Đau Dạ Dày Đi Ngoài Lỏng, Tiêu Chảy: Nguyên nhân, Giải Pháp
Cơn đau dạ dày xuất hiện thường kèm cảm giác chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, nóng rát vùng thượng vị. Thực tế, có rất nhiều người bệnh bị đau dạ dày đi ngoài lỏng (tiêu chảy). Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày đi ngoài phân lỏng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày. Cùng CumarGold tìm hiểu chi tiết hơn về đau bo tử kèm đi ngoài lỏng nhé!
1. Đau dạ dày có bị đi ngoài không?
Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên đáng kể. Bệnh diễn biến phức tạp và không loại trừ bất cứ lứa tuổi nào. Ngoài những triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, người đau dạ dày còn bị đi ngoài lỏng. Đau dạ dày đi ngoài phân lỏng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Nguyên nhân gây bệnh có thể do:
1.1 Dạ dày tổn thương và suy giảm chức năng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau bao tử đi ngoài phân lỏng là hệ quả khi dạ dày bị tổn thương và suy giảm chức năng. Chức năng dạ dày suy giảm, thức ăn chưa được làm mềm và phân hủy hoàn toàn sẽ gia tăng áp lực cho tá tràng, đại tràng, rối loạn nhu động ruột gây nên hiện tượng đi ngoài phân lỏng.
1.2 Hội chứng ruột kích thích
Đau dạ dày kèm tiêu chảy có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Khi đại tràng co bóp bất thường sẽ khiến người bệnh đi ngoài phân lỏng, đầy bụng, buồn nôn, nôn và đau bụng.
2. Ảnh hưởng khi đau dạ dày bị đi ngoài lỏng?
Đau dạ dày tiêu chảy khác với rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, vấn đề ở dạ dày thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài mãn tính. Nếu không thăm khám và khắc phục kịp thời có thể gây biến chứng như:
- Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Đi ngoài phân phân lỏng kéo dài khiến dạ dày bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh đi ngoài ra máu. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, hạ huyết áp, giảm cân không kiểm soát, nguy hiểm đến tính mạng nếu trình trạng đi ngoài ra máu kéo không được khắc phục kịp thời.
- Suy nhược cơ thể: Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng của dạ dày giảm, tăng nguy cơ suy nhược cơ thể và giảm cân bất thường ở người bệnh. Cơ thể suy nhược khiến các triệu chứng của bệnh đau dạ dày bùng phát. Ngược lại, những cơn đau dạ dày bùng phát sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.
- Nguy cơ mắc bệnh trĩ: Đi ngoài phân lỏng kéo dài có thể tác động và tăng áp lực lên trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Đi ngoài phân lỏng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Người đau dạ dày và đi ngoài phân lỏng có thể mệt mỏi, suy nhược, làm việc mất tập trung và hiệu suất công việc giảm đáng kể.
>> Tìm hiểu thêm:
- Thuốc trị đau dạ dày nào tốt hiện nay?
- Cách điều trị đau dạ dày ở trẻ em
- Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày
3. Phân biệt rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày đi ngoài phân lỏng
Một số trường hợp đau dạ dày đi ngoài lỏng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Khi thấy có thể có những dấu hiệu bất thường, cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn giữa rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày kèm tiêu chảy. Vì vậy, trước khi áp dụng phương pháp điều trị bạn cần hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.
3.1 Đau dạ dày đi ngoài phân lỏng
- Vị trí: Đau thượng vị (vùng bụng trên rốn)
- Thời điểm: Đi ngoài sau khi ăn khoảng 60 phút
- Tần suất xuất hiện: TB từ 1 đến 2 lần/ngày, có trường hợp từ 3 đến 5 lần/ngày
- Đặc điểm của phân: Phân lỏng, mùi hôi, không có chất nhầy
- Tiên lượng: Điều trị kéo dài nhưng chỉ có thể khiến triệu chứng thuyên giảm
3.2 Rối loạn tiêu hóa đi ngoài phân lỏng
- Vị trí: Đau vùng bụng dưới rốn
- Thời điểm: Đi ngoài vào bất cứ thời gian nào trong ngày
- Tần suất xuất hiện: Đi ngoài trên 5 lần mỗi ngày
- Đặc điểm của phân: Phân lỏng, kèm nước, máu tươi và chất nhầy
- Tiên lượng: Thời gian điều trị bệnh ngắn, có thể khỏi hoàn toàn nếu loại bỏ hết nguyên nhân gây bệnh
4. Điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng
4.1 Tích cực khắc phục nguyên nhân gây bệnh bằng thuốc Tây y
Tích cực khắc phục nguyên nhân gây bệnh giúp nâng cao chức năng tiêu hóa và cải thiện triệu chứng đi ngoài phân lỏng. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, thăm khám, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định.
- Hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét và trào ngược dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa dịch vị, ức chế bài tiết acid, chống co thắt
- Dương tính với vi khuẩn HP: Kháng sinh Amoxicillin, Clarithromycin, Tinidazole, Metronidazole,…
- Trào ngược dạ dày thực quản: Thuốc kháng Dopamin để rút ngắn thời gian thức ăn bên trong dạ dày và kích thích nhu động ruột
- Đau bao tử và tiêu chảy do hội chứng Zollinger-Ellison: Phẫu thuật loại bỏ u gastrin tại tuyến tụy
4.2 Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:
- Giảm áp lực cho đường ruột và dạ dày bằng cách ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc, trứng,…
- Bổ sung nước cho cơ thể để giúp trung hòa dịch vị dạ dày và điều hòa nhu động ruột
- Hình thành và duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, không nên ăn khuya, bỏ bữa
- Nên chia bữa chính thành các bữa nhỏ, ăn trước 8 giờ tối
- Không nên ăn đồ cay nóng, chiên xào, nhiều đường, đồ ăn nhanh, rượu, bia, cà phê, trà đặc,…
- Không nên thức khuya và làm việc quá sức, tránh để thần kinh căng thẳng
- Duy trì thói quen tập thể dục từ 15 đến 30 phút mỗi ngày
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng, tiêu chảy. Thông qua bài viết, bạn cũng biết được nguyên nhân, cách điều trị đau bao tử đi ngoài phân lỏng (tiêu chảy). Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ tổng đài 1800 1796 để được tư vấn miễn phí hoặc comment bên dưới bài viết. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày, viêm hang vị, vi khuẩn HP, sức khỏe phụ nữ sau sinh và sản phẩm hiệu quả nhé!
>> Tìm hiểu thêm: