyên gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón… chỉ nên ăn bắp cải chín kỹ. Không nên ăn bắp cải sống hoặc món bắp cải muối chua.
>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: 3 ĐIỀU MẸ BẦU CẦN LÀM!
6. Nghệ và mật ong
Mật ong và nghệ được xem là những bài thuốc dân gian trị đau dạ dày hiệu quả.
Tác dụng của nghệ và mật ong trong điều trị đau dạ dày:
- Nghệ: Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa, không kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị. Làm tăng chất nhầy đệm niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ dạ dày khỏi chính axit dịch vị, tiêu diệt vi khuẩn HP.trong dạ dày
- Mật ong: Là thuốc bổ dưỡng và giúp kháng khuẩn cho cơ thể. Giúp kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch.
- Với những bệnh nhân đau bao tử, sử dụng kết hợp mật ong và tinh bột nghệ đúng cách cũng sẽ giúp giảm tiết acid hiệu quả, khiến các triệu chứng đau bao từ sẽ nhanh chóng mất đi.
Nguyên liệu: 12g bột nghệ và 6g mật ong.
Cách thực hiện:
- Trộn đều bột nghệ với mật ong để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
- Có thể trực tiếp cho hỗn hợp này vào hộp và sử dụng dần hoặc cũng có thể vo thành viên để uống.
- Nên sử dụng nghệ tươi cùng mật ong đều đặn mỗi ngày tới khi các dấu hiệu đau dạ dày thuyên giảm hẳn.
7. Chuối hột
Cây chuối hột từ lâu đã được biết đến là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày cực hiệu quả. Trong chuối hôt, hàm lượng cacbonhydrat, protein, sắt và vitamin có trong chuối hột rất cao, cung cấp nguồn dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể. Chuối hột xanh có chứa chất tiêu viêm và kháng sinh tự nhiên cao hơn trong chuối hột chín. Vì vậy, để chữa đau dạ dày, các bài thuốc dân gian thường sử dụng chuối hột xanh để làm thuốc nhiều hơn.
Khi chuối hột chín còn sản sinh ra kali, fructooligosaccharides. Những chất này nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, giúp củng cố hoạt động của hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu Đông y, chuối hột có vị chát, ngọt, lành tính vì vậy mang đến hiệu quả giải độc, lương huyết, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Loại quả này cũng có tính vị, lợi tiểu và giúp kích thích hệ tiêu hóa, làm lành vết thương niêm mạc dạ dày.
Nguyên liệu: Chuối hột (nên chọn loại già), mật ong nguyên chất, lọ thủy tinh có nắp đậy.
Cách thực hiện:
- Chuối hột già sau khi mua về đem đi rửa sạch, cắt thành lát mỏng và đem đi phơi trong bóng râm.
- Thực hiện phơi cho đến khi chuối khô thì tán nhuyễn để lấy phần bột mịn và cho vào lọ để dùng dần.
Cách dùng:
- Mỗi ngày, bạn dùng khoảng 2 thìa bột chuối hột hòa với 1 thìa mật ong và 200ml nước ấm để uống với nước ấm.
- Nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
8. Quả mơ
Chất xơ trong quả mơ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, hỗ trợ quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Vì vậy, có thể coi mơ như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Những bệnh nhân mắc chứng táo bón thường được khuyến khích ăn trái mơ để dễ đi ngoài hơn.
Nguyên liệu: 2kg mơ tươi (nên chọn mơ chín vừa, quả căng, không dập), khoảng 2-2,5kg đường, 1 thìa nhỏ muối trắng, lọ ngâm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch mơ với nước muối loãng, bỏ cuống rồi vớt ra để ráo tự nhiên. Lọ ngâm rửa sạch, để khô nước.
- Sau khi mơ đã khô hẳn. Đổ 1 lớp đường và 1 nhúm con muối xuống đáy lọ, sau đó xếp mơ vào. Xếp lần lượt 1 lớp mơ, 1 lớp đường cho tới khi đầy lọ. Mỗi lớp đường nên bỏ thêm 1 nhúm muối thật nhỏ.
- Nên xếp lớp mơ cuối cùng cách miệng bình khoảng 5cm, đóng nắp kí vừa phải, để chỗ mát khoảng 1 tháng. Sau khi mơ quắt, nước mơ chuyển màu nâu vàng thì đóng chặt nắp lại.
- Khi thấy mơ ra hết nước, quả quắt, khoảng chừng 1 tháng thì bạn có thể dùng được.
Cách dùng: Mỗi lần dùng chỉ sử dụng từ 0,5 đến 2ml, liều tối đa một lần 2ml và sử dụng tối đa cả ngày là 6ml.
9. Bí đỏ
Bí đỏ chứa vitamin T giúp ngăn ngừa một số dạng thiếu máu nhất là đối với trường hợp bị xuất huyết dạ dày. Thúc đẩy dạ dày tiêu hóa triệt để các loại thức ăn, giúp ngăn chứng khó tiêu, giảm thiệu tối đa lượng thức ăn tồn dư do bị đau dạ dày,dạ dày không co bóp.
Cách thực hiện:
- Có thể sử dụng bí đỏ để chữa bao tử bằng cách thành canh. Canh bí đỏ có thể nấu cùng với thịt hoặc với sườn để làm tăng mùi vị.
- Mỗi tuần nên ăn bí đỏ 2 lần để phát huy hiệu quả chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.
10. Nha đam
Nha đam( hay còn gọi là lô hội) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và đặc biệt là mang đến khả năng điều trị tình trạng táo bón, đau dạ dày, viêm đại tràng… vô cùng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 5 lá nha đam tươi
- Khoảng 500ml mật ong
Cách làm như sau:
- Sơ chế và làm sạch nha đam.
- Lọc bỏ hết phần lá xanh bên ngoài, bạn cẩn thận để lọc lấy phần gel trắng bên trong của nha đam, loại bỏ bớt nhớt.
- Cho phần gel trắng này vào máy xay sinh tố, say nát, nhuyễn
- Đổ phần nha đam đã được xay ở bên trên vào một bình thủy tinh sạch và cho thêm mật ong nguyên chất đã chuẩn bị trước vào bình thủy tinh nha đam này. Khuấy đều và đậy nắp kín, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng được lâu dài.
- Để đảm bảo chất lượng của nha đam mật ong, bạn có thể chỉ làm một lượng vừa đủ để dùng trong 1 tuần.
Cách dùng: Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng khoảng 2 thìa cà phê nha đam mật ong để uống, dùng liên tục ngày 2 – 3 lần, trong thời gian khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy được công hiệu rõ rệt mang lại.
Một vài các lưu ý khi sử dụng nha đam chữa bệnh:
- Bài thuốc chữa đau bao tử với cây nha đam không áp dụng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, tiêu chảy cấp.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng nha đam bởi trong cây này có chất tẩy khá mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
11. Củ cải và ngó sen tươi
Theo Đông y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, rất lành tính, giúp lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,… Ngoài ra, khi chế biến của cải thành dạng khô có thể sử dụng làm thuốc quanh năm. Khi bị viêm loét dạ dày, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên thường xuyên ăn củ cải trắng, uống nước ép… Các hoạt chất kháng khuẩn, làm lành vết thương từ củ cải trắng sẽ giúp các vết loét dạ dày dần bình phục một cách hiệu quả. Vì vậy, bài thuốc chữa đau dạ dày với củ cải và ngó sen ngày càng được nhiều người áp dụng
Nguyên liệu: 1 lượng ngó sen tươi và củ cải trắng bằng nhau
Cách thực hiện:
- Làm sạch và giã nát, lọc lấy nước để riêng từng lọ, mỗi lọ chừng 25g.
- Trước khi uống trộn đều ngó sen với củ cải trắng.
- Thực hiện uống liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày 2 lần (mỗi lần 50g nước lẫn cả củ cải trắng và ngó sen) sẽ giúp giảm chứng đau dạ dày lại có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày hữu hiệu.
Cách chữa đau dạ dày dân gian là những phương pháp vô cùng dễ dàng, dễ tìm kiếm các nguyên liệu và không mang đến các tác dụng phụ. Chính vì vậy người bệnh có thể áp dụng phương pháp chữa đau bao tử hằng ngày để có thể đẩy lùi tình trạng này. Hãy thực hiện và cho chúng tôi biết hiệu quả điều trị như thế nào nhé!
>> Tìm hiểu thêm